Thông cáo của Bộ Tổng tư lệnh quân đội chìm trong bao nhiêu thông cáo khác dù nó được cả Sài Gòn và đài Quân đội đọc ra rả suốt ngày: Quân đội sẽ nổ súng vào các đám biểu tình bạo động. Đây là cố gắng của tướng Nguyễn Khánh hòng “lập lại trật tự”, không phải do yêu cầu của tình hình mà do điện thoại của tướng Westmoreland. - Tôi không thể chấp nhận sự việc ở Đà Nẵng. Tướng Westmoreland nói về cuộc xô xát giữa một nhóm thủy quân lục chiến Mỹ với số tín đồ đạo Phật ngày 26-8. Vị Tổng tư lệnh Mỹ không cần biết sự thật – sự thật là lính Mỹ bắn trước. Và ông ta cũng không cần biết số phận bi thảm của hàng trăm người bị lính Mỹ săn đuổi chạy trốn vào một xóm đạo Thiên Chúa để hứng những loạt đạn khác. Tướng Khánh cũng không cần biết bao nhiêu người chết và bị thương. “Lập lại trật tự”. Trong những giờ phút ấy tướng Khánh cảm thấy mình cao lớn hẳn, nắm quyền lực hơn. Không có gì khiến Khánh bận tâm – những người theo đạo Thiên Chúa ngã gục trước phát đạn đại bác tại cổng Bộ Tham mưu hoặc theo đạo Phật tắt thở ở trường Nguyễn Bá Tòng. Phải làm cho người Mỹ công nhận Nguyễn Khánh, một “bàn tay sắt” tại Việt Nam Cộng hòa! Bởi vậy, hàng nghìn người bị bắt, đâu khó khăn gì lắm lùa số nam nữ sinh viên học sinh lên xe cây! Nguyễn Tôn Hoàn từ chức. Mặc kệ ông ta! Văn phòng liên lạc “bộ ba” Công giáo, Phật giáo, cảnh sát thành lập – muốn thành lập thì thành lập, muốn giải tán thì giải tán. Thượng tọa Viện trưởng Viện Hóa đạo Thích Tâm Châu ra thông bạch: Chính quyền vẫn đàn áp Phật giáo, nếu không chấm dứt và trả tự do cho người bị bắt thì ngày 27-10 sẽ có bãi thị, bãi khóa, đình công! Ồ! Khánh lấy khăn tay bịt mũi: Đến 27-10, ngót nghét 2 tháng, trong 2 tháng đó bao nhiêu biến động, hơi sức đâu mà lo. “Tay Thượng tọa láu cá này hùng hổ để xoa dịu Phật tử; tối hậu thư mà thời hạn hiệu lực lên đến 50 ngày, rõ ràng ông ta khuyến khích chính phủ cứ làm mạnh”, Khánh mỉm cười nghĩ đến điều đó. “Tam đầu chế” vẫn phải có một cái đầu cao hơn. Sáng 1-9, Khánh khệnh khạng vào dinh Độc Lập, trễ hơn Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm 15 phút. “Để xem không có mặt mình, hai lão kia bàn được cái gì...”. Khánh đinh ninh Ban lãnh đạo quốc gia phải chờ anh ta. Nhưng, Khánh thật sự hốt hoảng khi tại phòng họp, ngoài tướng Minh – ngồi ghế chủ tịch – và tướng Khiêm bên cạnh, có thêm tướng Thiệu, tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, thiếu tướng Đỗ Mậu, quốc vụ khanh Lê Văn Hoạch, ngoại trưởng Phan Huy Quát, tổng trưởng nội vụ Lâm Văn Phát, tổng trưởng thông tin Phạm Thái, phó tổng thanh tra quân đội Nguyễn Thành Luân và đây là điều gây hốt hoảng cho Khánh – đại sứ Mỹ M. Taylor, phó đại sứ A. Johnson... Có vẻ cuộc họp đã bắt đầu đúng giờ. Nguyễn Khánh thấy tổng trưởng Phạm Thái đang báo cáo. Tất cả ngó Khánh như ngó một nhân vật phụ - trừ đại tá Luân đứng lên chào Khánh theo cấp chức quân đội. Người ta bận nghe thông báo tình hình. Nguyễn Khánh tìm chỗ ngồi, lẽ ra anh ta phải ngồi ngay chiếc ghế của tướng Minh, hoặc khiêm tốn hơn, cạnh tướng Minh như tướng Khiêm. Song, Khánh không dám ngoi lên hàng trên. Anh ta lắm lét ngó đại sứ Taylor. Đại sứ mãi chăm chú nghe tổng tướng Phạm Thái nói tiếng Anh rất trôi chảy. Khánh đành sà bên cạnh đại tá Luân, hàng ghế thứ hai. - Họp bàn vấn đề gì? – Nguyễn Khánh hỏi Luân, thật khẽ. - Về việc phó thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn từ chức và mấy vụ lộn xộn ở Huế... - Sao có đại sứ Mỹ dự? - Ông Minh mời họ... - Sao lại có một số thành viên chính phủ, giống như phiên họp nội các “bỏ túi”? - Cũng do ông Minh... - Thế mà tôi không biết gì cả! Luân không trả lời Khánh cũng im bởi Taylor chợt quay nhìn hai người, hơi cau mày, dấu hiệu yêu cầu trật tự và kỷ luật... Tổng trưởng Phạm Hồng Thái dứt lời, bức tranh chính trị từ nam vĩ tuyến 17 đến Cà Mau khá đen. - Mời anh Khiêm thông báo tin tức chiến sự. - Tướng Minh nói tiếng Việt. Trần Thiện Khiêm rời chỗ ngồi, đến tấm bản đồ treo trên tường, cầm chiếc gậy. Khiêm nói tiếng Việt. Đại sứ Taylor khẽ gật đầu, mời Luân, Luân kéo ghế ngồi giữa đại sứ và phó đại sứ làm nhiệm vụ phiên dịch. Bản đồ đã được đánh dấu những điểm xảy ra đụng độ giữa quân chính phủ, quân Mỹ với Việt Cộng. Không nhiều trận đánh lắm song hầu như tỉnh nào cũng có vài trận quy mô cỡ tiểu đoàn hoặc vài tiểu đoàn, đậm đặc ở miền trung, nhất là vùng Quảng Ngãi. A. Johnson trao cho Taylor tờ giấy đánh máy – tin chiến sự của bộ tư lệnh Mỹ. Khiêm thông báo độ 20 phút. Nguyễn Khánh là người ngỡ ngàng – anh ta không theo dõi chặt chẽ diễn biến của chiến trường. - Không biết sắp tới còn ai trong chính phủ từ chức nữa? – Tướng Minh nêu một câu hỏi. - Đó là về chính trị. Về quân sự, Việt Cộng sẽ đánh vào đâu? – Đại sứ Taylor cũng nêu một câu hỏi. - Trả lời câu hỏi của trung tướng trong Ban lãnh đạo, tôi biết chắc thứ trưởng của tôi, đại tá Trần Ngọc Huyến, đã đưa đơn xin từ chức. - Tổng trưởng Phạm Thái nhỏm lên rồi ngồi xuống. - Về hướng đánh của Việt Cộng, tôi nghĩ có thể là vùng IV. – Trần Thiện Khiêm trả lời. - Đại tướng nghĩ “có thể” hay từ phân tích tin tình bao? – Johnson hỏi vặn, hơi châm chọc. - Tất nhiên, từ phân tích tình báo... - Khiêm nói lại, giọng bực bội. - Theo tôi, vụ ở Huế nên dàn xếp sớm. Kinh nghiệm cho t!!!6509_130.htm!!!
Đã xem 2164384 lần.
http://eTruyen.com