gày nay, qua rất nhiều cuộc biến thiên, một người ngoài phố cũng thường có ít nhiều ý niệm về cách xnạng. Ai nấy đều coi cách mạng như một cuộc thay đổi lớn lao trong xã hội, và trong sự đổi thay ấy thường có sự thúc đẩy của quần chúng. Những ý niệm trên dày đều đúng đắn trên đại thể. Tuy nhiên, mấy ý niệm đó clnra đủ để; định nghĩa cách mạng. Vì nếu có ai hỏi người ngoái phố những câu sau đây: cách mạng là một điều tốt hay xấu? Hoặc: cách mạng thường xảy ra trong trường hợp nào, và diễn tiến như thế nào? Thì chắc rằng họ sẽ lúng túng trong câu trả lời. Vậy cách mạng là gì, và có thể định nghĩa như thế nào? Nó thường phôi thai và bột phát theo trình tự ra sao? Cách mạng nhằm những mục tiêu gì?… Đó là những vấn đề cần đặt lên. Chúng ta đều hiểu cách mạng là một sự thay đổi lớn lao. Nhân vật A Q, vốn là một anh nhà quê dốt nát khờ khạo trong cuốn tiểu thuyết của Lỗ Tấn, cũng biết nói rằng: cách mạng tức là cách cái mạng của mình đi. Lời nói ngô nghê ấy không phải là không ý nghĩa. Vì nếu đã cách được cái mạng của mình di, thì tức là có sự đổi thay lớn lao rồi. Đứng trên nghĩa đen mà nói, cách là thay đổi, mạng là vận mạng của con người và xã hội. Đã thay đổi cả vận mạng, nên đó phải là một cuộc thay đổi lớn lao. Ngoài ra, theo ý nghĩa hiện thời của danh từ cách mạng, người ta chỉ thường gán danh hiệu cách mạng cho những phong trào có đa số quần chúng tham dự. Cho nên, những vụ nổi loạn thâm cung, chủ trương bởi một nhóm người ít ỏi, thường không được các sử gia gắn cho huy hiệu cách mạng. Ngay cả đến những vụ đảo chính lớn lao, nhưng có tính cách thuần tuý quân sự, người ta cũng thường không gọi là cách mạng. Vì rất có thể đoàn quân đảo chính đã chiến thắng một cách thuần tuý quân sự, do kỹ thuật cao độ của nó, và chưa chắc đã xiển dương một danh nghĩa gì đề đáng gọi là cách mạng!…Nói tóm lại, ngay theo sự nhận xét thông thường, ta đã có thể tế nhận hai đặc chất của cách mạng: cách mạng phải là một cuộc thay đổi lớn lao tiếng xã hội, và có đa số quần chúng tham dự. Nhưng vấn đề cần được đào sâu hơn nửa. Có nhiều người lại thường nói: cách mạng là trạng thái bệnh lý của xã hội. Đã là bệnh lý, tất nhiên là một điều xấu. Và những người đưa ra luận diện ấy thường viện lẽ rằng một xã hội lương hảo đầu có cần tới cách mạng! Tuy nhiên, đó cũng là một luận điệu lầm lạc. Thực ra, cách mạng không phải là bệnh lv, mà chỉ là hậu quả của một trạng thái bệnh lý xã hội, hay là một biện pháp được áp dụng để chữa căn bệnh xã hội. Khi cách mạng xảy ra tại một xã hội nào, tức là trước kia, nền xã hội đó có những trạng thái không ồn, bất công hoặc bất bình đẳng, nghĩa là một trạng thái thiếu quân bình. Các phần tử ý thức đã nhìn thấy đầu tiên trạng thái lệch lạc. Họ lên tiếng hô hào và vận động quần chúng để san bằng những điểm bất quân bình. Con người vốn có những khát vọng tự nhiên về tự do, bình đẳng, hạnh phúic, nên dần dần đa số quần chúng đã nghe theo lời hô hào, để cùng nổi dậy thay đổi cơ cấu xã hội. Trong 99% các trường hợp, sự trỗi dậy của quần chúng thường dùng tới sức mạnh, và sự thay đổi cơ cấu xã hội thường là một bước sâu tiến, có tính cách đột biến. Muốn hiểu rõ thể thức của cách mạng, ta có thể trình bầy hằng cách so sánh với những sự kiện đã từng thấy trong cách thức chuyên hoá của các loài sinh vật. Trong cuốn “Xây dựng nhân sinh quan” người viết đã có dịp trình bầy về sự kiện đột biến trong các ngành sinh vật học. Một sinh vật, hay một loại sinh vật, trong kiếp sống của nó, thường có hai cách chuyển hoá: sự chuyên hoá tiệm tiến, hoặc đột biến. Lamarck là người khảm phá ra hình thái chuyển hoá tiệm tiến, và đã căn cứ vào đó để lập nên thuyết thích nghi của sinh vật, nghĩa là sinh vật thường tự thay đổi dần dần để thích nghi vởi hoàn cảnh. Sau đó, Darwin cũng căn cứ vào sự chuyển hoá tiệm tiến để kết nên thuyết thiên trạch: sinh vật nào biết chuyển hoá mau lẹ để thích nghi với hoàn cảnh, thì sinh vật đó sẽ được tồn tại, khỏi bị tiêu diệt như những con không kịp thích nghi… Nlurng sau đó, Hugo de Yries và Naudin lại tìm thấy một trạng thái chuyển hoá khác: sự chuyển hoá đột biến. Nghĩa là đôi khi, có những sinh vạt hoặc loại sinh vật đã đột nhiên chuyển hoá một cách bât ngờ, và sự chuyển hoá ấy không lệ thuộc vào hoàn cảnh. Những sự kiện đột biến thường không có tác dụng thích nghi, mà hình như đều muốn vượt khỏi ảnh hưởng của hoàn cảnh để mở một hướng tiến mới cho đồng loại. Nhưng trong khi khuynh hướng thích nghi thường biểu lộ trong hết thảy các loài ở mọi mực độ tiến hoá, thì sự kiện đột biến chỉ ngày càng rõ rệt và phổ biến ở những loài đã lừng có một mực độ tiến hoá khá cao. Lại có nhiều khi, sau một cơn đột biến, sinh vặt có thể thụt lùi xoả bỏ những hình thái đột biến ấy để trở lại những hình thái tiệm tiến trước, kia như đa số những sinh vật khác. Rồi sau một thời gian khá lâu nữa, sinh vật đó lại thấy bộc lộ sự kiệnn đột biến. Cho đến khi những hình thái đột biến được thành tựu và phổ biến trong đồng loại để mở một dường tiến hoá mới! Hơn nữa, các nhà bác học thường nhận thấy rằng những cá thể đột biến, tuy lúc đầu lẻ loi, nhưng vẫn hàm chứa một tiềm lực mạnh mẽ hơn những con khác. Đồng thời, trong khi những cá lthể thích nghi thường chỉ nhằm mục đích tự vệ và tồn tại, cá thể đột biến hay làm phát hiện những cơ quan khiến đồng loại có nhiều khả năng tự do hơn: tự do cử động, khả năng chống chọi với sự thay đổi của hoàn canh (nhiệt độ, tìm kiếm thức ăn), hoặc chống lại sự đe doạ của các giống loại khái v.v… Cho nên, có thể nói rằng, ngay đổi với các sinh vật thấp kém, thường triền miên trong giòng sông mênh mang của diễn trình tiến hoá, các đồng loại đã từng biểu lộ những sự kiện đột biến để thực hiệu những cơ quan có nhiều khả năng tự do hơn. Cách mạng trong xã hội có nhiều điểm tương tự với sự kiện đột biến trong diễn trình của tạo vật. Một dân tộc, một xã hội có thể coi như một thực thể sinh hoạt lớn lao, tương tự như một thứ sinh vật. Chỉ có một điều khác biệt là ở sinh vật, những tế bào cáu thành chỉ là những tế bào đơn giản và sinh hoạt thô sơ, trong khi đối với xã hội, những tế bào cấu thành đều là những con người có ý thức và ít nhiều tính chất tự do. Do đó, nên mỗi cuộc cách mạng, mặc dần vẫn là một sự kiện quần chúng và tuân theo những luật tắc thống kê của tác động bởi số đông, song cách mạng vẫn không thể tiếp diễn một cách nhất định và máy móc như trong những sự kiện đột biến của các loại sinh vật. Chỉ là vì con người còn có ít nhiều ý thức và ít nhiều tự do! Cũng do đó, mà trong mỗi cuộc cách mạng, ta thường thấy có những lúc di đúng đường, có lúc lạc hướng, có khi thụt lùi hoặc quá trớn. Nghĩa là, trong mỗi cuộc cách mạng, đều có một tỷ lệ bất khả tiên liệu, khiến cho bộ tham mưu cách mạng, dù tài ba đến bậc nào, vẫn không thể quy định trước hết được. Ngoài điểm ấy ra, cách mạng không có mấy khác biệt với sự kiện đột biến trong các sinh vật. Cũng như sự kiện đột biến, cách mạng thường là một bước tiến vượt bực, dễ vượt khỏi sự chi phối nặng nề của hoàn cảnh. Cũng như sự kiện đột biến, cách mạng thường muốn làm phát hiện những cơ cấu mới để bảo đảm hơn nữa cho những khái vọng tự do, hình đẳng, hạnh phúc của đa số con người. Với những điểm trình bầy trên dày, ta có thể định nghĩa cách mạng. Trước kia, Trotsky đã từng định nghĩa, ông coi cách mạng như một tác động cảm hứng cao siêu của lịch sử. Ông lập luận rằng đại chúng, tuy thiếu ý thức, nhưng vẫn mang nặng trong tiềm thức những nhu cầu sâu xa nhất của diễn tiến lịch sử. Tới một đoạn đuông nào đó, tiềm thức của đại chúng sẽ bột phát, phá vỡ những bờ đê cũ, để nối liền với những phần tử ý thức đi tiền phong. Sự hoà hợp (có tính cách sáng tạo) giữa ý thức và tiềm thức trong diễn tiến lịch sử, Trotsky gọi sự giao hợp đó là cách mạng. Định nghĩa của Trotsky không phải là không đúng, nhưng cao quá và khó hiểu. Ta có thể tạm định nghĩa cách mạng một cách khác như sau: cách mạng là một thay đổi lớn của một nền xã hội vốn hàm chứa những thế bất quân bình trầm trọng, sự thay đổi đó thường được thực hiện bằng bạo lực do sự tham dự của đa số quần chúng, và là một bước tiến vượt bực, để đi tới những cơ cấu sinh hoạt mới có đủ bảo đảm hơn cho những khát vọng tự do, bình đẳng và hạnh phúc của đa số. Ta có thể thêm một vài điểm để hoàn thành sự nhận định về những tính chất của cách mạng. Trong sự diễn tiến của thiên nhiên, những cá thể thích nghi thường là đa số trong buổi đầu, còn những cá thể đột biến là tối thiểu số. Nên có thể nói rằng các cá thề đột biến, so với những cá thế thích nghi, đều là những cá thể không chịu chuyển hoá theo thông lệ… Những phần tử tiền phong của cách mạng cũng vậy. Họ không noi theo lẽ phải thõng thường, không chịu ép mình theo công thức để thích nghi với hoàn cảnh hiện có của xã hội. Do đó, người ta từng nói: “Lịch sử thường được xây dựng bởi những phần tử không theo lẽ phải”. Nhận định thông thường cùng hay cho rằng một cuộc cách mạng là một sự thay đổi về phẩm. Đồng thời, người ta nhắc tới luật “tắc lượng biến thành phẩm. Thực ra, luật tắc đó trước kia được khám phả bởi Hégel, sau được mang áp dụng vào lãnh vực xã hội bởi Marx. Một cuộc cách mạng, muốn xứng đáng với danh hiệu cách mạng, thường nhằm thực hiện một thay đổi về phẩm. Tỷ dụ như sau cuộc cách mạng, những cơ cấu sinh hoạt phải được tổ chức khác biệt với những cơ cấu trước kia. Do đó, một số sử gia không coi phong trào Quốc xã Đức như một cuộc cách mạng thực sự, vì thiếu những cơ cấu thực sự mới. Nói cho đủng, phong trào Quốc xã chỉ xiẻ dương những quan niệm đã có sẵn một phần dưới chế độ cũ, cũng như chí khuếch trương mạnh mẽ những cơ cấu sinh hoạt có sẵn từ tnróc… Tuy nhiên, sự thay đổi về phẩm chi là sự tích luỹ của hăng hà sa số những thay đổi về lượng. Tới mực độ nào đó, có giọt nước tràn miệng bình, nên những thay đổi về lượng đã chuyển thành thay đổi về phẩm. Để hình dung cho luật tắc “lượng ng biến thành phẩm”, ta có thể mượn hình ảnh sau đây trong toán học. Hình này gồm một đường ngang tượng trưng cho phẩm, và một đường dọc tượng trưng cho lượng. Những biến chuyển về lượng bắt đầu đi theo hình vòng A. Nó tích luỹ mãi và đi về phía vô cùng tận. Tới một mực độ nào đó ở phía vô cùng tận bên tay mặt (tay phải), những biến chuyển về lượng chí cần tăng thêm một chút xíu nữa (tức là giọt nước tràn miệng bình), mà các nhà toán học thường gọi là epsilone, thì sự chuyển hoá sẽ đột nhiên nhảy từ cực độ bên phải sang cực độ bên trái. Từ đó trở đi, sẽ đi theo con đường cong B. Sự nhảy vượt bực từ phải sang trái tức là sự chuyển hoá thành phẩm, hay là sự biến chuyển của cách mạng. Như đã trình bầy, bất cứ cuộc cách mạng cũng phải nhằm mục tiêu muốn thoả mãn những khát vọng tự do, bình đẳng, hạnh phúc của con người. Nên lý tưởng của cách mạng bao giờ cùng cao cả, và danh nghĩa bao giờ cùng tốt đẹp. Nhưng một khi đã đem thổi danh ý nghĩa đó vào tâm hồn quần chúng và làm bột phát cách mạng, thì cách mạng thường xảy ra như thế nào và noi theo diễn trình gì! Có thể có một luật tắc nào trong diễn trình biện chứng của cách mạng hay không?… Trong bái tựa cuổn “Cách mạng Nga”, Trotsky đã từng nhận định như sau: “Các đảng phái tham dự cách mạng đểu lần lượt nhường chỗ cho những đảng phái ngày càng cấp tiến. Những đảng phái ngày càng cấp tiến này là biểu hiện cho sức đẩy tới của những đám quần chứng hoạt động nhất và mạnh mẽ nhất, và sức đẩy tới ấy luôn luôn khuynh hướng tả cho tới lúc đà tiến bị tan vỡ trước trở lực. Từ đó, bắt đầu sự thoái trào: các tầng lớp cách mạng đầu chán nản, mệt mỏi, số thờ ơ ngày một đông thêm, và do đó, những lực lượng phản cách mạng củng cố được hàng ngũ của mình”. Với nhận xét trên dây, Trotsky đa thâu tóm cả một diễn trình biện chứng thường thấy trong các cuộc cách mạng. Do đó, ta có thể phân chia diễn trình cách mạng thành hai giai đoạn: giai đoạn cao trào luôn luôn muốn tiến tới những chủ trương ngày một cực đoan, và giai đoạn thoái trào, trong đó, tiềm lực cách mạng bị kiệt quệ khiến cho khuynh hướng phản cách mạng củng cố được lực lượng. A. Giai đoạn thứ nhất: trong giai đoạn này, cao trào cách mạng luôn luôn muốn tiến tới những chủ trương ngày một cực đoan. Đó là một điều nhận xét thường thấy trong các cuộc cách mạng. Trong cuộc cách mạng Pháp 1789, vào tháng 5-1789, khi có sự triệu tập Quốc dân Đại biểu các tầng lớp dân chúng cùng dân biểu không hề nghĩ tới lật đổ đế chế. Họ chỉ kỳ vọng một vài cải tổ khiến đời sống đỡ khổ hơn. Khi thành lập Quốc hội Lập hiến, nhóm Feuiliants tượng trưng cho khuynh hướng tả. Nhưng tới Quốc hội Lập pháp, nhóm Feuiliants đã trở thành hữu khuynh và nhóm Girondins xuất hiện tượng trưng cho tả phái. Rồi sau khi tới Quốc ước hội nghị, nhóm Girondins lại bị vượt qua, chỉ còn tượng trưng cho hữu phái. Nhóm Girondins bị tiêu diệt bởi tả phái Montagnards, tuy lúc đầu phái Montagnards chĩ là thiểu số. Sau sự sụp đổ của phái Girondins, phái Montagnanls cũng bị chia sẻ, và thành phần cực đoan hơn đã thắng để tạo lập chế độ độc tài của Robespierre… Tóm lại, khỏi đầu bằng một dụng tâm rất ôn hoà, cuộc cách mạng 1789 đã tiếp diễn bằng sự dùng bạo lực lật đổ đế chế, rồi tiến tới sự tương tàn giữa hữu và tả, cũng như giữa tả và tả. Khởi đầu bằng những nguyện vọng cải tổ, phong trào cách mạng 1789 đã tiếp diễn bằng sự tiêu huỷ toàn thể chế độ cũ. Ấy là chưa kể những khuynh hướng cực đoan hơn nữa muốn đòi hỏi sự quân phân ruộng đất, hoặc tiết chế tài sản. Cuộc cách mạng Nga cũng vậy. Từ tháng 2 tới tháng 10-1917, hướng tiến tới cực đoan cũng hết sức rõ rệt. Sau khi Nga hoàng bị lật đổ, một chính quyền cách mạng ra đời, gồm Quốc hội Douma và một Chính phủ có tính chất tư sản dân quyền. Chính phủ ấy đã dần bi thay thế bởi chính quyền Sô viết của thợ thuyền và binh sĩ, gồm đa số những phần tử Mensevich cùng xã hội Cách mạng. Nhưng rồi chính quyền này cũng bị lật đổ để thay thế bằng chế độ Sô viết của những người Bolsevich, mặc dầu lúc khởi đầu, phái Bolsevich là tối thiểu số. Nếu lấy một cuộc cách mạng khác, như cuộc cách mạng Tây Ban Nha, ta thấy rằng sau khi nền cộng hoà thành lập, Chính phủ đầu tiên là do phái radicaux nắm giữ. Rồi sau đó, tới những phần tử xã hội, rồi tới những phần tử cộng sản hoặc vô chính phủ nắm giữ… Cần nêu ra câu hỏi: Tại sao trong giai đoạn đầu, phong trào cách mạng thường tiến tới cực đoan? Ta có thể tìm thấy hai nguyên nhân chính: a) Phong trào cách mạng, trong giai đoạn đầu thường tiến tới cực đoan, vì cách mạng là một hiện tượng tác động quần chúng. Khi các cá nhân đã họp thành quần chúng, đám đóng đó thường có một sức sống riêng rẽ tương tự như một thực thể. Quần chúng thường ít sử dụng lý trí, và chỉ tuân theo bản năng cùng trực giác. Họ bị suy động bởi những tình tự ngắn ngủi hay bền bỉ, những đam mê bồng bột hay dai đẳng. Họ lâu bị suy động, nhưng khi đã suy động, họ như nước vỡ bờ, khó ngăn lại nỗi. Ở đây, có thể mang áp dựng một định luật vật lý để mô tả sức tràn lan của quần chúng. F= 1/2 mV2 Theo vật lý học, sức chuyển động của một vật là cơ năng của khối lượng và tốc độ. Nếu một cá nhân bị suy động, sức chuyển động sẽ nhỏ vì ít khối lượng. Nhưng quần chúng có một khối lượng rất trọng đại, tương tự như một chiếc máy lớn. Nên khi đã suy động, khỏ có thể hãm ngay được. Hơn nữa, quần chúng vốn là bản năng và đam mê, nên chỉ có thể bị quyến rũ bởi những lập trường cực đoan. Càng cực đoan bao nhiêu, quần chúng càng thấy dễ hiểu bấy nhiêu, và càng dễ nghe theo. Trong khi những lập trường ôn hoà là một điều khó hiểu đối với quần chúng. Trong một chế độ xã hội cần cải tổ, phái ôn hoà thường muốn nhận định những cái nào đáng bỏ, cái nào đáng giữ, và muốn giới hạn sự thiệt hại về sinh mạgn và tài sản. Sự cân nhắc đó, quần chúng không thể lãnh hội nổi. Không khí của cách mạng lại là bầu không khí cuồng nhiệt, đam mê, nên không cứ gì quần chúng, ngay đến các người lãnh đạo cũng dễ muốn tiến để cực đoạn. Vả lại, càng cực đoan bao nhiêu, càng dễ gieo rắc hy vọng bấy nhiêu. Cho nên, trong phong trào cách mạng, quần chúng thường nghe theo phái nào hứa hẹn nhiều nhất, và không còn thì giờ suy nghĩ xem lời hứa có thể thực hiện được hay không. Ngoài ra, trong bất cứ một đám quần chúng nào, giữa đa số những người thành thật muốn đòi công lý, vẫn xen lẫn một thành phần cặn bã, nhiều dục vọng và lưu manh tính. Thầnh phần đó lại là những kẻ quả quyết, muốn khuyaáy đục nước để mong thủ lợi. Nên ảnh hưởng của chúng lại càng khiến cho quần chúng để đòi hỏi cực đoan. b) Trong giai đoạn đầu, cách mạng thường tiến tới cực đoan, vì đó là giai đoạn phá hoại của cách mạng. Phá hoại là bản năng sâu xa của bất cứ đám đông nào. Nó tương đối dễ dàng hơn sự kiến thiết, ít nhọc nhằn hơn nhiều. Nó lại làm êm dịu những căm hờn tích luỹ từ lâu. Vả lại, càng phá hoại, quần chúng càng có cảm tưởng rằng tương lai sẽ huy hoàng và nhiều hứa hẹn. Vì ít lý trí, nên quần chúng không nghĩ rằng, sau sự phá hoại, chính họ sẽ phải nai lưng ra kiến thiết. Do giai đoạn phá hoại đó, quần chúng dễ nghiêng về cực đoan, và các đảng phái cực đoan càng dễ thẳng thế. Nên giữa cao trào cách mạng, các lãnh tụ muốn nuôi dưỡng cho cách mạng cần luân luôn tìm những đối tượng để tiêu diệt. Bởi thế, chính sách khủng bố và bạo lực gần như gẳn liền với cách mạng. Và trên đường diễn tiến, cách mạng đã trở thành một con giao long khát máu cắn xé hết thù địch, rồi quay lại cắn xé ở ngay trong hàng ngũ cách mạng. Và các thiên thần đã trở nên khát máu đối với ngay những kẻ đồng hành với mình!!… B) Khi phong trào cách mạng đạt tới cực độ, hoặc vấp phải những trở lực lớn lao, cách mạng bắt đầu bước vào giai đoạn thoái trào. Tiềm lực cách mạng dần dần bị kiệt quệ hoặc chán nản, khiến khuynh hướng phản cách mạng lại củng cổ được lực lượng. Muốn chứng minh điều đó, thiết tưởng chỉ cần nhìn lại các cuộc cách mạng. Trong cuộc cách mạng Pháp 1789, sau khi khuynh hướng cực đoan đã tiến tới chế độ Robespierre, thì ít tháng sau, cuộc phản ứng Thermidor đã bắt đầu. Robespierre bị lật đổ. Các lực lượng bảo hoàng, phản cách mạng, hoặc ôn hoà lại trỗi dậy, và sự phản ứng của họ cũng được tính cách bạo tàn. Rồi đến thời Chấp chính ban, để kết thúc bằng nền đế chế của Napoléon… Cuộc cách mạng 1917 cũng tiếp diễn tương tự. Cao độ cách mạng phát triển vào 1919, giữa lức Đệ tam Quốc tế được thành lập để khuyến khích các phong trào cách mạng Âu châu, và giữa thời gian cố gắng nội chiến. Lúc đó, các Sô viết thợ thuyền đều có quyền bầu lên những phần tử chỉ huy. Nhưng chỉ mấy năm sau, Lénine đã phải lùi bước với chính sách Tân kinh tế. Rồi Staline dần dần lấn bước trên sân khấu chính trị để mở đường cho giai cấp thơ lại. Quyền lợi của lớp thợ thuyền không còn được bảo vệ, và các Sô viết đều phải cúi đầu nghe lệnh trên. Nông dân cùng bị áp bức tàn sát. Chính sách Staline ngày càng hữu khuynh để trở nên tương tự như chế độ Nga hoàng… Các cuộc cách mạng khác cũng thường tiếp tục như vậy, ở Trung Hoa hoặc ở Tây Ban Nha. Ở Tây Ban Nha, Franco đã thắng thế… Ngay cho đến Anh, cuộc cách mạng 1640 lật đổ đế chế, cũng dần nhường chỗ cho chế độ độc tài của Cromwell, để rồi tới 1660, trở lại đế chế. Sự kiện thoái trào thiết tưởng cũng dễ hiểu. Vì phong trào cách mạng cũng tương tự như đợt thuỷ triều. Sau khi tới cao độ, giòng nước lại rút xuống. Sau một thời gian nỗ lực có thể kéo dài tới bảy, tám năm trời, tiềm lực cách mạng dễ bị trùng giây hoặc kiệt quệ. Quần chúng, sau một thời khích động say sưa, đã vấp phải những trở lực thực tẽ khó giải quyết. Nhất là cuộc cách mạng dần dần phải bước sang giai đoạn kiến thiết. Sự kiến thiết đòi hỏi không những sự hăng hái, nó còn đòi hòi một công phu cực nhoc về kỹ thuật. Khi thế lúc đầu càng hăng hái, niềm hy vọng càng rộng lớn bao nhiêu, thì có lẽ sự tỉnh mộng càng đau đớn ngần nấy. Trong mỗi cuộc cách mạng, con người thường nuôi dưỡng những hy vọng hạnh phúc vô biên. Nhưng cách mạng đã tiếp diễn dần dần trước mắt ho, và với niềm trông đợi vô biên, quần chúng chỉ nhìn thấy những thực hiện khá cục hạn. Do đó, có sự tỉnh mộng… về những điểm chưa thực hiện được, họ trở thành bất mãn. Về những điểm thực hiện được rồi, họ thấy quen thuộc, không còn háo hức như trước. Cho nên, trong bất cứ cuộc cách mạng nào, vẫn có một tỷ lệ ảo vọng nằm xen giữa những hy vọng lúc đầu và những điểm được thực hiện về sau. Đau đớn hơn nữa, là nhiều cuộc cách mạng, tới lúc thoái trào, thường đưa tới những chế độ độc tài. Lối kết thúc thường thấy ấy đã khiến văn hào Marcel Proust viết nên câu chua chát sau đây: “Chúng ta vẫn biết rằng các cuộc cách mạng đều kết thúc bằng chế độ độc tài, biết rằng các phe phái đều lần lượt qua đi cũng như các cuộc xung đột sẽ đều tàn lụi và kẻ thù hôm nay có thể trở thành bạn liên minh của ngày mai!… Tuy nhiên, chúng ta vẫn bắt buộc phải đóng, với tất cả hĩ nộ ái lạc, những vai trò mà sự ngẫu nhiên đã gán ghép cho chúng ta”. Cũng cần ghi rõ rằng trên đã tiến tới cực đoan hoặc trên đà thoái trào, diễn trình cách mạng không phải là một sự thẳng tiến liên tục, hoặc một sự thoái lui liên tục. Bước tiến của nó thường khi gồm nhiều đợt nhỏ, có một đợt tiến, rồi đôi khi ngừng lại, hoặc thoái lui ít nhiều, rồi lại tiến. Đà thoái trào cũng vậy, có những đoẹt nhỏ: một đợt thoái lui có thể ngừng lại, hoặc tiếp theo bằng một bước tiến nhỏ, nhưng trên đại thể, vẫn là thoái trào cách mạng. Tuy nhiên, mặc dầu những nhận xét về thoái trào cách mạng, chúng ta vẫn không thể chấp nhận câu nói chua cay ủa Proust dẫn trên đây. Vì tuy có thoái trào, nhưng sau một cuộc cách mạng, không mấy khi xã hội có thể trở lại y nguyên tình trạng cũ. Cuộc cách mạng 1789, có thể bị kết thúc bởi đế chế của Napoléon. Nhưng so với chế độ Louis XVI, đế chế Napoléon đã tiến bộ hơn nhiều: đa số dân chúng đã được hưởng tự do, bình đẳng, và nhiều áp bức trước kia đã bị huỷ bỏ. Ngay cho đến chế độ của Louis XVIII vẫn còn hơn chế độ cũ nhiều. Có lẽ chỉ có chế độ Staline và Mao Trạch Đông là đã ngược dòng hẳn lại, tức là đi xa hơn chế độ Nga hoàng và các vua Tầu ngày trước… Nên trên đại thể, giòng tiến của lịch sử vẫn có tính cách bất khả vãn hồi, mặc dầu những nhịp điệu cao trào và thoái trào. Và sự am hiểu nhịp điệu trong diễn trình cách mạng là một điều rất quan hệ: do sự nhận định biện chứng, các lãnh tụ có thể đẩy tới cách mạng, hoặc làm như Staline, lợi dụng giai đoạn thoái trào để tiêu diệt những phần tử chân chính và thực hiện suý đồ thống trị của mình!…