Chương 13

Thuý An được sự ủng hộ của ngoại nên nhất quyết sẽ thi vào trường nhạc. Cả tuần nay cô ôm cây đàn bầu qua nhà Quang để học những ngón nghề của ông Tư Sang.
Ngay cả ông Tư cũng lấy việc dãy cô làm niềm vui. Ông tận tâm với cô lắm. Ông nhận xét rằng Thuý An rất thông minh, lại có khiếu nữa. Chỉ hơn tuần mà cô đã có thể vừa đàn vừa ngâm nga vài bài nhạc cổ. Cô ráng học đàn hát cho nhuyễn để về Sài gòn thi vào trường nhạc.
Hôm nay có Hương qua chơi, Thuý An hứng chí biểu diễn cho Hương nghe. Cô dạo vài đoạn nhạc buồn rồi cất giọng ngâm bài mới học được.
“Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc.
Đất nào dốc bằng đất Nam Vang.
Một tiếng anh than.
Hai hàng luỵ nhỏ.
Anh có mẹ già biết bỏ ai nuôi.
Dòng nước chảy xuôi.
Con cá buôi lội ngược.
Anh thương nàng biết được hay chăng…”.
Ông Tư Sang lim dim mắt, gật gù hài lòng. Hương ngồi cạnh cũng gõ tay đánh nhịp rồi cười khích lệ. Ông Tư bỗng vui miệng.
− Má con ngày xưa cũng thích đàn bài này lắm!
Thuý An khựng người nhìn ông, Hương cũng nhìn dè dặt. Thuý An chớp mắt nhỏ nhẹ.
− Chú… còn nhớ má con?
Hương khều tay cô. Ông Tư không trả lời, chỉ im lặng mơ màng hồi lâu rồi hỏi ngược lại.
− Con có biết xuất xứ cây đàn này không?
− Dạ không!
− Cây đàn này trước đây là của chú.
Thuý An mở to mắt ngạc nhiên. Từ lúc vớ được nó trong kho cô cũng có thắc mắc. Hỏi hoài mà dì Năm không nói nên cô cũng quên bẵng đi. Nhưng cô cứ đinh ninh là của một ai đó trong nhà mình chứ không thể ngờ chủ nó lại là ông Tư.
− Của chú?… Sao nó lại nằm trong nhà ngoại con?
− Cái hôm má con chia tay với chú nói sẽ lấy chồng ở thành phố, chú đau khổ lắm. Mấy ngày trời lang thang trước nha ngoại con muốn tìm hiểu xem người mà má con sắp lấy là ai. Nếu lúc đó đụng mặt chắc chú cũng dám xông tới ăn thua đủ lắm chứ chẳng chơi.
Ông cười cười kể tiếp:
− Gặp được má con thì lúc đó cô ấy nói khi nào đám cưới sẽ mời chú đàng hoàng. Chú buồn quá về nhà đem cây đàn đi qua, giữa đường gặp cô Năm Hoa cùng vài người trong xóm đang rủ nhau đi chùa, chú bèn nhờ cô Năm cầm nó về cho má con, nói là chú tặng mừng đám cưới. Lúc đó cô Năm cũng ngạc nhiên lắm mới bỏ dở chuyện lên chùa mà quay về nhà. Chuyện sau đó thì con biết rồi. Thú thật là lúc thấy con khệ nệ ôm cây đàn ra sau vườn chú hết sức bàng hoàng. Chứ cứ ngỡ là nó bị ngoại con đập nát từ lâu rồi chứ!
Thuý An ngồi im, mắt rưng rưng. Hương có vẻ không an tâm nên giật nhẹ tay cô nói qua quýt:
− Thôi! Những chuyện xưa qua rồi An à. Nghe cho biết thôi rồi bỏ chứ đừng để bụng sinh phiền. Bây giờ mọi người cũng thấy ngoại em cũng đâu có dữ lắm đâu. Bà Ba cũng tình cảm lắm chứ. Nếu không thì cây đàn này làm sao còn nguyên vẹn đến bây giờ.
Thuý An ngước nhìn Hương nhoẻn cười gật đầu. Hương cũng nhộn nhịp hẳn lên:
− Với lại mấy hôm nay chị thấy anh Quang qua lại bên nhà thường xuyên rồi có sao đâu.
− Ai nói gì tới tên tôi vậy?
Hai Quang đang tới gần nhìn Thuý An nói:
− Anh thấy má em xuống rồi kìa.
− Đâu? – Thuý An chợt nhớn nhác hỏi.
− Bên nhà ngoại em đó.
Thuý An vội vàng đứng lên ôm cây đàn, đi vài bước bỗng ngừng lại nói với ông Tư:
− Con quên, nó là của chú.
Ông Tư xua tay lia lịa:
− Không. Giờ nó là của con mà! Con giữ lấy.
Thuý An mỉm cười chạy vụt về nhà. Vừa tới cổng là cô đã nghe tiếng quát tháo của ngoại. Cô rón rén tới cạnh cửa rồi đứng im ở đó để nghe xem chuyện gì. Thì ra ngoại đang nói về chuyện thi cử của cô. Thuý An dỏng tai lên theo dõi xem ngoại đang đem quyền uy ra can thiệp cho cháu dù có hơi thô bạo. Má cô cũng cố gắng chống chế.
− Má làm như con không lo gì cho nó vậy.
− Lo gì? Mày cứ bắt nó thi những chỗ nó không thích thì làm sao nó đậu được chứ? Những cái no học không vô thì làm sao nó đi thi? Mà nó rớt cũng là cái cách nó phản đối mày, biết chưa?
− Tại cái con đó nó chướng khí chứ con lo cho tương lai no như vậy nó còn muốn gì nữa? Xuống đây có bao nhiêu ngày đâu mà nó cũng rủ rỉ đến độ má gặp mặt con là chửi xối xả như vậy.
− Cái gì? Lo cho tương lai của nó hả? Tương lai của nó là thằng nhà giàu lái xe hơi chở mày xuống rồi ngồi bên đó chứ không thèm xuống đò qua đây chứ gì?
Vừa nghe tời đó Thuý An giật thót người. Trời đất! Má cô còn lôi cả Vũ xuống đây làm gì chứ?
Chợt có tiếng người khều nhẹ vai, cô quay ngoắt sang thì Hai Quang dí tay vào trán cô cười. Anh đã đứng đây hồi nào không biết.
Giọng ngoại cô vẫn sang sảng:
− Hay quá ha! Cũng sưu tầm được con ông chủ tiệm vàng để chọn làm rể à? Mà con An nó chịu không?
− Dạ, thì tụi nó đang tìm hiểu nhau mà má.
− Tìm hiểu! Hứ! Chẳng biết mặt mũi làm sao nhưng nghe đang ngồi bên chợ ôm cái xe hơi là thấy ghét rồi.
− Thì nó cũng lặn lội chở con xuống tận đây đón con An là cũng muốn ra mắt má lắm chứ. Nhưng mà con thấy qua đó bất tiện quá nên mới kêu nó ở bển. Vả lại nó cũng cần giữ cái xe nữa….
Bà ngoại giọng chì chiết:
− Ờ, bên đó đâu có tiệm giữ xe. Mà có chăng nữa cũng đâu có ai dám giữ chiếc xe hơi đời mới sang trọng như vậy! … Còn hai cái đứa đó thập thò đã chưa?
Thuý An giật mình khi nghe ngoại quát. Cô vội đưa tay rồi sau đẩy Quang ra hiệu anh chuồn về đi, con mình thì riu ríu vô nhà.
Vừa thấy Thuý An vào là bà Hạnh cau mày hỏi:
− Con đi đâu nãy giờ?
− Dạ con… đi học cái này nè.
Vừa nói cô vừa chìa cây đàn trên tay ra. Bà Hạnh tái mặt. Bà đã thấy nó ôm cái gì đó khư khư lúc mới vào, nhưng giờ nhìn kỹ bà trợn mắt.
− Của ai thì đem trả cho người ta đi. Học ba cái thứ này!
− Của con đó má.
− Cái gì? Ai cho?
− Tao cho đó! - Bà ngoại vừa nhài trầu vừa trả lời.
Bà Hạnh nhăn nhó:
− Má cứ chiều nó làm chi. Mất thời gian vào mấy thứ vô bổ này.
− Vô bổ gì. Nó chuẩn bị về trển thi vô trường nhạc đó.
− Gì mà nhạc?
Bà ngoại bỗng quắc mắt lên:
− Nè! Tao nói cho vợ chồng mày biết nghe. Con An nó muốn thi vô trường nhạc. Tao cho phép nó thi. Nó thi đậu mà vợ chồng bây không lo thì tao lo.
Bà Hạnh thở dài than thở:
− Thôi con không dám có ý kiến ý cò gì với con chướng đời này nữa. Nó muốn thi đâu thì thi! – Quay sang Thuý An bà nhăn nhó – Còn không lo thu dọn quần áo rồi về. Để người ta chờ mãi hay sao?
− Để … chừng nào gần thi… con về được không má?
− Trời đất! Đừng có thấy ngoại mày bênh chằm chặp rồi được nước làm tới nghen. Để thằng Vũ đợi bên đó cả buổi còn chưa vừa bụng mày sao? Lấy đồ về mau lên.
Dì Năm xuất hiện ở cửa buồng, trên tay là ba lô đồ đạc của Thuý An. Chắc nãy giờ dì lo thu dọn dùm cô.
− Cầm lấy đồ rồi theo má con về đi An. Thi xong rồi về đây chơi, có ai cấm đâu.
Bà ngoại lại lên tiếng làm ai nấy bất ngờ:
− Ôi thôi, nó muốn về bây giờ thì về, còn chưa muốn thì cứ ở. Mày cứ về trước vài bữa nữa nó về sau cũng được.
− Má nói vậy sao được. Nó biết đường đâu mà đi.
− Thì có người đưa nó về tận nhà chịu chưa?
− Má thiệt là… Ở đây ai mà đưa nó về trển được chứ?
− Tao kêu thằng Hai Quang đưa dùm là nó đi liền.
− Ai vậy?
Mọi người im ru. Bà Hạnh quay sang hỏi Thuý An.
− Cái thằng hồi nãy xớ rớ gần con đó hả?
− Dạ!
− Ở đâu vậy?
− Dạ… ở bên kia… - Thuý An đưa tay chỉ.
Bà Hạnh cau mày, ngoại lại lên tiếng:
− Nó là cháu của thằng Tư Sang.
Bực bội bà Hạnh xua tay:
− Mệt quá! Bây giờ con có chịu về hay không?
Thuý An thấy dì Năm gật đầu ra hiệu nên cô bước lại khoát ba lô lên lưng rồi ôm lấy cây đàn.
− Đem cái đồ quỷ đó theo làm gì? – Bà Hạnh nhăn mặt.
− Ngộ chưa! Của nó thì nó muốn đem đi đâu kệ nó. Cá vậy cũng la con nhỏ được hà. – Ngoại bênh.
− Chậc! cồng kềnh như vậy ….
− Sức nó rinh được cứ để nó đem.
− Thưa ngoại đi rồi về, mau lên!
− Thưa ngoại con về! – Thuý An lại gần ngoại.
− Về hả con? - Ngoại cô dịu giọng.
− Dạ! Thi xong là con về hén ngoại.
Bà gật đầu:
− Ừ! Có biết đường không đó? Nếu không biết thì cứ nhắn xuống đây, tao cho người lên đón nghe chưa.
− Dạ.
Thuý An lại chào dì Năm, ra sau nhà tìm dì Biên rồi đi theo má ra bến đò.
Ngang vườn hồng cô nghểnh cổ ngó vô nhưng trong đó vằng hoe, chẳng thấy ai.
Qua bên chợ, lúc tới gần chiếc xe du lịch bóng loáng của Vũ, chợt có tiếng kêu tên Thuý An ơi ới. Cả má cô cũng quay lại. Thuý An thấy Hương đang trờ tới tay ngoắc lia lịa. Cô nói bà Hạnh vào xe trước rồi đi lại gần Hương.
− Em về đây chị Hương. Khi nào rảnh em sẽ xuống đây chơi.
Hương kéo tay cô đi nhanh về phía quán của mình. Hai Quang đang ngồi trong đó.
− Ủa! Anh Quang đang ngồi đây hèn chi khi nãy đi ngang qua mà không thấy anh đâu hết.
Quang đứng lên cười:
− Cho anh số điện thoại của em đi. Thỉnh thoảnh anh gọi.
− Dạ.
Thuý An hí hoáy ghi vào tờ giấy Hương đưa. Quang cũng đưa cho cô tấm card:
− Số của anh nè. Khi nào rảnh gọi cho anh nhé. Chừng nào muốn về đây chơi thì cứ gọi cho anh. Anh tới tận nhà đón em đi, khỏi phiền má em nữa.
− Dạ. Nhưng em cũng biết đường đi rồi chứ bộ. Có điều chắc phải thi xong em mới có dịp về được. Thỉnh thoảng em sẽ gọi điện thoại….
Hương xen ngang:
− An cần gì phải gọi điện thăm ông Quang. Có gọi thì gọi cho chị nè. Đây cầm số của chị. Bảo đảm vài ngày nữa hai người gặp nhau cho coi. An về rồi thì đố ổng chịu ở yên. Nè anh Quang! Hương đề nghị hay là anh nên mua đại một căn nhà ở Sài gòn để chạy lên cho tiện.
Quang nhắc:
− Đừng có dài dòng nữa, má em chờ kìa.
Thuý An vội chào lần nữa rồi quay trở ra.
− Ráng thi đậu nghen nhỏ!- Hương vẫy tay nói với theo.
Vào xe rồi bà Hạnh hỏi ngay.
− Ai vậy?
− Dạ, bạn con.
Vũ quay l không nói gì. Hương hỏi thêm:
− Chú Tư à, con hỏi thiệt chú cái này nghen
− Hỏi gì?
− Anh Quang … có gì với con nhỏ đó không vậy?
Ông Tư vẫn im lặng trầm ngâm như không để ý đến câu hỏi của Hương trong khi Thúy An muốn nhảy nhổm khỏi bụi cây:
− Con nghe nói dạo này anh Quang với con bé thân nhau lắm. Chú không lo sao?
− Lo chuyện gì?
− Chú không sợ anh Quang giống chú sao?
Ông Tư lắc đầu nhẹ:
− Con bé đó dễ thương lắm!
Thúy An chớp chớp mắt cảm động khi nghe ông nhận xét vậy. Cô cũng nhíu mày thắc mắc về tình bạn giữa Hương và Hai Quang. Theo như những gì anh kể cho cô nghe thì Hương chỉ là bạn học cũ, từng có chồng, từng li dị, sống thoải mái vì con nhà giàu. Anh chơi khá thân với Hương nhưng không thích cách sống của Hương lắm. Anh cho rằng họ không cùng quan điểm sống.
Nhưng hình như Hương có hơi quan tâm đặc biệt tới chuyện riêng của Hai Quang thì phải:
− Con nói với anh Quang rồi. Đừng đùa với lửa, cái gương của chú còn đó mà ảnh không chịu nghe. Con có câu này muốn nói với anh Quang nhưng không dám, sợ ảnh tự ái. Con nói chú nghe nhưng chú đừng giận nghen. Con không dám có ý ghét gì bà Hạnh nhưng cứ nghĩ lại những chuyện trước đây thiệt tình con thấy quá bất nhẫn. Đến cả em ruột của bả còn khổ đến bây giờ thì thử hỏi anh Quang có đang mù hay không?
− Chuyện xưa rồi, còn nhắc làm gì?
− Chú quên được thì con mừng cho chú. Nhưng con nghĩ ở cù lao nhỏ bé này chẳng ai là không thấy tội nghiệp mỗi khi nhìn thấy cái chân tật nguyền của cô Năm Hoa. Chú có nghĩ cô ấy cũng muốn quên như chú không? Con nói thiệt là con không hề ghét con nhỏ đó, nhưng nó dễ thương đến mấy đi chăng nữa mà có bà mẹ như vậy thì … phải dè chừng thôi chú à. Đừng để anh Quang phải khổ
− Thằng Quang lớn lắm rồi chứ có phải là con nít đâu mà cần phải khuyên với bảo. Nhìn coi! Nó già hơn con người ta cả chục tuổi thế kia thử hỏi ai khờ hơn ai?
Hương có vẻ nản khi nghe những câu trả lời của ông Tư. Cô chép miệng thở dài rồi chợt nhìn về bầu trời đã kéo đầy mây đen kịt. Cô hấp tấp từ giã:
− Trời sắp mưa rồi. Con về trước nghe chú Tư.
Ông Tư ngước nhìn trời rồi nói:
− Giờ mà về bên chợ thì không kịp đâu, tạt qua bên tao lấy áo mưa mà về
− Dạ, để con ghé vào mượn. Mà có ai trông chừng nhà không mà chú lên đây?
− Có bé Hai đang tưới cây ở trỏng. Tao giao nhà cho nó. Mày tới kêu nó lấy áo mưa cho.
Hương đi lẹ xuống đường làng. Ông Tư Sang cũng đã bỏ đi vào trong đình. Chỉ còn mình Thúy An đứng trơ trọi. Tay chân cô toát lạnh. Tim như muốn ngừng đập vì những gì vừa nghe được.
Gió ào ào thổi càng làm Thúy An lạnh thêm nhưng cô không nhấc nổi chân. Đầu cô trĩu nặng khi nhớ đến những câu nói của Hương. Dì Năm bị tật nguyền là do mẹ cô ư? Mưa đã đổ xuống càng lúc càng lớn làm Thúy An chợt tỉnh. Cô quyết định đuổi theo Hương. Cô tuôn chạy trong mưa. Suốt con đường về cô không thấy bóng Hương nên chạy thẳng về nhà Hai Quang.
Hương đang mặc chiếc áo mưa vừa mượn được, trông thấy Thúy An ướt đẫm, đứng ngoài cổng mưa, Hương ngạc nhiên vớ chiếc dù gần đó chạy ra hỏi:
− Em kiếm anh Quang hả? Ảnh đi lên Sài gòn có công chuyện rồi.
Thúy An lắp bắp:
− Tôi vào….
Hương nhanh nhẹn kéo tay Thúy An:
− Ừ, vào đây.
Chìa cây dù ra cho Thúy An, Hương nói tiếp:
− Mượn cây dù này đi, nhà em gần thì cầm cái này mà về. Còn tôi thì mượn cái áo mưa
− Không, em … chỉ muốn hỏi chuyện chị một tí
− Gì vậy – Hương ngạc nhiên
− Chị Hương à, chị hứa nói thật chứ?
Hương nhíu mày vẻ khó chịu:
− Chuyện gì mà hứa với hẹn, nói thật hay nói dối ở đây?
− Không … không. Em muốn hỏi thăm chị một chuyện … mà em … không biết nên hỏi ai… Chẳng ai chịu nói cho em biết gì hết….
Hương cảnh giác:
− Chuyện gì?
− Chuyện … của má em….
Hương cắt ngang:
− Tôi không biết gì đâu! Em hỏi tôi vô ích.
Thúy An mím môi mạnh dạn:
− Em đã nghe chị nói chuyện với ông Tư ở trên đình nên mới hỏi chị.
Hương có vẻ hơi bất ngờ, nhưng cũng nói cứng:
− Em có nghe được thì cũng mặc em. tôi không có gì để nói cho em nghe cả. Muốn biết gì thì cứ hỏi thẳng người trong nhà chứ đừng hỏi lung tung nữa.
Nước mắt Thúy An tự nhiên chảy dài, cô mếu máo nói:
− Em năn nỉ chị đấy, chị kể cho em nghe đi.
Tay Thúy An lạnh ngắt, môi run run níu Hương. Nhìn gương mặt An thấy tội nghiệp nên Hương gật đầu, quyết định kể cho nó nghe cho rồi. Vì chuyện này ở đây ai cũng biết chứ đâu phải mình cô:
− Muốn nghe phải không? Vô trong đi
− Thôi, ở ngoài này cũng được chị Hương, em ướt lắm, không vô trong đó đâu.
Thúy An vẫn níu chặt tay Hương. Cô vừa quệt nước mắt vừa ngồi xệp ngay xuống nền nhà Hai Quang. Hương cũng ngồi bên cạnh hỏi:
− Em biết được những gì rồi?
− Em biết hồi đó chú Tư thương … má em…
− Đúng! Và bà Hạnh, má em, cũng thương chú Tư nữa, hai người bồ với nhau thời gian cũng dài lắm. Cho đến khi có đám hỏi của cô Năm Hoa.
Thúy An trố mắt:
− Dì Năm em có chồng ư? Sao nào giờ em không biết?
− Từ từ rồi tôi kể cho nghe! Hồi đó cô Năm Hoa đi lên ại nhìn Thuý An đề nghị:
− Em lên đây ngồi nè An. – Anh chỉ ghế kế bên.
− Thôi, để má em ngồi một mình buồn chết.
Bà Hạnh đập nhẹ vào tay cô nhăn mặt:
− Đi lên đó ngồi đi. Làm như thương tôi lắm vậy. Nãy giờ phát bực cả mình mới lôi được nó về đó Vũ.
Bà Hạnh than thở làm Vũ ngạc nhiên quay sang hỏi khi Thuý An leo lên ghế trên ngồi yên ổn:
− Sao em chưa chịu về? Bộ dưới đây có gì vui lắm đến độ quên cả Sài gòn?
Thuý An chỉ cười không đáp. Vũ nghiêng đầu sang hỏi nhỏ:
− Cái cô lúc nãy là bạn với em à?
− Dạ! Nhưng chị Hương lớn hơn em.
− Ừ, anh thấy.
− Anh thấy chỉ đẹp không?
− Anh không để ý.
− Anh xạo hoài! Không để ý sao hỏi?
− Tại anh thấy lạ.
− Chị ấy diện quá phải không?
− Ừ.
− Hồi mới gặp chị Hương, em cũng ngạc nhiên lắm, giống như anh vậy.
Cả hai cùng cười, bà Hạnh nhắm mặt thiu thiu ngủ ở bang sau. Thuý An không biết làm gì bèn lẩm nhẩm hát.
“Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc.
Đất nào dốc bằng đất Nam Vang…”.
Đang hát ngon trớn bỗng bà Hạnh nạt nhỏ.
− Đừng có rên rỉ mấy câu ngớ ngẩn đó nữa An.
Thuý An nín bặt. Liếc sang thấy Vũ tủm tỉm cười, cô lườm anh một cái rồi ngồi im nhìn ra ngoài kính xe