Chương 13

Thấm thoát mà trái đất đã quay tròn một vòng quanh mặt trời, một mùa đông nữa lại đến. Buổi chiều hôm nay trời mưa dầm dề, tiếng chuông báo hiệu hết giờ làm vừa xong, tôi thở ra một hơi dài, thu xếp sách vở bỏ vào ngăn kéo với lấy túi xách và chiếc áo mưa, tắt ngọn đèn ống rồi đứng dậy đi ra cửa. Hành lang với dãy lan can gỗ song song, những lớp học có cửa sổ phía Nam đã đóng kín. Hàng cây Trắc Bá Diệp ẩm ướt trồng ven theo bốn bước tường dài cao ngất, khung cảnh này trở thành quen thuộc với tôi.
Giang Triết đã giới thiệu tôi vào làm thư ký ở văn phòng của ngôi trường tư thục này. Việc làm tương đối nhàn, lương lại đỡ. Ông hiệu trưởng có vẻ hài lòng vì tôi luôn luôn tỏ ra mẫn cán, làm việc đúng giờ giấc và chu toàn. Đời sống như chiếc đồng hồ cát từng hạt, từng hạt rơi đều đặn qua ngày. Thiên đường đã khép cánh sầu. Tôi có còn ước mơ gì nữa? Ngang qua phòng giáo sư ánh đèn còn cháy sáng, chẳng biết hôm nay ai mà chăm chỉ thế! Tò mò nhìn vào, vừa lúc một bóng người bước ra với giọng gọi mừng rỡ:
- Phương Kỳ!
Người thanh niên chững chạc đối diện, mặt sáng sủa dễ mến với chiếc carato đứng đắn này là Lương Hạo Bình, một giáo sư toán trẻ tuổi. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng rồi cũng cúi đầu chào:
- Anh chưa về sao?
Hạo Bình cười mỉm:
- Tôi chờ Kỳ! Chờ từ nãy giờ!
- Chờ tôi?
- Vâng! Tôi muốn đưa Kỳ về nhà, trời mưa như vầy đi bộ không tiện lắm!
Lại những trò đưa đón! Tôi lắc đầu:
- Cám ơn anh! Nhưng tôi đi vậy đã quen. Hơn nữa giờ này chưa trễ mấy, có lẽ còn xe buýt mà!
Hạo Bình thoáng lộ vẻ buồn:
- Phương Kỳ! Chẳng lẽ Kỳ không cho tôi được cái vinh dự đưa Kỳ về sao?
- Tôi nghĩ mình không có cái vinh dự đó!
Rời mái hiên bước xuống, những giọt mưa liền đập rào rào như một thực tại. Chiếc trastiol đen của Hạo Bình đang nàm dưới garage, Bình vẫn bước theo tôi mặc cho trời mưa. Trong phút chốc chàng đã ướt mèm.
- Phương Kỳ! Sao Kỳ khó quá vậy? Chẳng lẽ tôi để Kỳ đi trong trời mưa!
- Tôi không muốn tập cho mình đôi chân có thói quen ỉ lại, nó mà sinh tật lười biếng thì nguy hiểm đó!
- Tôi xin tình nguyện làm tài xế cho Kỳ mỗi ngày!
- Cám ơn! Tôi đã có tài xế!
Bình hỏi gấp:
- Ai thế Kỳ?
- Tài xế xe buýt, ông ta chờ tôi hàng ngày, anh không tranh giành với thân chủ tôi được đâu!
Tôi vừa cười vừa bỏ đi, Hạo Bình vẫn đi theo:
- Tôi không hiểu sao lúc nào Kỳ cũng khép kín không vậy? Chẳng lẽ Kỳ không để mắt đến ai sao?
Tôi đáp gọn:
- Đừng để ý đến chuyện đó, đừng nên hỏi câu đó, anh nên quay vào đi, anh đã ướt hết rồi kìa!
- Nếu đi theo Kỳ mà phải lội xuống sông tôi cũng đi chứ đừng nói dầm mưa!
Tôi cười héo hon:
- Anh đừng bốc đồng quá! Sự lãng mạn đâu có thích hợp với một nhà toán học!
Hạo Bình không rời mắt khỏi nụ cười của tôi:
- Kỳ ơi!
Tôi cũng phải thương hại cái vẻ tội nghiệp của anh chàng:
- Thôi trở vào đi anh! Ngày mai chúng ta gặp lại nhau nữa mà! Tạm biệt!
Bình vẫn tay nhưng vẫn đứng dưới mưa:
- Bye Phương Kỳ!
Cúi đầu đi trên hè phố, gió từng chập cuốn lấy dáng cỏ lả như liễu non, mưa bay xiêu tạt từng giọt vào mặt, rơi thánh thót trên cây dù nhỏ. Mặt đường trơn bóng như sân khiêu vũ, phản chiếu những hàng cây mù mờ, tôi cũng thấy chiếc bóng của mình trên đó. Trông có vẻ hiu quạnh và mịt mù làm sao!
Rẽ vào tiệm Mỵ Lan mua một ổ bánh mì với hộp cá mồi dẹp và nhỏ. Vượt qua con đường thiên lý lầy lội chỉ đầy tiếng mưa rơi! Tôi đã về đến nhà!
Nhà là một căn phòng nhỏ trong chung cư Kim Sa. Mãi tuốt trên tầng năm, từng bước bị lực hút của trái đất kéo trở lại, tôi đứng trước cánh cửa nhỏ hẹp. Tra chìa khóa rồi mở toang ra. Gian phòng chật chội chỉ đủ kê một bộ bàn ghế gỗ thô sơ, một chiếc giường đơn lạnh và một chiếc tủ ọp ẹp chứa tạp nhạp mấy món đồ vặt. Bên trong là cái bếp nhỏ như cái lỗ mũi. Nơi ở của tôi tuy tồi tàn như vậy nhưng mỗi tháng vẫn phải trả một trăm đồng tiền thuê nhà. Bật công tắc ngay ở cửa ra vào, ánh đèn trắng đục nhấp nháy rồi soi sáng một khoảng không gian trống rỗng. Bốn bức tường cũng toàn một màu vôi trắng cũ kỹ, trống trơn không có lấy một bức tranh trang trí. Cửa sổ chẳng có rèm buông mà cũng không có kính che, chỉ được dán bằng giấy báo để bịt gió.
Nơi ẩn thân của tôi lạnh và buồn như ngôi tháp cô đơn. Nhóm bếp lên sửa soạn buổi ăn tối đạm bạc, dạo này cần phải tiết kiệm nên tôi chỉ hâm cá ăn với bánh mì là xong chuyện. Ăn uống thế này trách chi người không gầy và khô đét như nhánh san hô hóa đá. Ăn xong, buổi tối kéo đến với nỗi buồn trống vắng. Chiếc hỏa lò đặt giữa nhà, tôi bắc ghế ngồi cạnh, chân thu trong ghế, cuốn sổ nhỏ để trong lòng, hôm nay tôi lại phải tính sổ cho cửa hàng bách hóa ở tầng trệt. Công việc thù lao không có bao nhiêu nhưng tôi vẫn nhận làm để không có thời gian rảnh.
Lướt qua trang giấy dầu cải, tia nhìn lại rơi vào ánh lửa đang bập bùng cháy. Lửa vẫn đỏ, nhựa củi vẫn sủi bọt trắng. Khói màu nâu xám cuộn thành những dòng nhỏ tan mau, chỉ nghe tiếng củi nổ lách tách như tiếng của những hạt buồn bị cắn vỡ. Đưa tay hơ lên lửa rồi áp ight:10px;'>
Bội Tần quay đi. Nó không dám nhìn thẳng vào mặt tôi:
- Tao định dấu mày! Nhưng sớm muộn gì rồi mày cũng biết. Khiết Anh........!
Tim tôi nghẹn máu:
- Sao....?
- Uông Khiết Anh vừa làm lễ thành hôn với Vương Ánh Tuyết! Hai vợ chồng vừa sang Đông Kinh hưởng tuần trăng mật ngày hôm qua rồi!
Đầu tôi như nổ tung ra, cơn nhức buốt xuyên qua óc như chiếc kim nhọn. Tôi ôm đầu như kẻ mất trí, ngây dại nhìn Bội Tần:
- Mày định nói chơi với tao đó à? Đừng đùa! Tao giận mày bây giờ!
Bội Tần ray rứt:
- Không đâu Phương Kỳ, tao nói thật đó! Khiết Anh đã lấy vợ, đám cưới của họ thật lớn và tưng bừng, Khiết Anh chẳng có vẻ buồn bã gì cả! Thật tình tao cũng không biết trách anh ấy ra sao vì tất cả mọi người đều tưởng lầm mày tự nguyện lấy lão già đó! Khiết Anh đã cười lạt bảo tao: "Sự thật Phương Kỳ mới là kẻ phản bội, bội bạc. Nàng đã cố tình dứt khoát để đi lấy chồng bảo sao tôi không đi lấy vợ? Ánh Tuyết bây giờ là một người vợ xứng đáng, tôi tin mình đã hành động đúng!"
Khiết Anh! Khiết Anh! Cái giá đắt tôi phải trả để đổi lấy kết quả này sao? Mọi ý nghĩ lạnh nghiền trong óc như chiếc xe xoay. Tôi hét to chẳng khác chi người loạn óc:
- Nhưng tao vẫn chờ anh ấy mà! Tao có phản bội anh ấy bao giờ đâu? Khiết Anh, ai cho phép anh lấy vợ? Anh đành bỏ em bơ vơ sao? Không! Không! Em không thể mất anh được, em phải đi tìm anh chứ! Bội Tần! Khiết Anh ở đâu chỉ dùm tao đi!
Từ những giường bên, mọi tia nhìn lạ đổ về phía tôi. Tôi cóc cần ai dòm ngó, nhảy xuống giường chạy ra cửa. Bội Tần hớt hải chạy theo:
- Mày đi đâu vậy Phương Kỳ?
- Tìm Khiết Anh!
- Anh ấy qua Nhật Bản rồi!
- Tao cũng đi, mày không thấy tao có hai cánh đây sao? Tao là chim mà, mày để tao bay đi tìm anh ấy!
- Phương Kỳ! Mày nói sảng rồi! Để tao đi tìm y tá!
- Ê! Buông tao ra đi! Bộ mày thích nhìn tao khóc lắm sao? Bỏ ra! Nếu không tao biến mất liền cho mày coi!
Lại bị lôi vào giường, tại sao ai cũng thích làm khổ tôi không vậy? Một mũi thuốc thật đau được chích sâu vào da, tiếng người mang máng bên cạnh:
- Phương Kỳ! Phương Kỳ ơi! Bình tĩnh lại đi! Khổ quá!
Mạch máu trong óc căng ra như dây đàn, tiếng tây ban cầm vang dội vào óc đau nhói. Ngàn lũ chim man dại quạt cánh trong đầu, lời hát tình sầu quyện với sóng biển, gió núi, rừng thông! Tất cả chập chùng quay đảo tít mù một hồi rồi biến thành vô số hạt phong bay đầy trời. Tôi cũng hóa thành một hạt phong nhẹ hầng bay lên vào trong gió đến nỗi chóng cả mặt! Vừa khóc tức tưởi tôi vừa gọi Bội Tần:
- Mày thấy không? Gió lớn quá! Tổ chim trên cây bị gió thổi rớt xuống, có con chim bị gió cuốn đi kia kìa, chẳng ai cứu nó cả, tìm lại cho tao đi!
Lải nhải được mấy câu nữa, rồi mê thiếp đi dưới tác dụng của thuốc an thần, chẳng còn biết trên đời này có thêm một đôi vợ chồng mới và một kẻ vừa đánh mất mối tình đầu!

- Thế à! Chắc cô không ưa môn toán mấy nên thiếu cảm tình với các giáo sư?
Dạ Tú cười khúc khích:
- Đúng vậy, tôi rất bết toán. Thi rớt lên rớt xuống về môn này, theo ý tôi người giỏi toán là người thông minh nhất đời này đó.
- Cô khá khen, thật ra người thông minh không nhất thiết phải giỏi toán. Có lẽ cô khá về các lãnh vực khác.
Dạ Tú vui vẻ ngồi xuống bên Bình.
- Tôi biết đàn dương cầm, mẹ tôi dạy nên tôi mới biết được, bây giờ nghe cũng tàm tạm.
- Cô đang học trường âm nhạc?
- Không! Tôi vừa tốt nghiệp trung học đang định thi vào đại học. Theo anh thì trường nào thích hợp hơn cả? Tôi hay đi chơi và không ham học lắm đâu.
Thế là hai người quay quanh vấn đề thi cử và học đường. Khiết Anh kéo ghế ngồi đối diện tôi bình thản nói chuyện với vợ chồng Giang Triết. Bội Tần hỏi:
-Về nước rồi anh còn định đi đâu nữa không? Đã lâu Đài Bắc không còn được nghe tiếng hát của anh.
Khiết Anh đáp bằng giọng bình thản:
- Tôi đang dự định bỏ nghề ca hát, có lẽ khán giả không buồn vì thiếu giọng hát của tôi đâu. Ca sĩ mỗi ngày được lăng xê nhiều thêm, sân khấu bây giờ nhiều lúc biến thành vũ đài cho người ta thi hành mọi tài năng và thủ thuật để trở nên ngôi sao sáng. Âm thanh đôi khi chỉ còn là sự cạnh tranh. Tôi không thích chen lấn nên nghĩ rằng nên chấm dứt là hơn.
Vâng! Thời thơ mộng đã chấm dứt rồi! Đầu chợt nhói lên rồi, chứng nhức đầu quái ác mỗi khi bị kích thích thần kinh lại bung ra. Tôi ngồi câm nín, cố sức chống lại cơn đau đang hoành hành. Nhức quá! Nhức thật là nhức. Với ánh mắt nhìn ra sàn khiêu vũ chập chờn Ánh Tuyết vẫn sáng chói như ngày nào! Uyển Uyển, Giáng Thu từng trong những người quen năm cũ, lại có cả Liêu Đông. Một khúc nhạc mới trỗi lên, mọi người kéo ra piste lả lướt. Giang Triết và Bội Tần đã lén đi từ lúc nào. Dạ Tú cũng kéo tay Hạo Bình:
- Ra nhảy nhé! Tôi thích điệu nhạc này ghê đi!
Bình nhìn tôi thật nhanh, rồi đùa:
- Tôi nhảy dở lắm, chắc không bằng các bạn trai của cô ở bên Mỹ.
- Con trai Mỹ không phải tên nào cũng nhảy hay cả, có lần tôi bị dẫm lên chân thật đau. Cũng như cuộc sống bên Mỹ không phải là người ta mê thích hoàn toàn. Tôi vẫn thích được sống ở quê hương với những người cùng chủng tộc mình hơn.
- Còn tôi lại mong có dịp du lịch qua bên kia bán cầu để mở rộng kiến thức.
Tất cả đã đi khỏi chỉ còn mình tôi với chiếc bàn vắng. Uông Khiết Anh, tôi tránh ánh m thầm lặng theo dõi cuộc sống của chàng bằng những lá thơ của Ánh Tuyết gởi cho Uyển Uyển, tôi có thể đoán được sự yên vui của họ. Đông Kinh với mùa hoa anh đào! Nhật Bản với Phú Sĩ Sơn phủ tuyết, đôi uyên ương ấy đã hưởng tuần trăng mật ở đó hết mùa xuân, mùa hạ cặp vợ chồng lại sang Hạ Uy Di quần đảo của tình yêu, sóng biển với bóng dừa xanh, chàng ngồi đàn trong khi nàng đang nhảy điệu tình yêu, hình ảnh đẹp tôi vẫn thường thấy trong ciné. Mùa thu họ lại tiếp tục du lịch qua Áo, ngắm trăng vàng rơi trên sóng nước thành Vienne! Khiết Anh vẫn là con người trữ tình như thuở nào! Lửa trong lò hạ thấp, tôi nhặt một thanh củi cho vào, gỗ còn ướt khói trắng tỏa ra mù mịt khiến tôi cay tê cả mắt, nghẹt cả mũi. Giữa lúc đó có tiếng gõ cửa, tôi bịt mũi chạy ra. Diệp Bội Tần hăng hái bước vô, thấy vậy nó khựng lại:
- Mày định đốt nhà sao vậy Kỳ?
Tôi lấy khăn lau nước mũi chảy ròng, nói nhảm:
- Củi ướt quá! Nó nhả khói làm tao muốn tắt thở. Ngồi v>- Chồng tôi vẫn để tôi tự do, anh nới trễ vậy? Ông xã mày đâu?
- Bổn phận của người chồng là phải chăm sóc vợ.
- Rất tiếc tôi không được may mắn như Ánh Tuyết, chắc anh không rời chị ấy nửa bước?
- Tôi có thể tự hào là đã làm tròn bổn phận đó.
Chàng cười thật dễ ghét, châm một điếu thuốc lá, làn khói tản mạn ra, tôi ngồi im mà không đưa tay ra bắt. Tất cả khói trên đời đều phải tan. Khiết Anh khẽ thở dài.
- Một năm nay cô có hạnh phúc không Phương Kỳ?
- Nếu bảo hạnh phúc là hoàn toàn bằng lòng với cuộc sống thì tôi hoàn toàn hạnh phúc.
- Còn tôi như bao nhiêu người khác ở địa vị tôi. Đời sống chúng ta bình an quá phải không? Vậy mà có thời gian con người có thể vô tình, nay mới rõ ý nghĩa đó. Thật lãng mạn và ấu trĩ.
- Đó là điều đáng mừng vì nhờ vậy mà thế giới này bớt đi những bi kịch.
Khiết Anh dụi tắt điếu thuốc, chàng nâng ly rượu lên:
- Chúng ta có thể uống mừng cho điều đó không?
Tôi im lặng đưa cao chiếc ly có chân. Hai ly cụng nhau, màu rượu trong ly sóng sánh. Tôi uống một hơi, ánh mắt chàng nhìn tôi thật bén.
- Dường như cô vẫn chưa quen dùng rượu, nên uống ít thôi Phương Kỳ.
- Cám ơn anh, một năm nay tôi đã tập nếm thử các thứ rượu cay đắng nhất.
- Nếu vậy chúng ta cùng uống hết đêm nay nhé! Cho tiêu cái sầu vọng cổ như người xưa!
Tôi ương ngạnh gật đầu. Khiết Anh rót thêm rượu vào ly. Tôi uống một cách khó khăn, chàng lặng lẽ quan sát tôi rồi chồm tới đặt tay lên miệng ly cản lại:
- Đừng uống nữa Phương Kỳ, em có thể bị say rồi đó.
Tôi gạt tay chàng ra tiếp tục uống cạn, cổ họng như muốn bốc khói, ruột gan là một đám cháy lớn, thế nhưng tôi vẫn ngạo nghễ nhìn chàng. Ngôn ngữ đã trở thành xa lạ, chúng tôi như hai diễn viên trên sân khấu câm. Bàn tay chàng buông xuôi trên bàn, chiếc nhẫn cưới sáng lấp lánh làm nhói tim tôi, không hiểu sao tôi nảy ý so sánh chiếc nhẫn kia như vòng xích đạo ngăn cách, chúng tôi là hai cực Nam Bắc của địa cầu đối diện nhau lạnh băng. Khiết Anh im lặng. Tôi nhìn ra sàn nhảy bằng ánh mắt hoang vu. Gần đó là cặp Hạo Bình và cây gậy trừ tà!
- Lãm Kiến? Mẫu người yêu thi ca của mày?
- Ông ta nói chuyện văn chương rất hay nhưng đáng buồn là cái miệng lại như chú vịt tàu!
- Thế Hạo Bình? Hắn đẹp trai như thế mày còn muốn gì nữa?
- Anh chàng ăn mặc chải chuốt quá!
Bội Tần trợn mắt:
- Sao ai mày cũng chê hết vậy? Coi chừng quả báo như truyện cổ tích vua quạ bây giờ.
Tôi cười cay đắng cúi đầu:
- Đùa với mày thôi, thật ra bây giờ tao chẳng còn để ý đến ai nữa cả, mày hiểu không? à! Mà ai cho mày biết cái bản danh sách đó vậy? Ông chồng của mày làm mật báo viên chứ gì?
Giang Triết dạy phụ hội họa ở đó. Bội Tần cười ngỏn ngoẻn:
- Dĩ nhiên, có gì lạ là anh ấy nói với tao hết cả!
- Mày thật có uy.
- Phương Kỳ! Tao thương mày, tao cũng muốn mày được hưởng hạnh phúc gia đình như tao, mày nên lấy chồng đi Kỳ à!
Tôi kẽ vuốt những sợi tóc dài óng mượt:
- Hai mươi mốt tuổi đầu có phải là già chưa? Sao tự dưng mày cứ đòi tao lấy chồng vậy?
Bội Tần không trả lời, nó nâng tách trà lên uống, mặt có vẻ suy nghĩ. Nhận ra trà đã nguội, tôi đứng dậy:
- Để tao châm thêm nước nóng.
Vừa cầm lấy bình trà, chưa kịp châm, Bội Tần vụt lên tiếng:
- Hai vợ chồng Khiết Anh đã trở về đây rồi!
Chiếc bình tuột khỏi tay rơi xuống nhà bể làm mấy mảnh, tôi quay lại nhìn sững Bội Tần:
- Khiết Anh đã trở về?!
Bội Tần lắc đầu, nó cúi nhặt những mảnh vỡ của chiếc bình, nói lảng:
- Ngày mai lại phải tốn tiền mua bình trà khác! Mày đoảng thật.
Tôi cắn môi ngẹn ngào:
- Họ còn trở về đây làm gì? Sao họ không đi vĩnh viễn? Đi Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ. Họ định để tao nhìn thấy cảnh hạnh phúc của họ mới vừa lòng ư?
Bội Tần buồn:
- Phương Kỳ! Mày vẫn còn yêu Khiết Anh quá! Mới nhắc đến tên mày đã làm bể bình trà, tao sợ gặp Khiết Anh mày sẽ tự đánh vỡ ngay chính bản thân mày mất!
Tôi vẫn ngu ngơ nhìn:
- Mày bảo tao phải trốn ở đâu bây giờ Bội Tần? Tao không dám gặp mặt Khiết Anh nữa! Mày nói đúng, gặp lại chỉ gây ra sự đổ vỡ mà thôi!
Bội Tần vỗ nhẹ vai tôi.
- Tao xin mày một điều! Nếu Khiết Anh có tới tìm hỏi về tao mày đừng nói gì cả nhé! Cứ để anh ấy tưởng tao đang hưởng hạnh phúc, khơi lại chuyện xưa ích lợi gì?
- Mày muốn Khiết Anh mãi mãi nguyền rủa mày là kẻ bội bạc sao?
- Tao không muốn anh ấy bận tâm vô ích, anh ấy đã có vợ rồi, mày nhớ không?
- Được rồi! Tao hứa, nhưng chắc gì Khiết Anh sẽ tới tìm hỏi mày!
Vâng! Chắc gì chàng còn nhớ đến tôi, không chừng bây giờ họ đã ẵm con trên tay, vậy mà tôi vẫn còn quay cuồng đau khổ, thế có khùng không chứ? Bình đã vỡ, không còn trà để uống, củi đã tàn dần, lạnh phủ kín hồn tôi. Bội Tần ra về với lời dặn dò.
- Noel tới nhà hàng ăn tiệc Réveillon với tụi tao nghe Kỳ?
Bội Tần! Đó là người duy nhất còn nghĩ tới tôi. Trở về gieo mình bên lò sưởi lạnh, nước mắt rơi bên đống tro tàn, linh hồn chợt buồn như khói. Cái rét mướt châm vào da thịt, tôi không muốn gấy lại lò sưởi nóng, ngồi ôm đôi vai chịu lạnh. Ngày xưa chàng đã gọi tôi là chim Thiên Di và tôi có trốn lạnh được đâu?
Làm sao trốn được khi cái lạnh xuất phát từ tâm can? Hình ảnh ngày nào lại hiện về trong trí não. Chàng ngồi đàn dưới khóm trúc lừng hương, tôi nằm gối đầu ngắm mây bay. Đời người cũng phiêu bồng như đám mây bay vô định. Người yêu tôi với dáng dấp phóng túng, mái tóc hoang dã, chiếc áo sơ-mi hở cổ rộng, nụ cười hồn nhiên như thiên thần rừng xanh trong những buổi leo núi cắm trại. Chàng đưa tay bẻ chiếc nón rơm rộng vành của tôi cong lên như chàng cao bồi, cụng trán với tôi trong lời yêu thương cuồng nhiệt.
“Phương Kỳ! Anh yêu em muốn chết đi được!”
Bây giờ còn ai nói với tôi những lời đó nữa? Lặng câm đứng lên tắt đèn mờ, tôi còn phải đi ngủ để mai còn đi làm sớm, trong cơn mơ tôi khóc vì nhớ chàng: Uông Khiết Anh! Em còn phải khổ vì anh đến bao giờ nữa đây?
Sáng hôm sau đến nơi làm việc với nỗi mệt mỏi, chán chường ngồi vào bàn, giấy tờ đã chờ sẵn một đống, tôi làm như cái máy không hồn. Bên tai, các nữ giáo sư đang vây quanh chiếc bàn lớn cắn hạt dưa nói chuyện huyên thuyên, những đề tài được nêu ra thật ồn ào, tình hình kinh tế xã hội, nạn đạo đức suy đồi, những khó khăn trong việc dạy dỗ con cái.
Gần đó có nhóm đàn ông lại tranh luận hào hứng về bom nguyên tử, bom khinh khí, những nguy cơ ở eo biển Panama... Những vấn đề đó làm đầu óc tôi thêm rối mù. Bỏ mặc công việc, tôi ngồi ôm đầu với cơn nhức vừa hiện. Sao mà nhức quá! Bệnh nhức đầu đã trở thành quen thuộc với tôi, có lẽ chỉ cần nằm nghỉ một lát là khỏi. Đang ngồi chịu đau bỗng có tiếng chân lại gần và giọng nói âu lo của Hạo Bình:
- Phương Kỳ! Kỳ bị đau đầu à?
Ngó lên, Hạo Bình ăn mặc chỉnh tề đứng đó, trên tay chàng là ly nước. Bình đưa nước và thuốc cho tôi:
- Uống thuốc đi Kỳ! Để tôi xin phép cho Kỳ nghỉ hôm nay vậy!
Đón lấy hai viên thuốc, khẽ cám ơn Hạo Bình. Chàng đã đi ra ngoài, tôi còn nhìn theo, người thanh niên lúc nào cũng tận tình thật. Bỗng nhiên tôi thấy mình quả là ngu si, tại sao lại không thân mật hơn với Hạo Bình? Biết đâu ta sẽ có một ông chồng bô trai chẳng kém ai? Học thức và không đến nỗi cù lần, tại sao tôi không làm được điều đó. Có phải tim tôi đã lỡ đóng băng rồi không?
Thuốc làm đầu bớt nhức. Hạo Bình đã trở lại phụ tôi thu xếp giấy tờ trên bàn. Đeo túi xách lên vai tôi bước ra hiên, ngoài trời mưa càng ngày càng lớn, giăng màn dày đặc, không biết Thượng Đế tạo ra mùa đông làm gì mà để phải lạnh thế này!
- Phương Kỳ!
Tôi quay lại, vẫn là Hạo Bình.
- Để tôi đưa Kỳ về nhà nhé? Kỳ có vẻ choáng váng rồi đó!
Tôi không từ chối nữa:
- Có làm phiền anh không? Mất hai giờ dạy sau của anh!
- Kỳ đừng ngại! Hơn nữa đám học trò cũng thích giáo sư lâu lâu nghỉ một lần, chúng còn cầu cho giáo sư bận việc mãi.
Tôi cười, thời còn đi học tôi cũng thế, bây giờ hồn nhiên cũ đã về nơi đâu? Hạo Bình vui vẻ lấy xe, chàng mở cửa xe, lịch sự mời tôi bước vào. Yên vị rồi, Hạo Bình quay cửa kính lên, những hạt mưa bỗng trở thành xa cách, tôi ôm chiếc túi xách da trong lòng im lặng nhìn ra ngoài trời. Thái độ của tôi có lẽ làm Hạo Bình phật lòng, chàng nói bằng giọng không mấy vui.
- Mưa có gì lạ không mà Kỳ thích ngắm quá vậy?
Làm sao Bình biết những hạt mưa biết nói? Chúng đang nhắc cho tôi thời yêu đương đã qua, những tối lang thang trên hè phố ướt, đội chung một chiếc áo mưa, tôi và chàng mỗi đứa giữ một đầu. Những khi cùng lỡ buông tay ra làm người ướt như chuột lội. Cái cảnh “nhân bất trung toàn” ấy bây giờ còn đâu nữa.
- Anh không biết chứ nhìn mưa cũng là một cái thú. Mỗi hạt mưa nhiều khi cũng chứa đựng một cái gì đó! Tôi đang tìm những ý nghĩ của mưa!
- Đối với tôi đó chỉ là những giọt nước rơi xuống từ trời cao, còn Kỳ khi nhìn mưa Kỳ nghĩ ra sao?
- Tôi đang tự hỏi nếu biết đời mình chỉ là tan vỡ liệu chúng có rơi xuống không?
- Tất nhiên chúng vẫn rơi vì nếu không làm gì có mưa.
- Vâng! Chúng vẫn phải rơi xuống vì chúng quá mong manh yếu đuối! Chúng phải chìu theo sức hút của trái đất này. Những giọt mưa đành để đời mình tan vỡ mà không thể thảnh thơi bay lượn muôn nơi. Con người không sống được cuộc đời theo ý mình cũng chỉ buồn như mưa rơi.
- Phương Kỳ! Cô đúng là một nữ thi sĩ sầu muộn!
- Một kẻ lẩm cẩm thì hơn! Phải không anh?
Hạo Bình không tranh luận với tôi nữa, chàng lo lái chiếc xe tránh chiếc cam nhông đằng trước. Tôi tự mắng thầm mình ngáo quá, tại sao đem những ý nghĩ đó ra nói với Hạo Bình? Nhìn ra ngoài cửa kính tôi chợt nhận ra Bình đã cho xe buông về phía bờ sông.
- Hạo Bình! Anh lộn đường rồi, nhà tôi ở đường Nguyễn Lăng cơ mà! Anh cho xe quay lại đi!
- Tôi chưa định đưa Kỳ về nhà bây giờ!
Tôi tròn mắt:
- Bộ anh định đưa tôi đi thăm Hà Bá sao?
- Kỳ lại gắt gỏng nữa rồi! Nếu Kỳ biết Kỳ cười đẹp như thế nào thì xin Kỳ đừng nên gắt gỏng nữa!
- Nhưng rất tiếc tôi không thích cười chút nào khi đang đau đầu như thế này mà vẫn đi lang thang, anh làm ơn cho tôi về nhà!
Hạo Bình vội nói:
- Kỳ đừng nghĩ ngợi không hay, tôi chỉ muốn mời Kỳ đi dùng trà ở Trần Ngọc Đình, trời lạnh uống trà là ấm người và khoan khoái dễ chịu hơn, sau đó sẽ đưa Kỳ về nhà ngay để Kỳ nằm nghỉ!
Ánh mắt chân thành của Bình làm tôi nhượng bộ:
- Thôi được! Nhưng lần sau anh nên nói rõ mục đích trước khi mời tôi lên xe, tôi không thích có cái cảm tưởng bị bắt cóc đâu.
Bình cười tươi nhận lỗi:
- Kỳ khó quá! Tôi nào dám ngỏ ý trước!
Hạo Bình đưa tôi đến một trà thất nằm yên tĩnh trên sông. Ngồi ở chiếc kỷ trà ngoài hiên, trước mặt là một ấm trà ướp sen thơm ngát với những chiếc chung bằng sứ thật xinh. Mùi hương thoảng bay làm không khí thêm phần thanh lương nhẹ nhõm. Hạo Bình khẽ đẩy dĩa bánh ngọt về phía tôi mời. Tôi nâng chung trà lên tay, tư lự nhìn ra bầu trời mông lung. Ngay bên đường là cụm liễu thướt tha ngậm gió như muốn bay lên.
- Ngoài mưa ra Kỳ còn thích nhìn liễu nữa à?
Giọng Bình trách móc, tôi quay lại:
- Dương liễu là loại cây đầy thú vị, vẫn thường gặp trong thơ cổ, anh nhớ không? Nó tượng trưng cho sự thương nhớ đợi chờ. Người ta hay bẻ tặng nhau một nhánh dương liễu. Cành liễu đã đi vào giai thoại và tình sử. Tôi thích bốn câu thơ nói lên sức gợi cảm của màu liễu rũ:
Khuê chung thiếu phụ bất chi sầu
Xuân nhật ngưng trang trang thương thúy lầu.
Hốt kiến mặc dầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế, nịch phong hầu.
Anh thấy không? Thoạt nhìn màu liễu xanh ngắt ở đầu đường người thiếu phụ không biết sầu đã chạnh lòng nhớ đến chồn, hối tiếc nhớ nhung... à mà xin lỗi, chắc anh không thích nghe chuyện thơ văn?
- Không! Kỳ cứ nói nữa đi, tôi thấy Kỳ có vẻ thích hợp với văn chương, hình như Kỳ có viết văn?
Tôi lắc đầu:
- Viết văn cần có một tư tưởng nào đó để truyền cho độc giả. Tôi thì hoàn toàn rỗng không làm sao viết văn cho được. Thỉnh thoảng tôi cũng viết lăng nhăng, nếu bảo gởi tâm sự trên giấy cho vơi buồn thì đúng chứ nuôi hy vọng thành một văn sĩ thì không bao giờ tôi nghĩ đến!
- Có lẽ Phương Kỳ mang một tâm sự não nùng? Tôi có thể chia xẻ nỗi buồn đó với Kỳ được không?
- Tôi không muốn người ngoài phải bận tâm vì những ưu phiền riêng của mình!
Hạo Bình uống một ngụm trà, giọng chàng trầm xuống:
- Phương Kỳ! Sao lúc nào Kỳ cũng khép mình trong cõi u sầu của mình mãi vậy? Kỳ luôn luôn lạnh nhạt xa xôi. Chẳng lẽ Kỳ không biết rằng tôi thật tình quý mến Kỳ lắm sao? Hay nói đúng hơn là... tôi yêu Kỳ!
- Yêu tôi.
Không ngờ anh chàng lại nhập đề trực khởi như vậy, tôi đặt chung trà xuống.
- Anh mời tôi đi uống trà để nói mấy lời đó sao?
Hạo Bình buồn bã.
- Tôi chỉ đợi một dịp để nói tiếng yêu em! Phương Kỳ! Anh yêu em, yêu thật nhiều, nếu em không tin lời anh thì anh xin thề!
Tôi ngăn chàng lại:
- Đừng thề vô ích, tôi không tin đâu! Thề non hẹn biển rồi cũng như khói bay! Các vị thần linh trên trời nào có rảnh rỗi nghe lời thề thốt!
- Anh biết làm sao cho em tin bây giờ?
- Không cần anh phải làm gì cả! Tình yêu có cách chứng minh khi anh thật tình!
Hạo Bình lộ rõ vẻ thất vọng, chàng lẩm bẩm:
- Kỳ lại có thể bình tĩnh như vậy được sao?
Lạ chưa! Không lẽ anh bảo tôi phải bất tỉnh khi nghe anh tỏ tình?
- Không phải vậy! Nhưng Kỳ... hình như chứng tỏ... Kỳ chẳng yêu tôi!
- Từ trước tới giờ anh vẫn yên trí là tôi yêu anh sao?
- Nhưng ít ra thì Kỳ cũng có chút cảm tình nào đó với tôi chứ!
- Tôi không bao giờ tự hỏi cảm tình của mình đối với anh ra sao.
Hạo Bình nhìn tôi thẫn thờ:
- Phương Kỳ! Kỳ lại có thể vô tình như vậy được sao?
Nụ cười trên môi tôi thật buồn:
- Anh nên biết tôi là một con người gỗ đá!
- Con người gỗ đá cũng có trái tim!
- Tim tôi đã rớt xuống biển cách đây một năm!
- Tôi muốn giúp Kỳ tìm lại trái tim đó!
- Anh lại muốn làm một loài dã tràng xe cát? Vô ích! Tôi không bao giờ yêu ai nữa!
- Nhưng tôi yêu Kỳ! Anh yêu em!
- Anh im đi! Tôi không muốn nghe những tiếng đó nữa! Tôi đi về đây!
- Ở lại, khoan hãy về đã Kỳ!
Thần sắc hoảng hốt của Hạo Bình làm tôi không nỡ, tôi lắc đầu ngồi khoanh tay:
- Anh muốn tôi ở lại thì anh đừng nhắc đến chuyện yêu đương nữa!
Hạo Bình im lặng gục đầu, tôi nhìn Bình khẽ thở dài:
- Hạo Bình! Anh ngu quá, yêu tôi làm gì? Dại thật!
Bất giác tôi nhớ lại lần đầu tiên gặp Bình.
Hôm ấy tôi đơn thân tìm đến văn phòng để nhận việc làm với chiếc áo trắng đơn sơ, tôi bước vào phòng giáo sư, trong phòng chỉ có một mình Hạo Bình. Chàng đang chấm dở một chồng bài. Tôi còn rụt rè chẳng biết phải hỏi ai thì Bình đã ngẩng lên. Thấy dáng điệu khép nép của tôi chàng ngỡ là một cô học trò của chàng nên vẫn với vẻ trịnh thượng lại còn giọng hách dịch:
- Em là Hà Niệm Du học lớp đệ nhất đấy phải không? Cô giám thị Lệ gọi em xuống gặp tôi chứ gì? Em học hành cái kiểu gì lạ vậy? Trốn học thường xuyên, tôi là giáo sư hướng dẫn mà từ đầu năm tới giờ tôi cũng chẳng biết mặt em nữa! Lại còn vụ bồ bịch chọc phá bạn trai trong lớp. Tại sao nhìn mặt em hiền lành ngoan ngoãn mà lại vô kỷ luật quá vậy? Lần này tôi cảnh cáo, nếu còn tái phạm tôi sẽ gởi thư về nhà để cho cha mẹ cô đánh đòn cho bỏ tật ham chơi!
Mới chân ướt chân ráo bước vào đã bị sạc một trận tơi bời, tôi tròn mắt nhìn ông giáo sư nghiêm khắc. Đúng lúc ấy ông hiệu trưởng bước vô, ông cười nói thật ồn ào:
- A! Cô Phương Kỳ! Cô đã tới nhận việc đó à! Anh Hạo Bình! Xin giới thiệu đây là cô thư ký mới lo sổ sách cho trường ta!
Đến lượt Hạo Bình ngớ người:
- Ủa!... Xin lỗi... xin lỗi... tôi tưởng...
Bình đã yêu tôi từ hình ảnh cô nữ sinh lười biếng trốn học đó ư? Vị giáo sư đầy uy tín đã thay bằng gã đàn ông nhũn nhặn như con chi chi. Hạo Bình ngẩng lên, chàng ai oán:
- Phương Kỳ! Em có biết là em đang gây xáo trộn trong lòng anh đến mức nào không? Bài giảng không muốn xong, nhiều khi anh không nhớ nổi bình phương của hai là mấy hay tam giác bằng nhau ở trường hợp nào! Ngay cả những điều sơ đẳng nhất anh cũng quên, quên hết!
Tôi cười nhẹ:
- Không ngờ tôi lại có ảnh hưởng đến toán học như vậy.
Hạo Bình như một động vật nhuyễn thể si dại nhìn tôi:
- Phương Kỳ! Dung nhan của em là một đóa hoa mai phơi sương ngậm tuyết thật thanh tao và cũng thật lạnh lùng. Em không bao giờ để ý đến ai, không cười tươi với bất cứ người đàn ông nào! Nhưng em tuyệt đẹp! Anh yêu em! Yêu vẻ kiều mỵ như đóa hoa phù dung mỗi khi em cười, yêu dáng đoan trang cao nhã của em! Yếu tính cương quyền độc lập, em là người con gái có nhiều đức tính, em...
- Anh đã chấm dứt bài diễn văn chưa?
- Em thật tàn nhẫn!
- Tàn nhẫn cũng là một đức tính à? Hạo Bình! Đừng trách tôi tàn nhẫn, tôi không muốn bất cứ ai phải ôm một ảo ảnh vô vọng về mình! Anh đừng yêu những đức tính của tôi. Ngày nào đó anh sẽ nhận ra là anh đã lầm!
Hạo Bình khổ não:
- Anh yêu em mãi mãi! Anh sẽ chờ đến một ngày em thấu hiểu chân tình của anh, anh tin rằng mọi kiên nhẫn và thành tâm sẽ giúp anh!
- Anh đợi tôi chuyển ý? Chuyện đó thật mơ hồ! Cho anh biết nhé, tim tôi là tuyết vạn niên không bao giờ thôi băng giá, anh chờ có đến muôn năm cũng vậy thôi!
Nói xong tôi đứng lên chấm dứt câu chuyện. Hạo Bình lại buồn rầu đưa tôi về nhà. Chúng tôi cùng im lặng nghe mưa. Hồn tôi xác xơ như cánh sen tàn.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Mercury
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 3 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!--
Chương 12
--!!tach_noi_dung!!--
Chương 14
- Mạnh khỏe? Em nói mà không biết ngượng, ăn uống kham khổ, nhà chẳng có chút hơi ấm nào, em định bắt chước các vị thánh trong Hy Mã Lạp Sơn sao?
- Tôi thấy anh chẳng có trách nhiệm gì để lo đến điều đó, Ánh Tuyết sẽ nghĩ gì nếu căn phòng này được anh bảo trợ?
- Nghĩ gì mặc Ánh Tuyết.
- Nên nhớ anh đã là chồng nàng.
Khiết Anh cười lạt:
- Em có biết cuộc sống vợ chồng tôi ra sao không? Ai có phận nấy. Tôi tha hồ muốn đi đâu thì đi, còn Ánh Tuyết cũng tự do giao du với các ông trong giới điện ảnh. Có gì ràng buộc với nhau đâu ngoài chiếc nhẫn vô dụng này? Bây giờ tôi mới biết Ánh Tuyết có khả năng đóng kịch rất tài tình chứ không vụng về như em đâu. Nàng đã làm tôi ngu muội, tưởng nàng đã biến cải tâm tính, đến chừng lấy nhau tôi mới tỉnh ngộ. Một năm nay đêm rồi tôi mới hát trở lại lần đầu tiên. Ánh Tuyết đã bắt tôi rời bỏ lĩnh vực ca nhạc vì nàng ghen! Tôi đã chìu lòng nàng để giữ êm đẹp trong gia đình nhưng chỉ được một thời gian là đường ai nấy đi. Mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng, những nỗi bất hòa làm gia đình tôi lục đục và trở nên xáo trộn, em tưởng tôi hạnh phúc lắm sao?
Chàng bẻ những ngón tay kêu rắc rắc, hừ lạnh:
- Em đã trả thù cái tát của tôi bằng cách nhận lời lấy lão già đó phải không? Cách trả thù của em thật là đích đáng. Nó làm cho cuộc sống của tôi không còn sinh thú gì nữa. Bên một người vợ chỉ có vẻ bề ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong lòng chỉ là khúc gỗ mục.
Chàng đã hiểu lầm tôi! Tôi không đính chính, cúi mặt xuống để che dấu nước mắt. Giọng Khiết Anh vẫn trầm lặng:
- Một năm qua tôi không hề nhắc tới tên em. Tôi đã biết hôn nhân mà có sự ám ảnh của kẻ thứ ba thì dễ đưa đến bi kịch, thế mà nào có yên đâu? Tôi đã tìm mọi cách để làm tròn bổn phận người chồng nhưng mọi thiện chí chỉ là vô ích. Phải chi em chịu chờ đợi tôi!
Tôi vẫn chờ chàng đây, chàng nào có biết đâu? Tôi cắn ngón tay cái nói nhỏ:
- Chuyện đã lỡ cả rồi, anh đừng hối tiếc oán than gì nữa cả. Anh nên tìm cách xây dựng lại hạnh phúc gia đình biết đâu giữa hai người có chỗ hiểu lầm nhau? Anh đừng vội nản chí, cần phải hàn gắn lại những gì rạn nứt. Có như vậy anh mới không làm hoang phí và hư hại cuộc sống của mình.
- Em sao thích làm tài khôn quá vậy? Chẳng còn gì để hàn gắn. Nếu không vì danh giá gia đình, tôi đã ly dị 3 tháng sau khi cưới.
Tôi cười buồn:
- Anh không nên bi thảm hóa cuộc hôn nhân của mình như vậy.
- Bi thảm hóa? Em tưởng tôi cần phải tả ai oán cho em rủ lòng thương hại sao?
Chàng vụt đứng dậy, đè chặt tay trên hai vai tôi, nhìn tôi như muốn xé nát:
- Em là loại vô tình bạc nghĩa, trơ trơ như phiến thạch. Trái tim em là tinh thể nước đá! Em là kẻ mau quên nhất đời, kiêu ngạo như sao trên trời đồng thời lại ngu đần như là...
- Anh còn gì mắng nữa không?
Chàng thở ra:
- Anh vẫn yêu em!
Nhìn tôi lần cuối rồi chàng bước ra cửa. Khiết Anh đã về rồi, tôi không muốn làm gì cả, khóa cửa nằm trên giường nghĩ ngợi lan man. Mọi vật quanh tôi như còn phảng phất hơi của chàng. Ôm chú gấu nhỏ hít đầy buồng phổi: Uông Khiết Anh! Đôi mắt ti hí của chú gấu tinh ranh trêu ghẹo:
- Mi đang nhớ chàng!
Tôi gạt chú gấu sang một bên. Ai cho phép mi được nhớ chàng chứ? Chàng bây giờ đã là chồng người khác, mi không được quyền nhớ nhung, phải dẹp những ý nghĩ bất hợp pháp đó ngay. Chàng đã là chồng người khác. Tôi cố tự kỷ ám thị để quên điều đó nhưng... sao khó quá! Tôi chợt nghĩ đến câu nói trong tiểu thuyết “Chiếc hài Satin”.
- “Lạy Thượng Đế, nếu con đi đến tội lỗi thì sẽ đi bằng một chân què, nếu con bay tới tội lỗi thì sẽ bay bằng một cánh gãy”. Tôi cũng phải tâm niệm điều đó, phải luyện cho mình cứng rắn như sắt đá mặc dù lòng đau như dao cắt.
Bỗng nhiên có tiếng gõ cửa vang lên. Tôi bực nhưng cũng phải ra mở cửa. Thật không ngờ, người khách không mời lại là Lương Hạo Bình. Chàng đang cầm một mớ túi giấy lỉnh kỉnh trên tay.
- Phương Kỳ! Hôm qua Kỳ làm sao, anh lo quá, sợ Kỳ đau nặng nên anh tới hỏi thăm. Kỳ đã khỏe chưa?
- Cám ơn anh! Tôi khá hơn hôm qua, mời anh vào chơi.
Hạo Bình ngồi xuống ghế, chàng nhìn gian phòng với vẻ lan man:
- Cảnh nhà Phương Kỳ đơn chiếc quá!
Tôi làm điệu bất cần:
- Không sao đâu anh, đôi lúc cũng có cái thú của Robinson trên hoang đảo.
- Kỳ cứ nói vậy, chứ một thiếu nữ sống đơn độc như vậy không phải là dễ sống. Đàn bà bao giờ cũng nương tựa vào đàn ông, đàn bà là phái yếu mà.
- Nói như vậy coi chừng các nữ lực sĩ kiện anh. Thật ra các nhà phân tâm học đã công nhận đàn bà mới thực sự là phái mạnh. Sức chịu đựng của chúng tôi bền bỉ hơn, tuổi thọ lại dai hơn các anh nhiều.
- Anh không muốn nói về cả loài nguời mà chỉ đề cập đến trường hợp riêng của Phương Kỳ. Em không nên sống cô lẻ thế này mãi. Em cần phải có một gia đình êm ấm. Một người chồng hết sức thương yêu, hạnh phúc đầy đủ.
- Nếu tôi không lầm thì anh định ghi danh làm chủ cái gia đình hạnh phúc ấy?
Hạo Bình nhăn mặt:
- Đấy là luận điệu của em sao? Lúc nào em cũng hay nói giọng xóc óc như thế đó ư?
- Tôi vốn chẳng biết sợ trời đất gì cả, tôi đáng ghét chứ không thuỳ mị đoan trang gì đâu!
Bình nghiêm trang:
- Nhưng anh yêu em và muốn cưới em. Em có thể nghĩ trong bao lâu rồi trả lời cho anh biết, em có bằng lòng anh không?
Tôi suýt cười mặc dù chẳng có gì đáng cười:
- Anh cầu hôn như ra bài toán cho a>
--!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Ái Quả Tình Hoa BA ĐÓA HOA BẢN TÌNH CA MUÔN THƯỞ BĂNG NHI BẤT CHỢT MỘT CHIỀU MƯA BÊN BỜ QUẠNH HIU học sinh vậy.
- Anh không đùa đâu Phương Kỳ ạ.
- Được rồi tôi trả lời nghiêm chỉnh đây: Tôi không bằng lòng.
Hạo Bình đờ người nhưng lại trấn tĩnh:
- Anh cũng đoán được đáp số đó. Tuy nhiên cuộc hôn nhân là để cho em biết rằng anh thật tâm xây dựng chứ không tán tỉnh qua đường. Anh vẫn chờ em mãi, nước chảy đá mòn, thời gian và tình yêu chân thành một ngày nào đó sẽ làm tim em không còn đóng băng ngàn năm nữa.
Tôi đan những ngón tay gầy vào nhau lắc đầu:
- Tôi với anh không thích hợp với nhau đâu, nếu có hôn nhân thì sau đó sẽ xảy ra nạn chén dĩa bay ngay. Anh nên tìm một người khác, một thiếu nữ đức hạnh con nhà gia giáo đàng hoàng, chọn một kẻ vong mạng như tôi làm gì?
- Có phải em lại ám chỉ Uông Dạ Tú?
- Lạ nhỉ, tôi ám chỉ cô ấy làm gì? Có lẽ anh có ấn tượng xấu xa với cô ấy rồi đó.
Hạo Bình gõ tay lên mặt bàn, chàng tư lự:
- Uông Dạ Tú là một cô bé dễ thương hội đủ điều kiện. Nàng lại có khá nhiều cảm tình với tôi. Vậy mà thay vì đến nhà nghe Dạ Tú đàn dương cầm tôi lại dẫn thân tới đây để nghe em nói bằng giọng thiếu dịu dàng này. Tôi không hiểu mình có điên không?
Cái điên của ái tình tôi biết quá rõ, tôi mỉm cười, nói nhẹ nhàng hơn:
- Đừng buồn tôi, thật tình tôi vẫn cám ơn anh một người bạn tốt đã chịu khó tìm tới hỏi thăm tôi.
Hạo Bình thở ra, chàng chuyển đề tài câu chuyện:
- à! Anh có mang tới vài thức ăn vặt đây!
- Ồ, cam thảo, bánh mì Sandwich, có cả xôi Phúc Kiến nữa.
Thái độ tận tâm của Hạo Bình làm tôi nhớ tới Khiết Anh. Thôi hãy quên đi, chàng đã là chồng kẻ khác. Hạo Bình nhìn tôi, chàng có vẻ ngần ngại:
- Không biết anh có nên nói cho Kỳ nghe chuyện này không? Hôm qua lúc Kỳ về rồi Uông Khiết Anh, cái ông bạn của Giang Triết đó cũng đột nhiên biến mất, không biết tại sao người ta lại đồn ầm lên là ông ấy đi với Kỳ, nhất là cô vợ. Thái độ thật đáng ngại đối với Kỳ đó.
Đôi mày dài của tôi khẽ chau:
- Họ cho là tôi bắt cóc Uông Khiết Anh? Tôi có phải là mẹ mìn đâu nhỉ.
- Như vậy là Khiết Anh không đi với Kỳ?
Hạo Bình có vẻ nhẹ nhõm, chàng đứng lên cáo từ ra về. Tôi tiễn Bình ra cửa, lòng mênh mang buồn. Dư luận đã bắt đầu soi mói, chuyện gì sẽ đến nữa đây? Trở vào nhìn lại căn phòng, đã lâu không quét dọn trông nhà như khu rừng sơ khai, màng nhện giăng lưới buồn trên cao. Tôi tìm chiếc xô và bàn chải để làm công tác vệ sinh. Sống một mình tuy cực thật, nhiều lúc thấy mình như cành thể ty hoa cần nơi nương tựa, nhưng ai sẽ là bóng tùng quyên. Tôi thay chiếc áo cũ rộng thùng thình, mái tóc cột gọn bằng chiếc khăn tay, chân trần tôi bắt đầu chăm chú cọ rửa sàn nhà. Nhà cửa lau dọn xong, tôi đang đứng quay lưng ra cửa với chiếc áo loang lỗ ướt, cúi giặt chiếc khăn lau thì có tiếng gõ cửa. Còn ai ngoài Diệp Bội Tần? Tôi không quay lại bình thản nói:
- Vô đi, còn phải đợi thỉnh mới chịu vào sao?
Có tiếng chân bước mạnh mẽ rồi có tiếng cười ấm sau lưng:
- Em đang tề gia nội trợ đó phải không? Ngoan quá!
Tôi ngẩn ra nhìn Khiết Anh:
- Anh còn trở lại đây làm gì nữa?
Chàng đang đứng trước mặt tôi, ngắm tôi với nụ cười dịu dàng:
- Em giống hệt cô bé lọ lem.
Tôi chống nạnh hất mặt:
- Anh chưa trả lời câu hỏi của tôi.
Chàng không trả lời vì lúc đó có một đám người rần rấn bước vô mang theo nào nệm, nào thảm. Mấy người vác tấm kính lớn đến bên cửa sổ. Khiết Anh bước lại bên họ chỉ dẫn lung tung. Tôi ngạc nhiên đến độ kinh khủng. Nhìn một đám nhân công lăng xăng trong nhà mình làm chủ bằng con mắt ngơ ngác. Chàng bước lại thích thú:
- Nhìn em dễ yêu quá!
Tôi níu áo chàng:
- Cái gì thế này Khiết Anh? Họ định làm gì vậy?
- Thay lại cửa kính, mang lại tiện nghi cho căn phòng này.
Tôi la lên:
- Tôi có mướn họ đâu chứ?
- Chính anh gọi đến.
- Đây là nhà của anh hay của tôi mà anh lại tự quyền như vậy hả?
- Đây là nhà của người anh yêu.
Tôi hận không có xô nước để tạt cho chàng ướt hết, tôi hậm hực:
- Không cần anh phải làm cái trò hề này!
- Không phải trò hề mà là phép biến hóa của chàng Aladin đó cô bé ạ! Tất cả sẽ đổi khác ngay!
- Tôi không cần! Sao lúc nào anh cũng nhảy vào đời tư của kẻ khác mãi thế?
- Tại vì anh yêu em!
Làm cách nào đối phó với con người lì lợm quá sức này. Tôi nhìn đôi mắt sáng và chiếc cằm thật bướng của chàng, tôi biết không tài nào ngăn cản nổi việc làm của đám nhân công kia. Khiết Anh cười:
- Anh phải làm phương pháp bất ngời mới khuất phục được em. Em cũng cứng đầu không thua gì anh đâu.
Cửa đã lắp kính, màn đã mắc lên, nệm và thảm đã trải ra. Đám nhân công chào chúng tôi ra về. Khiết Anh đóng cửa lại. Ánh sáng xuyên qua cửa rọi sáng cả căn phòng mới, vẻ rực rỡ. Tôi thì tươi không nổi, nhìn Khiết Anh lạnh giọng:
- Anh tự tiện quá đấy Khiết Anh ạ! Anh đã chạm tự ái của tôi rồi anh biết không? Tôi không đòi hỏi những thứ tiện nghi này, tôi muốn sống trong cảnh nghèo nàn nhưng trong sạch của tâm hồn. Nếu muốn hưởng sung sướng vật chất, tôi đã đi làm vũ nữ, chứ đâu có chấp nhận cuộc đời một cô thư ký quèn!
Nụ cười trên môi chàng biến mất:
- Em cho là anh đã làm mất sự trong sạch đó? Không đâu Phương Kỳ, anh làm việc này chỉ vì anh yêu em, anh có thể an tâm khi nghĩ là em đang s Bên Giòng Nước Bích Vân Thiên Biệt Ly Ơi! Chào Mi! Biệt Thự Vân Phi

Xem Tiếp »