Khi các tấm màn lần lượt mở ra, mềm, đen với sắc độ khác nhau, giống như những mạng nhện, song dầy hơn – Myszka nghĩ, có phải vườn cũng là một tấm phông, nhưng nhiều màu sắc. Giống như tấm phông trong thành phố vui nhộn. Thành phố vui nhộn đã chuyển đến một bãi rộng, cạnh khu nhà của họ và bầy ra ở đó đu quay, các trò chơi có thưởng, các lều trại với nhiều bí ẩn bên trong. Bên cạnh thành phố vui nhộn xuất hiện những quầy bán kẹo bong, bỏng rang, kẹo cao lướt, coca-cola và bánh xốp bọc sôcôla chảy nhoe nhóet dưới nắng tháng bảy. Từ xa đã nghe thấy tiếng nhạc vui nhộn, cho nên Ewa không thể lẩn tránh đòi hỏi của Myszka, cho dù chị sợ cho con tới đó. Tuy nhiên chẳng đến nỗi đáng sợ như Ewa lầm tưởng. Những người đàn bà có hai đầu hoặc có râu, những cô lùn và chú lùn, thầy bói phán không sai một lời nào, cối xay gió cực lớn, phòng gương dị dạng, trường bắn với người đàn bà bằng nhựa nhân tạo, óng ánh, khi đạn từ sung carbin bắn trúng vú thì bộ y phục thiếu vải của người đàn bà này tụt xuống, rất cuốn hút người xem. Những thứ đó cuốn hút người xem còn hơn cả Myszka. Myszka xem rất say mê hầu như tất cả mọi điểm, trừ phòng gương dị dạng, nơi mẹ không muốn cùng con gái vào xem. Từ lâu mẹ đã lọai bỏ hết các tâm gương treo trong nhà, chỉ để lại chiếc gương trong nhà tắm, nơi con gái chỉ nhìn thấy duy nhất chỏm đầu của mình. Mẹ không thích Myszka soi gương, mà Myszka cũng chẳng thích làm như vậy. Bé chỉ soi gương mỗi một lần – trước khi mẹ tháo chiếc gương này khỏi tường – và bữa đó bé đã hoảng sợ. Myszka chỉ ngón tay vào mặt mình, lắc lư đầu với vẻ mặt sợ hãi bé nói đi nói lại mấy lần: - Khô.khôn.. Ewa có cảm giác rằng Myszka nhìn hình mình trong gương lại tưởng đó là một người xa lạ mà bé không thích nhìn. Mặc dù Myszka năn nỉ, song hai mẹ con không ngồi vào cây đu quay với những chiếc yên ngựa quay tít mù còn các hành khách hò hét sung sướng. Ewa sợ sẽ xảy ra “nỗi bất hạnh nhỏ” khi con gái hoảng sợ. Thay vào đó chị cho con cưỡi ngựa gỗ, chú ngựa bình thản chồm lên rồi hạ xuống một cách nhẹ nhàng, nhịp nhàng, an toàn. Và chỉ có hai đứa trẻ trỏ tay vào Myszka, những đứa khác mải mê cưỡi ngựa. Sau đó hai mẹ con đi chụp ảnh. Và bây giờ Myszka đang có mặt tại khu chụp ảnh kỷ niệm. Ở giữa thành phố vui nhộn có căng một tấm phông màu sặc sỡ. Trên phông, người nghệ sĩ không biết mặt đã vẽ những cây to, ánh màu lam ngọc, cát vàng như quả chanh vàng, biển màu xanh lam như chiếc nhẫn của mẹ, sóng tung bọt trắng, kết thành những chiếc lược ngà. Đàng sau những cây to, thân cây màu nâu lá màu xanh, thấy có nhiều thú vật màu sắc khác nhau. Sóc đỏ, hươu cao cổ với đốm lông đối xứng, ngựa vằn với những vệt lông dài, lượn cong đều đặn trên thân mình, và trên tất cả là những chú bướm với những đôi cánh to, màu sắc đẹp đến ngỡ ngàng. Myszka không thể ngắm những con bướm này – chúng hoàn toàn khác những con bướm mà bé nhìn thấy khi chúng bay trên bãi cỏ trong vườn nhà bé. Bên trên cảnh vật sặc sỡ sắc màu là bầu trời xanh lam trải rộng, gây ngạc nhiên đến độ Myszka mỉm cười với thứ màu này, thứ màu mà bé chưa bắt gặp bao giờ. Trên tấm phong bé thấy bên cạnh cây cọ lá hình lông chin, có hình hai người, vẽ màu hồng, tả thực, đang đứng: một người đàn bà và một người đàn ông. Để chụp ảnh, khác phải chui đầu vào lỗ hổng dành cho gương mặt của mình. Một lát sau tấm ảnh từ từ đùn ra khỏi máy ảnh. Tấm ảnh được chụp bằng phương pháp lạ lung này màu sắc không sặc sỡ như trên tấm phông, hình như máy ảnh không thể hiện được sự điên rồ của màu sắc. Myszka đã biết cách chụp ảnh, sau nhiều lần thử, mẹ cho bé đứng lên một chiếc bàn con đặt phía sau tấm phông, bé cho miệng vào lỗ hổng và chụp ảnh. Thế nhưng khi tấm ảnh đẩy chiếc lưỡi màu ra khỏi máy, mẹ chộp lấy ngay, vẫ n còn ướt, vò nát và ném vào thùng rác. - Không được rồi con ơi, đành chịu thôi – mẹ nói với Myszka, miệng cười bối rối. - Khôn? Coon?? – Myszka hỏi, nụ cười bối rối của mẹ lại càng bối rối hơn. - Không, không phải tại con. Con ổn cả. Tại…tại phong cảnh khủng khiếp này khi lên hình nom rất xấu. Màu sắc không đẹp. Nhạt – mẹ trả lời một cách khó hiểu. … và chính phong cảnh trên tấm phông sặc sỡ của thành phố vui nhộn giống như ngôi Vườn. Nhưng không phải ngôi vườn hôm nay bé đang nhìn thấy, mà giống ngôi Vườn mấy ngày trước. Bởi đã có sự thay đổi trong ngôi vườn này. Myszka bước một bước về phía trước và Vườn, như thường lệ, vây chặt quanh bé theo cách khiến bé bỗng nhiên cảm nhận cái hữu hạn vô hạn lạ lùng này. Ngược lạik với cái Ngài tạo ra trước đó – bầu trời, mặt đất, nước, khoảng không giữa bầu trời và mặt đất – Vườn nhất định là có đầu. Và chỉ có đầu. Myszka có cảm giác, nếu bé đi lien tục về phía trước, đi mãi về phía trước, thì bé có thể quay lại chính điểm xuất phát của mình. Thế nhưng không phải chỉ có cái đó đã thay đổi, bây giờ Vườn có màu sắc rất hài hòa. Ngài đã biết sửa chữa những sai lầm của mình. Theo Myszka, vườn bây giờ đẹp hơn rất nhiều. Bé quyết định đi thăm Vuờn, lặng lẽ hít thở khí trời, đi về phía mà bé cho rằng giữa những lùm cây sẽ xuất hiện một con suối nhỏ. - Mi xem kìa, đẹp làm sao! – Rắn nói phì phì trên đầu bé. Bé lại nhìn thấy mấy vòng thân con rắn đang quấn trên cây, và nghĩ ngay cả khi nếu Vườn chỉ có đầu thôi, thì Rắn rõ ràng là vô cùng tận. Chắc bé chẳng lấy làm lạ khi hóa ra cái thân dài cuộn tròn của Rắn xác định kích thước của Vườn. - Xiiin chaaao – Myszka nói,nay, rồi anh đi tiếp theo bảng chỉ đường. Bệnh viện là một toà nhà rất quan trọng ở nơi này, đến nỗi có cả bảng chỉ đường đi tới đó. - Hoa ở đâu thế con? – Ewa hỏi khi hai mẹ con từ phòng áp mái đi xuống dưới nhà. Myszka nắm chặt trong tay một bông cúc cam. “Màu vàng cam ư? Như ánh đèn hậu phản quang của xe đạp” Ewa nghĩ và buột miệng nói “Không có loại hoa nào như thế này”. - Đưa mẹ xem nào! – mẹ nói với Myszka nhưng bé phản đối bằng tiếng thét dị thường tức tối – Mẹ chỉ xem thôi, mẹ sẽ trả lại cho con. Con nói cho mẹ biết đi, con lấy ở đâu ra hoa vậy? – Ewa kiên nhẫn nhắc lại. - Vư.. – Myszka đáp. - Mẹ có trồng hoa này trong vườn đâu – Ewa nói giọng mệt mỏi khi bất thình lình chị nhận ra Myszka bao nhiêu tuổi thì ngần ấy năm chị đã không trồng hoa. Ewa cảm thấy mình có lỗi. Tai hoạ thoạt tiên do việc sinh con gái gây nên đã đụng tới không chỉ vợ chồng chị, mà cả ngôi nhà, thậm chí cả ngôi vườn. Đây là ngôi vườn mà cách đây chín năm vợ chồng chị đã thuê hẳn một công ty trang trí thiết kế hết sức độc đáo để làm cho nó trở thành một khu vườn “huyền diệu”. Người ta chở tới đây những mảng cỏ xanh được đặt trên lưới mềm, để vợ chồng chị khỏi phải chờ cho cỏ mọc thành một “bãi cỏ xứ Anh” thứ thiệt. Trước khi hai vợ chồng quyết định tạo hình của ngôi vườn, họ đã tham khảo rất nhiều tranh ảnh quảng cáo và tạp chí. “Và mọi cái đó để mà làm gì khi bây giờ ở đó chẳng còn gì nữa cả. Không cần một tai hoạ nào, không cần một trận mưa đá nào, không cần một cơn lốc xoáy nào, không cần một trận băng giá Siberie nào. Chỉ cần sinh ra đứa con” Ewa nghĩ một cách mỉa mai. Bỗng nhiên chị nhận ra đẳng cấp cuộc sống của chị đã thay đổi quá nhiều. “như thế tốt hayxâu?” Ewa suy nghĩ, song không biết trả lời câu hỏi này. - Vư…. – Myszka nằng nặc đòi. Dầu đã dốc sức dạy con phát âm, Ewa vẫn không thấy Myszka tiến bộ, con gái vẫn nuốt mất nhiều âm tiết. “Không ai có thể đoán vư… có nghĩa là gì” Ewa nghĩ, bất lực “Phải chăng con gái tự hiểu mình là đủ rồi?” - Vư… - Myszka kiên trì nhắc lại, giơ tay đưa hoa cho mẹ. Ewa đứng nhìn màu vàng cam chói lọi của bông hoa nghĩ tiếp “Những cuộc khiêu vũ từ thiện, những chiến dịch quyên góp của cộng đồng, các trường liên kết, chỉ nhằm cho bệnh tật giảm thiểu, tật bệnh không làm khổ ai và không làm mất đi khát vọng của con người”. - Vư..! – Myszka hét to, nắm tay đấm mạnh vào tường, lết ra phía cửa. Ewa tự động bước theo Myszka, con mèo Mia nhảy nhót quanh chân hai mẹ con. Ra đến phía trước ngôi nhà, họ rẽ sang góc, nơi có thời đã từng là ngôi vườn được chăm sóc cẩn thận của họ. - Ở đó chi có cây gai, cỏ gấu và cỏ dại – Ewa nói – Bị gai đâm, đau, rát rồi con lại khóc cho mà xem. Myszka lắc đầu. Hai mẹ con đi về phía chiếc cổng phụ làm bằng gỗ chỗ bức tường cao, bức tường che khuất một nơi mà từ mấy năm nay Ewa không hề đặt chân tới. Đó là một mảnh đất khá rộng, khoảng hai ngàn mét vuông, tường bao quanh được xây bằng đá trắng, đẹp và sang trọng. Khi xây nhà Adam đã mua thêm mảnh đất này rồi xây tường bao, khá cao, ngăn cách với chung quanh, những mong đây sẽ là “chốn trốn thế gian” của họ, sẽ là “ngôi vườn mơ ước” với bãi cỏ xanh mịn màng, nhẵn nhụi, một hồ nước nhỏ, những bồn hoa sang trọng, các hòn non bộ và vô vàn những khóm hoa khoe sắc. Thoạt tiên Ewa mường tượng một ngôi vườn không phải như thế này. Sẽ là một vườn cây cối rậm rạp, hoang sơ và tự nhiên, một ngôi vườn có sự tham gia tích cực của bàn tay lao động của họ, nhất là của trí tưởng tượng của họ, thế nhưng Adam kiên quyết giữ nguyên bản thiết kế khu vườn hạng sang, khu vườn điển hình cho các nhà biệt thự thành phố. Dù vậy Ewa đã có thể thay đổi chút ít bản thiết kế này, chẳng hạn thay đổi một số chi tiết đối xứng một cách khiên cưỡng, chí ít ở mức độ khiến Ewa có thể thấy thích khu vườn này. “Và mình đã ruồng bỏ khu vườn này”, Ewa nghĩ. “Lần cuối cùng mình đóng cánh cổng này cách ngày sinh Myszka bốn ngày”. Cách đây khoảng chín năm về trước. Khu vườn mơ ước đã biến thành khu vườn – bãi chiến trường. Thành vương quốc của cây gai và cỏ gà. Hai mẹ con tiến gần đến cổng phụ xây trong bức tường. Ewa ngửi thấy mùi thơm. Mạnh và kích thích. “Cỏ dại mà thơm còn hơn các loài hoa” Ewa lấy làm ngạc nhiên, đẩy mạnh cánh cửa. Hai mẹ con bước vào trong. Trời nhá nhem, cho nên mọi sắc màu có phần dịu bớt dẫu vậy hoa trong vườn vẫn toả sáng như bông cúc trên tay Myszka. Những bông hoa như vậy nhiều vô kể. Hoa ngập tràn khắp vườn, trên những luống đất gồ ghề tự nhiên, nom như một rừng hoa. Hoa cúc màu vàng cảm giác, hoa diên vĩ màu vàng, hoa mua gam màu lạnh, hoa hồng đỏ ấm áp, hoa huệ trắng ngần…Đây đó thấy có những cây gai, song không co cảm giác đó là cỏ dại, Ewa nghĩ chúng mọc có lẽ vì có ai đó thích tất thảy những loại hoa này muốn ngoi lên mặt đất đều được mọc ở đây. Và tất thảy mọi loài hoa đó gộp lại tạo nên mùi thơm ngào ngạt, ngay cả những loại nước hoa hảo hạng nhất cũng không bì nổi. Dù đã hoàng hôn, Ewa vẫn còn nghe thấy tiếng vo ve của ong mật, tiếng vo vo của ong đất, vẫn còn nhìn thấy những cánh bướm tung bay. Chim hót líu lo trong vườn và Ewa có cảm giác âm hưởng của một bản nhạc được trình tấu hài hoà đang bay vút lên bầu trời nhá nhem, bản hợp xướng chào cuộc sống, được một nhạc sĩ vô danh phối khí rất tuyệt vời. - Khu vườn đã được cứu vớt! – Ewa hét to, vừa ngỡ ngàng, vừa vui mừng. “Khu vườn tự mình cứu mình đang ở trước mặt” chị nói tiếp. Bỗng nhiên Ewa cảm nhận năng lượng đang toả ra từ những cây cỏ trong vườn. Đó là ý chí sinh tồn của chúng, tình yêu mỗi ngày mỗi đêm của chúng, sự kiên trì chờ đợi những tia nắng ban mai và những giọt sương đêm của chúng. Đó là khát vọng sống của chúng bất chấp tất cả. “Khu vườn vẫn sống, bởi nó không chịu đầu hàng” Ewa chợt nghĩ. Việc chấp nhận số phận một cách thụ động và vô song, giờ đây đã biến thành – cùng với mỗi lần hít thở hương thơm của hoa cỏ trong vườn – cảm giác lạ thường của sức mạnh. Thực ra, Ewa có xem Myszka là thất bại của cuộc đời mình đâu! Việc chị chăm sóc con, việc chị làm mọi cách để hiểu được con, trước tiên là bằng tình cảm, sau đó bằng lời nói, việc dạy cho con biết được tới ngần ấy thứ mà không một đứa trẻ tật nguyền nào ở mức độ như Myszka biết được, chưa kể con gái còn bị một vết thâm đen trong não nữa, đâu phải là những nguyên do để bảo là chị đã thất bại, trái lại, đó là những nguyên do để bảo rằng đó chính là niềm tự hào! Tại sao Ewa đã phải sao nhãng việc chăm sóc nhà cửa, sao nhãng việc chăm sóc bản thân mình, sao nhãng những sở thích và đam mê của mình, tại sao? “Mình sẽ sửa chữa tất cả” Ewa quyết định, cảm thấy một nghị lực phi thường đang thấm vào người chị. - Nhaaa… - Myszka nói, đoạn chìa hai tay cho mẹ. Ewa cũng chìa hai tay của mình cho con gái. Ewa không biết từ này có nghĩa là gì, tuy vậy chị cảm nhận theo thói quen, biết mình phải làm gì. Hai mẹ con nắm tay nhau xoay tròn, một vòng, hai vòng, ba vòng, sau đó Ewa nhấc một tay Myszka lên cao và xoay tròn cô congái mấy lần làm động tác quay tròn. Myszka cười thích thú. Bây giờ người mẹ nắm lấy hai tay con gái và cả hai mẹ con cùng xoay tròn.khu vườn hát theo nhịp nhảy của họ. Khu vườn hát bằng giọng hót của các loài chim, bằng tiếng rì rào của gió, tiếng vo vẻ nhỏ nhẹ của các loài côn trùng, tiếng lao xao của lá cây. - Chúng mình có khu vườn! khu vườn của chúng mình! – Ewa hét to cùng con. - Cho… - Myszka nói. - Mẹ phải cho cái gì nào? – Ewa cười. - Vư… - Myszka trịnh trọng nói. Đúng thế, có ai đó đã ban cho họ khu vườn. Ewa công nhận, không cần suy nghĩ, lời Myszka vừa nói có nghĩa gì. Không nghi ngờ gì nữa, thời gian chính là người ban phát này. Thời gian đã cứu vớt khu vườn. Và tại khu vườn này tiếng đã trôi theo cách khác. Thậm chí Ewa không nhận ra đêm đã về khuya từ lúc nào. - Mẹ con mình phải quay về nhà thôi, muộn rồi – Ewa nói với con gái, lúc này vẫn còn đang thở hổn hển vì vừa nhảy xong – Ngày mai hai mẹ con mình lại ra đây. Rốt cuộc chúng mình có một nơi muốn làm gì tuỳ thích, nơi không một ai tò mò nhìn chung mình! - Phòng áp mái – Myszka nhắc mẹ. Ewa không đáp lại con gái, nhưng giờ đây chị nghĩ khi hai mẹ con phát hiện được khu vườn thì chị dứt khoát sẽ không để cho Myszka ở lì trên căn phòng tối tăm, ngột ngạt và bụi bặm kia nữa. Tuy nhiên người mẹ không nói một lời nào. Lúc đêm khuya, khi Myszka đã ngon giấc, Ewa lặng lẽ leo lên các bậc cầu thang, khóa cửa phòng áp mái lại, chìa khoá chị cất trong hộp trà đã hết, đặt trên cao, trên nóc tủ đựng thức ăn. Adam lật mình trên chiếc giường loại xoàng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, bực bội và buồn phiền. Một khách sạn tồi hết chỗ nói, thế nhưng ở một thị trấn nhà quê như thế này thì còn đòi hỏi gì nữa nào? Có khách sạn đã là may lắm rồi. Các cửa sổ đóng kín bưng, khi nhìn gần thì hoá ra người ta đã đóng đinh cố định (chắc các quả đấm không dùng được, cho nên một nhân viên nào đó của khách sạn đã đóng đinh “để bảo vệ” cửa khi có gió). Trong phòng nồng nặc mùi hôi của chăn nệm bị yếm khí và mùi hôi của khói thuốc lá do hàng trăm khách đã từng ngủ trong phòng để lại. Đệm giường chỗ lồi chỗ lõm, một cái hố sâu giữa đệm chứng tỏ số lượng khách đã từng ngủ trong căn phòng này. Adam kinh tởm nhìn chiếc giường này, như anh đã kinh tởm quần áo của người khác, chăn gối lạ, bát đĩa rửa dối của nhà hàng, cốc chén đã có người sử dụng – và Myszka. Tức mình, Adam lấy chăn len trải xuống nền nhà, đặt gối và chăn bông lên đó đoạn nằm thẳng cẳng. Cũng như ở nhà dưỡng lão, cuộc viếng thăm bệnh viện chẳng đem lại kết quả gì. Ngay phút đầu, mới nói được vài lời, người đàn bà ở phòng thường trực đã nhìn Adam một cách kinh ngạc. - Tai nạn cách đây trên bốn mươi năm! Anh muốn lục lại hồ sơ? Tại đây? Ở bệnh viện của chúng tôi? - Người ta đã đưa bố mẹ tôi về đây mà – Adam nói. - Còn sống hay đã chết? – người đàn bà hỏi, Adam có cảm giác hình như chị ta hỏi vì tò mò hơn là muốn giúp đỡ. - Tôi không biết – Adam buồn rầu đáp. - Anh bảo là bố mẹ anh, thế mà anh lại không biết là đã chết như thế nào hay sao? – người đàn bà, với sự thật thà của một người tốt bụng, nhưng vô giáo dục, lấy làm ngạc nhiên. - Bố mẹ tôi lao xe vào một cái cây cách đây không xa lắm. Chừng hai trăm mét thôi. - Cây Sồi Góa Bụa – người đàn bà thốt lên. - Sao? – bây giờ đến lượt Adam ngạc nhiên. - Tôi nói chắc đó là Cây Sồi Góa Bụa. Chúng tôi gọi cây cổ thụ mà chắc anh phải đi ngang qua, nhưng anh không để ý, bằng cái tên như vậy. Có thời cây này ở vị trí ngay bên lề đường, nhưng con đường đã được di chuyển từ nhiều năm nay. Có quá nhiều tai nạn đã xảy ra ở đó. Mẹ tôi từng kể cho tôi nghe, cây này là một cây khủng khiếp như thế nào – người đàn bà hứng khởi kể - Hình như nó mọc theo kiệu xe mà đi với vận tốc cao thì đừng hòng thoát khỏi nó. Nó chắn ngay sau lối rẽ. Khi càng ngày càng nhiều tai nạn xảy ra ở chỗ đó thì người ta đã quyết định hoặc phải chặt cây sồi đi, hoặc phải xê dịch con đường. Người ta đã chọn phương án hai, vì Cây Sôi Góa Bụa là di tích thiên nhiên. - Cây Sồi Góa Bụa? – Adam nhắc lại. - Chỉ nguyên thời mẹ tôi còn sống đã xảy ra mười lăm vụ tai nạn chết người ở chỗ này và cũng ngần ấy vụ mà nạn nhân chỉ nhờ có phép màu mới thoát khỏi tử thần. Thơi cụ bà bên ngoại nhà tôi còn sống, rất nhiều xe ngựa, xe trượt tuyết, thậm chí người cưỡi ngựa, đã đâm vào cây sồi này. Còn trước đó nữa … Ai mà biết được trước đó còn có những gì khi cây sồi đã năm trăm tuổi? chắc chắn bố mẹ anh đã lâm nạn ở chỗ này vì người ta đã làm con đường mới cách đây chừng ba mươi năm. Bây giờ khi hoá ra Adam nói về một trong những thảm hoạ hồi trước, những thảm hoạ đã từng kích thích óc tưởng tượng của một thị trấn nhỏ, người đàn bà sẵn lòng trò chuyện, mỗi vụ tai nạn được người đàn bà này bình phẩm bằng giọng điệu hết mực ly kỳ, nhớ nhập tâm hàng năm nay. - Cách đây bốn mươi năm – người đàn bà lẩm bẩm, lục lại trí nhớ - Trong số những tai nạn mà tôi còn nhớ, người ta đã kể cho nhau nghe trong một thời gian rất lâu về một cặp vợ chồng trẻ đã đi qua đây trong một chuyến đi hưởng tuần trăng mật… - Thế thì không phải là bố mẹ tôi rồi – Adam ngắt lời người đàn bà. - Về một chàng trai lấy trộm xe hơi của bố mẹ, sau đó tự giết mình và hai cô gái… Adam thở dài, chuẩn bị nghe những ký ức dài dòng. - Và về một cặp vợ chồng cùng đứa con – người đàn bà hào hứng kể tiếp. - Chỉ bố mẹ tôi đi với nhau thôi – Adam khẳng định vẻ mặt dửng dưng – tôi ở nhà với bà. - Họ tìm kiếm cái gì ở đây nhỉ? Chẳng phải đi ngh?, không phải đường tắt ngang – người đàn bà lẩm bẩm, còn Adam im lặng. Điều này anh cũng chẳng biết. Người đàn bà lại cố nhớ. - Ai mà biết được người ta có chuyển hồ sơ lưu trữ xuống dưới tầng hầm hay không. Người ta đã huỷ chung rồi hay là chưa? Không có quy định phải giữ loại hồ sơ như thế này tới ngần ấy năm, mà chả biết chừng nào có khi chị Jadwiga vẫn còn giữ lại. - Jadwiga? – Adam chộp luôn. - Cán bộ lưu trữ của chúng tôi. Chị ấy nghỉ hưu rồi. Nhưng trước khi về nghỉ, chị ấy đã sắp xếp lại toàn bộ hồ sơ giấy tờ. Anh biết không, đây là một con người lúc nào cũng cẩn thận. Bây giờ không có những người như thế đâu – người đàn bà nói tiếp sau giây lát suy nghĩ. - Bây giờ đã có máy vi tính làm việc này – Adam nói. - Ừ - người đàn bà tán thành, chẳng vui vẻ gì. - Vậy tôi phải tìm bà Jadwiga này ở đâu được đây? Jadwiga, một bà già năm nay đã trên sáu mươi, đúng là bây giờ đã có hai máy vi tính thay thế bà ấy. Nhưng bà ấy vẫn tiếp tục làm việc, bà ấy mở một bufet nhỏ trong bệnh viện, phục vụ nhân viên và bệnh nhân. - Bốn mươi năm, anh bảo…. – bà Jadwiga vẻ đăm chiêu, lẩm bẩm – Hồi đó tôi chừng hai mươi ba..Tôi nhớ hết. Anh có biết không, tất cả những người lao vào cây Sồi Góa Bụa đều được đưa tới bệnh viện chúng tôi. Nói thật với anh, người ta xây cái bệnh viện này chủ yếu là nhằm như vậy. Bệnh viện và nhà xác. Một ông địa chủ ở địa phương đã bỏ tiền xây bệnh viện này,từ hôi thế kỷ mười chín kia, và người ta cứ giữ như thế cho đến tận bây giờ. Ai chết thì có nhà xác, ai sống sót thì có phòng phục hồi chức năng. Adam ngước mắt nhìn, còn bà Jadwiga giải thích: - Phòng phục hồi chức năng, chúng tôi gọi như vậy. Khi ra khỏi phòng này, người thì sống, kẻ thì nhắm mắt xuôi tay.. Thế xe của bố mẹ anh màu gì? – bất thình lình bà Jadwiga hỏi theo kiểu đàn bà. Adam trả lời không cần suy nghĩ; - Màu xanh lá cây. Trước mắt Adam lại hiện lên hình ảnh anh thò đầu qua cửa sổ, bà giữ chặt hai vai, và bố mẹ cùng con chó nâu lông xù ngồi vào xe. Mẹ vẫy tay chào tạm biệt. Adam vẫn nhớ mẹ như thế này, mẹ mặc chiếc váy sáng màu, tóc mẹ bay bay, mẹ cười khi nhìn về phía con trai, tay mẹ đặt lên đầu con chó. Mẹ đâu có biết nụ cười này của mew., cử chỉ này của mẹ đã mãi mãi đọng lại trong tâm trí của Adam và trong tâm trí đó, mẹ không bao giờ có một cử chỉ nào khác nữa. - Hai người trạc ba mươi tuổi, đúng không? - Bố ba mươi tư, mẹ ba mươi – Adam nói. - Có một đôi như vậy, nhưng họ đi cùng với một đứa con. Người cha và đứa con chết ngay tại chỗ. Người mẹ còn sống thêm được một ngày. Lúc đó chị ta rất yếu. Liên tục hỏi về chồng và con mình. - Thế thì không phải bố mẹ cháu rồi. Bố mẹc cháu chỉ có con chó thôi. - Chó có thể bỏ chạy… - Cháu chẳng biết, chuyện gì đã xảy ra với con chó – Adam nói, có phần thấy lạ là hồi đó anh đã quên khuấy mất con chó. Vì là một đứa bé anh phải rất quý con chó mới phải. Theo đề nghị thiết tha của Adam và sau khi dúi vào tay bà gia tờ bạc mới, bufet đóng cửa, bà Jadwiga đi cùng Adam xuống tầng hầm. Trong căn phòng rộng, ẩm ướt, bên cạnh những đường ống lạnh lẽo của hệ thống lò sưởi nước nước ngưng tụ chung quanh, thấy những thùng các tông cỡ lớn đựng hồ sơ cũ. Chị nhân viên thường trực nói không sai. Bà Jadwiga quả là một người rất cẩn thận. Bên ngoài mỗi thùng hồ sơ đều có ghi rõ năm nào, cho nên họ không gặp khó khăn gì trong việc tìm ra chiếc thùng bên trong có đựng hồ sơ về bố mẹ Adam. Và họ đã tìm được ngay. Trong một chiếc cặp màu xám có quai buộc. - Bị ẩm mục như thế này đây …. – bà Jadwiga lắc đầu – Người ta đã cẩn thận xếp theo vần, và cho vào từng chiếc cặp, thế mà họ quăng xuống tầng hầm..Để hư hỏng. Mỗi trang giấy là một cuộc đời của ai đó chứ chẳng chơi. Cuộc đời của bố mẹ Adam được gói ghém trong ba trang giấy nhưng họ của hai người chỉ có thể suy đoán mà thôi. Mấy chữ cuối là “icz” vậy thì có thể khớp – bà Jadwiga nói không chắc chắn khi nhìn vào những vết mực bị nhoè – Mẹ là Maria hả? - Mấy chữ cuối là “icz” vậy thì có thể khớp – bà Jadwiga nói không chắc chắn khi nhìn vào những vết mặt bị nhoè – Mẹ là Maria à? - Vâng – Adam nói, nín thở - Maria…. - Maria, kleks, icz – họ tên mẹ chỉ còn lại có thế - Adam nghĩ. - Maria được chở tới bệnh viện lúc 13h40. Mất vào ngày hôm sau, lúc 23h25. Adam im lặng, anh nghì về những thời khắc khi mẹ anh, tỉnh, bất tỉnh? Mẹ nằm trên giường trong căn phòng của bệnh viện nhỏ này. Mẹ đã cảm thấy gì? Mẹ có kịp nghĩ về con trai không? mẹ có nghĩ là mẹ sẽ chết và không bao giờ nhìn thấy mặt con nữa không? mẹ sẽ bỏ con? Để con ở lại một mình? Và rằng con trai chỉ mới năm tuổi đầu, và rất cần có mẹ? - Tôi đã bảo, là có ba người – bà Jadwiga ngắt lời Adam. Kính trễ xuống mũi, bà phân tích dấu vết duy nhất về bố mẹ của anh, bị nhoè do ẩm mốc, đóng khung trong ba tờ giấy mục. - Anh xem, ở đây vẫn còn hai người nữa và có lẽ cả hai cùng họ chăng? đuôi “icz” ở tờ giấy thứ hai bị nhoà, thế nhưng khớp với chữ đầu tiên. “R..” anh thấy không? trường hợp thứ nhất là một người đàn ông, thậm chí chúng ta có cả tuổi của người này, ba mươi tư tuổi. Trường hợp thứ hai, tuổi bị nhoà… Khoan.. Cũng là đàn ông. Hoặc trẻ con? Bé trai? Ai mà biết được bao nhiêu tuổi khi cột “tuổi” bị nhoà? Nhưng cả hai chết cùng thời gian, ở đây ghi rõ là do bị tai nạn. Có điều cả ba tờ giấy đều được ghim lại với nhau, cho nên cả ba trường hợp đều thuộc về một tai nạn. Chắc là một gia đình – bà Jadwiga nói tiếp, rất say sưa, điều Adam không hiểu nổi. Mặt bà đỏ ửng, miệng bà cười. Adam nhớ bà ta đã không nói gì đến cái chết bi thảm của mấy nạn nhân, bà chỉ nói là hồi đó bà ta còn trẻ. Khi người ta chở bố mẹ anh đến bệnh viện, người đàn bà trên sáu mươi tuổi này mới hai mươi ba tuổi. Bà ta còn trẻ, có khi xinh nữa là đàng khác, tràn trề hy vọng và sức sống. Phía trước bố mẹ anh lúc đó chẳng còn gì nữa cả, còn phía trước người đàn bà này là tất cả. Cho nên bây giờ mắt nhìn vào đống hồ sơ mục nát mà có thời đôi bàn tay trẻ trung mịn màng của bà từng cầm, bà ta cười với những ký ức. Adam không coi việc bà ta làm vậy là xấu. Nhưng anh cải chính sự nhầm lẫn: - Không thể có ba người được. - Thế mà ở đây có ba người mới lạ - bà Jadwiga khăng khăng nhắc lại. Bất thình lình trong đầu Adam loé lên một ý nghĩ - Hay là bố mẹ mình đã cho một khách du lịch lữ hành đi nhờ xe… - Adam bắt đầu, sau giây lát anh nói tiếp – hay là bố mẹ lao xe vào cây vì định tránh một người khách bộ hành? Và nếu như … - Adam ngừng, lúng túng. - Nếu như xe chẹt chết người này – Bà già nói tiếp – Anh hỏi, chuyện gì khả dĩ xảy ra nếu bố mẹ anh đã chẹt một người nào đó? Liệu người ta có chở cả ba cùng đến bệnh viện? hẳn là như vậy. - Người đó có thể say rượu …có thể láng ra mặt đường – Adam nói theo lối biện giải. Ngay cả bây giờ Adam cũng không muốn,sau nhiều năm, đồng ý với ý nghĩ cho rằng tự mình gây ra tai nạn, bố mẹ anh còn làm thiệt mạng một người khác nữa. Giọng nói tỉnh táo của bà Jadwiga ập vào đầu đang nghĩ loạn xạ của Adam: - Tôi chỉ biết một điều rằng tôi là một nữ cán bộ có lương tâm, không bao giờ tôi lại làm cái việc ghim hồ sơ của người ngoài vào hồ sơ gia đình người khác. - Bà thử cố nhớ lại xem… - Adam khẩn khoản đề nghị. - Hay là.. Hay là người ngoài này không có giấy tờ tuỳ thân và theo thói quen tôi ghim hồ sơ của người này vào hồ sơ của bố anh? Vì họ chết cùng nhau, cùng thời gian, phải vậy không nào? Adam thở dài. Thế thì về căn bản mọi chuyện đã sáng tỏ. Một người đi bộ say rượu hoặc vô ý, cũng có thể là một đứa bé, người lái xe rẽ đột ngột, nhưng đã muộn, ba người tử vong, trong số đó có một người còn sống thêm được nhiều giờ trong sợ hãi, người này lo ngại cho người thân và đau đớn về thể xác. “mình hy vọng lúc đó mẹ không tỉnh” Adam nghĩ thầm. - Con chó cùng đi với bố mẹ cháu – Adam bổ sung cho đầy đủ. - Con chó có thể đã thoát chết và bỏ chạy. Vả lại..trong hồ sơ quan trọng của bệnh viện đời nào người ta lại ghi chó vào, đúng không? chó thì vẫn là chó thôi mà – bà già nói. Mắt Adam ứa lệ, hầu như cùng lúc với những lời nói của bà già. Ý nghĩ về con chó điên khùng do hoảng sợ chạy lang thang khắp vùng lạ lẫm, bỗng dưng làm anh bị sốc. Nhưng Adam trấn tĩnh lại ngay, vì không muốn cho bà cán bộ bệnh viện nhìn thấy anh xúc động. Anh tự nhủ lòng, cất công đi ngần ấy giờ đồng hồ là để làm gì. Phải chăng chỉ là để nhìn thấy nơi bố mẹ anh đã sống những giây phút cuối cùng? - Thưa bà, người ta có làm khám nghiệm tử thi không? – Adam hỏi. - Có thể họ đã làm, song qua mấy tờ giấy này thì chúng ta không thể biết được – bà Jadwiga trả lời - Anh nhìn thấy.. Đầy những vết mực nhoè.. Những vết bẩn, hoặc chữ viết bị phai màu, không thể đọc được. - Nhưng mà cháu phải biết! – Adam hét to. - Cái gì? – bà cán bộ bệnh viện đã về hưu lấy làm ngạc nhiên. - Cháu muốn tìm gien của bố mẹ cháu, tất cả các bệnh di truyền đều có thể xác mình bằng các xét nghiệm máu mà chắc chắn người ta đã làm cho bố mẹ cháu! - Anh cần cái đó để làm gì nào? Bố mẹ anh đã chết còn chưa đủ hay sao? Nhất là chết như vậy? – người đàn bà hỏi. - Bà chẳng hiểu gì cả, mà bà cũng không thể hiểu nổi – Adam nói với thái độ ngạo mạn vô tình – chúng ta đang ở thời đại khác xa so với thời đại bà còn nhớ. Trên cở sở những xét nghiệm nhỏ, tưởng như không có ý nghĩa gì nhiều, chúng ta có thể tiên đoán tương lai của nhiều thế hệ. Ngày nay chúng ta có thể làm xét nghiệm máu của một cô bé và trên cơ sở đó sẽ biết trước cô bé này sẽ sinh ra đứa con như thế nào sau hai mươi năm nữa..chúng ta có thể biết, sau năm mươi năm nữa đứa trẻ này có bị bệnh mất trí nhớ hoặc khối u, có nguy cơ bị chậm phát triển hoặc các khuyết tật di truyền khác hay không. Chúng ta có thể không để cho… - Adam bị đứt quãng. “Không để cho cái gì nhỉ?” bỗng Adam nghĩ. Không để cho một người phụ nữ nào đó sinh con trong đời, vì có xác suất người này sẽ sinh ra đứa trẻ bị Down, bị khối u, bị thiểu não, bị bại liệt chăng? - Anh cần cái đó để làm gì? – bà già nhắc lại và Adam nhận ra bà đang nhìn anh với sự thông cảm. Thật vậy, chỗ của bà Jadwiga trong thời đại ngày nay chính là cái bufet cà khổ của bà trong bệnh viện này, thế mà Adam lại toan trò chuyện với bà như là trò chuyện với đại diện của Homo Sapiens ở tầm thế kỷ thứ hai mươi mốt. Đôi mắt vàng vọt của bà cán bộ già đã về hưu nhìn Adam mỗi lúc càng thương cảm. - Cây Sồi Goá Bụa cách bệnh viện chừng hai trăm mét, nhưng bây giờ nó không còn ở bên đường nữa mà trên bãi cỏ. Đến lối rẽ trái đầu tiên anh sẽ nhìn thấy cây sồi này. Có thể đi vào tận nơi, vì có đường mòn. Người ta đã đóng một cây thánh giá trên cây. Để tưởng niệm những người xấu số. Ngày lễ Cầu Hôn dân quanh vùng đến thắp nến, ngày khác có khi họ cũng đến. Anh hãy tới đó đi. ảnh bỏ công đi ngần ấy cây số là chỉ nhằm có vậy chứ còn gì… “Chỉ nhằm có vậy?” Adam ngạc nhiên. Anh đến đây đâu phải chỉ để đứng dưới Gốc cây Sồi Goá Bụa, cũng không phải để biết tên gọi lạ lùng của cây đại thụ sum suê cành lá này, một cây đại thụ sum suê cành lá này, một cây đại thụ xứng danh tượng đài thiên nhiên. Tuy vậy nửa giờ sau đó Adam đã hiện diện dưới cây sồi. Adam quan sát kỹ lớp vỏ xám, dầy, sần sùi, của thân cây, tìm những vết thương đã thành sẹo do bị khối kim loại nặng đâm vào. Tuy vậy anh không tì mty một dấu vết nào cả, ngoài một trái tim khắc vào thân cây cùng họ và tên viết tắt của ai đó. “Một người nào đó đã chết ở đây và một người nào đó nữa đã yêu dưới gốc cây sồi này” Adam nghĩ. Khí trời ấm áp, gió thổi nhẹ làm đung đưa các phiến lá và bỗng nhiên Adam có cảm giác cây sồi đang nói với anh bằng giọng lảnh lót. “Mẹ chăng?” Anh nghĩ. - A..da..Ada… - Mẹ… - bỗng nhiên Adam thốt lên, đoạn ôm lấy thân cây và oà khóc. Nước mắt anh tuôn trào một hồi lâu, không kìm nổi, nước mắt lăn trên má anh, trên cổ anh và trên tay anh. - A…Ada…lại… đâ…y, lại đâ…y… Từ hồi không còn là một đứa con cho tới nay chưa bao giờ Adam khóc như vậy. Anh không còn là một đứa con từ rất sớm, khi anh tự mình khẳng định, chỉ những đứa có bố mẹ mới là một đứa con – kể cả khi chún giọng là người lớn. Adam không còn là một đứa con khi anh lên năm, lúc đó bằng giọng điềm tĩnh không tự nhiên, bà nói với Adam: - Mẹ và bố không bao giờ quay về nữa đâu cháu ạ. Bây giờ Adam khóc rất lâu, cho dù đã cạn nước mắt, còn cây sồi kể gì đó bằng thứ ngôn ngữ rì rào, khó hiểu của mình. - Lại đâ..y, lại đâ…., chúng mình chơi với nhau?...am, Ada.. Lại đâ…y. Lại đâ…y. “Cây sồi này nói với mình bằng giọng trẻ con. Hay đó là giọng của mình khi mình năm tuổi? và có phải cây sồi biết nói hay không?” Adam nghĩ, còn cây sồi vẫn thì thầm, đung đưa các phiến lá. - Lại đâ…y, lại đâ…y, Ada… Lại đâ…y - Cây cối không biết nói – Adam nói to và dứt khoát với thân cây to xám, còn cây im lặng. Adam lùi lại mấy bước và ngẩng mặt quan sát cây sồi. Một cây sồi khổng lồ. Đã giết chết biết bao người vậy mà nó vẫn sống. Adam chẳng thương xót cây sồi. Anh nghĩ ngay đến người thứ ba có tờ hồ sơ ghim vào bộ hồ sơ cuối cùng của bố mẹ anh. Người đó là nam giới (có thể là trẻ con chăng?) người đã lao vào xe của bố mẹ và … “Gây tai nạn” Adam nghĩ tiếp, một giọng nói lạnh lùng, logic đến khó chịu, nhắc lại trong đầu anh “Hay là bố mẹ đi quá tốc độ và đã giết chẳng những chinh mình mà còn giết, lạy Chúa, cả người mắc lỗi. Hình như là một đứa trẻ con”. Adam hiểu, anh không muốn biết sự thật lúc đó là thế nào. Và vô hình chung, có một điều đã được sáng tỏ, đó là tại sao không bao giờ bà muốn trò chuyện với Adam về vụ tai nạn đó. Bà biết lỗi thuộc về phía bố mẹ Adam và bà không muốn bắt cháu mình phải chịu đựng cái tin khủng khiếp này. Trời đã về đêm. Adam nằm không ngủ trên nền của cái khách sạnh chết tiệt này, giở mình hết bên nọ sang bên kia, đẫm mồ hôi, bực và buồn. - Mình đến đây để làm cái của khỉ gì không biết – Adam lẩm bẩm, nhắc đi nhắc lại câu này rất lâu, cho tới khi ngủ thiếp đi. Trong đêm Adam nằm mơ thấy Myszka lột sạch quần áo, trần truồng, ngay tại ngã tư đông người qua lại nhất của thành phố, gần văn phòng của anh, con bé nhảy múa rất kỳ dị, chướng mắt, và nó không biết mình đang làm gì. Chung quanh càng lúc càng đông những chiếc xe màu đỏ chen chúc nhau do tắc đường, còi kêu inh tai nhức óc, dữ tợn như những con bò đực, người ngồi trong xe, vẻ mặt tò mò, thò đầu qua cửa xe ngó nhìn. - Nó có phải là con gái của ông không, thưa ông chủ tịch? – cô trợ lý của Adam hỏi một cách lịch sự. - Không – Adam đáp lạnh lùng – gien của tôi trong sạch. Tôi đã kiểm tra tại Cây Sồi Góa Bụa. Sáng sớm hôm sau Adam ngồi vào xe, thậm chí không ăn sáng, lên đường trở về nhà. “Về nhà ư?” anh tự hỏi mình. “Ở đâu đó có ngôi nhà của tôi chăng?” Và Adam lại nghĩ, Myszka đã lấy đi sạch sành sanh tất cả những gì anh có. Tất cả những gì anh tạo ra, anh gây dựng với niềm đam mê và lạc quan tột bậc – và nó đã không đánh đổi được một tí gì cho anh. Không một tí gì. Ewa dọn dẹp nhà cửa, miệng hát. Chị lấy làm ngạc nhiên khi nghe giọng hát của chính mình trong một giai điệu dịu dàng. Ewa biết rằng suốt chín năm trời chị không hề hát thầm, dù chỉ một lần, dù rằng hồi trước, khi chưa sinh Myszka, hễ có cơ hội là chị hát ngay. Ewa cười và hát to hơn. “Mình sẽ dọn dẹp mọi thứ, mình sẽ sửa sang mọi thứ, mình sẽ làm cho ngôi nhà này lại ngăn nắp và đẹp đẽ trở lại” Ewa nghĩ với nghị lực phi thường. Hôm qua trong ngôi vườn được phép màu cứu vớt, Ewa đã nhận ra chị đã sống cho qua ngày đoạn tháng. Lúc ban mai chị ước ao đêm tới và tạm quên đi mọi nỗi sợ còn khi đêm về chị tự giải toả mình bằng cách nghĩ ngày kế tiếp sẽ chẳng thể giống ngày đã qua như hai giọt nước được. Ewa sống trong cảm giác vô vọng, khi chị tận tâm thực hiện nghĩa vụ mà chị phải gánh vác ngoài ý muốn. Nếu bảo chị tự nguyện đảm đương nghĩa vụ này thì chắc chẳng bao giờ chị chịu nhận. Ewa sống không nhiềm vui, vô vị, dù lương tâm luôn trong sạch. “chỉ lương tâm trong sạch thôi thì chưa đủ”, Ewa nghĩ. Theo chị, không có tình yêu và niềm vui đi cùng lương tâm trong sạch thì tất thảy mọi thứ sẽ biến thành đắng cay và khổ đau. Ý chí của sự sống toả ra từ ngôi vườn, sắc đẹp, hương thơm và sức mạnh lạ thường của khu vườn đã đến với Ewa, làm bộc lộ sự trống trải bao quanh chị. Nhưng làm sao lại trống trải được và thực tế không hề có chuyện này. Myszka lúc nào cũng ở bên Ewa, cùng Ewa và trong tâm trí Ewa cơ mà. Chính Ewa đã dạy con tập đi, tập nói, tập mặc quần áo, đặt ly cẩn thận, chùi nước dãi trên miệng, buộc quai giầy, ăn uống, xem truyện tranh…Chị dạy con tất cả mọi điều mà với những đứa trẻ bình thường thì việc tiếp thu chẳng khó khăn gì. Cho nên hai mẹ con càng phải dốc nhiều công sức cho việc học hành này thì niềm vui của Ewa sẽ càng lớn. Và chính chị, Ewa, hàng ngày đón nhận những nụ cười tự tin của con, chính chị mang lại cho con cảm giác an toàn và đổi lại chị được ban thưởng tình yêu. “Mình yêu Myszka và Myszka yêu mình cơ mà! Mình phải mừng về điều này mới phải vậy mà mình cứ đắm chìm trong vô vọng. Nhưng bây giờ thì mình sẽ sửa lại tất cả. Tất cả. Trong nhà mình. Trong bản thân mình. Và bất kỳ chỗ nào” Ewa nghĩ nhiệt thành, khi chị đang chải sạch những vết bẩn cũ trên chiếc ghế đi văng từng có màu hồng trà và trên chiếc thảm từng là màu kem, cạo các vết bẩn trên bàn, trên tay vịn cầu thang, cố gắng làm cho ngôi nhà lại sáng sủa, dễ chịu. Đã lâu lắm rồi, lần đầu tiên Ewa lôi chiếc máy cắt cỏ trong gara ra, miệng hát thầm, chị cắt thảm cỏ trước nhà. Chị kiêu hãnh nhìn tác phẩm của mình, miệng cười tươi. “Một việc làm nhẹ nhàng, đơn giản như thế này thôi, nhưng lại làm cho mọi thứ nom khác hẳn” chị nghĩ. Myszka bước theo chân mẹ từng bước một, chăm chú nhìn mẹ với sự lo ngại không rõ ràng. Mẹ đột nhiên vui tươi hẳn, đó là một cái gì đó rất mới lạ, nên Myszka không thể chia sẻ. Bước theo sau mẹ, chăm chú quan sát mẹ cắt cỏ, Myszka linh cảm có điều gì chẳng hay, sự đổi thay này không nhất thiết báo hiệu điềm lành. Rốt cuộc Myszka nghĩ mình hãy tạm lánh mặt trước sự thay đổi này. Phải chờ xem, điều gì sẽ xảy ra. - Phòng áp mái – Myszka nói, vẻ tự tin. Đối với cô bé, sự đổi thay của phòng áp mái là một cái gì đó tự nhiên. Còn sự đổi thay của tất thảy mọi thứ ở đây, ở dưới nhà, là điều đáng ngại và khôn lường. Trên đó Ngài vẫn tạo ra mọi thứ từ đầu, mới tinh, cho nên việc đợi chờ những thay đổi kế tiếp là một bộ phận của sự hài hoà vẫn tồn tại trong vườn. Những đối thoại ở dưới nhà thường mang tới những kết cục chẳng hay ho gì. - Phòng áp mái – Myszka nhắc lại, kéo tay áo mẹ. Ewa dừng tay đang sắp xếp lại giá sách. Chị lắc đầu và giải thích cho con: - Không, mẹ không để con chơi một mình nữa đâu. Mẹ đã từng ích kỷ, tìm kiếm những khoảnh khắc yên bình cho riêng mình, bỏ mặc con trên phòng áp mái tối tăm và bụi bặm. Từ nay hai mẹ con mình sẽ mãi mãi bên nhau. Chúng mình sẽ đi dạo chơi, đi công viên, đi bất kỳ chỗ nào con thích. Thậm chí đi đại siêu thị - Ewa nói tiếp sau giây lát suy nghĩ, sẵn sàng đương đầu với những cái nhìn tò mò gây phiền và làm khó chịu – mẹ sẽ không xấu hổ vì con đâu, trái lại mẹ kiêu hãnh vì con… - Ewa nói tiếp, nói với chính mình hơn là nói với con gái, mắt không nhìn về phía con. Ewa sẵn sàng, thậm chí ngay bây giờ, mặc cho con gái bộ váy áo đẹp nhất và cùng con đi tới công ty của Adam. “Mẹ sẽ vào đó và nói với mỗi nhân viên của công ty rằng, đây là con gái của sếp các người đấy…” Ewa cười khúc khích khi mường tượng những cặp mắt đang ngơ ngác nhìn của đám nhân viên công ty và sự lúng túng của Adam. “Mẹ sẽ làm như vậy đó” Ewa nghĩ khi máu báo thù và cơn thịnh nộ trào dâng. Ewa không nhận ra nét mặt của Myszka thay đổi, mặt bé đanh lại, đỏ lựng và bé cảm thấy khó thở. Mẹ định tước phòng áp mái của bé. Mẹ định cấm con gái đến chỗ, nơi cô bé có thể là mình, nơi bé cảm thấy mình nhẹ tênh và lanh lợi hẳn lên, nơi bé tha hồ nhảy múa. Nơi bé được đợi, được chờ. Myszka cảm nhận vườn là nơi duy nhất có ai đó vui mừng thật sự khi nhìn thấy bé. Rắn, Người Đàn Bà, Người Đàn Ông và sau chót, Ngài. Đúng, Ngài vô hình, nhưng Ngài xuất hiện bằng Giọng nói. Ngài đã xây cho bé một thế giới khác, không phải lúc nào cũng rất xinh, tuy vậy Ngài sửa chữa ngay tức thì những gì hư hỏng.và cô bé Myszka đã có thể cùn hgsr quyết định việc này. Tại đây, ở dưới nhà, bé không biết kìm chân bố lúc nào cũng chạy vội, còn theo bản năng, bé cảm nhận trong tình yêu của mẹ không có niềm vui. Cho nên tại đây, ở dưới nhà, bé chẳng được gì. - Phòng áp mái … - Myszka cố nói một lần nữa, thế nhưng sự bất lực đã lấn tới họng bé và bóp nghẹt không chỉ hơi thở mà cả lời nói. Myszka cảm thấy phải lấy hơi – và bé thét lên. Cùng với không khí ập vào hai lá phổi yếu ớt của bé, miệng bé rú lên não nùng. Tiếng rú của Myszka thật là kinh khủng, đó là thứ âm thanh Ewa chưa từng nghe thấy bao giờ. Bé đập đầu vào tường. Bé muốn quẳng khỏi đầu mình ý nghĩ khủng khiếp, rằng sẽ không bao giờ bé được leo lên phòng áp mái và được thấy vườn nữa. Bé chẳng nghĩ gì khác, chỉ nghĩ mỗi chuyện này (trẻ em khuyết tật nặng thường khăng khăng nghĩ về một sự việc và chỉ một mà thôi, việc không diễn đạt được thành lời điều mình đang nghĩ làm chúng hốt hoảng và điên khùng”). Myszka đập đầu rất mạnh vì uất ức, vì sợ hãi, vì quyết đòi, đến nỗi sau vài lần va đập mạnh, trán bé bắt đầu chảy máu (“cơ nó điên khùng của trẻ em khuyết tật n nhớ lời mẹ dặn, phải luôn luôn nói “xin chào”. Rắn phì phì tức giận. - Đứng lại, mi quên quả táo rồi. Myszka không quên. Nhưng bé có cảm giác những cây táo màu nhiệm là của một người nào đó. Rắn không phải là chủ nhân của những cây táo này. Và bé sợ rằng, nếu bé hái quả táo thì Giọng ai đó sẽ bảo “Cái này KHÔNG TỐT…” - Mi xem kìa, có biết bao là táo ở đây – Rắn cười, đáp lại ý nghĩ của bé – Mi đừng sợ, Ngài cho phép ăn táo hái từ tất cả các cây trong Vườn, trừ một quả mà đường nào mi cũng không tìm thấy. Quả táo này được giấu rất kín. Myszka ăn táo, nuốt vội những miếng táo tươi ngon và ngó nhìn chung quanh. - Thế cây táo cấm ở chỗ nào? – bé hỏi. - Bất kỳ chỗ nào và không ở chỗ nào. Đó là một cây táo bình thường cho nên rất khó tìm – Rắn giải thích một cách lịch sự Myszka ăn hết quả táo, thậm chí ăn cả ruột. Rắn cười với cô bé, khoe những chiếc răng nhỏ xíu. - Bây giờ mi rất xinh và mi nhẹ như con bướm – Rắn nói. “Và không một ai biết chuyện này, ngoài mình ra”, Myszka nghĩ và thấy tiếc, nhưng Rắn đáp lại những suy nghĩ của cô bé: - Mỗi người phải có một cái gì đó, cái chỉ mình người này biết mà thôi. Kẻ không có lấy một bí mật nào thi chẳng khác gì củ lạc, khi đã bị bóc ra rồi thì chỉ còn mỗi vỏ. Con người thường chỉ quan tâm đến vỏ. May phúc là mi khác người. - Bây giờ mình suy nghĩ nhanh như gió – Myszka tự khen. - Và mi sẽ không quên chứ - Rắn nói thêm. - Tôi sẽ không quên đâu – Myszka thuận ý – Thế hôm nay chúng mình sẽ làm gì đây? - Đúng. Chúng mình sẽ nghỉ ngơi. Chúng ta có rất nhiều thì giờ để nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là một việc phức tạp – Rắn nói và kéo thân mình lên cao hơn trên cây – Thôi mi hãy đi tiếp đi. Và Myszka đi sâu vào tít trong vườn, bé có cảm giác xoay quanh bé là một bức tường vô hình, được dựng nên bằng thân Rắn. Cỏ vẫn mà xanh lam, nhưng không giống như cỏ trên tấm phông ở thành phố vui nhộn. Màu lam ngọc của bầu trời nhạt hơn. Hoa cúc vàng không làm nhức mắt cùng lắm thì chỉ chút xíu. Khi đã đi xa bé thấy hươu cao oai phong không có đốm đối xứng. Những cây táo ở đây toàn là những cây táo bình thường. Bé vẫn nhìn thấy mọi thứ rất rõ ràng và chính xác, dường như thị giác của bé sắc sảo hơn, dường như rốt cuộc ý nghĩ của bé đã đuổi kịp mắt nhìn (hoặc ngược lại, điều này bé không dám chắc). Ở dưới nhà, thoạt tiên Myszka nhìn thấy cái gì đó, rồi sau đó trong não bé mới xuất hiện tên, không phải tên này lúc nào cũng đúng. Có khi xuất hiện nhiều tên khác nhau và bé phải quyết định chọn một tên. Không phải lúc nào bé cũng chọn đúng. Trên này, trên cao, thị giác và ý nghĩ chạy bên nhau, song song, đồng đều, suôn sẻ, không gặp một trở ngại nào, còn việc chọn từ chuẩn xác không gặp một khó khăn nào. Myszka ý thức rằng mỗi sự việc có thể xác định bằng nihều từ khác nhau và rằng đôi khi từ làm thay đổi tính chất của vật được gọi. Bé hiểu mối liên hệ giữa tên gọi và vật mạnh mẽ như thế nào. Mạnh mẽ như mối liên hệ giữa con người và con người. Tiếng hát của suối nghe rõ hơn, song lười biếng, bởi suối không chảy từ trên cao mà chảy trên mặt bằng. Cây cối ngày càng thưa thớt, nhường chỗ cho trảng cỏ đầm nắng trời. Myszka nhìn thấy có người đứng bên dòng suối. Và hâu như cùng một lúc não bộ hoàn hảo của cô bé ghi nhớ hai sự việc. Đó là Người Đãn Bà và là Người Đàn bà khoả thân. Sự hiện diện của người Đàn Bà không làm bé ngạc nhiên. Người Đàn Bà này khoả thân, đúng vậy. Có lần Myszka nhìn thấy mẹ khoả thân. Mẹ ở trong nhà tắm, đang tắm dưới vòi hoa sen và mẹ không nhìn thấy mắt Myszka trong khe cửa. Cửa mở hé, để mẹ có thể nghe được khi con gái gọi. Lúc nào mẹ cũng muốn mình ở trong tầm tiếng gọi của Myszka. Vì thế tất cả các cửa đều đóng, nhưng đóng hờ - trừ cửa vào phòng làm việc của bố. Cho nên Myszka mới nhìn thấy. Mẹ đứng trong phòng tắm có vòi hoa sen. Những giọt nước đọng lại trong giây lát trên thân người mẹ, giống như những viên kim cương nho nhỏ óng ánh rồi sau đó trôi xuống dưới. Thân người mẹ không ì ạch và mất cân đối như thân người Myszka. Không giống thùng tô nô, mà cũng chẳng giống thân cây trong rừng. Và sau chót – cái này quan trọng hơn cả - mùi đã nhìn thấy – nó không nhẵn như của bé. Mẹ có những chỗ lõm xuống và những chỗ lồi lên, những điều khiến Myszka bị bất ngờ khi không phải chúng luôn luôn có ở chỗ bé mong có chúng. Thí dụ bụng mẹ không hề lồi chút nào như bụng Myszka, mà chỉ lõm vào. Lại nữa, ngực mẹ không phẳng lì mà ở giữa, mỗi bên có một bông cúc nhỏ, tròn và từ mặt phẳng của thân người, đôi vú nhô lên như hai quả táo bọc da mềm. Nhưng cái đáng ngạc nhiên hơn là mớ lông tơ màu hung ở dưới nách mẹ. Cũng ở chỗ này trên người be thì lại nhẵn thín, mẹ còn có một mơ; lông tơ màu hung như vậy nhưng rậm rạp hơn, ở chỗ hai chân kết thúc ( hoặc bắt đầu) và nối liền với cái bụng phẳng. “Như vậy tóc không chỉ mọc ở trên đầu thôi chăng?” Myszka lấy làm ngạc nhiên, thế nhưng ngay lập tức bé nhớ tới bố. Thỉnh thoảng bố chạy vội qua tiền sảnh vào nhà tắm. Lúc đó áo sơ mi của bố không cài khu, áo bay bay khi bố chạy, bố vừa chạy vừa mặc quần và cài khuy. Khi áo tung bay, Myszka thấy lông trên ngực bố, ngắn, đen, cứng, khác tóc trên đầu. “Bố có lông ở chỗ nào nữa nhỉ?” mùi suy nghĩ và cho dù ngay sau đó bé quên ngay câu hỏi câm lặng của mình, chẳng mấy chốc câu trả lời đã tới cùng với cuốn album to đùng mà có lần mẹ mang về nhà sau khi đi mua hàng. Cuốn album có rất nhiều hình đàn bà và đàn ông khoả thân, khi bé định xem cuốn album này thì mẹ bảo rằng đó là những bức tranh phiên bản. Mùi không hiểu hai từ “phiên bản”, và cũng không hiểu tại sao bé được phép xem những bức tranh này, còn mẹ tắmdy vòi hoa sen hoặc các chị trần truồng trên tivi thi mẹ không cho nhìn. - Myszka … - lúc đó mẹ bình thản nói, còn những tia nước
11. Ngày thứ bảy:
12. Ngày thứ bảy:
13. Ngày thứ bày:
14. Ngày thứ bảy:
15. Ngày thứ bảy:
16. Ngày thứ bảy:
17. Ngày thứ tám
18. Ngày đầu tiên:
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!13319_14.htm!!!m, nhiều bọt chảy dọc thân người mẹ - Myszka, con không được nhìn. Làm vậy là không đẹp đâu. - Con…Mẹ cũng… - Myszka đáp, rụt rè, bé nhớ mẹ cũng nhìn bé trần truồng cơ mà, khi bé ngồi trong bể tắm đầy nước. - Đó là chuyện khác – mẹ bảo và Myszka nghĩ, tất cả những cá gì mẹ có, còn Myszka không có, đều gây bất ngờ. Sau đó Myszka còn nhìn thấy các cô khoả thân trên tivi, thậm chí có lần bé thấy một ông, nhưng rất ngắn thôi, mẹ bấm nút điều khiển thì người khoả thân biến thành con chó Pluto. Rồi sau đó Myszka được bố cho búp bê Barbie và Ken. Người đàn bà khoả thân trong vườn giống như Barbie bằng da bằng thịt. Suy nghĩ này ập vào trí não Myszka nhanh như đôi mắt ghi nhận các chi tiết diện mạo của Người Đàn Bà, những chi tiết càng khác mẹ bao nhiêu càng giống búp bê bấy nhiêu, con búp bê mà không bao giờ bé yêu nổi. “Kinh khủng quá” bé nghĩ, mắt không rời khỏi Người Đàn Bà. “Kinh khủng chẳng khác gì búp bê Barbie”. Thoạt tiên bé thấy buồn. Bé đinh ninh trong bụng khi tạo ra Người Đàn Bà này, Ngài đã nói rất to CÁI NÀY TỐT – rồi Ngài đợi. Trong đầu của Ngài chắc chắn vang lên câu hỏi bất lực, câu hỏi cũng đã vang lên khi Ngài làm ra cỏ đỏ, mặt trời hình vuông hoặc mặt trăng có mắt. Nhưng khi Ngài tạo ra Người Đàn Bà thì không có ai để có thể hô to “đừng! đừng tạo ra Người đàn bà giống Barbie!”. Bây giờ thì quá muộn mất rồi. “Mình sẽ không nói là Ngài đã phạm sai lầm. Làm vậy sợ Ngài buồn” Myszka nghĩ và bước mấy bước lại gần. Người đàn bà không nhìn thấy Myszka. Chỉ nhìn thẳng phía trước mặt, phía sâu trong vườn, mặc dù thờ ơ, bà gãi nhẹ phía dưới nách để trần. Sau đó vươn vai, thẳng người, thở dài, và chính lúc này Myszka nhìn thấy lý do thứ hai theo đó bé liên tưởng Người Đàn Bà với Barbie. Lý dó thứ nhất là tóc Người Đàn Bà và gương mặt của người này. Lý do thứ hai – bộ ngực. Đó không phải là hai quả táo sống động bọc da như của mẹ và đung đưa nhẹ nhàng theo chuyển động. Bộ ngực của Người Đàn Bà này có hình thù khác, nhô cao, nhọn và hoàn toàn vô hồn. Myszka không kìm được, bé muốn kiểm tra xem. Khi nhận được con búp bê Barbie, bé nhanh chóng phát hiện ra rằng, cho dù có thể bẻ cong tay, chân của búp bê, xoay đầu, tết hoặc ghim mái tóc dài của búp bê, nhưng với bộ ngực thì không làm gì được. Myszka cố hết sức làm cho bộ ngực nhỏ lại, dùng các ngón tay bóp, ấn mạnh nhưng bộ ngực vẫn to và vẫn nhọn đầu, y như bộ ngực của Người Đàn Bà này, lại còn cứng như đá. “Vú cao su”. Mẹ bảo, khi mẹ nhìn Myszka đang cố sức, một cách vô ích, làm cho đôi vú xẹp xuống. Cô bé bước lại bên Người Đàn Bà không quen biết, giơ tay ra và dùng một ngón tay dí vào vú Người Đàn Bà này. Và không hề rung lên, cũng không suy suyển. Thay vào đó Người Đàn Bà nhìn Myszka bằng đôi mắt của Barbie. Đôi mắt của Barbie luôn luôn làm cho bé say đắm, cho dù đôi mắt xanh men đó trơ trơ nhìn ra phía trước. Đôi mắt búp bê to tròn, không hề có vết nhăn nào phía trên mí mắt. Đôi mắt của Người Đàn Bà y hệt như vậy. Cái mũi cũng bé tí xíu và mảnh mai, còn miệng thì dô ra tuyệt vời. Miệng nở nụ cười nửa chừng, nụ cười ngu ngốc (khi suy nghĩ, mẹ bặm môi, hai mép của mẹ võng xuống hoặc cong lại). Bây giờ khi Myszka đụng vào Người Đàn Bà, người đàn bà này mới hướng cái nhìn trống rỗng và xanh lam vào bé. - Ôôô.. – người đàn bà nói và lùi về phía sau theo phản xạ. Và lúc đó Myszka nhìn thấy, ngược lại với mẹ, Người Đàn Bà không có lông ở chỗ hai chân của Người Đàn Bà này nhập vào với cái hình tam giác bí ẩn không lớn, được trang điểm bằng mớ lông tơ màu hung. Thì ra, ở chỗ đó Người Đàn Bà chẳng có gì cả. Như Barbie. - Baarr..tiêu.. – có lần Myszka hỏi, nhưng mẹ không trả lời thẳng vào câu hỏi, Barbie đi tiểu bằng cái gì. Vậy thì Người Đàn Bà này cũng không đi tiểu tiện và đó là điều khiến bé ngạc nhiên. Khi đã vậy thì Người Đàn Bà không thể là thật được. Myszka quan sát kỹ Người Đàn Bà và mỗi lúc càng nhận ra nhiều thứ giống con búp bê của mình. Hai chân Barbie quá mảnh mai, gầy guộc, dài ngoẵNgười và ngược lại với chân mẹ - dang rộng. Đùi mẹ đẫy đà, và chạm vào nhau. Myszka dám chắc, khi mẹ đi hai đùi mẹ cọ vào nhau (gần giống như đùi của Myszka, điều gây khó chịu nhất là mùa hè, khi bé cảm thấy mồ hôi làm hai chân dính vào nhau). Hai chân của búp bê này gầy như nhau, cả phần trên đầu gối, cả chỗ bắp chân, còn ở bên trên, giữa hai chân là một khoảng trống khá rộng. Thoạt tiên Myszka nghĩ, đó là chỗ cho quần lót. Thế nhưng sau đó, khi thấy mẹ tắm dưới vòi hoa sen, bé không rằng ở chỗ này có cái gì đó còn hơn thế. Và rằng phải ngược lại mới phải mặc quần lót để che một cái gì đó. Người Đàn Bà có đôi chân như đôi chân của Barbie, còn giữa hai chân lộ ra một vùng cơ thể nhẵn thín. “Người Đàn Bà này không đi tè”, Myszka khẳng định một lần nữa, thế nhưng ở đây, ở trên cao, những ý nghĩ của bé chạy nhanh như mắt nhìn, bé không xướng to điều này, điều bé kịp làm khi ở dưới nhà. Những ý nghĩ của bé chợt tiếp và bắt đầu sắp xếp thành một câu bí ẩn không nói ra. “Bây giờ không một bộ điều khiển tivi nào giúp được gì…” Nếu như bộ điều khiển tivi trong tay mẹ có lúc đã biến những người đàn bà khoả thân trên tivi thành con chó Pluto, còn cách đây mấy hôm – chẳng biết theo yêu cầu của ai – đã làm dịu bớt những màu sắc không tự nhiên của ngôi Vườn, thì lần này Myszka sợ Người Đàn Bà không thể thay đổi một cách dễ dàng những gì mình giống búp bê Barbie. Myszka cũng không biết, mình có thích điều này không. Lạ lùng thay, sự tương đồng này làm cho bé tự tin, điều bé luôn luôn bị thiếu, khi gặp người lạ. Myszka cảm nhận theo bản năng, mẹ không thích người lạ. Những người hãn hữu mới tới nhà họ thường thoạt tiên đưa mắt nhìn Myszka ngay sau đó là cái nhìn hốt hoảng trốn chạy, như cái nhìn của bố. Chỉ có điều cái nhìn của bố chạy ra xa, còn cái nhìn của người lạ thì kín đáo quay trở lại. Ông đưa thư, ông thợ điện, nhân viên công ty vệ sinh, mấy bà hàng xóm, chú làm ở công ty bố đến đột xuất (bố gần như vội vàng đẩy chú này từ tiền sảnh vào phòng làm việc của mình, cứ như là bố muốn cắt bớt thời gian chú nhìn xói vào Myszka đang ngồi co ro trong góc). Họ là những người xa lạ và khi thấy họ Myszka sợ, do lây sợ của mẹ, theo bản năng. Chơi với Barbie, Myszka cảm thấy mình hơn búp bê, hơn con mắt xanh men sứ, hơn đôi vú nhô cao nhọn hoắt, hơn hai tay và hai chân dễ bẻ cong, hơn cái eo quá nhỏ có thể bẻ gập tứ phía (khi làm như vậy búp bê cho cảm giác nó đng nói chuyện với ai đó hoặc vật gì đó với bộ mặt lãnh đạm, buồn tẻ và lịch sự không thay đổi. Barbie quả thật là kinh khủng, nhưng búp bê là dành cho Myszka, chứ không phải ngược lại. Riêng trường hợp mèo con thì đôi khi có khác). Như vậy Người Đàn Bà trong vườn là nhân tạo, không thật, nom rất lố bịch, tuy nhiên Myszka lại thích, bởi một khi là một búp bê Barbie, thì Người Đàn Bà này không còn là người xa lạ. Cho nên khi Myszka quan sát, bé nhận ra trong ánh mắt Người Đàn Bà này có nhiều sự thông cảm chẳng khác gì trong mắt Barbie. - Mi đã gặp được chưa? – rắn nói phì phì và từ cây táo sà cái đầu dài, nhỏ xuống. Đó cũng lại là một cây táo và Myszka nghĩ, bé phải hỏi cây táo này liệu ở đây có các loài cây khác, thí dụ như cây cọ mà bé đã nhin thấy trên tấm phông ở thành phố vui nhộn. Vừa mới nghĩ điều này thì bé có cảm giác ở sâu trong vườn bé nhìn thấy hình chiếc lá răng cưa điển hình và thân cây đầy rêu uốn cong duyên dáng. Tốc độ và cách thức mà mỗi ý nghĩ của bé lần lượt trở thành hiện thực ở trong vườn khiến Myszka thấy hơi lo. “Phải chăng mọi thứ có ở đây là do Ngài bê nguyên vẹn từ ý nghĩ của mình?” Myszka nghĩ với nỗi sợ khôn tả, khi bé cảm nhận rằng đầu của bé không đáng để sử dụng. Đúng là bé đã biết giúp Ngài một tay, để ngài làm cho mặt trăng và mặt trời có hình tròn, thê;’ nhưng khi đó bé đinh ninh trong bụng, nhất thiết chúng phải có hình thù như vậy. Còn cái đẹp hàng chợ của khu vườn đã xuất hiện ngoài ý muốn của bé – giống như bề ngoài của Người Đàn Bà. Cả cái này và cái kia đều đã ăn sâu trong trí nhớ của bé. “Đầu óc mình lộn tùng phèo, thế mà Ngài lại sử dụng nó” bé nghĩ mà thấy sợ. Myszka đã chóng vánh quên đi chuyện của mình, bé đã rất hứng thú và với cuộc gặp gỡ người xa lạ kia, người bé không thấy sợ, người ta đã không trốn chạy khi nhìn thấy bé. Người Đàn Bà nhìn bé bằng ánh mắt giống như ánh mắt cô cng này khi nhìn cây táo gần đó, nhìn bầu trời lam ngọc và nhìn con đường cát mịn. Cứ như Myszka chỉ là một đồ vật,cây cối hay thú vật, những thứ luôn luôn thuộc về vườn – hoặc tựa hồ Người Đàn Bà nàyt chẳng hề quan tâm gì cả. Myszka đã biết cái gì khiến búp bê Barbie quan tâm, tủ quần áo, đôi giầy cao gót, xe và Ken. Không bao giờ Barbie nhìn xoáy thẳng vào Myszka, khi Barbie nhìn thì chẳng biết búp bê nhìn đi đâu và vào cái gì. Cho nên bây giờ để trả lời câu hỏi của Rắn, bé có thể tha hồ nói dối. - Mi có thích không? – rắn phì phì hỏi. - Có, có – bé vội, vàng trả lời, còn Rắn chăm chú nhìn Myszka. - Ngài thành công rồi – rắn nói có phân phân vân, còn Myszka nhận ra và thận trọng hỏi. - Ngài có hài lòng với Người Đàn Bà không? - Có lẽ là như vậy – Rắn đáp. Myszka không muốn làm ai bực mình, nhất là đó lại là Đấng tạo ra Người Đàn Bà, cho nên Myszka gật đầu. Người Đàn Bà vẫn điệu bộ như vậy, khom người một cách lười biếng, khoe lưng ong và đôi vú nhô cao. “Mẹ mà có đôi vú như vậy thì lúc hai mẹ con ôm nhau nhất định vú sẽ đâm vào người mình” Myszka nghĩ thầm. - Người Đàn Bà có biết nói hay không? – Myszka hỏi. Chút ít thôi – Rắn sốt ruột đáp – SẼ học nói - rắn tiếp sau giây lát – Mi có thể giúp Người Đàn Bà trong chuyện này – rắn nói thêm sau giây lát suy nghĩ. Học ở tôi hả? tại sao Người Đàn Bà cứ đứng nguyên một chỗ như vậy? Người Đàn bà đi lại kém lắm – Rắn công nhận. Bởi họ luôn luôn đi những đôi giày không thuận tiện. Không có giày thậm chí họ không đứng được – Myszka giải thích – Barbie có mấy đôi giày, tất cả đều là giày cao gót. - Giày ở trong vườn, cũng… Ta đây có cần giày dép gì đâu – Rắn nhăn mặt – Lát nữa chắc mi sẽ bảo, Người Đàn Bà phải mặc quần áo! - Người Đàn Bà phải có tủ quần áo – Myszka hưởng ứng theo phản xạ, còn Rắn phủ nhận một cách mạnh mẽ. - Tủ? trong vườn? và quần áo? Người Đàn Bà phải khoả thân vì Người Đàn Bà không có gì phải che đậy cả. - Không có. Chẳng sao cả - Myszka sốt sắng tán thành còn Rắn nghi ngại liếc nhìn Myszka. Người Đàn Bà không nghe cuộc trò chuyện của họ. Quan sát quanh vườn, xoay cái đầu cứng, đẹp và hoàn hảo của mình. - Người Đàn Bà có biết cười không? – Myszka lại hỏi. - Không – Rắn thờ ơ đáp – Để cười thì phải có cái gì đó để mà cười. Thế nhưng mi thấy Người Đàn Bà đang cười đấy thây! - Hưm.. – Myszka ấp úng, nhìn nụ cười đỏng đảnh và cái miệng nhô ra lặng im của Người Đàn Bà – Liệu Người Đàn Bà có thích kết bạn với tôi hay không? – Myszka hỏi. - Có đấy. Chỉ có điều Người Đàn Bà vẫn chưa biết đó là tình bạn kiểu gì. Myszka hiểu câu trả lời của Rắn. Barbie cũng đã không biết đó tình bạn gì. Nó cho bẻ gập, chải chuốt, mặc quần áo, đặt trong các tư thế lạ và chiêm ngường. Nó không gây cảm xúc và cũng không có xúc cảm. Nó không có sự bất lực của gấu misa bằng nhung, con gấu mà Myszka đã từng ngủ chung trên giường. Barbie cũng không có cái xấu xí rất người mà búp bê vải đang ngồi trong góc phòng có, lúc nào ucng~ có thể vuốt ve mái tóc bằng sợi của búp bê. Barbie là một sự hoàn hảo không thể nào đạt được và nó cũng không gây được cảm tình. - Đúng, Người Đàn Bà đã giả đò đối với Ngài – Myszka thở dài với thái độ khiêm nhường. “Mình mà cũng làm như vậy thì có lẽ bố đã không chạy như thế chăng?” Người Đàn Bà vẫn im lặng với nụ cười hờ hững trên môi, cho nên khi Myszka thấy chán và định đi tiếp thì bé nhìn thấy một Người Đàn Ông đang tiến lại. Và bé không hề ngạc nhiên trước diện mạo của người này. Đó là chuyện đương nhiên, vì Người Đàn Bà đã có chàng Ken của mình. Người Đàn Ông cũng khoả thân. “Rốt cuộc mình được thấy toàn thân một Người Đàn Ông”, Myszka nghĩ, nhớ tới bố mình. Không bao giờ Myszka được nhìn thấy bố tắm dưới vòi hoa sen. Bố bước vào nhà tắm, thân người quấn chặt chiếc áo khoác lụa màu thâm mặc trong nhà, khi bố ra khỏi nhà tắm cũng y nguyên như thế, nhưng sạch sẽ hơn. Dẫu vậy Myszka nhớ rằng một khi ở chỗ kết thúc hai chân mẹ có mớ lông tơ dầy thì nhất định ở chỗ đó của bố cũng phải có cái gì đó bất ngờ, có khi còn rất bất ngờ nữa là đàng khác. Thế nhưng, Người Đàn Ông đang tiến lại gần chỗ bé (chân bước nhanh hơn rất nhiều so với Người Đàn Bà)cũng không có gì ở đó cả, ngoài lớp da hồng như mọi chỗ khác. Thoạt tiên Myszka lấy làm lạ, nhưng sau đó bé nhớ đến búp bê Ken. Ở chỗ đó Ken cũng không có gì cả. “Thế nhưng cùng với cả nhà Chàng Ken có nhà, xe, chó, ngựa và chiếc tủ đầy quần áo” Myszka nghĩ. - Mi nhìn họ đi – Rắn phì phì – Họ đã tới đúng không? - Vâng, đúng vậy – Myszka đáp, chẳng biết mình nói dối hay nói thật. Bỗng nhiên ngôi vườn bất động. Ngay tức khắc cho cảm giác đây là một bức tranh tĩnh, chứ không phải là một ngôi vườn sống động. Chim chóc, côn trùng dừng bay, không có tiếng vỗ cánh, chẳng có tiếng vo ve. Cánh bướm treo lơ lửng trong không trung. Chuột chũi ngừng quăng những cục đất mới đào. Người Đàn Bà và Người Đàn Ông bất động, giữ nguyên tư thế của mình, Người Đàn Ông trong tư thế chân nhấc nhẹ để bước tiếp, Người Đàn Bà mắt nhìn Myszka và vẫn tỏ ra không quan tâm gì đến cô bé. Mặc dù vậy cả hai cho cảm giác họ đang chờ đợi. Rắn cũng nghiêng đầu và thấy rõ là đang lắng nghe. Và Giọng nói vang lên. Giọng nói như muốn hỏi nhưng hình như đang đợi một lời khen. Myszka có cảm giác giọng nói chỉ chờ câu trả lời khẳng định: - CÁI NÀY TỐT. Myszka nhìn Rắn như muốn hỏi. - Mi làm cho Ngài vui lòng một tí được không, Ngài chẳng có nhiều niềm vui đâu. Toàn là những khó khăn. Ngài liên tục sáng tạo và sáng tạo, thế nhưng những gì Ngài tạo ra liên tục phụ lòng Ngài – Rắn sốt ruột nói. - Tôi phải trả lời Ngài hay sao? – Myszka nói nhỏ. - Ai bảo vậy! – Rắn bực tức – Mi tưởng một người như Ngài mà lại đi hỏi ý kiến của ngươi sao? Chỉ cần mi nghĩ cái này tốt là được rồi! Thế nhưng Myszka không biết nghĩ rằng Barbie – nhất là Barbie to lớn như một người đàn bà bình thường – là tốt và phải hiện diện ở trong vườn. Trong khi Barbie – như truyện thần thoại mẹ kể - phải trông nom các loài cá, các loài chim và tất cả các loài thú vật khác. Cho nên bé im lặng và chỉ còn biết lắng nghe. - CÁI NÀY TỐT – giọng nói nhắc lại một cách dứt khoát. Không có dấu hỏi. Tuy vậy Myszka tiếp tục nghe Giọng nói. Có một dư âm nho nhỏ của sự nghi ngờ. Myszka cũng có sự nghi ngờ này. Thực ra vườn đã bớt sặc sỡ, thế nhưng màu sắc của vườn vẫn cứ cho thấy chỉ là một bức tranh hơn là một cảnh thực. Còn Người Đàn Bà và Người Đàn Ông…Myszka không thích nghĩ về họ. Làm sao bé có thể yên tâm khi bé không thể thích, cũng không thể tin họ? - CÁI NÀY TỐT - giọng nói vang vọng, chỉ nghe thấy một chút xíu phân vân. Vườn, rõ ràng không nhạy cảm với những tông Giọng lắng nghe những lời mình chờ đợi, rồi lại trở nên sống động. Người Đàn Bà thở dài, đứng thẳng người, Người Đàn Ông bước đi vài bước rồi đứng bên Người Đàn Bà đặt tay lên vai nàng. Chỉ có điều Người Đàn Ông đụng tay vào Người Đàn Bà như đụng vào một thân cây và cả hai lại bất động trong tư thế của mình. “Họ buồn, như Barbie và Ken, Vì tự họ buồn” Myszka nghĩ thầm. Đúng lúc Myszka đang định hỏi điều này thì bất thình lình Rắn nói: - Mi hãy đi đi. - Tôi muốn nán lại – Myszka đáp, thế nhưng Rắn lắc cái đầu dẹt của mình. - Đủ rồi – nó nói. - Thôi được, tôi sẽ đi. Thế nhưng tại sao tôi lại không thể mang xuống dưới nhà sự thay đổi của tôi? – bé hỏi với giọng buồn bực – Chẳng lẽ chỉ có Rắn và hai người kia biết tôi nghĩ nhanh như thế nào sao? Tôi bước nhẹ nhàng, thanh thoát, như thế nào hay sao? Tôi múa hay như thế nào hay sao? Rắn im lặng, cho cảm giác nó đang lắng nghe. Sau đó nó cử động và nói nhỏ: - Người nói rằng mi sẽ được nhận một góc vườn để cho mi khỏi buồn. - Một góc vườn? – bé ngạc nhiên. - Đúng, một góc nhỏ để cho mi nhớ tới chốn này. Còn bây giờ mi hãy đi đi. Ngày hôm nay là ngày rất dài rồi. Mi có thể quay lại, trước khi ngày kết thúc, mà cũng có thể không. Bản thân ta không biết được, vì điều này không phụ thuộc vào ta. Nhưng ngày hôm nay vẫn tiếp diễn và sẽ tiếp tục tiếp diễn. - Và Rắn sẽ làm gì khi ngày dài như vậy? – Myszka tỏ vẻ ngạc nhiên. - Nghỉ ngơi – Rắn giải thích rồi từ thân cây Rắn thả xuống dưới một phần tấm thân dài thuỗn của mình, ẩy nhẹ cô bé. Thậm chí Myszka cũng không để ý, khi bé đã hiện diện trở lại phòng áp mái. Con mèo vẫn ngủ, nằm cuộn tròn trong một chiếc hộp. “Họ không cho mi tới đó vì mi rất là thực” Myszka nghĩ. “Khoan đã, khoan đã… còn mình sao đây?” Myszka nhanh chóng có câu trả lời “Còn mình sẽ ăn một quả táo và mình sẽ trở nên không thật như họ”. - Myszka ơi, xuống dưới nhà ăn tối đi con – mẹ gọi, mở hé cánh cửa phòng áp mái. Đèn điện sáng chói, mèo con đã thức dậy, và tất cả mọi thứ nom lại bình thường như vốn có. Không kể Barbie và Ken nằm lăn quay trên nền nhà, bị lột hết quần áo. - Con mang búp bê lên đây phải không? – mẹ cười, rất hài lòng. Sự hiện diện của hai con búp bê cho thấy Myszka đã làm gì trên tầng áp mái. “Chơi với búp bê” Ewa nghĩ. Còn Myszka nhìn Barbie và Ken suy ngẫm theo kiểu của mình, chậm rãi song kiên nhẫn “Làm sao hai người lại ở trên này, khi mình có mang họ lên đây đâu?” Và buổi tối đã kết thúc, nhưng ngày thứ bảy vẫn tiếp diễn. Đấy là ngày khó khăn nhất, là ngày dài nhất của một tuần. Cũng là ngày có rất nhiều điều bí ẩn. Vì sau đó một số người bảo rằng Ngài đã tạo ra Người Đàn Bà và Người Đàn Ông đồng dạng với mình – điều không thể. Một số người khác lại nghĩ rằng chính Người Đàn Bà cùng Người Đàn Ông đã tạo ra Ngài đồng dạng với mình, bằng cách như vậy họ muốn tước đi tự do của Ngài. Nhưng đó là chuyện hoàn toàn khác, không thuộc ngày thứ bảy.