Tuần sau đó nhà trường tăng cường sức ép. Sáng thứ Hai, ngay sau khi vào lớp, cô Webley nói: "Nào, các cô. Trong mấy ngày tới, chúng ta phải làm nhiều việc và tôi muốn báo trước là một hai buổi chiều, chúng ta sẽ ở lại sau giờ tan học hàng ngày".Có tiếng ai đó rên rỉ."Tôi cũng muốn nói trước điều này, để các cô đừng hẹn hò gì vội. Chúng ta sẽ làm việc đến ba giờ chiều thứ Bảy. Tôi e rằng ngày nghỉ cuối tuần sẽ bị cắt ngắn".Mọi người đều rên rỉ.Cô Webley điềm nhiên nói tiếp: "Công việc đầu tiên cần làm là trang phục của các cô. Đến trưa, chúng ta phải làm xong việc này. Bà Sharpless đến đây để thử quần áo cho cả lớp, vậy mời các cô sang ngay phòng số 15".Không phải cả lớp đều đến phòng 15. Cô Webley dịu dàng giữ hai cô lại và tôi không còn gặp lại họ nữa. Về sau chúng tôi được biết hai cô nữa ở lớp cô Pierce cũng bị cho thôi học. Họ vẫn tiếp tục bắn rụng chúng tôi. Bây giờ tổng số còn có 29 người.Thử trang phục là một việc rất lý thú. Bà Sharpless người nhỏ nhắn, luôn chân luôn tay. Bà làm cho Hãng Magna từ ngày hãng này còn dùng khinh khí cầu và chưa bao giờ làm hỏng việc. Bộ váy áo màu nâu sẫm của người nào cũng vừa như in. Chúng tôi đứng đó, mặt tô son trát phấn, lần đầu tiên khoác lên người bộ đồng phục, và điều đập ngay vào mắt tôi là mọi người đều đã thay đổi. Ôi, chúng tôi trông lạ hẳn đi. Ý tôi muốn nói -lúc này chưa nói đến tôi vội - chúng tôi mới đến Charleroi cách đây hai tuần, trông người ngợm cũng cân đối dễ thương, tràn đầy sức sống mãnh liệt, thế mà chỉ hai tuần sau trông đã khác hẳn. Chỉ thêm vào một chút phép màu là mọi người hầu như không còn nhận ra chúng tôi nữa. Tôi không biết cái chất màu nhiệm ấy là gì, nhưng mọi người trông cao hơn một chút, dáng thẳng hơn một chút, vẻ nghiêm trang và kiêu hãnh hơn một chút. Tôi nói với cô Webley: "Cô phải cúi chào đi chứ". Cô hỏi: "Tại sao lại thế, Carol?" và tôi trả lời: "Cô cứ nhìn quanh cô xem". Cô cười bảo: "Ồ, đây mới chỉ là bắt đầu. Các cô còn phải học 10 ngày nữa". Tôi nghĩ: "Lạy Chúa, không biết người ta có thể thay đổi đến mức nào mà không sợ bị tạo hoá trừng phạt"Sau giờ ăn trưa, chúng tôi được phát sổ tay hướng dẫn về máy bay phản lực. Chúng tôi học mãi tới 5h. Ngày hôm sau còn căng hơn, chúng tôi ở mãi đến 5h30. Thứ Tư chúng tôi ở lại tới 5h. Gần như cứ ba tiếng có một bài kiểm tra. Chúng tôi thức hầu như đến sáng để học bài và làm bài tập. Cô Webley ngày càng hắc hơn, ít khoan dung hơn; cô không ưa những chuyện vớ vẩn. "Đừng quên rằng", cô Webley bảo, "trong trường hợp xảy ra tai nạn, Hội đồng hàng không dân dụng sẽ đòi xem tất cả các bài kiểm tra của các cô để biết chắc các cô đã nắm vững được công việc trước khi trở thành chiêu đãi viên. Tới lúc đó các cô muốn trốn cũng không được". Ông Garrison đến giảng; các kỹ sư đến giảng và bác sĩ Schwartz hiền hậu cũng đến giảng một loạt bài về cứu thương. Theo chỗ tôi hiểu, chúng tôi phải biết làm mọi việc, chỉ trừ công việc hoa tiêu dẫn đường bằng ra-đa và khởi động động cơ máy bay. Chúng tôi là đầu bếp, gái bán bar, gái phòng trà, người kiểm tra vé, trông trẻ, hầu bàn, dọn dẹp nhà vệ sinh, và cả chuyên gia y tế nữa. Chúng tôi phải biết xử lý chuyện say máy bay (rất hay xảy ra), chảy máu cam, nấc (sao người ta không dạy tôi từ trước nhỉ?), đau bụng, bị bụi vào mắt, nhồi máu cơ tim, động kinh, nghĩa là tất tần tật cho đến cả việc đỡ đẻ. Khi bác sĩ Schwartz đề cập đến tai hoạ cuối cùng trong bài mở đầu giới thiệu khái quát những chủ đề mà chị sẽ giảng, bọn con gái chúng tôi suýt nữa ngất hàng loạt. Chị cũng làm ra vẻ hơi ngạc nhiên như cô Webley vẫn thường làm và bảo: "Ơ kìa, các cô. Chuyện ấy vẫn thường xảy ra mà. Rất có khả năng một phụ nư đau đẻ trên máy bay đang bay trên Đại Tây Dương, và các cô thật ngớ ngẩn khi không biết trước tiên các cô phải làm những gì. Các cô không thể để mặc bà ta một mình trong góc máy bay, đúng không? Như thế cũng gần như là giết người. Các cô hiểu cả chứ?"Thú thực tôi không hiểu. Càng nghĩ tới chuyện đó - nào là máu me be bét, nào người sản phụ gào đến lạc cả giọng - tôi lại càng cảm thấy không thể cho phép bất cứ một phụ nữ nào nghi là đang có thai lên máy bay. Lên máy bay của tôi lại càng không. Song Alma chẳng hề mất tinh thần. Nó nói to: "Đỡ đẻ cũng chẳng có gì khó"."Đấy, các cô thấy chưa", bác sĩ Schwartz nói. "Tôi cũng hy vọng điều Alma nói làm các cô an tâm""Trước tiên", Alma bảo, "ta phải lấy nhiều xô nước sôi..." và nó định trình bày chi tiết ngay tại chỗ.Bác sĩ nói: "Alma, chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này sau""Mà dễ thôi", Alma lại tiếp. "Ta đặt người đàn bà nằm xuống, lót gối sau lưng và tìm một sợi dây cho bà ta cầm...""Alma, tuần sau ta sẽ học mà""Và rồi buộc sợi dây vào...""Alma", bác sĩ bảo. "Cách thức đỡ đẻ bây giờ hơi khác. Song cô biết cái đó chẳng có gì đáng lo, tôi cũng vậy, và một tuần nữa chúng ta sẽ làm cả lớp tin như thế. Được chứ?""Được ạ"Sáng thứ Năm, một cô học lớp tôi lên gặp ông Garrison, rồi đi luôn. Lớp còn lại 28. Chiều hôm ấy, một cô ở lớp Jurgy bị gọi lên phòng y tế và được khuyên là không nên bay thường xuyên vì bị bệnh thiếu máu. Bác sĩ Schwartz đã phát hiện ra ngay từ đầu, đã thử cho cô bé tội nghiệp uống thuốc xem có chuyển biến tốt không, nhưng không ăn thua. Còn lại 27.Và tối đó Donna suýt nữa cũng tiêu luôn.Cả tuần nó tỏ ra là một công dân kiểu mẫu. Hầu như cả tuần trước cũng thế. Nó nhanh chóng thích ứng với mọi sinh hoạt trên tầng 14, còn về kết quả học tập, nó bỏ xa tôi. Tôi thường nghĩ mình là cô bé thông minh sáng dạ, cho đến khi tôi tới Miami, thế mà ít khi tôi được 90/100, trong khi Donna lần nào cũng hầu như bắn trúng hồng tâm. Nó thuộc loại người thường được gọi là thông minh ngầm, thông minh thiên phú và điều làm tôi bực nhất là nó chẳng coi chuyện đó ra gì.Rồi vào khoảng 9h tối thứ Năm, khi chúng tôi đang toát mồ hôi đọc cuốn sổ nhỏ, nó bỗng đứng dậy nói: "Các cậu ơi, tớ căng hết cả đầu rồi"Tôi lạnh nhạt bảo: "Có ai không đâu""Cậu muốn ra ngoài hít thở khí trời một tí không?"Mắt nó long lanhTôi hỏi: "Đi đâu?""À, tớ nghĩ chạy lòng vòng một lát""Không", tôi trả lời. Tôi vẫn không muốn đi bằng chiếc Impala của N.B.Nó nhẹ người nói: "Thôi được, tớ đi sẽ về ngay"Nó bỏ quần, thay bằng váy liền áo, đeo đôi hoa tai và cái lắc vàng, rồi đi ra, mông ngoáy tít. Jurgy, Alma và tôi tiếp tục đánh vật với việc cứu chữa người bị động kinh, các thủ tục trước chuyến bay và cơ chế hoạt động của các cửa dùng khi khẩn cấp, và tôi phải thú nhận chúng tôi như sắp gục đến nơi. Sức ép bắt đầu phát huy tác dụng. Chúng tôi uống hàng lít cà-phê cho tỉnh ngủ, song kết quả chỉ làm thần kinh chúng tôi căng thẳng hơn.Vì vậy lúc Donna về khoảng sau nửa đêm, tôi chẳng tỏ ra mừng rỡ. Tôi chỉ nhìn nó từ đầu đến chân với vẻ coi thường, rồi lại chúi mũi vào nghiên cứu cách xử lý chảy máu cam."Này", nó dựa người vào cửa, cười và hỏi: "Sao lại nhìn tớ như vậy?"Hiển nhiên là nó đã uống rượu, người đỏ bừng, vui vẻ và xinh đẹp. Tôi nói, giọng lạnh như băng: "Cậu có biết muộn lắm rôi không?"Nó cố căng mắt nhìn đồng hồ đeo ở tay, nhưng không được bèn lắc lắc mấy cái, đưa sát lên tai nghe với vẻ chăm chú. Rồi nó tháo hoa tai, lại lắc đồng hồ và nói thầm, giọng khàn khàn: "Cậu biết không? Đồng hồ tớ bị chết"."Vậy sao?""Thôi nào, đừng chửi rủa tớ nữa""Nghe đây, Donna. Tớ cần quái gì đâu. Nếu tới lúc này mà cậu vẫn cứ muốn chuốc vạ vào thân, thì đó là việc của cậu, dính dáng đến ai đâu".Nó lảo đảo tới ngồi cạnh tôi:"Cô bạn vàng ơi, đừng hắt hủi Donna thế".Tôi hét: "Xéo khỏi giường tớ ngay. Tớ còn phải học"Nó cười khúc khích: "Carol, cậu biết tớ đã làm gì không?""Làm gì mặc xác cậu. Tớ không cần biết""Carol, ôi Carol bé bỏng. Cậu sẽ không thích chuyện này đâu""Tại sao cậu không để tớ tập trung học bài? Vác cái mồm của cậu khỏi chỗ tớ. Xéo đi""Tớ đâm xe, Carol ạ. Thật đấy". Nó bắt đầu vung tay. "Cậu biết chỗ rẽ ở đoạn cuối đường ga-ra chứ? Ngu, ngu hết chỗ nói. Đang lao xe xuống dốc thì lại phải rẽ gần như 240 độ và thú thực là rất nguy hiểm. Không thể không đâm vào đâu đó...""Donna, lạy Chúa. Cậu không va quệt xe? Cậu không chứ?""Có, tớ bị đâm xe"Tôi hốt hoảng nhìn nó, không nói nên lời.Nó cười bả lả: "Đừng nhìn tớ như thế, chỉ bị móp cái chắn bùn thôi, nắn lại chẳng khó khăn gì"Nhưng với tôi, vụ đâm xe này liên quan đến mọi thứ: tình cảm của tôi với Ray Duer, suy nghĩ của tôi về N.B, về khoá học, tức là suy nghĩ của tôi về mọi chuyện trên đời. Thế là tôi giận sôi lên sùng sục. Tôi quát tháo Donna, tôi nguyền rủa nó.Nó bảo: "Carol này, cậu không việc gì phải điên lên thế. Chỉ có cái chắn bùn chứ có gì đâu, Carol. Lạy Chúa, ai chẳng có lúc làm móp chắn bùn"."Cậu nói đúng quá đấy", tôi vặc lại. "Nhất là khi đã nốc rượu vào"Nó loạng choạng bỏ vào nhà tắm. Tôi đoán nó cảm thấy tôi đã phản bội tình bạn giữa hai đứa. Cái đầu nó đâu có hiểu rằng tôi có những tình cảm sâu sắc với chiếc xe này, đến nỗi một hạt mưa rơi vào nó tôi cũng không chịu được. Nó không nói chuyện với tôi và tôi cũng không nói với nó cho mãi đến tận trưa hôm sau. Sau đó, lúc ở quầy cà-phê, chúng tôi có nói với nhau, nhưng rất ít, và đến tối, ít nhiều cũng đã làm lành với nhau. Nó bảo: "Đừng lo nghe cưng! Tớ sẽ nói với mấy tay thợ ở ga-ra nắn lại cái chắn bùn. Tớ hứa như vậy". Còn tôi thì cố quên cái chuyện chẳng lấy gì làm vui vẻ này.
°
Đến ba giờ chiều thứ Bảy, ngay cả cô Webley trông cũng như sắp gục đến nơi. Mắt cô thâm quầng, má hóp lại, song tới cuối giờ cô vẫn giữ được vẻ ngay ngắn, vẫn cười nói với giọng ngọt ngào. Cô bảo: "Các cô, tuần này chúng ta học cũng khiếp đấy chứ? Cả tôi cũng ngạc nhiên thấy mình còn đứng được và tôi cũng có thể hình dung các cô cảm thấy thế nào. Song tôi hứa với các cô là tuần tới sẽ dễ dàng hơn nhiều. Chúng ta chỉ học 4 ngày nữa, sau đó thứ Sáu sẽ làm lễ tốt nghiệp". Cô nhìn tờ giấy để trên bàn: "À, lễ tốt nghiệp sẽ được tổ chức tại phòng Nữ Hoàng trong khách sạn này. Các cô có thể mời họ hàng và bạn bè đến dự nếu muốn. Chúng tôi sẽ rất vui mừng đón họ. Các cô còn hỏi gì không?"Chúng tôi mệt rũ người, không hỏi nổi, gần như bò ra khỏi lớp. Cô nhìn bọn tôi, cười nói: " Ấy, đừng đi như thế. Thẳng người lên, thẳng người lên".Chúng tôi đâu có được yên mà nghỉ ngơi. Chắc hẳn phải có cả tỷ đàn ông đang đợi chúng tôi về, nên chuông điện thoại lập tức réo liên hồi. Tôi có thể nghe tiếng chuông reo trong mọi phòng ở tầng 14. Không dưới 5 lần điện thoại gọi Donna, một lần cho Jurgy lúc ấy đang nằm bó gối ở buồng bên, và một lần cho Alma. Tôi đâm thành cái nợ, cứ phải trả lời suốt vì giường ở gần điện thoại nhất. Đâu phải lần nào tôi cũng phải lê cái thân mệt rã rời tới bên máy, mà vì tôi lại thui thủi một mình, không ai yêu thương, không người hò hẹn, giống như một con hủi. Tôi muốn nằm lại mà kêu rống lên. Mỗi lúc tôi càng thấy không thể chịu được nữa, vì cứ phải nhắc đi nhắc lại cái câu chết tiệt: xin chờ một lát, trong khi tụi nó nhảy dựng lên, giật vội ống nghe trong tay tôi cứ như đó là nguồn cung cấp vitamin, hay benzedrine, hoặc hoocmôn không bao giờ cạn. Lạy Chúa, tôi cũng cần vitamin, hay benzedrine hay hoocmôn chẳng kém gì họ. Tôi cần cả ba thứ ấy.Cuối cùng cái điện thoại chết tiệt ấy reo nhiều quá, tôi hét bảo Donna: "Gọi cậu đấy, đi mà trả lời". Nó nhấc máy nghe, rồi để ống nghe treo lủng lẳng ở tay như con chuột chết: "Có ai thấy Thompson đâu không?", nó hỏi.Tôi bảo: "Cậu không lừa tớ đấy chứ?""Người ở đầu dây bên kia bảo cần nói chuyện với Thompson. Cậu là Thompson à?"Tôi giật vội ống nghe và nói: "Alô""Cô Thompson, chào cô. Cô khoẻ chứ. Tôi là N.B"Tôi những muốn chết luôn. Tôi những muốn tuôn cả đại dương nước mắt và nhận chìm cả khách sạn Charleroi. Tôi muốn cắt cổ mình luôn cho rồi. Tôi đáp: "Ồ, chào ông. Ông gọi cho tôi thế này thật là tử tế quá"."Rất mừng được nghe thấy tiếng cô, cô Thompson. Suốt tuần không thấy cô đâu. Tôi cứ hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau""Ôi, ông biết đấy, chúng tôi phải học suốt, chả ai có thời gian rảnh rỗi nữa""Họ bắt ne bắt nét các cô cũng khiếp đấy chứ""Họ bắt chúng tôi làm việc ra trò""Ờ". Ông ta hít một hơi dài. "Này, thế thì cô không thể nghỉ ngơi vài tiếng được ư? Thế nào? Cô thấy sao? Mời cô dùng bữa tối với tôi, chúng ta có thể tới một câu lạc bộ nhỏ mà tôi biết..."Lịch sử cuộc đời Thompson thu gọn chỉ trong vài chữ đó. Ai mời cô ta đi chơi? Người mà cô ta không được phép gặp. Ai không mời cô ta đi chơi? Người không được phép gặp cô ta. Ôi, lạy Chúa, Lạy Chúa!Tôi trả lời: "Rất tiếc, thưa ông Brangwyn. Tôi rất lấy làm tiếc..."Ông ta đợi.Tôi nói tiếp: "Rất cảm ơn ông đã có lời mời. Xin ông để khi khác, tôi có thời gian rảnh. Tôi mệt quá, không đủ sức ra ngoài tối nay. Tôi thật tình lấy làm tiếc...""Không sao. Vậy tối mai được không?"Tôi sẵn sàng tự mổ bụng bằng cái kéo sửa móng tay đã cùn của tôi theo tinh thần võ sĩ đạo. "Ôi tối mai ư? Rất tiếc, tối mai tôi đã có hẹn từ đầu tuần mất rồi"."Không sao đâu, cô Thompson. Vào dịp khác vậy nhé""Vâng, tôi hy vọng thế"."Vậy thì chào cô""Vâng, cám ơn ông đã gọi. Chào ông"Ông ta gác máy. Tôi dập máy, đứng quay vào tường. Đó là cuộc tử chiến giữa tôi và số mệnh, và tôi biết ai là người sẽ thắng."Brangwyn phải không? "Donna hỏi."Ừ""Đồ ngốc""Cậu đi chơi với ông ta thì đã chết ai nào? Cậu có thể tự chủ được chứ, đúng không?""Cậu có im đi không, Donna?""Tớ chịu không hiểu được cậu, tớ chẳng hiểu đầu óc cậu thế nào nữa".Tôi ra khỏi phòng trong tâm trạng hoàn toàn tuyệt vọng. Tôi không thể ở đó khi cả ba đang chuẩn bị đi chơi với bạn trai của họ. Cậu nào cũng hối hả tắm rửa, thay quần áo, nhưng như thường lệ, Alma vẫn trấn giữ buồng tắm, nên chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tôi xuống tầng 1, vừa đi vừa lẩm bẩm một mình: "Tối thứ 7 không, tối thứ 7 không" và đột nhiên tôi phát hiện ra rằng tôi đang lững thững đi qua hành lang chính của khách sạn nhìn ngó đám đàn ông, và họ cũng nhìn lại tôi với ánh mắt đểu cáng. Ôi, lạy Chúa. Thật kinh khủng!Kể cũng lạ. Đầu óc người ta có thể phát sinh biết bao nhiêu chuyện, chỉ vì ba tuần liền không được đi chơi, hò hẹn với người mà người ta yêu. Và đến lúc này, khi nhận thấy mình tuyệt vọng như thế nào, tôi nghĩ thầm: "Thôi được, cô bạn chỉ còn mỗi cách này mới giải quyết được tình trạng của cô hiện nay". Tôi liền tới chỗ đặt máy điện thoại công cộng, đóng sập cửa buồng và lạnh lùng nói với cô tổng đài: "Cho tôi nói chuyện với phòng 1208", rồi đứng đợi"Năm phút sau ông ta nhấc máy và nói: "Alô""Bác sĩ Duer?""Tôi đây""Tôi là Thompson"Ông ta có vẻ bất ngờ: "À ra là cô""Tôi hy vọng không làm ông phật lòng khi gọi điện cho ông vào chiều thứ 7""Carol, tôi cũng vừa định nhấc máy xin số của cô""Thật vậy sao?""Thật thế"Tôi nói: "Tôi đang gọi từ tầng 1, số máy ở đây là 26", rồi dập máyMấy giây sau chuông reo. Tôi đợi nó kêu 6 lần rồi nhấc máy và nói: "Alô""Carol...""Xin lỗi, ai đấy ạ?""Ray Duer""Ồ, bác sĩ Duer! Thật bất ngờ! Ông thật tử tế. Bác sĩ Duer, tôi có thể giúp gì được chăng?""Carol, cô có tin tôi không? Suốt cả tuần, tối nào tôi cũng muốn gọi cho cô"."Bác sĩ Duer, những lời ông nói sao mà hay thế?""Tôi không nói dối cô đâu""Ấy chết, bác sĩ Duer. Tôi chưa bao giờ nghĩ bác sĩ lại nói dối tôi...""Carol..."Tôi không còn kìm mình được nữa. "Ray! Ôi Ray, em đang chết vì cô đơn. Ray, em cô đơn và buồn tủi quá. Em muốn chết luôn cho rồi""Em đang ở tầng 1 à?""Em vẫn ở máy điện thoại số 26""Anh sẽ xuống ngay. Chờ anh ở quầy cà-phê"Tôi không nói tạm biệt hay cảm ơn. Tôi gác máy, đến quầy cà-phê ngồi ngắm tranh vẽ các cô gái chăn cừu đầu tóc bù rối. Và đúng như anh nói, mấy phút sau anh đã xuống và tới ngồi đối diện với tôi. Quần anh màu xám, áo sơ-mi màu xám, cravat nhỏ một màu vàng nhạt và chiếc áo vét cũng màu xám. Sau cặp kính gọng sừng, đôi mắt xám của anh trông nghiêm nghị nhưng đầy vẻ lo lắng."Chào anh""Chào em""Anh có muốn em xin lỗi đã gọi làm phiền em không?""Tất nhiên là không""Trước nay em chưa bao giờ gọi điện cho đàn ông kiểu này. Em cảm thấy mình đáng xấu hổ. Bác sĩ Duer, người ta có dạy các nhà tâm thần học là phải tàn nhẫn không?""Em đừng nói như thế""Buổi tối ngày thứ Tư em đến đây, anh đã đưa em ra ngoài bãi biển và đã hôn em. Anh còn nhớ cái chuyện nực cười ấy chứ?""Còn""Từ đó..."Anh nói chặn với giọng chua chát: "Từ ngày đó, anh đã yêu em. Em có muốn anh nói điều ấy trước mặt công chứng viên không?""Ôi, lạy Chúa", tôi thốt lên. Sau đó tôi bảo anh: "Anh gọi cà-phê cho em đi, có cả sữa nữa"Anh quay lại vẫy cô phục vụ và chúng tôi không nói lời nào cho đến khi cô ta mang đến cà-phê đựng trong hai chiếc cốc bằng bạc, cùng một bình nhỏ đựng sữa và chiếc bát nhỏ đựng đường cũng bằng bạc""Anh có biết em cảm thấy sao không?", tôi hỏi khi chỉ còn lại hai chúng tôi với nhau. "Em cảm thấy giống hệt cô gái tội nghiệp bị bệnh mộng du đến chỗ anh không mặc gì vào lúc 3h sáng ấy. Chỉ khác em làm chuyện đó giữa ban ngày ban mặt thôi""Anh xin lỗi""Em mừng là anh đã biết lỗi, Ray ạ''''"Anh cứ tưởng đã nói rõ với em. Anh cứ tưởng là em đã hiểu""Hiểu gì cơ, anh yêu?""Anh không được phép yêu học sinh của trường""Em vẫn nhớ, Ray ạ. Anh có nói với em như vậy. Em hỏi anh có phải em chỉ là cuộc tình chốc lát của anh không, nhưng anh chẳng bao giờ giải thích rõ. Anh có được phép yêu em khi em đã tốt nghiệp rồi không?"Anh nói, giọng đanh lại: "Arnie Garrison biết là anh yêu em""Ồ! Thật đáng mừng là anh đã nói với ông ấy trước khi nói với em"Anh đập mạnh tay xuống bàn: "Em bớt lời đi được không? Sao em cứ giở cái giọng mỉa mai ấy ra với anh thế?""Không, thật đấy. Em rất mừng, ông Garrison là người đầu tiên biết chuyện ấy. Không có gì làm em sung sướng hơn""Cả trường đều biết", anh dằn giọng. "Cả thế giới này đều biết""Thú vị thật. Anh đã đăng tin trên tờ "Người đưa tin Miami" hay sao?""Cũng gần như vậy", anh nói, nhìn tôi giận dữ. "Nó hiện ra trên từng nét mặt anh. Khi anh gặp em ở sân chơi Jai-alai tuần trước, thế đấy. Arnie Garrison, Caroline Garrison, Peg Webley không thể không nhận thấy. Arnie bảo đó là cảnh tức cười nhất mà ông ta thấy trong đời. Ông ấy bảo suốt cả tối đó anh chỉ ngồi dán mắt vào gáy em. Rồi lúc em nói chuyện với anh sau đó..."Anh dừng lời, bỏ cặp kính xuống và thổi nó phù phù.Tôi nói nhỏ nhẻ: "Ơ, cô Webley cũng đoán được à?""Em có thể cầm chắc điều đó""Cô ấy có bực không?""Sao cô ấy phải bực chứ?""Em nghĩ có lẽ...""Đã đến lúc em thôi nghĩ "có lẽ" được rồi. Cô ta sắp lấy một phi công làm trong hãng. Nếu em muốn biết nữa, cách đây mấy ngày, anh đã ăn tối cùng cô ấy và suốt ba tiếng liền cô ấy không ngớt ca ngợi em""Ô, Ray", tôi thốt lên và bắt đầu khóc.Anh đeo lại cặp kính, và đưa tôi chiếc khăn mùi-xoa sạch. Là một chuyên gia có kinh nghiệm, có lẽ anh biết thế nào tôi cũng nước mắt ngắn nước mắt dài trong buổi gặp hôm nay. "Khăn này", anh bảo"Cám ơn anh". Tôi lau mắt và hỉ mũi.Anh nói: "Arnie đã sắp xếp để em ở lại Miami sau khi học xong. Miami sẽ là nơi đi về của em. Mãi tối qua ông ta mới nói với anh, ông ta cứ lẳng lặng làm để anh và em...". Cặp kính lại làm anh vướng víu, anh tháo kính ra và cứ cầm nó mà nhìn. "Chúng mình sẽ không phải xa nhau. Quan trọng là ở chỗ đó".Tôi đứng im không nói gì, rồi chạy vào nhà vệ sinh nữ. Tôi thổn thức đến gần mười phút. Tôi vừa quay lại, anh nói: "Tối nay anh ăn tối với ông phụ trách hướng dẫn chuyến bay. Anh không thể thoái thác được. Mà mãi khuya anh mới về. Ngày mai em ăn trưa với anh nhé?""Vâng""8h30 mai em chờ anh ở đây, được chứ?""Ray, ăn trưa như thế liệu có hơi sớm quá không?""Chúng mình sẽ ăn sáng luôn""Vâng""Rồi mình sẽ đi xe đến một chỗ nào đó, chỉ có hai chúng mình với nhau. Anh cứ định gọi điện thoại nói với em như vậy. Anh đã cố dằn lòng mà không được, anh nhất định phải gặp em. Nhưng em đã gọi trước""Lúc ấy em cứ muốn cắt cổ mà chết cho rồi""Thứ sáu, sau lễ tốt nghiệp, chúng mình có thể..."Anh nhìn tôi"Chúng mình có thể thế nào?""Công khai chuyện chúng mình""Công khai nghĩa là làm sao hả Ray? Nói với cô Webley ư?""Đính hôn", anh trả lời. "Làm lễ cưới. Thế nào cũng được, tuỳ em""Ôi, lạy Chúa"Anh đưa tay qua bàn, và tôi cũng đưa tay qua. Chúng tôi nắm chặt tay nhau. Tôi nói: "Kể hỏi thế này cũng hơi vớ vẩn, nhưng trong thời gian từ nay đến thứ sáu, em có thể gọi anh là "anh yêu" được không? Em rất muốn được gọi anh như vậy. Em chưa từng gọi ai như thế bao giờ"."Ở lớp thì đừng", anh bảo. "Em phải rất kín đáo. Anh sẽ đến nói chuyện với lớp em vào thứ ba tới, và có lẽ..." Tay anh trở nên cứng đờ. Anh nói: "Anh yêu em đến phát điên lên mất. Em biết không? Anh yêu em đến mức mù quáng, ngu muội, điên khùng""Tất cả vì luồng điện ấy", tôi đáp."Luồng điện ư?""Vâng. Hàng triệu vôn""Không. Trong trường hợp của anh, nó là Adrenalin""Em chẳng biết adrenalin là gì, Ray ạ. Có phải là thuốc mình uống khi bị cảm lạnh không anh?""Mai anh sẽ nói rõ, còn bây giờ anh phải đi đây""Ngay bây giờ à?"Ừ. Anh vừa nói với em chuyện anh ăn tối cùng ông phụ trách phần huấn luyện bay rồi mà""Em nhớ ra rồi". Mắt tôi thẫn thờ rơi lệ. "Ray, anh nhất định phải đi à? Nhất định sao?" Song trước khi anh kịp trả lời, tôi lại tiếp: "Thôi được rồi. Đi. Cứ đi. Quỷ tha ma bắt. Em không được cản trở công việc của anh". Tôi lại hỉ mũi vào chiếc khăn mùi-xoa anh đưa và lau khô nước mắt. "Xin lỗi, em đã làm anh bực mình, Ray ạ. Kinh khủng quá thế thôi. Em vừa mới túm được anh thì anh đã xa em để đi với người khác""Đừng làm anh rầu lòng thêm nữa, em""Thôi được, anh yêu. Thôi được rồi""Tối nay em có kế hoạch gì không?""Kế hoạch à?, tôi hét lên. "Kế hoạch gì mới được chứ? Anh điên rồi sao? Em chỉ muốn được yêu, nhưng người ta lại chỉ làm lấy lệ..."Trông anh thật rầu rĩ.Tôi nói tiếp: "Em nghĩ em sẽ đi xem phim cho quên sự đời. Đừng lo cho em, Ray ạ. Em sẽ tìm thấy khối trò vui""Nhớ những lời anh nói với em""Về ông phụ trách huấn luyện bay?""Không phải, mà là: anh yêu em với tất cả tấm lòng""Ôi, anh yêu...""Và tránh xa đám sĩ quan không quân, hiểu chưa?""Ôi, Ray. Tuần trước anh có ghen không? Có không?""Anh muốn bóp cổ thằng cha ấy""Thật vậy sao?""Trong nghề của anh, đấy là phản ứng bình thường""Ôi lạy Chúa, anh ghen! Tuyệt diệu làm sao!"Kể cũng lạ, tôi bao giờ cũng khinh bỉ ghen tuông, coi đó là thứ bỉ ổi nhất trong các loại tình cảm. Thế mà bây giờ tôi lại hoan hỉ đón nó. Hạnh phúc của tôi tràn trềChúng tôi hầu như chưa đụng đến cà-phê, nhưng anh vẫn phải trả tiền. Tôi sánh bước bên anh, và đột nhiên nhận thấy quầy cà-phê đầy đàn ông, đàn bà, trẻ con và có người còn có cả chú mèo Batư màu xanh buộc dây da vàng. Lạ thật, vì lúc tôi đang nói chuyện với Ray, tịnh không thấy một bóng người trong vòng hàng dặm. Tôi nhận ra rằng đây đâu phải là nơi tình tự lý tưởng, và chắc đã làm Ray cảm thấy không được tự nhiên. Tôi muốn nói là sau khi bạn đã mè nheo người đàn ông đến độ anh ta phải nói là yêu bạn, chuyện đâu chỉ dừng ở mấy lời cân nhắc kỹ càng ấy, mà còn phải có cái gì tiếp theo nữa chứ? Mà ở Salon de Fragonard thì Ray đâu dám làm gì; làm sao có thể buộc anh phải biểu lộ tình cảm một cách nồng nàn, lột quần xé áo...tôi ra được? Suy cho cùng, anh đang phải làm một công việc đầy trách nhiệm của Hãng hàng không quốc tế Magna, và khi có trọng trách như thế, anh cần phải bảo vệ danh tiếng của mình chứ, có ngốc cũng phải hiểu điều đó.Ra khỏi quầy cà-phê, anh bảo: "Anh phải tạm biệt em ở đây. Anh xin lỗi em, nhưng buộc phải đi, được chứ?""Cũng được, anh yêu. Nhưng nhanh mà về anh nhé"Tôi định xoay lưng lại lúc anh đi nhưng không làm nổi. Tôi cứ đứng, nhìn theo thân hình cường tráng gọn gàng, dáng đi nhanh nhẹn của anh, cho đến khi anh mất hút trong thang máy. Sau đó tôi lững thững đi quanh hành lang chính một lát, cảm thấy như tuyến nước mắt trong tôi đã mở và nhận chìm tôi, thế là tôi lại phải vào nhà vệ sinh nữ và khóc cho vợi bớt tâm tư. Rồi tôi trở ra thì thấy Suzanne, cô gái để tóc đuôi ngựa bị buộc phải cắt đang ngắm quầy hàng của hiệu kim hoàn "Tiffany thu nhỏ", nơi Luke Lucas đã mua tặng Jurgy cái lắc vàng và rất có thể là cả chiếc nhẫn đính hôn nữa. "Chào cậu, Suzanne", tôi lên tiếng và cô ta nói: "Chào cậu, Carol". Rồi hai đứa mặt như đưa đám đứng nhìn những chiếc dây chuyền mặt kim cương mà có lẽ bán cả trái đất cũng không đủ tiền mua. Chúng tôi nói chuyện linh tinh chẳng đâu vào đâu, và tôi phát hiện cô ta cũng chẳng có ai hò hẹn - bạn cô ta Jacqueline đã cặp bồ với một anh chàng người Nam Mỹ buôn lạc từ Brazil đem đi tứ xứ. Sau đó, tôi gợi ý chúng tôi cùng nhau đi ăn tối rồi đi xem, khiến Suzanne mừng rơn. Sau khi hẹn nhau nửa tiếng nữa sẽ gặp lại ở ngay trước hiệu kim hoàn, chúng tôi đứa nào về phòng đứa ấy để thay đồ và trang điểm.Jurgy không có nhà, rõ ràng đã đi gặp Luke Lucas. Donna cũng đã đi, nhưng tôi không biết là gặp ai - ba tuần qua cô nàng đã kiếm được cả một đoàn tuỳ tùng rất đông. Tôi cũng không biết cô nàng có dùng chiếc Impala của N.B không, nhưng tôi chẳng quan tâm. Alma như thường lệ, vẫn ở trong nhà tắm, tuy nhiên nó chỉ còn phải sửa lại tí chút mấy lọn tóc phía truớc. Cửa nhà tắm để ngỏ, nên tôi có thể nghe tiếng nó gọi."Carola!""Gì?""À, ra là cậu. Tối nay cậu ở nhà hả Carol?""Không, tớ đi xem phim"Nó ra khỏi nhà tắm, váy áo sột soạt và vẫn như mọi khi, trông đẹp mê hồn trong chiếc váy liền áo màu trắng, đường viền cổ cắt rất thấp, có thêu bông hồng vàng rất to gần hông bên trái. Tóc nó mượt mà hơn, buông rủ quá bờ vai. Vừa nhìn thấy tôi, nó đã bảo: "Carola!" - In nghiêng, đúng như thế"."Gì nào?"Nó nhìn mặt tôi chăm chú: "Cậu vừa khóc?""Ai? Tớ ấy à?""Hô hô, Carola! Cậu khác trước rồi đấy. Ha ha, Carola!''""Thề có Thánh Peter, cậu bỏ cái lối cười ấy đi. Hô hô ha ha là cái gì, tớ nghe cứ như giờ cho ăn ở vườn bách thú ấy"Nó vẫn cười hề hề. "Cậu biết ở Ý chúng tớ nói thế nào không? Cô ta đã đến đám hội, giọng cô ta nghe đã khác, có nghĩa là cô ta không còn là trinh nữ nữa. Trinh nữ, hiểu chứ?""Alma, tớ thề là đầu óc cậu như cái ga cống bẩn thỉu""Ông bác sĩ phải không?", nó nhìn tôi cười và hỏi. "Tớ không có ý nói cậu đã ngủ với ông ta, nhưng ông ta làm cậu sung sướng, đúng không?""Ngoan nào Alma, bé mồm thôi""Thôi được, cậu muốn giữ kín thì thôi, tớ không can thiệp""Mấy giờ cậu phải gặp anh ta?"Nó nhìn đồng hồ: "Cách đây 20 phút""Với cậu thế là còn nhanh đấy""Sonny là anh chàng dễ thương. Anh ta thích đợi""Các cậu định đi đâu?""Tối nay anh ấy có kế hoạch hay lắm. Đến một nơi rất đặc biệt""Alma..."Nó bước lại gần và cười vào mũi tôi: "Ồ, Carola, Carola! Cậu lại định làm mẹ tớ nữa ư?""Này cậu, tớ đâu phải là mẹ cậu, song cậu cần phải cẩn thận với thằng cha này đấy nhé""Cẩn thận. Cẩn thận", nó nhại lại bằng một giọng rất trầm. "Cậu nghĩ tớ không cẩn thận ư?"Tôi đáp: "Cẩn tắc vô áy náy, cậu cứ nhớ thế""Mẹ tớ lúc nào cũng nói như thế". Nó lại lấy giọng trầm nói: "Alma, hãy cẩn thận. Nhớ nhé, hãy cẩn thận". Nó cười khúc khích: "Carola, cậu biết không. Chưa có người đàn ông nào sờ được vào người tớ. Thật đấy. Chưa người nào."Tôi nhìn nó chằm chằm.Nó điềm nhiên nhìn lại tôi với cặp mắt to, màu mật ong rất đẹp và tôi hoàn toàn ngạc nhiên hiểu rằng nó không nói dối. Nó quay đi và hỏi: "Tối nay có lạnh không nhỉ?""Không, ấm đấy""Tớ nên mang theo áo khoác. Trong xe hơi lạnh"Suzanne thuộc loại lề mề, và cũng vừa mới khóc -nó giải thích là vì nhớ nhà. Tôi có thể hiểu và thông cảm với nó, bởi nó sống ở Paris. Làm sao xa Paris mà không nhớ cơ chứ? Chúng tôi ăn tối trong một hiệu ăn Tàu và nó kể cho tôi nghe toàn bộ cuộc đời, từ đầu đến cuối. Người đời thật hấp dẫn, tôi có thể nghe họ kể chuyện hàng tiếng đồng hồ. Bồ nó tên là Jacques (nó cho tôi xem ảnh. Anh chàng có khuôn mặt dài và mỏng, mái tóc lượn sóng, yết hầu rất to, chiếc cravat trông gớm ghiếc và vẻ mặt căng thẳng). Điều rắc rối là Jacques đang học ngành y và anh chàng chưa thể cưới vợ trong mấy năm tới được. Hơn nữa, anh ta là người rất mực đạo đức, bất luận trong hoàn cảnh nào cũng không thể ngủ với Suzanne được, mặc dù vẫn thường xuyên ngủ với các cô gái khác. Bởi vì, đơn giản thôi, Suzanne là cô gái anh ta sẽ cưới làm vợ. Người Pháp vẫn còn rất coi trọng những điều như vậy. Tôi muốn nói họ tỏ ra có đầu óc logic kinh khủng, đến nỗi ta không thể không thán phục họ. Còn bây giờ, Suzanne phải cóp nhặt từng đồng kiếm được để có thể giúp anh ta mở phòng khám khi đã đủ tiêu chuẩn hành nghề, tức là (theo chỗ tôi hiểu) vào khoảng giữa năm 1999.Suzanne cứ thích xem phim cao bồi, và chúng tôi đã mua vé vào một rạp chiếu đúp hai phim. Tôi nghĩ cả hai phim đều chán ngấy, thế mà Suzanne thì lại cứ tròn xoe cả mắt. Hình như chúng khơi dậy những điều rất sơ khai trong tâm hồn phức tạp của nó, và nếu đó không phải là biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh thì tôi không hiểu cái gì mới là hiện sinh nữa. Sau đó chúng tôi ăn bánh mì kẹp thịt và uống cà-phê rồi lững thững trở về khách sạn. Ít ra cũng qua được buổi tối. Tuy không phải là một tối đẹp nhất của cuộc đời, song dù sao tôi cũng đã qua được. Vài tiếng nữa, tôi lại được gặp Ray để cùng ăn sáng, sẽ có những phút giây vui sướng được tìm hiểu về nhau và được yêu nhau. Trong thang máy trở về phòng, người tôi run lên vì sung sướng.Tôi bước vào căn phòng mờ tối, mát mẻ và sực nức mùi thơm. Chưa có đứa nào về - mới có 1h10'', nên tôi chẳng nghĩ sẽ thấy bóng dáng họ trước 2h, là giờ bắt buộc phải có mặt tại phòng.Tôi thay sang quần áo mặc trong nhà, ngồi bên cửa sổ ngắm cảnh trời đêm yên tĩnh bên ngoài, thỉnh thoảng lại thấy một sao băng lướt qua bầu trời mượt như nhung. Được một lúc, tôi cảm thấy người lơ mơ và rất thích cảm giác nhè nhẹ chìm dần vào hư vô ấy. Thỉnh thoảng tôi lại tỉnh như sáo và nghĩ về Ray, về Jurgy và Luke Lucas và về chuyện mọi việc mới tuyệt vời làm sao, để rồi lại chìm dần vào cõi hư không, bồng bềnh trôi về phương trời vô định. Đang khi tôi cảm thấy mình không còn trong vũ trụ này nữa, thì chuông điện thoại bỗng réo ầm lên, làm tôi giật bắn cả người. Tôi nghẹt thở, người run lên khi nhào đến máy điện thoại. "Alô"Tôi nghe giọng phụ nữ nói: "A, Cô Thompson phải không?""Vâng, tôi đây""A. Đây là bệnh viện đa khoa Homestead""Có việc gì không ạ?"Bà ngần ngừ như không muốn nói cho tôi biết. Tôi áp sát ống nghe vào tai, cảm thấy sống lưng lạnh toát. Cuối cùng bà ta bảo: "Cô Thompson...A...cô Di Lucca vừa được đưa tới bệnh viện. Cô ta nói tên cô và yêu cầu chúng tôi gọi cho cô""Cô Di Lucca ư? Cô Alma Di Lucca? Ồ, không? Cô ta gặp chuyện gì thế?""Rất tiếc, cô ta bị tai nạn ô-tô"Tôi hỏi, giọng lạc đi: "Cô ấy có sao không?""Cô ta, a, bị thương. Cô có phải họ hàng của cô ấy không?""Không...""Cô ấy có...a...họ hàng ở đây để chúng tôi gặp không?""Tôi nghĩ là không có. Cô ấy không bao giờ nói có họ hàng ở đây. Xin bà cho biết cô ấy bị thương nặng không?""Cô ấy có vẻ vẫn bình thường...A. Cô Thompson, liệu cô có thể tới bệnh viện chúng tôi được không?""Ngay bây giờ à? Tất nhiên là được. Tôi sẽ đến ngay, xin bà chỉ đường giùm"Bà ta nói cho tôi biết chỗ bệnh viện, rồi nói thêm với giọng đều đều: "Cô hãy đến phòng cấp cứu và hỏi bà Mc Queen""Mc Queen chính là bà, phải không ạ?""Vâng. Tôi là người trực đêm""Bà Mc Queen, xin bà cho biết cô ấy bị thương có nặng lắm không?""Xin cô đến càng sớm càng tốt. Chào cô"Bà ta dập máy.Tôi đặt máy, đứng thở. Không đúng. Có lẽ đó chỉ là giấc mơ hãi hùng. Sau đó tôi nhấc máy, tay cứ dập mãi cái giá đỡ ống nghe cho đến khi nghe tiếng tổng đài trả lời. Tôi bảo: "Tôi có việc khẩn cấp. Cho xin phòng 1208"Đội ơn Chúa, anh có ở trong phòng. Anh trả lời ngay sau 2 lần chuông reo.Tôi nói: "Ray, em Carol đây, vừa xảy ra một chuyện kinh khủng. Bạn em Alma bị tai nạn ô-tô đã được đưa vào bệnh viện. Họ gọi điện bảo em cô ấy bị thương. Em phải đến đấy ngay"Anh hỏi, giọng đều đều như giọng bà Mc Queen:"Cô ấy ở bệnh viện nào?""Bệnh viện đa khoa Homestead""Ai gọi điện thoại cho em? Một trong những bác sĩ ở đó à?""Không. Một bà Mc Queen nào đó trực phòng cấp cứu. Anh yêu, em xin lỗi đã làm anh lo lắng vì chuyện này...""Đó là công việc của anh", anh đáp. "Được rồi. Xuống ngay, chờ anh trước khách sạn, anh xuống bây giờ đây"Tôi mặc quần và chiếc áo in hoa, rồi cuống cuồng tìm chiếc áo len casơmia. Tôi chải đầu trong hai giây, đánh môi trong ba giây, rồi lôi ra chiếc túi da lợn trắng và nhét cái áo choàng màu đen của Alma vào đấy, vì tôi vẫn nhớ rõ nó bảo không muốn mặc áo bệnh viện vì ngứa không chịu được. Tôi cho vào túi cả son phấn, lọ nước hoa nhỏ và gói giấy lau mặt.Tôi run rẩy đứng trước khách sạn độ vài phút thì Ray lái xe đến. Anh có chiếc xe thể thao MG màu đỏ sáng loáng, đó là điều bất ngờ, cho thấy thêm một khía cạnh trong tính cách của anh. Anh ăn mạc rất chững chạc, bộ complê mỏng màu xanh sẫm và chiếc nơ cũng màu xanh sẫm.Lúc xe từ từ chạy ra đường chính, tôi nói: "Anh biết bệnh viện ở đâu chưa?""Anh biết rồi. Anh vừa nói chuyện với bà Mc Queen""Bà ấy có nói..." tôi không dám hỏi hết câuAnh cộc cằn trả lời: "Điều đó chúng ta sẽ biết. Bà Mc Queen không chịu cho biết cụ thể""Anh chàng Sonny Kee cùng đi với Alma thế nào?""Anh ta chết rồi""Ôi, lạy Chúa"Tôi ngồi rũ người trên ghế. Những tàu cọ xào xạc trên cao, và mọi vật đều một màu xanh nhợt trong ánh đèn xe."Em biết anh chàng ấy không?""Em không biết, nhưng nhìn thây đúng một lần""Em bảo tên anh ta là gì?""Sonny Kee"Lát sau, Ray nói: "Tên nghe quen quen""Ray, anh ta là võ sĩ quyền Anh. Anh ta thường lên võ đài""Ừ, có lẽ vì vậy anh nghe có vẻ quen quen. Làm sao Alma lại quen anh ta?""Nó gặp trong khách sạn"Ray làu nhàu gì đó.Tôi nói: "Ray, em đã cố ngăn nó. Câu cuối cùng em dặn trước khi nó đi là hãy cẩn thận. Em đã báo trước cho nó về anh chàng nọ""Tại sao?""Anh ta là người xấu. Em đã nói trước với nó và nó đã nhạo em"Ray bực bội hỏi: "Làm sao em biết anh ta là người xấu? Đầu đuôi thế nào?""À, Nat Brangwyn nói với em; cái tay cờ gian bạc bịp mà em không được phép gặp ấy""Brangwyn nói thế nào?""Ông ta bảo Sonny Kee là một người xấu và Alma chớ có giao thiệp với anh ta""Và em đã nói lại với Alma?""Nó không chịu nghe em, Ray ạ. Nó cười phá lên, bảo là có thể tự lo liệu được""Tại sao em không cho anh, hoặc Arnie Garrison, hoặc Peg Webley biết chuyện này?". Giọng anh có vẻ giận dữ."Kìa, anh""Carol, anh đang hỏi em: tại sao em không báo cáo việc này?""Ray, sao anh lại nghĩ em có thể làm một việc như vậy?""Em có trách nhiệm phải báo cáo chuyện đó""Ray, anh cũng phải hiểu chứ? Em không thể báo cáo với anh về từng bạn của em được. Em không thể báo cáo với anh bạn em đi chơi với những ai được"Anh trầm ngâm một lát rồi bảo: "Anh xin lỗi, lẽ ra anh không nên nói như thế. Nhưng đáng lẽ chúng ta đã có thể tránh được chuyện này, thế thôi"Chúng tôi im lặng cho đến khi tới bệnh viện, vội vã vào phòng cấp cứu, hỏi gặp bà Mc Queen và đợi khoảng vài phút thì một bà to béo, mặc quần áo trực ban bước ra. Khi bà đến gần, Ray bảo tôi: "Cứ để anh nói cho""Vâng, anh yêu"Anh nói: "Chào bà Mc Queen. Đây là cô Thompson. Tôi là bác sĩ Duer"Bà ta thậm chí chẳng buồn nhìn tôi, chỉ nói: "A, bác sĩ. A, vâng"Anh kéo bà ta sang bên và họ nói rất nhỏ với nhau. Tôi nhận ra rằng đây là lĩnh vực riêng của anh, anh có thể hỏi đủ mọi thứ trên đời, còn tôi thì không - tôi chẳng là gì cả. Rồi họ kéo đi như đã quên tôi đang có mặt ở đó. Nhưng đến phút chót, Ray nhớ ra. Anh bước nhanh lại với tôi và bảo: "Em cứ ngồi đây đợi nhé, anh sẽ quay lại ngay. Anh muốn nói chuyện với bác sĩ Walker là người đang cấp cứu trường hợp này"Bệnh viện ở đâu cũng thế, họ bảo bạn phải ba chân bốn cẳng đến ngay, rồi để bạn ngồi đợi, đợi và đợi mãi bạn vẫn chẳng nhìn thấy gì, chẳng nghe thấy gì. Tôi ngồi đợi trong một phòng cũng dễ chịu, đồ đạc xinh xắn. Song, tôi chỉ muốn được nghe tin rằng Alma không việc gì, không bị đau đớn gì.Cuối cùng, khoảng 40'' sau Ray trở lại cùng với một người thấp béo mặc áo blu. Một trung sĩ cảnh sát, mặt đỏ gay và mồ hôi nhễ nhại lượn lờ ở phía sau. Người mặc blu thuộc loại có nụ cười ngượng nghịu, anh ta cười với vẻ khổ sở khi Ray giới thiệu: "Đây là cô Thompson. Đây là bác sĩ Walker""Chào cô"''''Chào bác sĩ. Cô bạn tôi thế nào?"Anh ta đứng ngây người.Ray bảo: "Cô ấy phải tiêm thuốc giảm đau""Nhưng cô ấy thế nào?""Anh đã nói rồi, cô ấy đang ngủ""Em gặp cô ấy được chứ?"Bác sĩ Walker đáp: "À, không được đâu cô Thompson ạ. Cô hiểu cho, cô ấy đang ngủ vì đã được tiêm thuốc giảm đau. Cô không thể nói chuyện với cô ấy được""Cô ấy chết rồi ư?""Không", Ray đáp.Tôi nói: "Không ai cho tôi biết cô ấy làm sao à?""Bác sĩ Walker nhìn Ray, rồi nhẹ nhàng nói: "Cô ta bị thương, nhưng chúng tôi vẫn chưa xác định được mức độ đến đâu. Phải đợi có kết quả chụp điện mà hiện nay chúng tôi đang chuẩn bị làm. Chúng tôi cố gắng làm cô ta dễ chịu và hy vọng những điều tốt lành nhất""Tôi muốn gặp cô ấy. Cô ấy đòi gặp tôi. Tôi là bạn, tôi muốn cô ấy biết tôi đang ở đây"Ray bảo: "Carol, cô ta đang ngủ. Người ta tiêm rất nhiều thuốc giảm đau cho cô ta, và chuẩn bị đưa cô ta vào phòng chụp điện""Em sẽ đợi cho đến khi Alma tỉnh. Ray, em phải có mặt ở đây khi Alma tỉnh lại. Nó không quen biết ai ở đây. Em phải có mặt"Bác sĩ Walker nói: "Cô Thompson, tôi e rằng ít nhất cô ấy cũng phải ngủ đến sáng""Thế thì tại sao lại bảo tôi phải đến đây càng sớm càng tốt?"Ray bảo tôi: "Trong những trường hợp như thế này phải làm một số thủ tục. Anh đã lo xong tất cả chuyện đó""Ray!""Bình tĩnh nào", anh dịu dàng nói với tôi. "Em cứ bình tĩnh"Tôi cắn môi, cố kìm nước mắt. Tôi nói với bác sĩ Walker: "Tôi mang cho cô ấy một vài thứ: áo choàng, phấn son... anh có thể chuyển cho cô ấy được không?""Được chứ". Anh cầm cái túi da trắng mà cứ như sợ nó sẽ nổ tung trong tay"Bác sĩ, nếu cô ấy tỉnh dậy, nhờ anh nói lại là tôi đã đến và ngay buổi sáng sẽ quay lại, được chứ""Được được, cô Thompson ạ, cô có thể tin tưởng ở tôi""Thôi mình về đi", Ray bảo. Anh bắt tay bác sĩ Walker và nói: "Tôi sẽ gọi điện cho anh", rồi anh gọi tay trung sĩ cảnh sát đang đứng phía sau: "Chào trung sĩ, cám ơn anh đã giúp đỡ""Có gì đâu, thưa ông"Bác sĩ nhìn tôi cười bẽn lẽn, rồi Ray đưa tôi ra.Lúc đã ở trong xe, tôi bảo: "Ray, anh phải nói thật Alma thế nào?"Anh chuẩn bị nổ máy, nhưng rút tay lại. Anh trả lời chung chung, giọng đều đều: "Rất tiếc, Carol ạ. Cô ta trong tình trạng không lấy gì làm tốt lắm""Ray, anh bảo sao? Không tốt lắm nghĩa là sao?""Họ vẫn chưa biết cô ta bị thương đến mức độ nào. Xương chậu bị vỡ, và một số bộ phận trong người có thể bị chấn thương nặng""Ôi lạy Chúa, thế nghĩa là sao?""Hiện giờ chân cô ta không cử động được. Sau khi có kết quả chụp điện sẽ biết rõ thêm""Ôi, khủng khiếp quá""Khi được đưa vào bệnh viện, cô ta còn tỉnh. Cô ta nói với bác sĩ Walker là thằng cha kia đã tấn công và hiếp cô ta trên bãi biển""Ray!""Anh đoán sau đó chắc hắn cảm thấy ân hận. Trung sĩ Hadley dự đoán chiếc xe đang phóng với tốc độ trên một trăm dặm một giờ thì xảy ra tai nạn"Tôi khóc tức tưởi: "Ở đâu hả Ray?""Trên xa lộ Overseas. Xe đâm lên lề đường, hắn không làm chủ được tay lái và xe bị lật. Hắn chết ngay"."Ray, anh có thấy Alma không?""Anh có thấy, một lát thôi""Trông nó thế nào?""Cô ta đang ngủ. Anh đã nói với em rồi cơ mà""Không, em muốn hỏi mặt mũi nó có sao không?""Chiếc xe trượt một đoạn rồi lật. Rõ ràng Alma còn có đủ thời gian lấy tay che mặt. Tay và đầu cô ta bị thương nhưng không nặng bằng những chỗ khác""Nhờ Trời mặt nó không sao, Ray ạ. Alma là cô gái đẹp, rất đẹp"Suốt đường về chúng tôi ngồi im không nói. Anh để yên cho tôi suy tư - có lẽ anh cũng thế - và tôi nghĩ đến Alma tội nghiệp đang bị thương và nằm bất tỉnh, xinh đẹp và ích kỷ, tham lam và khó chịu, nhưng về mặt nào đó lại gần gũi và thân tình đối với tôi, và là người tôi dần dần yêu mến. Không hiểu lý do tại sao. Tôi nghĩ đó là điều rất lạ về tình yêu. Nguời ta yêu thương nhau không cần có lý do.Về đến khách sạn Charleroi, Ray bảo: "Anh muốn em qua phòng anh. Anh sẽ cho em mấy thứ để em có thể ngủ được tối nay""Chẳng cần đâu, thật đấy"Anh không nói nhưng khi thang máy dừng lại, anh cầm tay đưa tôi về phòng anh. Vào trong phòng, anh bảo: "Em ngồi xuống đi" nhưng tôi không thể ngồi được. Tôi cứ đứng đó nhìn anh, và anh hiểu rằng tôi đang rất cần được anh vỗ về âu yếm. Anh vòng tay ôm tôi, và đây là lần thứ hai anh ôm và hôn tôi. Tôi lại khóc và anh đưa tôi tới một chiếc ghế bành, rồi dịu dàng đặt tôi ngồi vào đấy. Sau đó, anh để mặc tôi khóc.Khi quay lại, anh bảo: "Này" và đưa tôi một cốc đầy đá cùng một thứ nước lỏng màu vàng."Cái gì thế?", tôi hỏi"Uytxki""Em không được phép""Em được phép uống. Đây chỉ là một loại thuốc thôi. Và uống cả cái này nữa". Anh đưa tôi một viên con nhộng nhỏ màu xanh."Em phải uống viên này à?""Ừ"Tôi ho sặc sụa, cố nuốt chỗ uyt-xki, đồng thời nhìn quanh căn phòng để sau này khi tôi ở xa anh, tôi vẫn biết chỗ anh thế nào. Phòng rộng như phòng chúng tôi, cái buồng nhỏ hơn anh dùng làm phòng ngủ. Tôi rất mừng là phòng khá bừa bộn. Sách vở vứt lung tung, những chồng báo để lộn xộn trên bàn và hai chiếc sơ-mi treo trên ghế.Khi đã có thể nói được rồi, tôi bảo: "Anh cần có phụ nữ ở đây""Thật ư?""Thật. Em không thể hình dung được anh lại luộm thuộm thế này. Em cứ nghĩ anh phải gọn gàng, ngăn nắp cơ""Em lấy đâu ra cái ý nghĩ ấy?""Em hình dung ra thôi. Anh biết con gái thế nào rồi. Đầy trí tưởng tượng""Em uống viên thuốc ấy chưa?""Em vẫn còn cầm đây""Uống đi""Không, em không uống đâu, Ray ạ""Sao thế,""Em sợ ngủ quên. Sáng dậy em phải đến bệnh viện ngay". Rồi điều tôi thắc mắc bỗng hiện ra trong óc. Tôi bảo: "Ray này, các vết thương ở đầu ấy có nặng không?""Walker bảo cũng không nặng lắm""Đầu có phải băng bó không?""Tất nhiên là phải băng rồi""Thế họ phải cắt tóc à?""Đương nhiên"Anh để tôi khóc thêm chút nữa, rồi dỗ dành tôi uống thêm rượu. "Em uống viên thuốc đi", anh bảo, nhưng tôi vẫn không uống. Anh nói: "Thôi được. Buổi sáng tỉnh dậy em hãy gọi điện thoại cho anh. Anh sẽ lái xe đưa em đến bệnh viện""Cám ơn anh, Ray""Bây giờ anh sẽ đưa em về phòng""Anh không cần phải...""Đừng cãi anh nào""Nhưng đàn ông không được phép lên tầng em""Anh không phải là người ngoài. Anh là bác sĩ của trường""Với em, anh là đàn ông, và là người đàn ông duy nhất trên đời". Tôi đứng dậy, hôn anh vào môi."Ôi Ray, em yêu anh lắm"Mấy phút sau, anh đưa tôi lên phòng, rồi lặng lẽ chia tay tôi trước cửa phòng 1412. Trong phòng có ánh đèn, nhưng mới chỉ có Jurgy về. Tôi biết thế vì cửa phòng nó khép chặt. Tôi không nỡ đánh thức để báo tin Alma gặp nạn. Donna vẫn chưa thấy về, và chỉ có dải băng đen buộc tóc của Alma ở trên giường. Tôi nhặt lên, định mang cất đi, nhưng rồi lại đặt nó trở lại chỗ cũ.