rường trung học Hung Yên hoàn thành, Khóa tháy không còn mối thầu nào nữa. Biết Tân cần kiếm tiền để dành chuẩn bị cho việc học sang năm, Khóa giới thiệu chàng một chân thư ký trong Viễn Đông Ngân Hàng ở Hải Phòng. Thế là Tân xuống Hải Phòng. Việc buôn bán trên con đường hàng không Hà Nội - Vientiane cũng bị ảnh hưởng thời cuộc mà ngưng trệ. Giám đốc hãng Autrex vốn rất tín nhiệm Khóa, ngỏ ý mời chàng đứng làm quản lý cho một chi nhánh nhỏ ở tại miền Trung mới đựợc thành lập. Tại đậy hãng Autrex có bốn phi cơ De Haviỉland sáu chỗ ngồi bay nối các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế và Tourane. Bàn giấy chi nhánh được đặt ở Tourane. Công việc của quản lý là giao thiệp với chánh quyền địa phương, kiểm soát chi thu và dự liệu các chuyến bay. Khóa nhận lời vì chàng được biết hãng Autrex dự định cho làm một sân bay tại Đại Lộc phía Đông Bắc Tourane, nơi này sản xuát rát nhiều cau, Khóa sẽ vừa làm đại lý cho hãng vừa điều khiển việc buôn cau của riêng mình. Chiến trường Điện Biên Phủ đã tới những ngày quyết định, Tân theo Viễn Đông Ngân Hàng chuyển vào Saigon. Sân bay Đại Lộc không làm được, Khóa đành giữ tạm chân quản lý đợi một chuyến buôn khác. Từ sau buổi chiều thứ bảy Kha suýt sa ngã lảm điều xằng với Miên, rồi ra đi ân ái với Diễm, mấy ngày sau Kha lúng túng chưa biết rồi đây khi gặp Miên sẽ ăn làm sao nói làm sao. Chính Miên giúp chàng tẩy xóa vết nhơ đó. Đúng dịp Nha Y Tế Bắc Việt cần một số nhân viên xuống tăng cường chọ nhà thương Hải Phòng, Miên xin đi. Nàng đến gặp Kha thuật lại bằng một giọng hết sức dịu dàng và tự nhiên. Khi xuống Hải Phòng, nàng viết thư cho Kha trước, chàng vội viết thư trả lời, bầu không khí giữa hai người trở lại trong trẻo trong xa cách. Trong khi Lãng chiếu ống nhòm phóng sự trên một miền duyên hải với những trận quyết liệt, rồi những chuyến bè di cư, thì Kha cũng được dịp quan sát những ngày tàn của đất ngàn năm văn vật Thoạt là câu chuyện giữa chàng với ông Cai. Trận Điện Biên Phủ chớm tới hòi kết thúc, một buổi chiều kia dạy học về đến cổng Kha gặp ông Cai, Kha hỏi trước; - Thưa cụ, hôm nay cụ yề sớm! Ông Cai buồn rầu lắc đầu, không trả lời vào câu hỏi: - Hỏng bét cả rồi ông giáo ạ, thằng Tây chuyến này thua to ở Điện Biên Phủ mà phe Quốc Gia mình xem ra yếu thế quá chẳng làm nên trò trống gì. Rõ hoài cơ hội ngàn năm một thuở! Thế ông giáo viết báo, ông giáo có ý kiến gì không? - Cụ hỏi làm tôi thấy xấu hổ, chỉ viết báo không thì làm sao thắng được Việt Minh, thưa cụ. - Ắy ông giáo cứ làm hết sức mình chứ, công việc khác thì lại người khả năng khác cáng đáng. Mình có phải bà Mụ Thiện mười hai tay đâu mà cái gì cũng quán xuyến, ông giáo? - Nhưng điệu này thì bà con mình đến khăn gói vào Nam mất cụ ạ. - Vào thì vào, tôi vào đầu tiên ông giáo ạ. Tôi mới gặp một người trong quê ra đây... - Thưa cụ quê ta ở đâu đấy ạ? - Hà Nam, ông giáo! Chúng nó đã tuyên truyền trước là bạc Đông Dương rồi đây sẽ không tiêu nữa, nhất là những giấy lớn. Thế rồi cán bộ mậu dịch của chúng ở bên kia sông Đấy gánh gạo sang bán, ai lại đổi có hai chục bơ gạo lấy tờ giấy năm trăm! Những nhà giàu quyết tâm ở lại chờ con cháu về càng giấy lớn càng muốn tống đi, coi như của bỏ, quê tôi giờ đây giấy một chục hay giấy năm đồng lại đâm ra quý, ông giáo tính thế có vớ vẩn không? Làng tôi còn trong vùng quốc gia rành rành ra đấy mà chúng nó đã thành lập dân quân canh gác lấy, thành lập ủy ban hành chánh xã, chúng biệt lợi dụng những người có thân nhân bị giết, hoặc đã từng bị Pháp bỏ tù mời họ vào ủy ban. - Thấy cụ có định về thăm làng một chuyến không? - Có mà mất đầu, ông giáo! Chúng nó đã lên án tôi là Việt gian đấy. ông giáo có biết chúng nó là ai không? - Là Việt Minh chứ còn là ai nữa, thưa cụ. - Đành rằng thế nhưng ai là Việt Minh? Toàn các cháu tôi cả đấy ông giáo, đứa thì gọi tôi bằng bác, đứa thì gọi tôi bằng chú, đứa thì gọi tôi bằng cậu! Ông Cai lắc đầu ngao ngán tiếp: - Cái thuở đổi đời này sinh ra lắm giống phản phúc quá ông giáo ơi. Tuần trước có người kể với tôi là tàu thủy đi Nam Định qua làng Bát Tràng một tí thì bị Việt Minh bắt ghé vào bờ khám. Một thằng lõi bán bánh nhảy lên chồm chồm chỉ vào một người mặt cắt không còn một giọt máu, tố cáo: “Thưa các anh chính thằng này là lính quốc gia, thằng bạn tiễn nó dặn là về nghỉ phép thăm vợ con bảy ngày rồi lại trở về trại.” Thế đấy, tôi không dám về làng nữa ông giáo à. Đọc báo, máy thằng bù nhìn của mình sang Pháp được bộ ngoại giao Pháp tiếp đón, thết tiệc, khốn nạn nó cho như cho chó ăn ấy, khoản đãi cái cóc khô gì. Có yêu nước, có được dân nước yêu thì mới ngửa mặt nhìn thẳng mà nói chuyện với ngoại quốc được chứ, sự thật giản dị là thế mà có đứa nào chịu hiểu đâu. Có thế nào thì chúng mình bỏ mồ mả tổ tiên chạy vào Nam, chứ chúng nó dắt díu nhau mang vợ con sang Pháp, của nã ăn mấy đời cho hết! ồ là là! Mẹt Sà Lù! Ồng Cai đã toan qụay vào bỗng nhớ thêm một điều, ông dừng lại nói tiếp: - À ông giáo có biết ở làng tôi bây giờ dạy trẻ ra sao không, y hệt ở ngoài đó rồi. Dạy vẽ cái bát cung lồng chính trị giai cấp vào. “Cái bát này do ai làm? - Do công nhân làm - Vì đâu làm được cái bát - Nhờ ơn Chính Phủ, Đảng, Bác công nhân làm được cái bát!” Có thầy giáo giảng về sự rơi của các vật lấy thí dụ viên đạn bắn, bị học sinh phê bình là “thầy mất lập trường, gây tâm lý chiến tranh”! oh là là! Lần này thì ông Cai vào thật và Kha vào theo. Sau này quả nhiên ông Cai vào Saigon trước. Khi Kha gặp lại ông thì ông đã là chủ một tiệm phở và cà phê. II Thắng xong trận Điện Biên Phủ quân đội Việt Minh dồn về phía Phủ Lý. Một số nhà lãnh đạo quốc gia thuần túy muốn chiếm kho khí giới Nam Định để tổ chức chống nhau với Việt Minh theo tinh thần các chiến sĩ áo nâu, thây kệ cho quân Pháp rút vào Nam. Kể ra như vậy mới là có chính nghĩa quốc gia, nhưng muộn quá rồi. Thực dân Pháp cũng đã sớm rút quân tuần tự từ Ninh Bình qua Nam Định qua Phủ Lý theo chiến thuật khối tuyết lăn - boule de neige - và tất cả những lực lượng tập trung này được đem tặng cường dọc theo hành lang Hà Nội - Hải Phòng. Để trấn an dân chúng chính quyền bù nhìn cho dán khắp thủ đô tấm bích chương có vẽ một bàn tay xòe và một bàn tay nắm với lời chú thích là rút quân ở các nơi về chính là để tập trung lực lượng cho quả đám sẽ phóng ra. Sau khi hiệp đinh Genève đã được ký, học sinh di cư từ các tỉnh về tạm trú ở trường Puginier phố Lý Thường Kiệt. Nơi đây có ban hướng đạo chỉ dẫn các cậu chỗ ăn ở cho đến ngày các cậu đi phi cơ. Một cán bộ Việt Minh trà trộn vào ban hướng đạo để lén phản tuyên truyền bị đánh gẫy xương sườn. Một cuộc biểu tình vĩ đại phản đối sự chia cắt phát xuất từ trường Puginier, riễu quanh bờ hồ qua Nhà Hát Lớn rồi giải tán ở vườn hoa Con Cóc. Tại tòa báo Văn Hóa, Khiết nói với Kha: - Tình cảm thì chân thành nhưng thực lực thì không có, làm được gì bây giờ? Cũng chỉ tiêu cực như ông ngoại trưởng quốc gia khóc ở Genève thương cho đất mẹ bị chia cắt. Cả hai mươi nhăm triệu con dân, trừ một thiểu số cộng sản dĩ nhiên, cũng khóc thầm như vậy nhưng làm được gì bây giờ? Tụi Pháp mất mặt từ nay, Việt Minh lộ mặt từ nay, chúng mình vào Nam cố mà xây dựng gấp chính nghĩa quốc gia chuẩn bị cho keo sống mái sau này. Tối hôm đó Kha ngủ lại tòa báo rồi nửa đêm cùng Khiết dậy đi dọc theo đường Bờ Hồ, ra Tòa Thị Chính quan sát những đồng bào sắp ra đi chuyến sớm mai. Đủ cả nam phụ lão ấu, những khuôn mặt lo âu, tiếng nói chuyện thì thầm, đôi kẻ ngủ gà ngủ vịt, tiếng trẻ con khóc, tiếng mẹ vỗ về, người cha vươn cổ câm lặng cho đến khi đứa trẻ tạm nín mới lại nằm xuống... Ánh đèn điện vàng khè hiu hắt. Bóng tối lùm cây như biến thành những khối sầu biết thổn thức mỗi khi có đợt gió lạnh lướt qua. Khi trở lại đường Bờ Hồ, Khiết bỗng chỉ một bóng cao cao chắp tay sau lưng đương đi dưới lùm cây ngay sát đền Ngọc Sơn: - Này Kha, trông ai như Sứ Quân! Kha gật đầu: - Có lẽ đúng anh ạ. Cả hai cùng rảo cẳng. Quả là Sứ Quân thật! Sứ Quân nguyên là một chính khách quốc gia đã từng viết thư khuyên Bảo Đại không nên đi với Pháp và được Bảo Đại trả lời bằng một giọng ưu ái. Sứ Quân coi đó là một thành tích cách mạng đáng kể của mình. Khi quân đội liên hiệp rút lui tự khắp mặt trận về thủ đô, Sứ Quân đến tòa báo Văn Hóa nói với Khiết, Kha, Luận: - Tôi có thằng em họ hiện là đại úy tiểu đoàn trưởng. Giờ đây tôi chỉ cần tìm một địa điểm hiểm yếu tựa như đất Ba Thục với đường sạn đạo xưa, quân đội của thằng em tôi chiếm đóng ở đó, có quốc kỳ riêng, quốc ca riêng, đài phát thanh riêng... Làm được như vậy phe quốc gia trong Nam, lực lượng Việt Minh ngoài này, cả những nước đứng đằng sau giật giây như Anh, Mỹ, Pháp đều phải đổ xô đến tìm cách liên lạc với mình. Mình cứ ngự tại đó chưa là kẻ thù của ai, mọi phe phải hết sức ve vãn, do đó lực lượng mình như lửa gặp gió vào ngày hanh, lớn mạnh đến hai phe đế quốc hợp sức lại cũng khó cản nổi. Các anh hẳn biết trong những ngày vừa qua có nhiều làng miền duyên hải tổ chức tự vệ lấy, Việt Minh không lọt được vào một mống. Khi quân đội Liên Hiệp rút đi hết mười lăm ngày sau Việt Minh còn chưa dám vào. Dân các làng đó tin rằng quân đội quốc gia sẽ trở lại, đến khi biết là không có, họ di cư gần trọn. Các anh thử nghĩ xem, trong lòng người dân quốc gia ai chẳng muốn cương quyết dứt khoát với Việt Minh như vậỵ nhưng hoàn cảnh không cho phép, họ thiếu điểm tựa. Nếu tôi thiết lập được chiến khu “Ba Thục” tức là tôi tạo hoàn cảnh cho mọi người chống Cộng, chiến khu của tôi là điểm tựa của họ. Ha ha, các anh có thấy không, có điểm tựa người ta bẩy trái đát còn được nữa là việc nhỏ mọn như bẩy Việt Minh. Các anh hãy nghe tôi nhấn mạnh đây, bởi mình có lực lượng - và lực lượng luôn lớn mạnh - và chưa là kẻ thù của ai, nên mọi phe đều hết sức ve vãn mình. Mình sẽ làm chất xúc tác làm cho phe quốc gia mạnh lên, làm cho Việt Minh thành Cộng sản quốc gia. Mình thu hút hai phe lại, ha ha, các anh thấy không, vô địch, vô địch. Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Tàu năm anh trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đều phải nể mình hết. Khi nhà chính khách ra về, Khiết mỉm cười nói với các anh em: - Giá ông Sứ Quân đó viết tiểu tuyết kiếm hiệp cho bọn mình thì hay. Danh hiệu “Sứ Quân” có từ đấy. Khiết, Kha đã bắt gặp Sứ Quân, Khiết lên tiếng: - Nửa đêm về sáng rồi chưa về ngủ ư đại ca? Sứ Quân quay lại nhận ra hai người giơ cả hai tay lên giời, vui mừng: Gặp thêm hai tri kỷ nữa hay quá. Đã một tuần nay đêm nào tôi cũng đi như thế này, thu lấy hình ảnh Hà Nội cho đã, rồi vào Nam. Khiết vỗ vai Sứ Quân thân mật: - Thế còn đất Ba Thục với đường Sạn Đạo? Sứ Quân cười: Anh xem kế hoạch của tôi thật hợp lý và tuyệt diệu, nhưng một mình tôi thực hiện sao nổi, trong tay lại chẳng có một chút quyền hành nào! Thôi các anh hãy rẽ vào nhà tôi gần đây, tôi pha cà phê cùng uống cho hết đêm. Cả ba dời Bờ Hồ sang đường, rẽ vào một hẻm gần phố cầu Gỗ. Lần đầu tiên Khiết, Kha vào nhà Sứ Quân. Đó là một căn phòng trần trụi, lạnh lẽo, bàn ghế là những thùng sữa nét-lê bằng gỗ thông nhẹ. Cái giường nằm cũng vuông và thấp như cái hòm cỡ lớn một chút. Kha nói: Trông nhà anh tôi lại liên tưởng đến khu chợ giời Halais bên hồ Thuyền Quang. Hình như bao nhiêu sách vở, tủ chè, sập gụ, tủ gương, bàn ghế, anh đã đem đi chợ giời bán tháo hết rồi. Sứ Quân chỉ những đồ đạc rồi đáp: Ấy từ khi chưa khởi đầu trận Điện Biên Phủ tôi đã tổ chức sống như thế này rồi. Trông tình thế biết chứ. Tôi vẫn nói đùa với nhà tôi là vợ chồng mình sống theo văn minh nét-lê. Ghế ngồi là thùng nét-lê, bàn để radio là thùng nét-lê, bàn uống nước là hai thùng nét-lê ghép lại, tủ sách nhỏ là những thùng nét-lê dựng ngược xếp nghiêng sát bên nhau, cái giựờng tôi nằm cũng đồng thời lậ cái hòm lớn trong đó có ngăn để sách, có ngăn để quần áo, có ngăn xếp chăn gối. Ấy chết để tôi pha cà phê đã. Trong khi Sứ Quân loay hoay đốt đèn cồn, Khiết đưa mắt nhìn căn phòng một lần nữa rồi ngồi xuống chiếc ghế thấp mở radio bắt được một đài ngoại quốc nào đó đương trình diễn nhạc cổ điển. “Trong khi ngoại quốc họ kiến thiết, họ vui sống thì trên phần đất nhỏ bé của xứ mình cứ chém giết nhau không ngơi.” - Khiết chua xót nghĩ thầm vậy rồi lớn tiếng hỏi Sứ Quân: - Thế chị và các cháu đâu? - Tôi cho vào Nam trước được một tuần rồi. Khiết cười: - Chắc chị vào để sủa soạn đất Ba Thục cho anh. Khiết vốn biết Sứ Quân tính tình bộc tuệch nên mới đùa dai thế. Sứ Quân cười hềnh hệch: Cái thế Ba Thục của tôi nếu ngày nay chưa thực hiện được tất sau này cũng có người sẽ thực hiện. Hợp lý quá mà! Khuôn mặt Sứ Quân bỗng thoáng buồn: Ngày nhà tôi và các cháu vừa đi khỏi, nhà này vắng tanh vắng ngắt, đêm nằm nghe tiếng chuột chạy, tiếng thạch sùng tặc lưỡi mà tưởng như chúng có thể nuốt chửng được minh. Thế mới biết chẳng có gì trên đời này quý và ấm bằng tình người. Khiết nghĩ thầm: “Anh chàng còn nặng tình người như thế làm sao mà chính trị được trong cái thời đại lưu manh này.” Mùi cà phê bốc lên thơm phức. Sương lạnh bên ngoài lùa vào làm cốc cà phê trong tay mọi người càng thêm phần quý giá. Câu chuyện trầm xuống nhuốm màu tâm sự. Khi đồng hồ buông ba tiếng rãi rệ, Sứ Quân đề nghị: - Chúng mình nên đi quanh Hồ Hoàn Kiếm một nữa rồi tới Nhà Hát Lớn là vừa. Tới Nha Hát Lớn làm gì?- Kha hỏi. Chứng kiến cản đồng bào di cư lên xe nhà binh qua cầu... Đoạn Trường sang bên kia Gia Lâm. Cả ba cùng cười, cùng đứng dậy... Câu chuyện thì thầm binh thường quanh hồ. Khi họ tới công trường Nhà Hát Lớn nơi đã từng vang lời thề của già Hồ “Tôi thà mất đầu còn hơn phản quốc” đã thấy một dãy xe tới hai chục chiếc GMC nối đuôi nhau. Và những khuôn mặt chịu đựng, những dáng đi âm thầm, những cánh tay mẹ ôm con, những giọt nước mắt ra đi từ trên nhìn xuống, những giọt nước mắt tiễn đưa từ dưới ngước lên. Xe bắt đầu rồ máy. Những tiếng khóc nức. Những bàn tay xiết chặt thay cho lời vĩnh biệt. Một cụ già bỗng khóc lớn: - Thôi để tao về, tao không đi đâu cả! Người con trai trưởng cúi xuống nắm lấy tay cụ: - Thôi con lạy mẹ! Cụ vừa khóc vừa kể lể với hương hồn chồng về cảnh mẹ góa con côi suốt ba mươi năm qua, rồi cớ sự đến như ngày nay bỏ cửa bỏ nhà mà đi, thỉnh thoảng cụ lại chấm câu bằng câu “ới anh ơi là anh ơi!” Người cháu cũng đã lớn tuổi đứng đấy cố giấu vẻ cảm động nói đùa “Cụ khóc còn tình gớm”. Lũ con cháu ngồi xúm quanh cụ vừa mỉm cười vừa chấm nước mắt. Người con trai trưởng vẫn nắm láy hai tay cụ: “Con lạy mẹ, thôi con lạy mẹ”. Đoàn xe đã bắt đầu chuyển bánh. Không khí đám người ở lại trên vỉa hè, dưới thềm nhà Hát Lớn, thoạt xao xác rồi bàng hoàng rồi rưng rưng lặng ngắt. Ánh đèn càng vàng nhòe trong nước mắt, gió sớm càng thêm lạnh. III Trong khoảng thời gian Hà Nội tàn tạ này chỉ có nhà thương là vẫn làm việc như thường và làm việc đúng đắn; thứ đến các tòa báo mà những ông chủ nhiệm chủ bút dứt khoát ra đi, thôi thì còn ở lại Hà Nội ngày nào chửi Cộng sản cho đã ngòi bút, chúng bây giờ đâu còn danh nghĩa kháng chiến nữa. Họ dốc hết bầu tâm sự, họ thổ lộ hết những kinh nghiệm bản thân, họ bóc trần mọi mưu mô tuyên truyền của Việt Minh, họ nói trắng pho đồng bào thủ đô hay tất cả sẽ bị hy sinh hết vì dưới mắt Việt Minh thành phần tiểu tư sản thành thị cầu an đều là tụi phản quốc. Vì những bài báo đó mà một số lớn không còn chần chừ nữa, dứt khoát ra đi. Một số công chức bỏ sở đi Nam Định là nơi tiếp thu trước, ở đây họ được cán bộ Việt Minh tiếp đón niềm nở, nhận vào công sở, không khiến làm gì hết, lương vẫn lĩnh như cũ trong khi những cán bộ khác làm hết mọi việc chỉ lĩnh tương đương ba mươi cân gạo. Có người xin được giao công tác cho và tình nguyện lĩnh lương ba mươi cân gạo, cán bộ cười bảo họ là việc đó không vội, đợi khi đã được đả thông chính sách hãy hay. Một số lớn linh cảm tháy vuốt sắt đằng sau lầu nhưng bèn tìm cách lẩn về Hà Nội tăng cường thêm cho số đồng bào di cư. Toản, chồng cô Hĩm, hết sức bất bình với “lũ di cư”. Đã mấy lần Toản quắc mắt nhìn vợ như nhìn một người sắp di cư và nói: - Chúng nó ngu như chó ấy, nước độc lập tự do rồi lại kéo nhau vào Nam! Từ nửa tháng nay Toản được một cán bộ Việt Minh cấp huyện bắt liên lạc với. Toản từ xưa vốn mặc cảm ít học, nghe anh cán bộ nói việc học sau này không có vấn đề thi cử, cứ tinh thần cao là đậu, còn được đi du học ngoại quốc nữa là khác (Nga, Tàu). Toản sướng mê. Tiếng mandoline của anh dạo này vẻ rất ròn, tưng bừng, anh đánh toàn những bài ngoài ấy. “Trường ca sông Lô”, “Mẹ nuôi chiến sĩ”, “Diệt phát xít”. Trong phiên họp bầu ủy Ban Hành Chính Xã chiều qua, Toản đã tỏ ra rất tháo vát khiến đôi mắt anh cán bộ đôi lúc sáng lên, tất nhiên đó là dấu hiệu thán phục. Chẳng hạn để đề cao ông giáo Kỳ được bầu làm chủ tịch lâm thời, Toản nêu cao thành tích của ông đã từng bị thực dân bắt và tra tấn; để đề cao bà cả Bê được bầu làm ủy viên phụ nữ, Toản không quên nhắc đến cái chết đau thương nhưng oanh liệt của đồng chí Dinh, biệt đông quân. Toản còn thành công trong việc vận động bà cả Bê sẽ làm giỗ linh đinh đồng chí Dinh tuần sau, để mời một số cán bộ quận về tiện thể đề cao gương hy sinh anh dũnq đó mà kích thích quần chúng. Toản được bầu làm ủy viên thanh nien. Kết thúc buổi họp Toản nói: “Thưa các đồng chí, giai đoạn quá độ này chúng tôi quyết hoạt động tích cực để khỏi phụ lòng tin cậy của các đồng chí. Chúng tôi biết các đồng chí có mặt đây đâu có kém chúng tôi về khả năng, trái lại nữa - (Toản rát đắc ý về cách nói kiểu cách này - còn nhiều vị tháo vát tài ba hơn chúng tôi nhiều, nhưng dụng nhân như dụng mộc, giai đoạn này đoàn thể dùng chúng tôi, giai đoạn sau tất đến lượt quý vị. Có đặt người đúng với khả năng đúng với hoàn cảnh ngõ hầu- (trời, hai chữ “ngõ hầu” đắt làm sao!) - đồng chí cán bộ huyện đây mới chứng tỏ đã thông suốt được đường lối do Bác và Đảng đề ra”. Lúc đó đồng chí cán bộ ghé tai Toản nói thầm: ‘Từ lần sau đồng chí nên nói Đảng trước rồi Bác sau mới đúng!” Toản vội gật đầu lia lịa chứng tỏ mình rất bén nhạy trong việc phản ảnh đường lối Đảng: “Vâng vâng, để lần sau tôi xin nhớ”. Thực ra đồng chí cán bộ không ưng cách Toản nói quá ư kiểu cách, nào “trái lại”, nào “ngõ hầu ngõ hiếc” kém nhân dân tính, nhưng đồng chí cán bộ cũng kịp thời nhận thấy lúc này chưa nên làm mếch lòng Toản vội. Tan phiên họp về, Toản thấy vợ đon đả ra tận ngõ đón, nói thầm: - Mình ơi, tôi có người bạn hàng vừa xe về biếu cái giường tây bằng gỗ lát đẹp lắm. Toản trịnh trọng quát: - Mình ngu lắm, lấy của họ làm gì? - Thì bà ấy xe về biếu. Bà ấy bảo bán cũng không được bao nhiêu, thà biếu người quen còn hơn. - Tôi nói cho cô biết, rồi người ta cũng khám phá ra hết. Rồi đây làng này ai mua rẻ thêm cái gì trong nhà: tủ chè, sập gụ, bàn gương, hay cái chum đựng nước đi nữa, người ta đều biết và tịch thu lại hết, đừng có mà tưởng bở. - Nhưng nào mình có mua rẻ bán đắt gì, bà ấy cho thì minh lấy chứ. Cái giường tre của nhà mọt ruỗng ra rồi mình không thấy ư? Lúc nào tịch thu hãy hay. Toản không biết nói gì thêm chỉ lừ mắt thốt khẽ câu “Đàn bà gì mà tham lam” rồi đi thẳng lên nhà vớ lấy chiếc mandoline vê tít khúc đầu bài Trường Ca Sông Lô (Toản mới thuộc có khúc đầu). Cô Toản lặng lẽ đi châm đèn. Toản vưa vê đàn vừa đưa mắt nhìn quanh nhà, dừng tia nhìn lại phía góc nhà bên phải: hai cái giát giường dựng sát vào cái giại, những cọc màn bó lại lôi thôi xếp dưới chân giại, những thành giường dựng ngả về phía vách trong. Toản thấy vợ đã ra cổng, chắc là về bố mẹ. Toản tiếp tục vê đàn sang bài Diệt Phát Xít phưng được nửa bài thì đặt đàn xuốnạ, từ từ đứng dậy, vẫn kín đáo nhìn ra phía cổng. Sau khi đã đoán chắc vợ chưa thể quay về ngay được, Toản rảo bước về phía góc nhà, cúi xuống một chút ngắm kỹ những thành giường bằng gỗ lát đánh bóng, vân nổi khá đẹp. Khẽ gật gù một chút, Toản trở lại phản giữa ôm đàn, lần này Toản vê bài Dân Quân Du Kích. IV Khóa đã về đón mẹ đi Đà Nẵng, Khiết còn ở lại thu tiền bán nhà. Tờ Văn Hóa đã tạm đình bản hẹn gặp lại độc giả trong Nam. Khóa sẽ từ Đà Nang vào Nam thuê hoặc mua sẵn nhà cho Khiết vừa mở phòng luật sư vừa dùng làm tòa báo. Kha đến thăm bà Phán ngỏ ý đưa bà vào Nam, bà lắc đầu từ chối. Bà nói: - Cám ơn cháu, bác còn phải ở đây bốc mộ cho bác giai đã. Tình thế này tất em Vân nó sẽ quay vào đây đón bác. Cháu cứ vào Nam trước đi, nếu có đi bác sẽ đi sau. Từ biệt bà Phán, Kha nghĩ đến Vân trên đường về. Ngày đó tới Hải Dương hay tin Mạnh chết, hôm sau Vân từ biệt mẹ trở lại hậu phượng ngay. Kha không được gặp Vân một lần cuối- Kha tin rằng đó là lần cuối. Cho đến nay thì chàng đã không lầm, quả là lần cuối thật. Kha biết Vân không dám để cho chàng gặp mặt. Khuôn mặt Hà Nội thay đổi trầm trọng từng ngày. Dân chúng sợ nhất lũ công an chỉ điểm hai mang, giờ đây chúng không còn giữ bí mật nữa, chúng đeo súng nghênh ngang đi ngoài phố. Người ta đòi nợ nhau, cãi nhau ơi ới, đuổi nhau ầm ĩ, quân hồi vô phèng, khỏe là được, không còn công lý nữa. Tối cảnh sát rút về quận, chỉ còn ít lính Liên Hiệp đi tuần. Đã có những vụ trả thù cá nhân, lác đác trong đêm có tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ, kẻ nào bị thương thì thân nhân đến bót cảnh sát khai. Người ta ghi lời khai lấy lệ chứ có ai mà đi điều tra. Một số cảnh sát đã di cư, một số đào ngũ, số ở lại quận cũng đương nghiêng ngả chưa biết tính sao. Đôi khi sáng sớm người ta phát giác một xác chết bí mật ở một hẻm nào đó. Truyền đơn Việt Minh tung ra trong thành phố như bươm bướm. Những người trước có kháng chiến chút ít rồi vào Thành, hoặc những người chưa hề kháng chiến nghe tuyên truyền bùi tai ở lại, trong đám người này có nhiều người khá giả có ô tô nhà, họ lãnh những truyền đơn trên rồi phóng xe đi rải, gọi là đái tội lập công, hoặc kháng chiến giờ thứ... hai mươi nhăm. Cả ngả đường tự bốn bề tỉnh nhỏ về thủ đô đã bị quân đội Việt Minh bịt kín, số đồng bào di cư muộn vào lọt được thủ đô hiếm lắm. Ồng Hạo đã một lần từ trong quê ra với Kha, cho Kha biết tình hình làng và hỏi Kha bao giờ vào Nam. Ông biết Kha thế nào cũng vào Nam, cũng như Khai biết ông thế nào cũng ở lại để trông nom mồ mả. Kha nói với ông: “Thế nào trước khi đi cháu cũng về thăm bà ngoại cháu và chú thím”. Và hôm đó Kha về quê. Chàng rẽ ngay vào thăm bà ngoại. Có ông bà bác Thoại đứng đấy, cụ nói với Kha: Con ơi nếu mày chịu lấy vợ bà cho mày hai con lợn đã choai choai dưới chuồng kia. Kha cười, chớp mắt cố giấu cảm động rồi hứa với cụ là chuyến này sẽ lấy vợ để cụ có chắt. Cụ mừng lắm tiếp: Phải thế mới được con ạ, bây giờ chúng mày Tây Tàu chứ ngày xưa như cậu mày đây thì tuổi đó là con sống con chết có cả rồi. Ông bát Thoại nói khẽ với Kha: Anh biết đấy, cậu mợ chẳng phải là địa chủ gì, có ít ruộng tự cầy cấy lấy mà ăn. Họ có về cũng chẳng làm gì. Kha đáp: Vâng cụ già thế này, cậu mợ ngại đi là phải. Cháu hôm naỵ về thăm bà với cậu mợ lần cuối, mai cháu đi Hải Phòng gặp mấy người bạn, rồi ở đấy cháu vào Nam. Thấy Kha hơi nghiêng mặt nhìn đi phía khác ông bà bát Thoại biết chàng khóc. Bà bát Thoại cũng thấy ứ nước mắt, ông bát Thoại biết vậy nên nói tiếp: Cậu mợ chúc cháu lên đường mạnh khỏe, hai năm nữa tổng tuyển cử, cậu cháu mình lại gặp nhau. Cụ ngoại không nghe thấy những lời đối đáp vừa qua, cụ sực nhớ ra điều gì nói: - Này con này, bà mới làm được bài thơ tặng cụ Hồ. Cụ dặng hắng đọc: Cụ Hồ lòng luống sầu bi, Thương dân vả lại mình thì cao niên. Lệnh sai quân xuống loa truyền, Diệt Tây cho khắp dưới trên trong ngoài. Cụ xưa vốn thuộc nhiều đoạn Hoàng Trừu, Thạch Sanh, Phạm Công Cúc Hoa... Kha hết sức tán thưởng lời thơ của cụ. Chàng lấy ra mười tờ giấy năm trăm, phân nửa số tiền chàng để dành từ mấy tháng nay, đặt vào tay cụ rồi nói lớn: - Bà giữ số tiền này cho cháu rồi lúc nào cháu sắp lấy vợ thì bà đứng ra lo cho cháu. Cụ đếm giấy bạc rồi ngửng lên hồi Kha: - Thế... thế giấy bạc này còn tiêu được ư hở con? - Còn tiêu được bà ạ, nhưng bà nên đong thóc để và mua thêm lợn nái, khi nào sắp cưới cháu thì bà bán đi thu tiền cũng vừa. Cụ cười gật đầu cho là thằng cháu nói hợp lý. Kha không muốn kéo dài cuộc họp mặt đau đớn này hơn nữa, chàng giã từ bà ngoại, cậu, mợ, theo đường ra đồng thăm mộ cha mẹ trước khi về thăm ông bà Hạo. Chàng dừng lại một phút trước nhà Vân. Hình ảnh Thi chiều nào chạy tới ôm chàng và gục đầu lên vai, hình ảnh Vân... ồ, sao Vân không để cho chàng gặp mặt lần cuối?! Kha đã bước qua cổng, ồng bà Hạo tự trong nhà ra đón chàng. Câu chuyện giữa chủ cháu thím cháu cố tình ngỡ ngàng để tránh lời biệt ly. Mãi về sao ông Hạo mới chợt ngồi thẳng - bao giờ cũng vậy hễ sắp nói điều gì quan trọng là ông có dáng điệu như vậy - rồi vươn cổ về phía Kha ông nói: - Anh tính tôi có còn gì nữa để chúng bóc lột? Câu nói ngắn gọn vừa đủ gợi cảnh kẻ đi người ở, vừa kín đáo giữ cho đôi bên được bình tĩnh yên lòng. Kha nhìn ông Hạo trìu mến giữ nụ cười kính cẩn như một lời đáp thầm lặng. Quả vậy ông Hạo không còn gì để cộng sản bóc lột, ông là hình ảnh của nước Việt Nam từ ngày lập quốc đến nay: đơn giản và chân thành! Yêu người sống nhưng không bao giờ quên người chết, không bao giờ quên tổ tiên, mỗi ngày giỗ là một nghi lễ... một nghi lễ tuy nghèo, tuy đơn sơ nhưng vẫn quá đầy đủ vì nghi lễ cốt ở lòng thành, mà lòng thành của ông Hạo thì còn ai phủ nhận nổi. ông quỳ trước bàn thờ như hệt tâm trạng con quỳ xuống đặt thuốc thang hay cơm nước bên giường bệnh của cha mẹ. ông khán suýt soa đồng hóa vào lời khán để được hầu hạ cha ông bên kia bờ linh thiêng, ông nghèo nàn thật đấy nhưng nghèo nàn mà thường xuyên được giao cảm với ông cha thì có hề chi, đường trần đỡ vất vả gian lao đi nhiều lắm. Kha muốn ôm lấy chú, nhưng chàng biết không bao giờ chàng có thể làm vậy, cử chỉ đó tây quá sẽ là cung đàn lỗi nhịp với cái gì thuần túy Việt Nam ở ông Hạo. Kha chăm chú nhìn ông, ông đã già quá, già trước tuổi, không những da mặt nhăn nheo mà da cổ cũng nhăn nheo, khô xác và rám nắng. Ông Hạo nhắc lại điềm tĩnh đến lầm lì: - Phải, anh giáo tính tôi còn gì có nữa để chúng bóc lột. -Vâng chú nói đúng! Kha đứng dậy và nghĩ thầm tiếp: tiền bạc thì chú nghèo, tâm hồn thì Việt Nam, tuổi thì đã trên năm mươi, cộng sản chúng không bao giờ phí thì giờ giáo dục lại chú, thì giờ đó chúng dùng để nhuộm đỏ thế hệ trẻ có lợi cho chúng hơn, hợp lý đối với chúng hơn. Thế hệ trẻ như Kha vào Nam chính là để duy trì lấy phần ông Hạo trong lòng mình, duy trì lấy phần ông Hạo cho cả dân tộc.