iên thư lại giúp Địch công cởi bộ phẩm phục, để mặc một chiếc áo mỏng, mát mẻ hơn bằng sợi bông màu xám. Địch công ra lệnh: Bảo họ dọn bữa trưa ở thư phòng, mang thêm các khăn mặt ướt. Viên đô đầu về thì báo gặp ta ngay. Rồi ông đi đi lại lại, cúi đầu, suy nghĩ về những tin vừa nắm được. Hạ Quảng chắc chắn đã thuê ba tên côn đồ, theo lệnh của tên ác dâm nào đó. Có thể mụ chủ nhà chứa ở sau miếu Khống Tử biết tên đó? Thế thì tốt quá: đôi khi một vụ án khó khăn bất chợt được phá vỡ vì một sự may mắn như thế. Có người gõ cửa. Địch công ngẩng đầu, chờ đợi viên đô đầu xuất hiện. Nhưng chỉ là viên thư lại mang bữa ăn trưa: bát cơm, canh và một đĩa rau trộn dấm. Địch công ngồi ăn, nhưng tâm trí vẫn nghĩ về ba vụ án mạng, nên chả thấy ngon miệng. Giờ thì động cơ giết người đã rõ, việc điều tra phải có cách thức mới. Đầu tiên, ông cho rằng động cơ là muốn có nhiều tiền, do liên quan đến viên ngọc và các thỏi vàng. Nhưng rồi, ông lại nghĩ là sự ghen tuông giữ vai trò quan trọng hơn. Trước đây ông cho chuyện Viên ngọc Hoàng đế là chuyện bịa đặt, nhằm đánh lạc hướng mọi nghi vấn. Giờ ông nghĩ động cơ của tên giết người hình như là đế thoả mãn một nhu cầu ghê tởm: hành hạ phụ nữ. Tất nhiên cũng có sự tham lam tiền bạc, qua việc lấy các thỏi vàng, và các chuyện cá cược, và cũng phần nào có sự ghen tuông; nhưng tất cả những sự việc chỉ là phụ. Lý do chủ yếu là sự đồi truỵ về tình dục theo kiểu ác dâm. Và nếu ai cản trở hành động của tên ác dâm, thì nó sẵn sàng dùng các biện pháp cực đoan để loại trừ người đó, không hề nghĩ tới hậu quả, vì nó là một tên tâm thần bất ổn. Giờ đây, số người tình nghi rút lại còn có ba người. À mà là bốn, vì tên ác dâm chưa biết tên, rồi sẽ tìm ra. Địch công thở dài. Nếu sự tham lam, sự ghen tuông, sự báo thù hay vì một lý do nào đó gây nên các vụ giết người, thì phương pháp phá án của ông rất rõ ràng: nghiên cứu chu đáo cuộc đời của ba kẻ tình nghi, kiểm tra quá khứ, đi sâu vào nguồn tài chính, vân vân. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian, nhưng với một tên ác dâm, tâm thần bất ổn thì hắn sẽ gây tiếp tội ác bất cứ lúc nào, vào bất cứ ai để tự vệ. Đúng như vậy, cần phải có những biện pháp ngay. Nhưng là những biện pháp gì? Địch công đặt đôi đũa bên cạnh bát cơm đã ăn hết, mải mê suy nghĩ quên cả cái nóng bức ngột ngạt. Viên thư lại mang vào một chiếc thau đồng to, trong có những khăn bông thấm đậm nước mát và có mùi thơm. Ông lấy khăn lau mặt. Viên đô đầu xuất hiện ở cửa. Nhìn vẻ mặt âu sầu của viên đô đầu, ông lo ngại hỏi: Lại chuyện gì xảy ra vậy? Thưa Đại nhân, chúng tôi đã tìm thấy ngôi nhà ấy không khó khăn gì cả. Đó là ngôi nhà nhỏ của một người làm vườn cạnh một ngôi nhà to bỏ hoang từ lâu. Ngôi nhà to thì đổ nát, nhưng ngôi nhà nhỏ vẫn còn tốt. Bà Mông là người duy nhất thuê ở. Sáng nào cũng có một người phụ nữ đến dọn dẹp. Láng giềng, tối tối thấy cả nam, cả nữ tới đó, cho rằng bà Mông dùng ngôi nhà đế làm các việc xấu xa. Nhưng nó nằm trong khuôn viên của khu nhà to, nên không ai nghe hoặc nhìn thấy gì cả, bởi vậy không biết kẻ nào đã giết bà Mông. Giết bà Mông? Sao nhà ngươi không nói ra ngay? Đồ ngu! Bị giết thế nào? Bị bóp cổ, thưa Đại nhân. Có ai đó vào nhà trước khi chúng tôi đến, vì hai tách trà đế trên bàn còn nóng. Bà Mông ngã nằm dưới đất, cạnh chiếc ghế bành bị đổ. Một dải lụa siết chặt ở cổ, tôi vội tháo ra, nhưng bà ta đã chết. Tôi đã cho mang xác về đây. Viên thanh tra tử thi đang khám nghiệm. Địch công mím môi, bực bội. Vụ giết người thứ tư! Nén giận, ông nói: Rất tốt, anh đã hành động đúng, có thể ra về được. Lúc ra, viên đô đầu suýt va phải lão Hồng. Lão cũng vừa biết tin đó do lính gác nói. Ngồi xuống ghế lão Hồng hỏi: Điều đó là nghĩa lý gì, thưa Đại nhân? Có nghĩa là địch thủ của ta đã nhanh nhạy và không lùi bước trước bất cứ cái gì. - Ông kể cho lão Hồng nghe chuyện của cựu đô vật Mông Cổ rồi nói: Tên giết người đó nhìn thấy cô Lương giải ba tên côn đồ đến nha phủ. Hắn không biết mặt ba tên này vì hắn qua Hạ để thuê chúng bắt cóc cô Lý. Nhưng hắn nhận ra cô Lý, người mà hắn chọn làm nạn nhân cho một “bữa tiệc” sắp tới. Hắn nhận định là: ba tên côn đồ sẽ khai với toà nơi chúng sẽ đưa cô Lý đến. Thế là hắn tới đó trước chúng ta và hạ sát mụ già chứa gái. Bực tức, Địch công vuốt mạnh bộ râu, hỏi: Còn lão, có biết gì thêm nữa? Không nhiều lắm, thưa Đại nhân. Tôi nói chuyện rất lâu với Thịnh Ba. Hắn đã cố sức giúp ta, nhưng chỉ mới khám phá ra sự liên hệ giữa việc cá cược và việc bán đồ cổ. Lại chuyện buôn bán! Trời ơi, mọi tên dính líu vào các vụ án này đều có liên quan đến đồ cổ! Thưa Đại nhân, còn về Khuông Mần thì chủ nhà trọ cho biết ông ta là một người hoà nhã, không gây ra phiền hà và trả tiền trọ đúng kỳ. Ông chủ trọ còn cho tôi xem quyến sổ năm ngoái ông Khuông tới trọ tám lần. Ông ta đến rất bất chợt và chỉ lưu lại hai hoặc ba ngày. Sau khi ăn điểm tâm xong là ông ta ra đi và trở về rất khuya. Và không bao giờ tiếp khách. Lần cuối cùng ông ta tới trọ? Cách đây ba tuần. Ông ta có bảo viên quản lý kiếm cho một gái chơi, nói rõ là không phải loại đắt giá, chỉ cần một cô bình thường miễn là sạch sẽ, không có bệnh và nhất là giá không đắt - Lão Hồng nhăn mặt, rồi nói tiếp - Tôi sang nhà chứa ở liền đó, nơi viên quản lý kiếm gái cho Khuông, tôi hỏi các các cô đã từng ngủ với ông ta. Họ cho biết: Khuông là khách làng chơi bình thường: không tốt cũng không xấu: không đòi hỏi gì đặc biệt và họ không bị mệt mỏi vì ông ta. Chỉ có điều là một khách hà tiện. Tất cả chỉ có vậy, thưa Đại nhân. Lão Hồng im lặng một lát, rồi tò mò hỏi: Tại sao Đại nhân lại để ý đến các chi tiết đó? Tôi nghĩ là Khuông... Có tiếng gõ cửa, viên thanh tra pháp y bước vào. Sau khi cúi chào, ông ta đưa Địch công tờ giấy, nói: Trong báo cáo nói là bà Mông năm mươi tuổi. Ngoài các vết tích ở cổ, toàn thân không có vết thương nào. Tôi cho là tên sát nhân ngồi uống trà với bà ta, lấy cớ gì đó, hắn đứng dậy và bất chợt dùng dải lụa thít vào cổ bà Mông, nó siết rất mạnh đến nỗi dải lụa ngập sâu vào cổ họng. Ta cảm ơn ông. Cho xác vào một quan tài tạm. Báo cho thân thích của bà ta đến nhận sớm, nếu không với nhiệt độ hiện nay dễ bốc mùi lắm. Cần phải cho chôn ngay. Còn ông Khấu đã mang xác bà Diên Hương đi chưa?... Mang đi rồi à? Rất tốt! Cũng cần báo cho gia đình nho sinh Hạ, nghe nói họ ở kinh đô. Địch công lau mặt hỏi tiếp: Bọn tù nhân ra sao? Tôi đã cho thuốc tên bị rách tai và tên gãy mấy xương sườn; tôi đã nắn lại xương vai cho tên thứ ba và cho nó thuốc an thần. Đại nhân có thể hỏi cung chúng trong hai ngày tới. Khi viên thanh tra ra khỏi phòng, Địch công nói với lão Hồng: Theo ta thì ba tên côn đồ đã bị trừng trị thích đáng! Cô Lương đâu có nhẹ tay với ai gây chuyện. Ôi trời! Sao nóng bức quá. Lão hãy mở cửa sổ ra. Lão Hồng vâng lời, thò đầu nhìn ra ngoài, vội rụt lại ngay và nói: “Ngoài vườn còn nóng hơn ở đây, thưa Đại nhân. Có nhiều đám mây thấp dưới bầu trời màu chì, chả có qua một ngọn gió nào cả. Chắc là sắp mưa to”. Địch công lấy một chiếc khăn trong thau đồng lau mặt, rồi quấn vào cổ; xong, ông đấy chiếc thau về phía lão Hồng, nói: Hãy làm như ta, lão Hồng. Vừa ăn ta vừa nghĩ đến ba án mạng. Cái chết thứ tư cũng không thay đối được nhận định của ta. Ta sẽ nói để lão rõ. Trước tiên, thưa Đại nhân, tôi muốn biết tại sao Đại nhân quan tâm đến công việc và hành động của ông Khuông? Ta sẽ xem xét việc đó sau. Chúng ta xem xét theo trình tự: tất cả các vụ giết người đó cho ta cảm nghĩ là do một tên ác dâm gây nên. Ta chưa biết hắn là ai, hắn đã thận trọng loại trừ những ai cản trở hắn, có thể tố giác hắn. Bà Diên Hương, Đồng Mai, Hạ Quảng, mụ già chứa gái: tất cả đều chết. Không có nhân chứng, không có bằng cứ. Thêm nữa là việc buôn bán đồ cổ lại xuất hiện như một “chủ đề quán xuyến”, và cả câu chuyện Viên ngọc Hoàng đế, tất cả ngập chìm trong bầu không khí ảm đạm, xung quanh Bạch thần ở khu rừng thuốc. Đó có phải là những yếu tố cần thiết đế tạo nên một câu đố bí hiểm nhất, đưa đến những cuộc đàm đạo lý thú. Ta nói: các cuộc đàm đạo lý thú là ta nghĩ tới các cuộc chuyện trò trí tuệ kéo dài của những đồng nghiệp trước một chén trà thơm phức, sau một bữa ăn ngon miệng. Nhưng giờ phút này không phải như vậy. Điều cần thiết là phải kết thúc các vụ án một cách nhanh nhất. Nếu chúng ta không nhanh tay, tên giết người sẽ lợi dụng đế xoá đi mọi dấu tích dù nhỏ nhặt nhất. Và cũng có thế hắn lại ra tay gây thêm một vụ giết người nữa. Địch công uống cạn chén trà, thay chiếc khăn ướt ở cổ, nói tiếp: Ai là thủ phạm? Có ba tên đứng đầu danh sách nghi vấn. Cả ba đều có lý do đế gây án, và đối với mỗi tên đều có động cơ thích đáng. Ông Khấu vẫn là số một. Ta đã nói cho lão biết lý do. Ta cứ thử sắp xếp lại các sự việc nếu ta coi ông ta là thủ phạm. Ông ta giao cho Đồng Mai lục kiếm đồ cổ và các cô gái để ông ta thoả mãn thú tính. Đồng đưa các cô gái đến chỗ bà Mông vào ban đêm. Ông ta đến ngay nơi đó, che mặt, cải trang đế không ai nhận ra. Ông ta trả tiền hậu hĩ cho các cô gái đế họ không lộ chuyện. Điểm yếu duy nhất của biện pháp đó là dùng một tên môi giới, đó là Đồng Mai, tên này lanh lợi nhưng tham lam. Và ông ta đã phải trả tiền môi giới ngày càng tăng đế bịt miệng Đồng. Thêm vào đó, ông ta biết là giữa Đồng và bà vợ hai - bà Diên Hương - có chuyện giăng gió, đứa con sắp sinh ra là con của Đồng. Ông ta quyết định giết cặp tình nhân. Ông ta kiên nhẫn chờ đợi dịp thuận lợi. Và đã thôi sử dụng Đồng, chắc là phải đưa thêm một khoản tiền lớn đế sử dụng tên Hạ. Tên này không lanh lợi như Đồng, sẽ không phiền phức cho ông ta. Thời cơ trả thù đã đến khi mà Diên Hương kể chuyện về Viên ngọc của Hoàng đế. Ông Khấu nắm rất vững các chuyện cổ, ông ta cho là chuyện Đồng và Diên Hương tưởng tượng ra để moi tiền của ông chuấn bị chạy trốn. Đúng là thời cơ mà ông ta chờ đợi. Ông ta báo cho tên Hạ đình chỉ việc bắt cóc cô Lý vì hành hạ cô này đâu sánh được bằng những người đẹp sẽ có. Tên Hạ hứa là báo cho ba tên côn đồ. Nhưng như chúng ta đã biết, hắn không báo kịp nên Nha phủ đã gặp may. Ông Khấu giao cho tên Hạ sơ đồ của toà nhà bỏ hoang và cho biết là sau cuộc đua thuyền, Diên Hương và Đồng sẽ gặp nhau ở đó. Tên Hạ sẽ đến đó thay cho Đồng, đế giết Diên Hương, mang về số vàng bà ta mang theo, và sẽ được thưởng số tiền lớn. Ông ta nói như vậy và ông ta đã dự định thủ tiêu tên Hạ sau đó. Địch công ngả người vào ghế, quạt nhè nhẹ vào mặt. Ta nói đến buổi chiều hôm qua. Ông Khấu cho thuốc độc vào cốc rượu của Đồng Mai khi ông ta khao các tay chèo thuyền trong cuộc đua, một mũi tên nhằm ba đích. Thứ nhất, trả thù được kẻ muốn chiếm đoạt vợ ông ta, thứ nhì: trừ khử tên tay sai trở nên vướng víu, thứ ba: thu được một số tiền lớn cá cược trong cuộc đua thuyền. Hạ đến khu nhà bỏ hoang, giết Diên Hương, mang về cho ông ta mười đĩnh vàng. Ông Khấu cho nó biết số vàng đó bằng giá của Viên ngọc Hoàng đế, nhưng không nói về viên ngọc đó ở đâu, sợ rằng tên Hạ sẽ lưu lại tìm kiếm sau khi giết Diên Hương. Đó là sự đề phòng khôn ngoan vì nếu một nhân viên nha phủ đã theo dõi Diên Hương, sẽ có khả năng bắt được tên Hạ. Sau đó, ông Khấu rủ tên Hạ sáng hôm sau đến khu nhà bỏ hoang lục xét. Sớm hôm đó, sau khi cửa thành mở, ông Khấu đi ngựa dạo chơi với cớ tìm sự khuây khoả sau cái chết của vợ, còn Hạ đóng vai một thợ mộc đi làm. Ông Khấu bảo tên Hạ tìm kiếm viên ngọc cất giấu đâu đó, như vậy ông ta dễ dàng thủ tiêu tên Hạ trong lúc tên này chăm chú tìm kiếm. Và cũng để ta tin vào chuyện toà nhà bị xáo trộn, lục lọi để tìm viên ngọc. Lừa lúc tên Hạ quay lưng về phía ông ta, ông ta lấy một viên gạch đập vào sọ tên Hạ, sau đó vứt xác ra phía ngoài tường bao. Rồi bình thản trở về nhà. Khi ông ta ở toà ra về đã nhìn thấy cô Lý, cô Lương giải ba tên côn đồ vào nha phủ, ông ta hiểu là chuyện sẽ vỡ lở. Ba tên đó sẽ khai ra chỗ dẫn cô Lý đến để giao nộp. Thế thì điều ông ta cần phải làm là: phải giết mụ Mông để khỏi bị lộ tên tuổi. Thế đấy, ông ta đã trả được thù, thu lại một trăm lượng vàng cùng tiền trúng cá cược và tên Đồng, tên Hạ, mụ Mông không còn sống để tố giác ông ta. Thế là hạ màn. Địch công im lặng, không nói gì, lão Hồng lặng lẽ rót trà mới. Địch công uống liền một lúc hai ba ngụm, lấy khăn lạnh lau mặt, nói tiếp: Nhưng ông Khấu có thể là vô tội. Thế thì tất cả những gì ta vừa nhận định là không đúng. Đúng là bà vợ cả bị loạn trí sau một cơn sốt, còn những vết sẹo trên lưng Diên Hương thì đã có từ thời kỳ bà ta còn là một nô tỳ khốn khổ: ở một số gia đình, những nô tỳ thường bị hành hạ tàn nhẫn. Rồi nữa, ông Khấu tin vào chuyện viên ngọc là có thật. Xét cho cùng thì câu chuyện ấy cũng có khả năng như vậy. Lúc đầu bản thân ta, ta cũng tin là có thật. Thôi ta hãy bỏ qua những lời buộc tội ông Khấu, và tập trung vào người tình nghi thứ hai: lang y Biện. Trước tiên, hãy tìm ra động cơ phạm tội của ông ta. Theo ta thì tâm trạng thất vọng đã biến ông ta thành một tên ác dâm, đó cũng là một cách phản đối không ý thức đối với sự thống trị của người vợ đành hanh, không cho ông ta lấy vợ lẽ. Không có cách nào giải toả được, vì tính ghen tuông của vợ và đạo đức của nghề nghiệp, ông ta không cho phép mình xuất hiện lộ liễu ở các nơi ăn chơi, trác táng. Cũng có thể, ở ông ta cũng có một khía cạnh độc ác bẩm sinh. Chúng ta còn quá dốt nát trong việc hiếu biết tâm tính con người, lão Hồng ạ! Dù thế nào đi nữa thì lúc đầu ông Biện cũng chỉ là kẻ ác dâm đối với các cô điếm tầm thường mà Đồng Mai dẫn tới. Sau đó, ông sử dụng Hạ Quảng làm chuyện gắt gái, như ta đã phân tích ở trường hợp đầu tiên. Nhưng rồi, con người tâm thần bất ổn ấy cần có những cảm xúc ngày càng mạnh mẽ hơn. Các cô điếm tầm thường không còn làm cho ông ta thoả mãn nữa. Ông ta muốn làm nhục các phụ nữ đẹp và cao sang, vì vậy đã để mắt đến Diên Hương. Ông ta thường có dịp gặp bà này khi đến chữa chạy cho bà vợ cả ông Khấu, như ông Dương đã nói với ta. Nhưng nếu hành hạ vợ một thương gia sẽ gặp nhiều nguy hiểm, nên ông ta đã kiên nhẫn chờ đợi thời cơ thuận lợi. Trong lúc chờ đợi, ông Biện đã giao cho tên Hạ theo dõi mọi việc ở nhà ông Khấu, và hứa thưởng một số tiền lớn cho tên này, nếu nó dụ được bà Diên Hương dù chỉ qua một đêm với ông ta. Địch công rướn người lên, uống một ngụm trà, rồi trở lại tư thế cũ, nói tiếp: Trong giả thuyết thứ hai này, chúng ta thấy vai trò của Đồng và Hạ có khác nhau. Trong giả thuyết đầu tiên, chúng ta giả dụ là tên Hạ không biết việc Diên Hương và Đồng cùng bỏ trốn. Ông Khấu chỉ cho nó biết sau khi vụ giết người xảy ra. Giờ đây, chúng ta cứ giả dụ là Đồng nói với tên Hạ ý định đến ngôi nhà bỏ hoang, nhưng không nói là ở đó có viên ngọc và sẽ đi trốn với Diên Hương. Tên Hạ thấy đó là dịp tốt để có được tiền thưởng. Hắn vẽ sơ đồ ngôi nhà bỏ hoang, đến tìm ông Biện và nói: “Ông tìm cách để tên Đồng không tới đó được, tôi sẽ thế chân nó. Tôi sẽ nhốt Diên Hương ở ngôi nhà phụ. Và khi con gà mái ấy đã ở trong chuồng, thì ông sẽ là con gà trống, tha hồ mà thoả mãn Nó nói thêm nếu tìm được viên ngọc thì sẽ có ối tiền, cùng với một trăm lượng vàng, chúng sẽ chia nhau, về xác bà Diên Hương, nó sẽ tìm cách để người ta thấy vào sớm hôm sau. Và sẽ tung tin là tên du thủ du thực nào đó là thủ phạm. Ông Biện vui sướng đồng ý với tên Hạ. Không những ông ta có cơ hội suốt đêm với bà Diên Hương, và với những thoi vàng, ông ta sẽ thoát khỏi khó khăn về tài chính. Ông ta có tin chuyện viên ngọc không? Ta nghi ngờ vì ông ta là một tên tinh ma, sẽ cho là tên Đồng bịa ra đế nhằm mục đích trốn đi với bà Diên Hương. Thế là, ông ta bỏ thuốc độc vào rượu của Đồng. Điều ấy làm bớt đi một sự nguy hiếm và còn thắng lớn trong việc cá cược. Sau này, tên Hạ định giam bà Diên Hương ở ngôi nhà phụ, bà Diên Hương đã chống trả và rút dao găm. Trong cuộc vật lộn, tên Hạ bị thương nhưng đã giết được bà Diên Hương. Thế là nó chiếm số vàng và không kịp lục tìm viên ngọc vì sự xuất hiện bất ngờ của ta. Nó trở về quận lỵ, báo tin cho ông Biện là công việc thất bại, đòi hỏi được thưởng nhiều tiền hơn, đế nó giữ kín chuyện. Nếu nó lộ ra thì ông Biện sẽ phải chịu trách nhiệm về cái chết của Diên Hương. Tên Hạ nói ra điều đó mà không biết ông Biện là một con người tâm thần bất định nguy hiếm. Ông Biện giả bộ đồng ý, và nắm được tính tham lam của tên Hạ nên đã nói đáng tiếc là không tìm được viên ngọc. Tên Hạ quá ngu xuấn để biết là viên ngọc đó đâu có bán được. Nó nhận lời đi cùng ông Biện đế tìm viên ngọc và điều rõ ràng là nó đã tìm thấy cái chết ở đó. Lão Hồng, hãy rót cho ta một chén trà, ta khô cả cổ rồi. Vừa rót, lão Hồng hỏi: Nếu ông Biện là kẻ giết người, thì ông ta đã làm gì buổi sáng nay? Ông ta trốn trong khu rừng nhỏ gần đó. Ông ta đợi lúc ông Khuông đi đến khu nhà bỏ hoang (lão nên nhớ là ông ta có hẹn gặp ông Khuông), và chờ việc xem xét về cái chết của tên Hạ. Xong xuôi, ông ta định đến gặp ông Khuông thì nhìn thấy đoàn của ta. Ông ta vui sướng vì thấy có thêm các nhân chứng, nên đã giấu mình đi theo đoàn ta đến thửa vườn rào kín. Và sau đó thì lão cũng biết như ta đã nhận định ở giả thuyết thứ nhất. Cũng như ông Khấu, ông ta cũng ra khỏi toà và nhìn thấy cô Lý, nên đã chạy đến khu Bắc và bóp chết bà Mông. Mặc dù không được giở trò với bà Diên Hương, nhưng đã trừ khử được hai tay sai nguy hiếm, và nhờ số tiền thắng trong cá cược đua thuyền, ông ta giàu thêm. Còn có điểm nào chưa rõ trong nhận định của ta không? Địch công ngừng lời, lắng nghe tiếng sấm từ xa vọng tới, rồi lại thay chiếc khăn mặt ướt quàng ở cổ. Lão Hồng nói: Nếu Đại nhân cho phép thì tôi xin thưa rằng giả thuyết thứ hai có vẻ xác đáng hơn giả thuyết thứ nhất. Trước tiên: nó rất giản đơn. Tôi cũng có hai điều chống lại ông Biện. Thứ nhất: ông ta làm cho chúng ta tin là Đồng Mai chết đột ngột, thứ hai là ông ta đã nói dối đại nhân là như nhìn thấy tên Hạ trở lại Cửa Nam sau cuộc đua thuyền. Quan trọng đấy nhưng không phải là điều quyết định - Địch công trả lời - Các triệu chứng ở Đồng Mai, lúc đầu tưởng như do bệnh tim gây ra. Mặt tên Hạ có một cái sẹo, cho nên nếu ông ta vô tội thì có thế ông ta đã nhìn thấy một người khác cũng có sẹo như tên Hạ. Thế còn ai đã sửa sang lại ngôi nhà nhỏ, thưa đại nhân? Tôi nghiêng về ý kiến là Đồng Mai làm chuyện đó. Hắn đã sống ở khu đó và hiểu rõ mọi chỗ. Hắn cho sửa chữa đế làm nơi cất giấu các đồ cổ hắn mua bán, lúc đầu ta nghĩ như vậy. Nhưng đâu phải thế, vì các chấn song bằng sắt của các cửa sổ, ổ khoá mới tinh, tất cả không nhằm mục đích cản người vào nhà, mà ngược lại để cấm người trong nhà đi ra. Nơi đó còn tốt hơn cái nhà tồi tàn của mụ Mông, thích hợp để diễn ra các trò dâm dật, đồi truỵ. Vì không ai ở gần để có thế nhìn hoặc nghe thấy chuyện gì đang diễn ra trong đó. Lão Hồng gật đầu, suy ngẫm một lát, vuốt ria, và nhíu mày, nói: Đại nhân đã nói về ba kẻ tình nghi. Người thứ ba có phải là ông Khuông Mần không? Tôi xin thú thật là... Vừa lúc đó có tiếng ủng ở hành lang, cửa bất chợt mở ra, và viên đô đầu vội chạy đến chỗ Địch công nói: Ông Biện vừa thoát chết, thưa đại nhân. Bị tấn công giữa phố, ngay trước miếu Khổng Tử!