P9 - Chương 7

Thế là năm 1963 trôi qua. Noel, một ngày buồn, và tết dương lịch còn buồn hơn. Buổi tiếp tân đầu năm của Quốc trưởng tại dinh Độc Lập, tuy đủ mặt ngoại giao đoàn, song không những ly sâm banh không hâm nóng nổi không khí chung mà những nhà chính trị thành thạo chờ một cái gì đó bùng nổ tiếp sau cuộc đảo chính. Đại sứ Cabot Lodge, vẫn tỏ vẻ mãn nguyện - chỉ mãn nguyện bề ngoài, vì người ta đôi lúc bắt gặp ông ta phân tâm, như đăm chiêu suy nghĩ về một bài toán khác bắt đầu hình thành trong ông. Đại sứ Pháp thản nhiên – cũng bề ngoài nốt, ông ta không phải không biết âm mưu bài Pháp sắp được công khai hóa, sự răn đe của người Mỹ với bộ sậu của tướng Minh! Mỹ lật Bảo Đại, tấn phong Diệm là hất cẳng Pháp, họ không thích cái trò luẩn quẩn ấy tái hiện. Mỹ lật Diệm và tấn phong Dương Văn Minh nhất thiết không có nghĩa phe thân Pháp ngoi lên và phục thù. Trong lúc chúc mừng Quốc trưởng nhân dịp đầu năm, Cabot Lodge nói ngắn, và nói vừa đủ cho mọi người nghe:
- Thưa trung tướng Chủ tịch, tôi hân hạnh thay mặt chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ khi tống tiễn năm cũ về quá khứ và đón năm mới, chúc trung tướng Chủ tịch, toàn thể Hội đồng quân nhân, chính phủ và dân chúng Việt Nam Cộng hòa những ngày tháng sắp tới đầy hy vọng. Với chúng ta, thành viên của thế giới tự do, chúng ta chịu ân sủng của Thượng đế và bằng lòng với sự an bài của Thượng đế. Hôm qua là hôm qua. Nền dân chủ mà chúng ta hy sinh để bảo vệ sẽ hướng về phía trước cũng như Việt Nam Cộng hòa mãi mãi đứng vững trên tư thế tiền đồn của thế giới tự do, không ai có thể quay ngược bánh xe lịch sử. Chủ nghĩa thực dân gây đau khổ cho dân chúng quý quốc, chế độ gia đình trị cũng như thế. Bây giờ Việt Nam Cộng hòa giành được một triển vọng tốt đẹp, nó đảm bảo sự nghiệp chống Cộng đạt thắng lợi. Chừng nào Việt Nam Cộng hòa kiên định lý tưởng tự do và chống Cộng không ngả nghiêng thì chừng đó Hoa Kỳ sát cánh với các bạn.
Rõ ràng Cabot Lodge cảnh cáo tướng Minh và nhắn khéo chính phủ Pháp. Ý này bộc lộ trắng trợn khi ông ta chạm cốc với tướng Minh:
- Trung lập là nạn dịch nguy hiểm!
Trung tướng Quốc trưởng ít cười, trừ những lúc bắt buộc phải cười. Không thông thạo lắm về chính trị, song ông hiểu rằng trò chơi vừa ở pha khởi sự, vai trò của ông và đồng sự bấp bênh như thế lực thật của các ông. “Tay đại sứ Pháp yếu quá!”. Đó là nhận xét của trung tướng Chủ tịch, nhận xét thầm thôi.
Quốc trưởng nói còn ngắn hơn Cabot Lodge và ông đã khiến đôi mày của vị đại sứ Mỹ nhíu lại một cách lộ liễu.
- Thưa các vị đại sứ và đại diện ngoại giao, nhân đầu năm theo Tây lịch, tôi cám ơn tất cả các vị đã đến chúc mừng Hội đồng quân nhân cách mạng, chính phủ Việt Nam Cộng hòa và cá nhân tôi. Tôi xin chúc các vị, quý mến và quốc gia mà các vị đại biểu một năm mới tốt đẹp. Việt Nam Cộng hòa vừa trải qua cơn xáo trộn.Chúng tôi đang cố gắng khôi phục để tình hình trở lại bình thường. Nguyện vọng của nhân dân chúng tôi là được sống trong thanh bình và tình huynh đệ. Về ngoại giao chúng tôi hy vọng liên kết với mọi quốc gia theo nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp vào nội bộ, mỗi quốc gia giữ nếp sống chính trị và văn hóa riêng mà mình lựa chọn. Xin mời các vị cạn ly!
Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa không nhắc, dù một lần, quyết tâm chống Cộng, không lên án Bắc Việt, không cám ơn Hoa Kỳ, không chúc sức khỏe tổng thống Johnson, không ca ngợi đại sứ Mỹ - tác giả của cuộc khuynh đảo đưa Big Minh lên sân khấu. Tất cả những người có mặt đều thấy thái độ giận dỗi của Cabot Lodge lúc kết thúc buổi tiếp tân – ông ta cố ý nện mạnh gót giầy lên bậc thềm...
°
Một “điều chỉnh” nhỏ năm hôm sau buổi tiếp tân ở dinh Độc Lập. Văn phòng Hội đồng quân nhân ra thông báo mà không kèm theo một lời giải thích: Trung tướng Tôn Thất Đính từ Tổng trưởng an ninh chuyển sang Tổng trưởng nội vụ, thiếu tướng Đỗ Mậu làm Tổng trưởng thông tin thay thiếu tướng Trần Tử Oai, trung tướng Trần Văn Đôn thôi Tổng trưởng quốc phòng mà lĩnh chức Tổng Tư lệnh quân đội.
Cuộc điều chỉnh tất nhiên có dụng ý. Không còn Bộ An ninh mà chỉ còn Bộ Nội vụ - công việc an ninh bỏ ngỏ trong khi chờ đợi một Tổng cục trưởng tình báo; Đỗ Mậu lẽ ra giữ một trọng trách hơn Bộ thông tin; Tổng tư lệnh chỉ là danh nghĩa dành cho tướng Đôn, cũng như Tổng tham mưu trưởng dành cho tướng Kim. Riêng Trần Thiện Khiêm vớ được chỗ béo bở: Quân đoàn III và vùng III khống chế thủ đô, nơi mà tướng Đính đã sử dụng binh lực làm đảo chính.
Cabot Lodge dí các quân cờ. Tán thành hay không, tướng Big Minh cũng phải ký một quyết định mà thế của ông qua đó đã mỏng càng thêm mỏng.
Hai dấu hiệu khác mang ý nghĩa báo động: đám tang Nhất Linh Nguyễn Trường Tam bỗng biến thành cuộc biểu tình chống trung lập – cái chết của Nhất Linh dù ai giàu tưởng tượng đến mấy cũng không thể cột nó với ý nghĩa phản đối thuyết trung lập: Ngân hàng quốc gia bỗng công bố giá vàng từ 6.200 đồng đến 6.500 đồng một lạng, kéo theo giá hối đóai đồng bạc so với đồng dollar Mỹ.
°
Dung lái xe, thong thả chạy qua chùa Xá Lợi. Cờ phướn rợp cổng chùa, nơi tiến hành Đại hội thống nhất Phật giáo. Ngôi chùa từng là địa điểm xung đột đẫm máu mấy tháng trước nay trang hoàng rực rỡ. Cờ Phật giáo uốn lượn trước cơn gió nhẹ trên từng chiếc cột dài theo đường Bà huyện Thanh Quan. Có vẻ như cuộc tranh chấp xung quanh quyền treo cờ đã kết thúc mà thắng lợi thuộc về giới Phật tử. Nhưng lẽ nào về chuyện treo cờ tôn giáo mà một triều đại phải sụp đổ? Tất cả chỉ là cái cớ. Ngô Đình Diệm chọn cái cớ “phải tôn trọng quốc kỳ” để ngăn ngừa một nguy cơ đối với chế độ của ông ta.
Những người theo đạo Phật bình thường - họ chiếm số đông và rất thành tâm - dồn nỗi uất ức chế độ Ngô Đình Diệm lên cái cớ “không được treo cờ” họ được hàng triệu người không theo đạo Phật ủng hộ, đây là lực lượng chủ công trong trận đánh chính trị đầy gian khổ qua vô vàn hy sinh và tiểm ẩn trong họ ý thức chống Diệm đồng nghĩa với chống Mỹ xâm lượng, chống Mỹ gây chiến tranh, chống Mỹ hủy hoại đạo lý dân tộc... Giới cầm đầu Phật giáo cũng không đồng nhất; bộ phận chân tu đau lòng trước cơn pháp nạn, ít nhiều hiểu Ngô Đình Diệm là cái bóng của Mỹ, do Mỹ đặt để chống Diệm, tức chống một phần chính sách của Mỹ, họ không hứng khởi vì chỗ treo của một lá cờ, họ băn khoăn vận nước song họ không đủ nhạy bén chính trị, ít tháo vát, ít mưu lược; bộ phận cực đoan dùng phong trào Phật giáo như chiếc bình phong để đạt ý đồ chính trị, hễ Phật giáo trở thành “quốc giáo” thì họ là chúa tể của mảnh đất này, nắm quyền lực tinh thần lẫn vật chất, đổ máu hay cái gì khác không khiến họ bận tâm, họ sẵn sàng đưa hàng chục vạn sinh mệnh tín đồ mặt quân phục Mỹ và chấp nhận vượt vĩ tuyến 17. Họ dính dáng với tình báo Mỹ và các đảng phái do tình báo Mỹ tài trợ, họ căm thù Cộng sản và những cái do Cộng sản đẻ ra: giải phóng đất nước, xây dựng Tổ quốc... Bộ phận đứng giữa gồm số người lừng chừng, không có chủ đích, đánh đồng Mỹ và Cộng sản, họ lại bị số cơ hội chủ nghĩa nhiều tham vọng cầm đầu, những kẻ dùng mọi đối địch để giành quyền chế ngự cả đạo lẫn đời... Liệu Đại hội thống nhất Phật giáo dung hòa nổi các mâu thuẫn nội tại gay gắt này không? Khả năng phái chân tu bị cô lập thì đã rõ. Một Thích Thiện Hoa, một Thích Thiện Luật, một Thích Trí Tịnh, luôn cả Thích Thịnh Khiết, Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thử; khó mà chi phối những Thích Tâm Châu, Thích Tâm Giác, Thích Đức Nghiệp “sát máu”, được Thích Nhất Hạnh quỷ quyệt nhằm hỗ trợ. Quyền bính thực sự sẽ lọt vào tay số ăn tiền Mỹ... Quần chúng bị lừa gạt trước những ngọn cờ Phật uốn lượn trong gió, không trong khuôn viên nhà chùa mà ngoài quan lộ này. Những hy sinh lớn lao của Phật tử rốt lại chỉ gắn lên cầu vai một số thượng tọa, đại đức quân hàm sĩ quan Tuyên úy, nhằm trang bị cho một số người cầm đầu những gian phòng lộng lẫy có máy điều hòa nhiệt độ, những chiếc ô tô sang trọng, và tệ hại hơn, những cô gái mơn mởn cùng tài khoản nước ngoài tính bằng dollar...
Dung theo đuổi ý nghĩ cho đến khi xe cô dừng lại đầu đường, nơi giáp với đại lộ Hồng Thập Tự.
Ngôi nhà mà Dung tìm đây rồi. Một biệt thự kiểu mới. Dung bấm chuông.
Người tiếp Dung là Lưu Thị Băng Trinh, vợ của thiếu tướng Phan Cao Tòng, trưởng quân tiếp vụ - nguyên sư trưởng sư 13. Mặc dù cách nhau hơn ba năm, Băng Trinh vẫn không thay đổi, có lẽ chuyến đến thăm của Dung hơi đột ngột nên Băng Trinh không được bình tĩnh lắm. Qua vài lời chào hỏi và cử chỉ của Băng Trinh, Thùy Dung khẳng định rằng Băng Trinh vẫn như xưa, vẫn thật thà...
- Em không ngờ gặp bà... Tụi em định thỉnh thoảng đến chào ông bà, nhưng ngại quấy rầy ông bà, anh Tòng của em thường nhắc ông bà, nhắc cái ơn lớn đó, mà ảnh dặn em, đại tá nghiêm lắm. Thôi mình nhớ ơn thì để bụng, nay thăm mai viếng e đại tá không bằng lòng...
- Ơn nghĩa gì mà chị nhắc. – Dung ngắt lời Băng Trinh – Ông thiếu tướng vắng nhà?
- Dạ, anh Tòng của em bữa nay đi thăm ông Chiểu... họ là bạn bè thuở xưa... Ông Chiểu sắp lãnh một bộ nào đó...
- Chị có hay về quê không? – Dung hỏi như tình cờ.
- Dạ có,... em lên Tây Ninh thăm anh Nghĩa... - Băng Trinh xởi lởi
- Công việc làm ăn của chị thế nào?
- Cũng tàm tạm. Cơ sở nuôi bò của em vẫn ở chỗ cũ...
Câu chuyện từ chỗ thù tiếp xã giao chuyển dần sang các nội dung cao hơn. Bây giờ Thùy Dung tin chắc mình gặp Băng Trinh là đúng. Băng Trinh liên hệ chặt với Lưu Khánh Nghĩa, đã xuống rừng U Minh thăm Lưu Khánh - những khám phá gián điệp của Dung bởi Băng Trinh tin Dung mà lộ ra.
“Cô ta nhất định nhận nhiệm vụ gì đó của các đồng chí” – Dung đi đến kết luận. Phần Phan Cao Tòng, qua Băng Trinh, Dung hiểu ông ta mù tịt việc làm của vợ, bản thân lo làm giàu: nghề quân tiếp vụ luôn mang tiền vô như nước, tuy vậy, Tòng không phải loại chống cách mạng – ông ta an phận thủ thường, Băng Trinh quan hệ rộng với các sĩ quan, trong đó Dung chú ý Lê Đạo, quê Quảng Bình, nguyên trưởng phòng an ninh sư đoàn 13, người từng thảo một báo cáo bịa đặt trong vụ hậu cứ sư đoàn 13 bị tấn công năm 1960 – và Luân còn giữ báo cáo đó. Hiện nay, Đạo hàm trung tá, sĩ quan sư đoàn 5 thuộc Bộ tổng tham mưu, chuyên theo dõi tình hình vùng II. Có thể dùng tài liệu này mà khống chế Lê Đạo không? Dung đắn đo mãi. Sau cùng cô nghĩ tốt nhất nên đưa tài liệu đó cho Lê Khánh Nghĩa – cô sẽ gửi bản sao theo đường bưu điện mà không cần nhắc nhở gì, tự khắc Nghĩa sẽ hiểu ra công dụng của nó và tìm cách sử dụng có lợi nhất.
Dung gặp Băng Trinh để cốt xác định giả thiết của Luân và thăm dò thử thực lực Nghĩa nắm – cô yên tâm: Nghĩa tạo được chân rết khá rộng, và trong mọi hoàn cảnh nào, Nghĩa cũng yểm trợ được cho Luân.
Tìm Mai khó hơn tìm Băng Trinh. Báo “Ngôn luận” và “Người Việt tự do” đăng ở mục rao vặt: nhắn bà Đào, nguyên tiếp viên hàng không Air Việt Nam, trước ở đường Trần Hưng Đạo để thương lượng vụ mua nhà. Hỏi chị Cả, có thể liên lạc bằng điện thoại mà bà đã biết.
Luân và Dung không dám mạo hiểm đến nhà chị Cả. Họ cũng ít hy vọng gặp được Mai - từ sau vụ đánh bom dinh Độc Lập đến nay đã lâu, không rõ Mai còn ở thành phố hay đã ra Khu. Báo đăng ba kỳ liền, chẳng thấy động tĩnh gì.Họ bắt đầu nghĩ đến phương pháp khác. Báo cáo với anh Sáu Đăng...
Đến một tuần lễ sau, vào buổi trưa, điện thoại reo. Mai hẹn gặp Luân.
Mai hóa trang người xin làm việc vặt đến nhà Luân. Dung tiếp Mai ngoài hiên. Mai đang ở chiến khu, đọc báo biết có việc cần, vừa vào thành phố hôm qua. Dung thông báo liền tình hình Nguyễn cho đại tá yên. - Tướng Phạm Xuân Chiểu nói.
- Tại sao lại để ông ta yên? Phó tổng bí thư đảng Cần Lao... Xuân cau mày.
- Thôi! Nhắc chuyện đảng Cần Lao làm gì. Ở đây, trừ tôi, các anh em đều ở đảng Cần Lao hết! Chẳng qua thời thế bắt buộc, đâu phải chuyện lớn! – Big Minh xua tay.
- Nếu không, tôi đề nghị công bố quân hàm thiếu tướng của ông ta do ông Diệm ký và cho ông ta làm việc! – Xuân nói lẫy.
- Công bố quân hàm? Đâu được! - Tướng Thiệu phản ứng nhanh – Còn làmviệc, việc gì? Ông ta không phải hạng chầu rìa... Tiện thể, tôi hỏi anh Đính tại sao thăng vợ của đại tá Luân lên thiếu tá và chuyển làm phó giám đốc Nha công vụ Tổng Nha cảnh sát?
- Cái đó do ông Chiểu... - Đính trả lời
- Cũng không phải do tôi mà do phái đoàn cố vấn cảnh sát Mỹ đề nghị và đại sứ quán Mỹ tán thành, có cả sự ưng thuận của tướng Jones Stepp. - Chiểu nói xuôi xị.
- Thôi... - Big Minh lại xua tay - Việc đại tá Luân sẽ tính sau... Còn gì nữa không?
- Tướng Harkins yêu cầu sớm họp hội nghị quân sự... Tôi hứa sẽ họp nhưng họ giục do chiến sự gia tăng và do quân đội ta tổn thất khá... Ấp chiến lược rã nhiều rồi. - Tướng Đôn ngồi ghé xuống ghế mà nói không mấy phấn chấn.
- Thế nào cũng họp. Nhưng, phải sửa soạn kỹ kế hoạch. Đừng để vô hội nghị, phía mình im re, còn người Mỹ nói hết trơn. Họ nắm nhiều tình hình hơn mình, lại còn nghiên cứu... - Tướng Minh vẫn ngồi yên trên ghế chủ tọa.
- Tướng Harkins muốn tiếp xúc với đại tá Luân trước khi họp. - Tướng Đôn uể oải ném thêm một quân bài lên bàn họp.
- Không được! - Tướng Thiệu nói như quát... - Thiếu gì người cần hỏi ý kiến...
- Nhưng Bộ chỉ huy Mỹ đề nghị đích danh đại tá Luân. Nếu anh Thiệu không chịu thì anh trả lời thay tôi. - Tướng Đôn cười mỉm...
- Thôi! - Tướng Minh vẫn mở đầu bằng chữ “thôi” – Tôi sẽ gặp đại tá Luân.
Hội nghị có vẻ ngơ ngác
- Tôi không thích đại tá Luân phát biểu ở hội nghị như là một phe, còn tụi mình là một phe trước người Mỹ. Đại tá Luân chắc có nhiều suy nghĩ và đó là suy nghĩ của một sĩ quan Nam Việt trong đoàn của Nam Việt.
- Vậy là giao việc cho ông ta rồi! - Tướng Xuân nói như than.
- Ừ, thì giao việc. Có sao? Ta không giao thì người Mỹ giao... Cái sau rất bất tiện, phải không anh em?
Tướng Big Minh đã thuyết phục được hội đồng.
°
Bác sĩ Trần Kim Tuyến về nước, tuy kín đáo, song ngay cầu thang máy bay đã có hai nhóm người đón với hai thái độ khác nhau. Nhóm thứ nhất, mặc thường phục mà lưng người nào cũng cộm “con chó lửa” và có một người cầm sẵn cây còng số 8. Bác sĩ đang hớn hở bước xuống cầu thang, gia đình chực xô tới chào thì bị nhóm người kia ngăn lại.
- Ông bị bắt!
Một người tuyên bố dõng dạc và tra còng vào tay bác sĩ.
- Cái gì vậy? - Bác sĩ Tuyến kinh dị hỏi.
- Cấp trên của chúng tôi sẽ trả lời... Các ông thừa biết một trùm mật vụ nên được ưu đãi như thế nào.
Người còng tay Tuyến trả lời lạnh lùng. Bác sĩ, qua đôi kính cận, mặt trắng bệt – ông biết cái gì đang đợi ông như ông đã từng chỉ thị cho bộ hạ trước đây; may mà ngay cầu thang máy bay, bằng không ông đã nhận vài cú lên gối đến hộc máu mồm...
- Đi! – Người còng tay Tuyến có vẻ chỉ huy, ra lệnh.
- Đi đâu?
Không phải bác sĩ Tuyến hỏi mà một giọng khác oang oang, hơi cười cợt. Hai quân nhân, một mang quân hàm trung tá - với toán quân cảnh trang bị tiểu liên giống như dưới đường băng bê tông ngoi lên, án ngữ đám nhân viên mặc thường phục.
Viên trung tá chập gót chân chào bác sĩ Tuyến.
- Mở còng ra? – Viên trung tá bảo cộc lốc.
- Ông là ai? - Viên chỉ huy mặc thường phục hỏi, giọng hơi run.
- Tụi bây là ai? - Viên trung tá bốp chát
- Chúng tôi mang lệnh bắt nguyên Trưởng cơ quan mật vụ chế độ cũ... - Viên chỉ huy lắp bắp.
- Lệnh đâu? – Viên trung tá vẫn giọng cộc lốc.
Viên chỉ huy mặc thường phục chìa tờ giấy đánh máy. Viên trung tá giật phắt giấy, nheo mắt đọc: “Đại tá giám đốc Nha cảnh sát đô thành... Tao cóc biết thằng này, còn mày, thằng đại úy cà chớn!”. Và anh ta xé vụn tờ công lệnh, buông nó bay lả tả theo gió.
- Mở còng! – Viên trung tá nhắc lại...
Viên đại úy cảnh sát ngỡ ngàng
- Tao đếm ba tiếng. Nếu mày không mở còng cho bác sĩ thì tao cho mỗi đứa một băng chầu ông bà, ông vải!... Một...
Chưa đến tiếng thứ hai, chiếc còng đã được mở.
- Mời bác sĩ về ngay Bộ tổng tham mưu... Trung tướng Tôn Thất Đính đang đợi bác sĩ - Viên trung tá lễ phép bảo.
Rồi quay sang viên đại úy cảnh sát, anh ta bảo giọng thật trịnh thượng:
- Còn đứng đó hả? Bác sĩ ra lệnh bắt tụi mày thì tụi mày vào nhà xác ngay! Đồ chó lợn!
Hành khách vây quanh như xem một trò ảo thuật. Đám cảnh sát bảo nhau bằng mắt, lủi trong đám người vào sân bay.
Tôn Thất Đính và Đỗ Mậu đón Tuyến ngay thềm Bộ tổng tham mưu
- Bravo! - Đính ôm Tuyến thét to... - Chào vị mưu sỹ tài ba. Mọi việc như bác sĩ dự kiến.
Khi ngồi trong phòng khách, Tuyến hỏi:
- Tôi nghe thiếu úy Tường bị bắn.
- Đúng! Gã vệ sĩ của Nguyễn Thành Luân bắn...
- Thế thì việc đầu tiên, coi như các vị trả công cho tôi, là lôi cổ Luân lẫn tên vệ sĩ của hắn ra bắn...
Tuyến nói điềm đạm nhưng âm sắc đầy quyền lực.
- Không thể làm theo ý bác sĩ... - Đỗ Mậu lắc đầu.
Tuyến ngập ngừng, đôi mắt cận chăm chăm vào mặt Luân.
- Tôi thổ lộ với đại tá đồng nghĩa với việc giao sinh mệnh cho đại tá... Liệu tôi có thể gởi sinh mệnh mình cho đại tá không?
- Nếu bác sĩ ngại... tốt hơn hết là không nên nói... - Luân trả lời ung dung.
- Tôi biết số xe của tôi đã bị ghi khi vào nhà đại tá... Thậm chí, chụp ảnh nữa. Bây giờ ở chỗ ông Chiểu hoặc chỗ tướng Stepp đã có các tài liệu về cuộc viếng thăm này...
Luân nhún vai.
- Tôi nghĩ là không có gì phiền nhiễu bác sĩ. Mỗi ngày, tôi tiếp hàng chục khách... Tướng Minh đã đến đây!
- Tôi biết! - Tuyến dồn dập – Chính tướng Minh đến nhà đại tá mà tôi biết người ta theo dõi mọi lui tới đây. Tôi xem bức ảnh chụp xe ông chủ tịch, tướng Đính cho tôi xem...
- Chẳng có sao cả, quân cảnh bảo vệ tôi!
Tuyến cười nửa miệng.
- Đại tá tin như vậy?
- Tất nhiên!
- Thôi, dù sao sự xuất hiện của tôi không còn bí mật, quân cảnh không báo cáo thì đại tá cũng báo cáo...
- Còn tùy... Báo cáo không phải chỉ mang bất lợi cho khách đến thăm tôi...
- Tôi nói thẳng! Tôi sửa soạn đảo chính! - Tuyến nói gọn gãy
Luân bình thản – anh không lộ một quan tâm đặc biệt trước tin kinh khủng này. Gã bác sĩ không nói đùa, anh biết.
- Đại tá hoài nghi?
- Tôi chưa nói gì cả...
- Tôi có một con bài... Đại tá cần biết không?
Luân cười hóm hỉnh.
- Tôi không cần biết!
Tuyến lột kiếng, lau lớp hơi mờ trên tròng, ngó Luân:
- Tại sao đại tá không cần biết?
- Vì tôi đã biết!
Tuyến gần như nhảy dựng:
- Ai thông báo cho đại tá? Tổng nha cảnh sát hay Jones Stepp?
- Chẳng ai thông báo cả... Tôi biết, vì tôi biết, thế thôi!
- Tôi không tin...
- Dễ kiểm tra thôi. Có phải “con bài” của bác sĩ là người này không?
Luân thấm ngón tay vào nước trà, viết hai chữ NK...
Tuyến sững sờ.
- Đại tá không phản đối?
- Tại sao tôi phản đối?
- Ngoài “con bài” đó, tôi còn một số con bài khác...
- Thôi, đủ rồi! – Luân ngắt lời Tuyến – Bác sĩ không nên đi quá xa...
- Thế là tốt, rất tốt! Đại tá không phản đối, không hành động chống lại, tôi yên tâm... Tôi xem đây là một đóng góp của đại tá. - Tuyến rối rít.
- Tôi chẳng đóng góp gì cả...
- Đó là đại tá nghĩ. Còn tôi, tôi phải nhớ...
Tuyến chào Luân ra về. Luân đóng cửa phòng, viết một báo cáo cho anh Sáu Đăng và A.07.
°
Với tư cách Phó tổng thanh tra, Luân tiến hành một cuộc thị sát, từ vùng I trở vào. Tình hình quân sự nói chung là xấu, khu vực mất an ninh ngày một rộng hơn, có nơi lan tận thị xã tỉnh lỵ. Cái nhìn chung đó khiến Luân vui. Thời cơ để quân giải phóng và quần chúng tấn công chính quyền vẫn còn, tuy không đồng loạt như năm 1960 song nguy hiểm hơn vì lần này lực lượng vũ trang cách mạng nắm khá nhiều súng, dân vệ tỏ ra bất lực và cả bảo an cũng không phải là đối thủ của họ. Quân chủ lực và tổng trừ bị bị điều như chong chóng. Các trận đánh quy mô tiểu đoàn khá phổ biến. Mỹ nhiều lần phải trực tiếp can thiệp, do đó, số thương vong Mỹ gia tăng.
Anh gặp Lê Khánh Nghĩa ở Tây Ninh. Sau đảo chính, Nghĩa được trả về Bảo an tỉnh. Cuộc tiếp xúc với viên chỉ huy Bảo an tỉnh giúp Luân hiểu thêm nhiều điểm mới – dù hai người toàn nói với nhau tiếng lóng. Luân tránh gặp riêng Nghĩa, tất cả các phiên làm việc đều công khai, các sĩ quan trợ lý của Luân có mặt cũng như các sĩ quan dưới quyền Nghĩa. Quân Giải phóng lấy Tây Ninh và Bình Long làm địa bàn chỉ huy; bộ chỉ huy miền Nam do tướng Trần Văn Quang phụ trách - lấy bí danh là Bảy Tiến – và tướng Trần Lương, bí danh Hai Hậu, phụ trách chính trị. Luân không quen hai tướng này. Nghĩa cho biết Trần Văn Quang người Thừa Thiên còn Trần Lương người Quảng Ngãi, Quang từng là Tổng tham mưu phó Quân đội Nhân dân và Lương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Trung ương Cục miền Nam bấy giờ lấy tên là Ban chấp hành trung ương đảng Nhân dân Cách mạng, do Nguyễn Văn Cúc làm Bí thư. Võ Toàn tự Võ Chí Công, Phó bí thư, cũng đóng trên địa bàn này với Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng mà luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu với các phụ tá cao cấp như bác sĩ Phùng Văn Cung, hòa thượng Thích Thượng Hào, giáo sư chủng viện đạo Thiên Chúa Joseph Marie Hồ Huệ Bá, thượng tọa người Miên Sơn Vọng, lãnh tụ đạo Cao đài phái Tiên Thiên Nguyễn Văn Ngợi, trung tá Bình Xuyên Võ Văn Môn... Đài phát thanh Giải phóng, Thông tấn xã Giải phóng, báo Giải phóng, đoàn văn công Giải phóng, xưởng phim Giải phóng... đều sử dụng biên giới Việt – Miên chạy từ đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông sau đầu nguồn sông Sài Gòn làm căn cứ. Lưu Khánh, nay xuống miền Tây Chmắc phụ trách tham mưu trưởng quân khu. Lê Khánh Nghĩa cố gắng thông báo tin đó với Luân, giọng nói và sắc mặt không thể thay đổi... Hẳn Nghĩa đã gặp cha trong một dịp nào đó và hẳn Nghĩa đang nhận nhiệm vụ.
Theo Nghĩa, sư đoàn bộ binh 13 vẫn không ổn. Luân hiểu là nội tuyến của ta tiếp tục phát triển trong sư đoàn này sau khi Phan Cao Tòng thôi chức sư trưởng. Nghĩa nhắc Luân nhớ Băng Trinh, vợ Cao Tòng mà nghề buôn lậu nhất định giúp cô ta giữ quan hệ cũ với các sĩ quan sư đoàn: một khả năng đáng khai thác; Luân trách mình quên bẵng vụ trại Lam Sơn bị quân giải phóng tiến công năm 1960 và vợ chồng Cao Tòng nhờ anh che chở.
- Tôi không thích chỉ huy bảo an. Tôi muốn nắm đơn vị chính quy, đánh nhau cho ra đánh nhau... - Lê Khánh Nghĩa bày tỏ nguyện vọng khi đã báo cáo xong với Luân, Luân hiểu ý định của Nghĩa từng nắm một trung đoàn thuộc sư 5 và trung đoàn đó nổ vẫn còn mặc đồ pyjama...
- Khỏi thay quần áo làm gì. - Tướng Minh hệch hạc bắt tay Luân trong lúc lực lượng bảo vệ tỏa quanh nhà.
- Tôi ghét rùm beng lắm, mà mấy ông An ninh quân đội và Tổng nha cảnh sát cứ bắt tôi theo... - Tướng Minh giả lả, có lẽ ông thấy khó chịu về sự phô trương trước mắt Luân, một sĩ quan ông không ưa nhưng có phần nể.
Luân mời tướng Minh ngồi, anh vào trong thay quần áo. Trong bộ quân phục đính hàm đại tá, anh chào tướng Minh thật nghiêm chỉnh.
- Ồ! Sao galon của đại tá méo mó và dơ quá vậy? - Tướng Minh hỏi.
Luân cười mỉm, thuật lại chuyện ở Bộ tổng tham mưu.
- Như vậy đó! - Tướng Minh trầm ngâm một lúc, khẽ thở dài rồi nói – Chà lên quân hàm tức chà lên chính mình... Lúc nào cũng có bọn du côn! Tôi nghe tin đại tá đặt vòng hoa trước mộ ông Diệm, ông Nhu, tôi khâm phục. Nhân đây tôi muốn nói rõ với đại tá, như tôi nói với vợ chồng ông Trần Trung Dung, cái chết của hai người ngoài dự kiến của tôi...
- Tôi tin trung tướng, song làm rõ nguyên nhân đâu có khó! – Luân nói giọng buồn bã.
- Khó chớ! Tôi hỏi thiếu tá Nhung, anh nói trong xe tối lắm, ai nổ súng đầu tiên thì anh không rõ, song nhiều người bắn sau một lúc cãi cọ. Ông Nhu chửi một số lính áp giải...
- Đó là một cách giải thích dễ dãi nhất. Ông Nhu chửi, lính nổi nóng bắn hai anh em ông... Nhưng sự thể chắc không đơn giản như vậy.
- Tôi cũng nghĩ như đại tá.
Luân thấy không cần kéo dài vụ này nữa.
- Xin trung tướng chủ tịch cho biết mục đích chuyến đến nhà tôi.
- À! Tôi không hẹn, cũng hơi đường đột..... Song tôi nghĩ đại tá không chấp nhất...
Vẻ mặt chất phát của tướng Minh gợi cho Luân sự xúc động vì ít ra, ông ta cũng là con người lương thiện theo nghĩa đạo lý cá nhân phương Đông và bị cuốn vào trò cờ bạc bịp chắc là sở đoản của ông...
- Ngày mai, tướng Harkins triệu tập một cuộc họp quân sự liên tịch với tướng Đôn, mỗi bên cử một số sĩ quan tham gia để bàn về biện pháp quân sự hiện thời. Tướng Harkins yêu cầu đại tá có mặt trong cuộc họp...
- Thưa trung tướng chủ tịch...
Tướng Minh đưa tay ngăn Luân:
- Chúng ta đổi cách xưng hô... Tôi không mấy gì ưa cấp chức này... Tại sao chúng ta không gọi là anh em cho thân mật?
- Nếu trung tướng cho phép. – Luân đồng ý
- Anh nói đi.
- Giả tỷ tướng Harkins không nêu đích danh tôi, có lẽ tôi bị bỏ xó tại ngôi nhà này không biết đến bao giờ...
- Anh đừng buồn. Tôi không quen nói láo. Đúng vậy... Mà không phải trong hội đồng ai cũng đồng ý để anh dự hội nghị ngày mai...
- Những người phải đối có lý của họ. Tôi là một Cần Lao gộc mà...
- Thôi anh cay đắng làm chi... Ai mà không Cần Lao...?
- Trung tướng không vô đảng Cần Lao...
- Phải, tôi không vô nhưng tôi vẫn thi hành chủ trương của ông Diệm, tức của đảng Cần Lao. Nào có khác gì? Chuyện cũ, không nên nhắc nữa. Bây giờ nên để tâm trí lo đại cuộc. Tôi muốn anh suy nghĩ và thử nói ý kiến của anh trước tình hình hiện thời, ta phải làm thế nào?... Hội đồng quân nhân nói vậy chứ đâu có đồng tâm nhất trí. Chính phủ thì thiếu đầu đàn. Ông Thơ hiền quá. Quân đội sau đảo chính, ngoài mặt thì yên ổn mà bên trong thì nghễnh ngãng dữ lắm, các tướng vùng, sư đoàn không phục trung ương, quân binh chủng này kỵ quân binh chủng kia. Khó!
Tướng Minh thổ lộ hết những cái ông chỉ thổ lộ với người chí thân và chấm câu bằng tiếng “Khó!” như thú nhận sự bất lực.
- Hội nghị bàn về quân sự thì không phải không tìm lối ra được. – Luân lựa lời – Song, ở nước cộng hòa chúng ta, vấn đề cần mổ xẻ là chính trị, có cơ sở chính trị rồi thì sẽ có biện pháp quân sự thỏa đáng...
- Đó là chỗ yếu của hội đồng. Có lẽ trừ ông Kim, ông Đỗ Mậu, chúng tôi không ai có khiếu chính trị. Ông Kim thì hay nói chuyện đâu đâu, còn ông Đỗ Mậu... nói thiệt, tôi không ưa ông ta!
- Cho tới nay, Hội đồng quân nhân chưa vạch được đường lối chung, mọi thứ bỏ lửng... - Luân quyết định thăm dò sâu hơn một mức - Tỷ như việc chiến tranh, tỷ như việc hòa giải dân tộc, tỷ như chính sách ngoại giao... chưa có cái nào rõ ràng cả. Đánh nhau tới bao giờ? Và, người Việt đánh người Việt, sau đó, có khi Mỹ nhảy vô tàn phá quê hương mình, chết chóc... Tôi băn khoăn những điều vừa thưa với trung tướng.
Tướng Minh thở dài.
- Tôi biết chớ... Nhưng làm sao? Không lẽ không chống Cộng? Tôi đã nghĩ tới Cao Miên, tôi sẽ cử ông Trần Chánh Thành lên Nam Vang để vừa dàn xếp tranh chấp giữa hai nước vừa xem cái cách mà họ theo đuổi...
Luân thấy hé ra một chút ánh sáng, nhưng anh giật mình:
- Trung tướng bàn ý vừa rồi với ai chưa?
- Tôi có trao đổi với anh Kim, anh Xuân, anh Đôn, trao đổi sơ qua thôi.
- Ý các ông kia thế nào?
- Anh Kim giống tôi nhiều hơn hết. Anh Đôn, anh Xuân chắc cũng vậy, nhưng họ sợ.
- Tại sao chính phủ ta lại găng với Pháp?
- Không phải chính phủ đâu, ông Đỗ Mậu, ông Thiện thôi. Có thể ông Khánh nữa.
- Tôi biết đang có môt cuộc vận động bài Pháp, chống trung lập trong một số giới... Nói thẳng, cuộc vận động đó nhằm chống Hội đồng quân nhân, cá nhân chủ tịch và các phó chủ tịch... Nghĩa là vai trò “đệm” của Hội đồng đang bị đe dọa nếu hội đồng không chủ động bỏ vai trò “đệm” mà thực sự trở thành một cái gì vững bền hơn...
Luân nhìn tướng Minh đăm chiêu mà thương hại. Anh suy tính xem có nên rán thêm một bước nữa, chẳng hạn hỏi về Dương Văn Nhựt, Dương Văn Diệu và khá nhiều anh em họ hàng của tướng Minh tập kết hoặc cũng có thể đã về Nam. Nhưng anh thấy chưa tiệi bật trong cuộc đảo chính – nó đánh thành Cộng Hòa, khuất phục Liên binh phòng vệ phủ Tổng thống.
Luân gật gù, gián tiếp cho Nghĩa biết là anh tán thành và sẽ nghĩ phương pháp giúp Nghĩa:
- Một nguyện vọng chính đáng. Tôi ủng hộ trung tá... Sư 13 được không?
- Cám ơn đại tá... Nếu sư 5 thì thuận hơn vì tôi đã quen với nó...
- Cũng tốt! Sư 5 án ngữ thủ đô, đó là sư cơ động...
Lê Khánh Nghĩa chiêu đãi cực kỳ long trọng Luân và đoàn tùy tùng một bữa ăn tối có đoàn ca nhạc rước từ Sài Gòn lên vui, có cả những màn thoát y. Luân thầm phục Nghĩa. Nếu tình báo nghi ngờ sự ủng hộ của Luân đối với Nghĩa – Luân sẽ đề nghị hội đồng quân nhân giao Nghĩa chỉ huy một trung đoàn hay chỉ huy phó một sư đoàn – thì đã có một biện hộ đắc lực: buổi tiệc lớn, màn thoát y và quà cáp mà mỗi người trong đoàn đều nhận...
Luân gặp Trương Tấn Phụng, bây giờ là Phó tỉnh trưởng nội an tỉnh Kiến Tường. Phụng không dự cuộc họp chính thức - chỉ có các sĩ quan bảo an và viên trung đoàn trưởng thuộc sư 7 báo cáo với Luân. Nhưng, Phụng mời Luân ăn cơm riêng. Bữa cơm không vui. Phụng thắc mắc đủ thứ chuyện. Tất nhiên, Luân càng giải thích, Phụng càng thắc mắc. Điều thắc mắc lớn nhất của Phụng là tại sao Mỹ thọc mó quá sâu vào nội tình Nam Việt và tại sao các tướng lãnh chưa vạch ra được đường lối thoát khỏi cuộc chiến bỉ ổi này – phía bên kia giương ngọn cờ Dân tộc còn phe Quốc gia thì mỗi lúc một lộ nguyên hình bù nhìn.
- Không rõ đại tá thế nào, phần em, em chán quá. Em không thể đâm thuê chém mướn, không thể nhìn đồng bào mình chết vô lối dưới làn bom đạn Mỹ. Ở Kiến Tường, nhóm sĩ quan Mỹ trịnh thượng không chịu được. Nhiều lúc em muốn bắn ráo mấy thằng chó đẻ đó rồi ra tòa án binh.
“Anh ta chỉ mới đi được một nửa chặng đường” – Luân nghĩ thầm – “Tại sao lại chịu ra tòa án binh mà không tính một ngả khác?”
- Có lúc em muốn nhảy sang phía bên kia... - Phụng giải đáp băn khoăn của Luân – Song, một là em sợ họ không tin, em vừa sĩ quan, vừa có đạo, giống như đại tá; hai là ra bưng với hai tay trơn, ăn thua gì... Hồi nắm quân, em chưa nghĩ đến khả năng này, bây giờ làm tới chức nội an, chẳng có một mống binh tôm tướng cá. Ngán quá trời!
Giọng của Phụng kéo dài não nề. Đây là một Phụng khác hẳn: trước kia, một chú học sinh ngờ nghệch, đâu có lối nói ngang, pha “anh chị”. Cũng dễ hiểu. Mặt Phụng rắn rỏi hẳn. Mưa nắng Đồng Tháp Mười cùng bao biến động đột ngột, dữ dội hẳn trên gương mặt hết còn những sợi lông măng.
- Theo đại tá, tình hình rồi sẽ ra sao?
Trương Tấn Phụng hỏi Luân một câu mà anh không biết phải trả lời như thế nào cho ổn.
- Chiến tranh sẽ ác liệt hơn... - Luân lựa lời.
- Mỹ đánh với người Việt chúng ta?
Luân nhún vai:
- Mỹ và cả những người mang quân phục giống tôi là người Việt...
- Thật vô lý!
- Vô lý... Đúng rồi... Song chúng ta quen với mọi thứ vô lý không phải mới có hôm nay...
- Tôi không đồng ý với đại tá! - Phụng không xưng “em” nữa - Phải làm cho cái vô lý thành có lý!
Luân cười mỉm.
- Nhưng, như trung tá nói... Một tỉnh phó nội an biến cái vô lý thành có lý e quá sức chăng?
Phụng ngồi thừ khá lâu:
- Em xin chuyển vị trí...
Một lúc sau, Phụng hỏi Luân:
- Còn đại tá? Đại tá bằng lòng với chức Phó tổng thanh tra sao?
Luân không trả lời, anh nghĩ đến Mai – đây là một đầu mối tốt, nếu Mai móc nối được và nếu Phụng ra đơn vị.
- Em không bao giờ quên những bài viết của đại tá. Em mong đại tá đừng quên chúng!
Câu từ giã của Trương Tấn Phụng chẳng khác gì một lời khuyến cáo. Luân buồn buồn bắt tay Phụng. Những người như Phụng không ít, song làm sao vạch cho họ con đường đúng và liên kết họ lại với nhau.
- Trung tá vẫn gặp trung tá Lê Khánh Nghĩa chớ? – Luân hỏi.
- Lâu rồi em không gặp... Đại tá nhắc, em sẽ phone cho nó...
°
Nguyễn Thành Động gặp Luân sôi nổi hơn hai người kia... Động không úp mở và có lẽ Động cũng ít nhiều hiểu quan điểm của Luân nếu chưa hiểu thân phận của anh.
- Tụi “tả pí lù” này không quét thì chớ hòng xã hội sạch sẽ. Toàn là vi trùng gônô, dầu chích một tấn pêni cũng không ăn thua. Đại tá chắc không rành bệnh giang mai, khi nó đã vô máu rồi thì thịt loét, xương nục, mùi thối không chịu nổi, chỉ cần ngồi gần cũng bị lây. Tôi không dại chịu chết chùm với chúng nó. Ông Diệm ba trợn, rõ ràng lắm, ông Nhu hiểm, càng rõ ràng hơn. Mụ Lệ Xuân khôn vặt... nhưng họ còn có cái gì đó để mình nể. Tới tụi thằng Đính, thằng Mậu thì tôi chào thua. Ông Big Minh không bao giờ có thể trở thành chính khách, tôi phục nhân cách của ông, mà Mạnh Thường Quân khác nguyên thủ quốc gia. Tôi đọc Đông Châu Liệt quốc, Mạnh Thường Quân bất quá nuôi được lũ bộ hạ làm gà gáy, chó sủa lúc túng cùng chứ làm sao cai trị được một nước. Quanh Big Minh toàn ma cô ma cạo. Thằng cha Mai Hữu Xuân thâm như cặp môi thâm của y ta nhưng thời buổi này chỉ bằng mẹo trẻ con. Mỹ cho nó một phát, chết không kịp ngáp! Chống Cộng kiểu nhảy đầm, vuốt đùi em út, tôi cá một ăn trăm, Cộng sản tràn ngập lãnh thổ, không có đất mà chôn... Thế là dọn sân bãi cho Mỹ nhảy vào, tụi mình thành partisan (1) ráo. Tôi thấy bọn sĩ quan Kiến Hòa đêm không đi nhậu mà học tiếng Anh, đánh lưỡi thật dẻo từ “All right” (2) giống thời tây học “Oui” (3). Đại tá thấy chán không? Cố vấn Mỹ là thá gì? Chúng nó dốt đặc cán mai vậy mà lên mặt ta đây! Thằng cố vấn bảo an Kiến Hòa mặt dài như mặt ngựa, lúc nào cũng nhai kẹo cao su, một tuần hai buổi giảng vể lý thuyết chiến tranh. Nó chê lính Việt nhát. Bữa nó giảng bài, ông Việt Cộng nào đó chơi ác, ném một lựu đạn về bên trong sở chỉ huy Bảo an, tụi tôi nổi và thông báo.
Cuộc họp kết thúc. Luân hiểu rằng ngay tại cuộc họp này đã diễn ra cuộc bàn giao giữa Harkins và phụ tá của ông.
Luân rời phòng họp. Anh hy vọng tướng Harkins hay tướng Westmoreland sẽ mời anh ở lại.
Đúng, có lời mời đó, nhưng:
- Mời tướng Thiệu ở lại!
Westmoreland nói to.
Luân vừa về đến nhà, điện thoại reo – Mai Hữu Xuân hẹn gặp anh và muốn gặp ngay.
“Một cuộc hòa giải mới!” – Luân nghĩ.
Xuân, chỉ có một xe quân cảnh hộ tống, bắt tay Luân, ngồi xuống ghế và nói luôn:
- Tôi cho rằng chỉ có những tên ngu ngốc mới không đo lường hết tình thế nguy hiểm của Nam Việt và do đó, sự gắn bó giữa hai anh em có đầu óc càng cần phải thắt chặt... Tôi với đại tá vốn hiềm khích từ lâu, tôi không muốn giấu diếm... Song, mỗi thái độ chỉ thích hợp với mỗi thời kỳ, từ thù hóa ra bạn cũng như từ bạn hóa ra thù...
Xuân “vào đề” như ông ta tính toán sẵn. Trán bóng lưỡng, môi thâm, da ngăm, tướng Xuân - Ủy viên Hội đồng quân nhân, đô trưởng Sài Gòn - kẻ không phải một lần ra tay khử Luân đang ngồi “tâm tình” với anh! Luân phân biệt rõ tướng Xuân và tướng Minh. Minh thật thà và có ý thức dân tộc; Xuân là tên mật thám chuyên nghiệp. Song, Luân hiểu, hôm nay Xuân không nói dối - hoặc ít ra, ông ta thật thà một cách chủ động. Dung đã chuyển cho Luân ý kiến của lãnh đạo về thái độ cần phải có với gã này và không cần đợi ý kiến lãnh đạo, Luân cũng phân tích được vị trí của nhóm thân Pháp bấp bênh ra sao hiện nay.
- Trước hết, tôi muốn đại tá bỏ qua những thành kiến trước đây với tôi. Nếu cần, tôi xin lỗi đại tá, dù tôi tự biết mình không có lỗi mà chỉ làm theo ý hướng của mình...
- Dẫu vậy, vẫn chưa công bằng... - Luân nói chen, hóm hỉnh – Vì tôi chưa hề một lần toan tính xóa bỏ trung tướng...
- Đúng, đúng... - Xuân vồ vập – Đó là chỗ đại tá cao tay hơn tôi... Nhưng, nói cho cùng, cả đại tá và tôi đang còn sống, ngồi ngó mặt nhau.Chỉ mới hôm kia thôi, tôi chưa từ bỏ ý nghĩ loại bỏ đại tá... Nhưng, tôi chợt tỉnh ngộ: tôi lầm...
- Một cuộc hòa giải trên xác chết ông Diệm, ông Nhu. – Luân mỉa mai
- Đại tá hận thật hay hận giả? – Xuân tỏ ra không kém.
- Về việc giết người, tôi hận thật! – Luân nói, mắt long lên.
- Vậy, tôi xin lỗi đại tá lần nữa về việc đó... Chắc đại tá thông cảm. Nếu ông Diệm, ông Nhu thoát chết thì người đầu tiên bị cọp xé xác phải là tôi! Quy luật cạnh tranh sinh tồn mà!
Luân nghe cổ họng mình có cái gì lờm lợm, muốn nôn.
- Bây giờ, mọi việc xảy ra đều theo ước muốn của trung tướng...
- Không chắc! Người ta đang tính loại bỏ chúng tôi...
- Lại quy luật cạnh tranh sinh tồn chăng?
- Quy luật giạnh chỗ ngồi!
- Xin lỗi, tôi đứng ngoài vòng cuộc tranh chấp ghế đẩu đó.
- Nhưng, đâu chỉ có tranh chấp ghế đẩu! Đại tá là ai, định làm gì, xin đại tá đừng cho tôi là tên bị bịt mắt. Tôi hiểu đại tá gần như đại tá hiểu đại tá! Sở dĩ tôi đến đây là vì chuyện lớn... - Giọng của Xuân lạnh như nước đá.
- Cứ cho như trung tướng hiểu tôi đúng đi, nhưng trung tướng đang là Đô trưởng. Tướng Đính đánh bại ông Diệm nhờ chức Tổng trấn Sài Gòn đó!
- Đại tá quả sành đời. Song hoàn cảnh của tướng Đính và tôi không giống nhau. Tổng trấn và Đô trưởng đâu thể ngang hàng nhau về quyền binh...
- Trung tá Savani không dặn trung tướng điều gì sao?
Luân nhứ một cú đấm như võ sĩ quyền Anh. Xuân tỉnh bơ:
- Có, song chính sách của Pháp còn lừng khừng...
- Trung tướng muốn gì ở tôi?
- Tôi muốn đại tá đừng đặt tôi vào vòng ngắm của đại tá. Trong những lúc thích hợp, chúng ta có thể dựa vào nhau mà hành động...
- Tôi đồng ý trên nguyên tắc. Nhưng, tôi e các ông không có đủ thì giờ...
- Tôi sẽ chạy thi với thời gian...
- Trung tướng đoán hướng nào đe dọa Hội đồng không?
- Tôi biết... Nguyễn Khánh và Nguyễn Văn Thiệu...
- Trung tướng định làm gì?
- Tiếc là ông Minh không mạnh tay. Tôi phải tự lo.
- Trung tướng lo với gã thiếu tá hay trung tá Hùng? Luân cười...
- À... - Xuân nhíu mày mấy giây - Nếu thằng đó khiến đại tá bực mình thì tôi sẽ làm cho đại tá hết bực mình, chúng ta coi như đã thỏa thuận...
Xuân chào từ biệt.
Hôm sau, báo chí đưa tin: Trên xa lộ, một tai nạn xe hơi rùng rợn: Trung tá Lê Đình Hùng chết khi xe ông tông phải một xe tải...
Luân đọc tin ấy mà rùng mình!

Truyện Ván Bài Lật Ngửa P1 - Chương 1 P5 - Chương 10 P5 - Chương 11 P5 - Chương 12 P5 - Chương 13 Phần 6 - Chương 1 P6 - Chương 2 P6 - Chương 3 P6 - Chương 4 P6 - Chương 5 P6 - Chương 6 P6 - Chương 7 P6 - Chương 8 P6 - Chương 9 P6 - Chương 10 P6 - Chương 11 P6 - Chương 12 Phần 7 - Chương 1 P7 - Chương 2 P7 - Chương 3 P7 - Chương 4 P7 - Chương 5 P7 - Chương 6 P7 - Chương 7 P7 - Chương 8 P7 - Chương 9 Phần 8 - Chương 1 a> P1- Chương 3 P1 - Chương 4 P1- Chương 5 P1 - Chương 6 P1- Chương 7 P1 - Chương 8 P1 - Chương 9 P1 - Chương 10 P1- Chương 11 P1 - Chương 12 P1- Chương 13 P1 - Chương 14 P1 - Chương 15 P1- Chương 16 P1 - Chương 17 P1- Chương 18 P1 - Chương 19 P1 - Chương 20 P1 - Chương 21 Phần 2 - Chương 1 P2 - Chương 2 P2 - Chương 3 P2 - Chương 4 P2 - Chương 5 P 2- Chương 6 P 2- Chương 7 'tuaid=6509&chuongid=28">P 2- Chương 7 P 2- Chương 8 P2 - Chương 9 P2 - Chương 10 P2 - Chương 11 P2 - Chương 12 P2 - Chương 13 P2 - Chương 14 P2 - Chương 15 P2 - Chương 16 P2 - Chương 17 P2 - Chương 18 Phần 3 - Chương 1 P3 - Chương 2 P3 - Chương 3 P3 - Chương 4 P3 - Chương 5 P3 - Chương 6 P3 - Chương 7 P3- Chương 8 P3 - Chương 9 P3 - Chương 10 P3 - Chương 11 P3 - Chương 12 P3 - Chương 13 P3 - Chương 14 P3 - Chương 15 P3 - Chương 16 P3 - Chương 17 Phần 4 - Chương 1 P4 - Chương 2 P4 - Chương 3 P4 - Chương 4 P4 - Chương 5 P4 - Chương 6 P4 - Chương 7 P4 - Chương 8 P4 - Chương 9 P4 - Chương 10 P4 - Chương 11 P4 - Chương 12 P4 - Chương 13 Phần 5 - Chương 1 P5 - Chương 2 P5 - Chương 3 P5 - Chương 4 P5 - Chương 5 P5 - Chương 6 P 5- Chương 7 P5 - Chương 8 P5 - Chương 9 P5 - Chương 10 P5 - Chương 11 P5 - Chương 12 P5 - Chương 13 Phần 6 - Chương 1 P6 - Chương 2 P6 - Chương 3 P6 - Chương 4 P6 - Chương 5 P6 - Chương 6 P6 - Chương 7 P6 - Chương 8 P6 - Chương 9 P6 - Chương 10 P6 - Chương 11 P6 - Chương 12 Phần 7 - Chương 1 P7 - Chương 2 P7 - Chương 3 P7 - Chương 4 P7 - Chương 5 P7 - Chương 6 P7 - Chương 7 P7 - Chương 8 P7 - Chương 9 Phần 8 - Chương 1 P8 - Chương 2 P8 - Chương 3 P5 - Chương 12 P5 - Chương 13 Phần 6 - Chương 1 P6 - Chương 2 P6 - Chương 3 P6 - Chương 4 P6 - Chương 5 P6 - Chương 6 P6 - Chương 7 P6 - Chương 8 P6 - Chương 9 P6 - Chương 10 P6 - Chương 11 P6 - Chương 12 Phần 7 - Chương 1 P7 - Chương 2 P7 - Chương 3 P7 - Chương 4 P7 - Chương 5 P7 - Chương 6 P7 - Chương 7 P7 - Chương 8 P7 - Chương 9 Phần 8 - Chương 1 P8 - Chương 2 P8 - Chương 3 P8 - Chương 4 P8 - Chương 5 P8 - Chương 6 P8 - Chương 7 P8 - Chương 8 P8 - Chương 9 P8 - Chương 10 P8 - Chương 11 P8 - Chương 12 P8 - Chương 13 Phần 9 - Chương 1 P9 - Chương 2 P9 - Chương 3 P9 - Chương 4 P9 - Chương 5 P9 - Chương 6 P9 - Chương 7 P9 - Chương 8 P9 - Chương 9 P9 - Chương 10 P9 - Chương 11 P9 - Chương 12 P9 - Chương 13 P9 - Chương 14 P9 - Chương 15 P9 - Chương 16 P9 - Chương 17 P9 - Chương 18 P9 - Chương 19 P9 - Chương 20 P9 - Chương Kết