Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- 13 -
LỰA CHỌN MỘT VỊ ĐẠO SƯ TÂM LINH [15]

Điều này là tại sao nói rằng, đối với chúng ta, rất khó khăn để liên hệ một cách trực tiếp đến những vị Phật.  Ý chúng tôi là, những phẩm chất của các Ngài là ngoài sự tưởng tượng của chúng ta.  Nhưng, chúng ta có thể liên hệ qua vị đạo sư, vị giáo thọ hay vị thầy tâm linh.  Đấy không có nghĩa là bất cứ vị đạo sư tâm linh nào – không chỉ là một vị lạt ma nào đấy người đã  hoàn tất một khóa tu ba năm rồi đến và giảng dạy tại một trung tâm.  Chúng ta nói về những gì vĩ đại nhất trong những thứ vĩ đại.  Đấy là thí dụ mà chúng ta muốn nhìn vào, trong hình thức làm thế nào để liên hệ đến giải thoát và giác ngộ.  Cho dù họ được giải thoát hay không, chúng tôi nói về ai?  Nhưng ở đây có ai đấy thật sự có những phẩm chất nổi bật.  Thế thì điều này cho chúng ta một điều gì đấy có giá trị lớn … đối với một thí dụ thực tiển.
Chúng tôi không có ý nói là tất cả những lạt ma, những người đã hoàn thành khóa tu ba năm và đến phương Tây là không đủ  phẩm chất và không đủ năng lực gia trì – Chúng tôi không có ý đó.  Nhưng thường chúng ta có thể hoàn toàn thất vọng với sự hướng dẫn của họ, với cung cách họ đối phó với những hoàn cảnh.  Cho nên, tốt nhất là hãy nhìn vào một thí dụ nổi bật thật sự:  vì thế vị lạt ma nổi bật nhất trong những đại lạt ma, vì chúng ta có một số thâm nhập nào đối với họ, chúng ta có thể đến với sự giảng dạy của họ.  Những sự giảng dạy của họ sẳn sàng trên mạng lưới điện toán và v.v…Giống như với ai đấy đã nhận bằng geshe (tiến sĩ Phật học Tây Tạng).  Hay ngay cả ai đấy là một vị hóa thân (tulku)…một vị lạt ma tái sinh…một vị rinpoche (sư trưởng).  Điều ấy không có nghĩa là họ có những phẩm chất cao nhất.  Do thế, trong giáo huấn luôn luôn nói rằng, “Thử nghiệm vị thầy trong một thời gian dài.” Điều ấy là quan trọng.
Có một điểm khác về sự thực hành Giáo Pháp ở phương Tây…điểm cuối cùng, bởi vì chúng ta cần kết thúc…là thường có đủ loại lạt ma, và hóa thân, và geshe, và kenpo, và bất cứ điều gì, đến qua thành phố chúng ta, một số thành phố nào đấy hơn những thành phố kia.  Và thậm chí họ ban những lễ truyền pháp.  Và chúng ta chưa bao giờ nghe về con người này; chúng ta không biết bất cứ về họ.  Và tuy thế, có sự kiện này đang xãy ra; và nhiều người trong chúng ta đi đến do bởi những người khác đang đi đến, hay do bởi dường như vì thế chúng ta nên đi đến [để xem nghe].  Điều đó thật sự không chính đáng.
Một điều giống như thế với quá nhiều điều thuận tiện trên mạng lưới điện toán.  Chính bởi vì điều gì ấy thuận tiện sẳn sàng, giống như ai đấy đến thành phố chúng ta và ban lễ truyền pháp, hay chính bởi vì nó ở trên mạng lưới điện toán, hay chỉ bởi vì có mà một quyển sách mà chúng ta có thể mua, không có nghĩa rằng điều ấy là đáng tin cậy.  Chúng ta phải kiểm nghiệm lại.  Tìm hiểu “Vị lạt ma ấy là ai.”  Hỏi.  Lần thứ nhất…nó giống như thế, giống như nhìn điều gì ấy trên mạng lưới điện toán hay một quyển sách.  Chúng ta có thể đọc nó.  Chúng ta có thể đi đến một lễ truyền pháp.  Điều ấy không có nghĩa rằng chúng ta thật sự tiếp nhận được lễ truyền pháp và chấp nhận một cách nghiêm chỉnh người này như vị đạo sư mật thừa tantric của chúng ta.  Điều đó là những gì rất khác biệt.  Chúng ta muốn đi đến tham dự, kiểm soát lại.  Điều ấy tốt.  Chúng ta đọc điều gì đấy trên mạng lưới điện toán - ồ, điều đó có phải là rác rưởi không?  Điều này có đáng tin cậy không? Ai viết nên nó?  Nếu nó là rác rưởi – chúng ta lãng quên nó.  Cũng giống như thế.  Chúng ta sẽ tìm một vị lạt ma, người có phẩm chất hơn, ai đấy kém phẩm chất hơn. Ngay cả những người có đủ phẩm chất, có thể không thích hợp với chúng ta, [không cộng hưởng hay hòa điệu tâm linh với chúng ta].  Chúng ta không cảm thấy bất cứ một sự liên kết nào với họ.  Hãy kiểm nghiệm điều ấy.  Chỉ bởi vì ai đấy có một ít, hay chỉ bởi vì ai đấy biết trình bày một nghi thức truyền pháp, điều đó không đủ, như một trình độ hay năng lực chuyên môn, để là một vị thầy tantric của chúng ta.
Vì thế, thay vì là nói rằng ở phương Tây vấn đề đặc biệt mà chúng ta có là không có quá nhiều thuận lợi, tôi nghĩ rằng đúng hơn là trái lại.  Vấn đề là có quá nhiều thuận lợi.  Và làm thế nào chúng ta phân biệt khi chúng  ta có…điều này tôi nghĩ là kinh khủng…đó là có hàng trăm nhãn hiệu Phật giáo khác nhau?  Bởi vì mỗi vị lạt ma đến và khai trương một trung tâm của chính họ và có ba trăm người như họ sẳn sàng…hoặc là trên mạng lưới điện toán, hay bất cứ nơi nào…làm thế nào chúng ta chọn lựa?  Đây là một vấn đề lớn.  Điều  này khác với những gì có trong quá khứ.  Chúng tôi không có phép thuật giải đáp cho câu hỏi đó.  Chỉ bởi vì điều gì hiện lên như đệ nhất hạng (number one) trên Google khi chúng ta tìm kiếm, không có nghĩa điều đó là tốt nhất.  Thế nên, chúng ta phải sử dụng đến óc thông minh của chúng ta, sự phân biệt của chúng ta, để kiểm nghiệm lại nó và hãy kiên nhẫn, và không nên hấp tấp vội vả trong việc quyết định rằng “Điều này là cho tôi – điều này là tốt nhất.”
Và bây giờ hãy chấm dứt với lời hồi hướng.
Chúng ta suy tư:  “Bất cứ điều thông hiểu gì, bất cứ năng lực tích cực nào đến từ điều này, nguyện cho điều này tiến sâu hơn và sâu hơn, và hoạt động như một nguyên nhân để đạt được sự giác ngộ vì lợi ích cho tất cả.”
-
Phụ giải:
[1] Mental continuum:  dòng suối liên tục của hành vi tinh thần (tâm thức, tỉnh thức) của một chúng sinh, là điều không có sự khởi đầu, điều tiếp tục ngay cả trong Phật quả và theo Đại thừa, không có chấm dứt.  Theo Tiểu thừa, nó chấm dứt khi một vị A la hán hay một vị Phật thị tịch vào cuối của cuộc đời mà một cá nhân đạt đến giải thoát hay giác ngộ.  Cũng gọi là một ‘dòng suối  tâm – mind stream.’
[2] Một sự rèn luyện tâm thức trong điều mà một người tịnh hóa những thái độ phiền não khỏi mình và rèn luyện để thay thế chúng với những thái độ xây dựng.  Cũng gọi là: những thái độ thanh tịnh, tu tâm, Lojong.
[3] Geshe: 1- Trong truyền thống Kadam, một danh hiệu đặt cho một vị giáo thọ và thiện tri thức, đặc biệt những ai là đạo sư của rèn luyện thái độ [tu tâm] lojong. 2-  Trong truyền thống Gelugpa, một danh hiệu đặt cho những ai đã hoàn tất chương trình học vấn của tu viện. Tiến sĩ Phật học: theo thứ tự từ thấp lên cao của bằng Geshe: Dorampa, Lingtse, Tsorampa và Lharampa, Lharampa là cao nhất
[4] Perseverance:  kiên trì, 1- trong PG Theravada, nhân tố tinh thần để sử dụng nổ lực, liên tục và can đảm, để hổ trợ kẻ khác và để có thể thuận tiện cho việc giúp đở.  2- PG Bắc Tông khi phối hợp với khuynh hướng của tâm giác ngộ (bodhicitta), nó trở thành nhẫn nhục ba la mật.  Còn gọi là hoan hỉ nhẫn – Joyful perseverance.
[5] Dharma: Giáo Pháp hay Pháp – 1- Phương sách ngăn ngừa mà nếu chúng ta đặt để vào trong sự thực hành hay đạt đến, sẽ ngăn ngừa sự trải qua khổ đau trong tương lai. 2- Lời dạy của Phật. 3- Bất cứ một hiện tượng nào hay một ‘vật – thing’.
[6] Puja: cúng dường – Từ Bắc Phạn dùng để chỉ “nghi lễ.”  Từ căn bản, từ này có nghĩa là điệu bộ thờ phượng hay tôn kính bằng cách đưa hai tay lên, hai lòng bàn tay chấp lại với nhau, độ cao của đôi tay chỉ mức độ cung kính.  Tuy nhiên, từ này trở thành một từ chung trong nghi lễ Phật giáo, trong một phạm vi thực tập rộng lớn.  Mỗi xứ và mỗi truyền thống đều có nghi lễ riêng của họ.
[7] Responsibility: trách nhiệm – responsiveness: tính tự nhiên ảnh hưởng tỉnh thức trong sạch (rigpa) – tên là thế, đấy là sự đáp ứng đến những người khác một cách nổ lực và đồng thời với sự giao tiếp từ bi.
[8] Bodhisattva vows: một số điều để  ngăn ngừa khỏi những hành động nào đấy (mười tám nguyện căn bản và bốn mươi sáu nguyện phụ), nếu phạm phải sẽ bất lợi cho việc đạt đến giác ngộ và việc làm lợi ích cho kẻ khác.
[9] Budha-nature: Phật tính – đặc trưng địa vị Phật, đặc trưng gia đình Phật.  Một nhân tố có thể quy trên tâm thức tác nhiễm của một chúng sinh giới hạn mà nó chuyển hóa thành giác ngộ hay cho phép đạt đến giác ngộ.
[10] Regret:  sám hối – sự tỉnh thức bổ xung (nhân tố tinh thần) nguyện ước không lập lại điều gì đấy, hoặc chính đáng hoặc không chính đáng, những việc mà một người làm hay ai đấy làm một người nào đó phải làm.
[11] Sự thực hành bảy phần hay bảy chi:  tương tự Mười Nguyện Phổ Hiền, nhưng ở đây chỉ có bảy điều.
[12] Equanimity:  bình đẳng  – (1) nhân tố tinh thần (sự tỉnh thức phụ) có một thái độ bình đẳng  đối với mọi người. (2) Trong PG Theravada, khi phối hợp với khuynh hướng tâm giác ngộ (bodhicitta), ba la mật thứ mười – thái độ mà một người không tính toán trong [sự mong muốn được] đền đáp trở lại đối với sự giúp đở của mình, thể hiện sự dửng dưng đối với vui và khổ, và đến bất cứ lợi ích hay tổn hại nào mà mình có thể nhận lãnh.
[13] Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ.
http://www.thuvienhoasen.org/bamuoibayphamtrodaogiacngo.htm
[14] Tám Đề Mục Luyện Tâm.
http://www.thuvienhoasen.org/tamdemucchuyenhoatam.htm
[15] Spiritual Teacher: một thuật ngữ thông dụng cho bốn cấp độ của những vị thầy Phật giáo:  1- Giáo sư Phật học (Buddhism professor). 2- Giáo thọ giáo lý (Dharma instructor), 3- Giáo thọ hướng dẫn thiền tập hay nghi lễ (meditation trainer hay ritual trainer), 4- Đạo sư tâm linh (spiritual mentor).
--
Daily Life and Practice of Western Buddhists
unedited transcript
Riga, Latvia, July 2008
Tuệ Uyển chuyển ngữ
04-02-2010

Xem Tiếp: ----