òa tuyên bố tạm nghỉ để vào nghị án. Bị cáo Nguyễn văn P. được giải vào hành lang bên hông phòng xử án ngồi chờ. Một cô gái trẻ bước đến nhìn vào hành lang rụt rè một lúc, cô nói với người công an áp giải phạm nhân, xin phép gặp bị cáo P., giọng miền Bắc rất nhỏ nhẹ. Anh công an không cho. Cô đứng tần ngần một lát. Nội quy không cho phép người nhà được tiếp xúc bị cáo tại phiên tòa, nhưng các công an áp giải thường cho gặp đôi phút vì thông cảm. Nhưng cô gái này không phái người nhà của bị cáo, ngược lại, cô là em ruột của nạn nhân, người đã bị P. giết chết. Vì thế người công an không cho cô gặp, có lẽ anh e ngại cô gái có hành động càn quấy gì chăng? Cô gái cứ ngần ngừ, chưa chịu bỏ ý định. Khi cô trở lại hành lang lần nữa, tôi hỏi cô định gặp bị cáo để làm gì, hỏi nửa đùa nửa thật rằng cô “có định mắng chửi gì không?”, còn anh công an thì nói “không được xúc phạm bị cáo nhé?”, cô gật đầu lia lịa: “Không, không, em không xúc phạm đâu, em chỉ muốn nói chuyện cho anh ấy biết thôi mà”.Tôi quan sát cô gái. Tuổi chừng hai mươi, hai mốt, mặc bộ vest nhẹ màu đen, nét mặt xinh xắn. Cô gọi bị cáo một điều “anh ấy”, hai điều “anh ấy”. Tôi tò mò quá. muốn biết xem cô gái nói với bị cáo những gì? Người như cô chắc không thể làm những chuyện hoặc nói những lời thô lỗ, nhưng chắc chắn cũng không phải những lời tâm tình. Tiếc là giọng cô gái quá nhỏ, ngồi gần bên nhưng tôi chỉ nghe loáng thoáng, tiếng được tiếng mất.Nauyễn văn P., sinh năm 1971. quê Hải Dương, vào thành phố Hồ Chí Minh năm 1996, tạm trú tại quận 11, làm nghề đạp xích lô. Theo lời khai tại phiên tòa, 14 giờ - ngày 22/4/1997, P. chở anh H.M.H. đi từ Ngã tư Bảy Hiền đến Hương lộ 2, giá thỏa thuận là 7.000 đồng. Khi đến nơi, anh H. chỉ trả 2.000 đồng. P. đòi thêm nhưng anh H. không chịu, đút tiền trở lại vào túi rồi bỏ đi. Vì thế P. tức giận, cầm thanh gỗ để sẵn trên xe rượt theo đập vào đầu, vào lưng anh H., khiến anh chết trên đường đi cấp cứu. Nội vụ đơn giản, phiên tòa (ngày 29/12/1997) diễn ra khá nhanh. Rõ ràng nạn nhân là người có lỗi. Tôi có cảm giác mọi người đều thông cảm cho bị cáo, và khi bị cáo nói lời cuối cùng trước khi tòa vào nghị án: “Bị cáo làm việc khổ lắm mới ra được đồng tiền, mà anh H. không chịu trả tiền cho bị cáo...”, thì hình như người ta còn thấy tội nghiệp cho bị cáo nữa. Tòa xử Nguyễn văn P. 10 năm tù (P. bị xét xử theo khoản 2, điều 101, Bộ Luật Hình sự, trong đó quy định mức hình phạt từ 5 năm đến 20 năm tù).Tôi đuổi theo, gặp được cô gái tại sân tòa án khi cô chuẩn bị ra về. Cô tên C.N., làm việc tại phòng tổ chức công ty dệt VT. N. cho biết bố mẹ cô (đang ở Hà Nội), có ba con nhưng một anh trai của cô đang sống ở nước ngoài, còn anh H. - năm 1971, bằng tuổi bị cáo P. - chỉ mới vào thành phố mấy tháng, đang học nghề tại một xí nghiệp dệt bao bì. Hai anh em rất thương nhau, C.N. khóc khi nói, là anh trai, nhưng những lúc thấy cô làm việc mệt, anh H. còn giặt quần áo cho cô. Chưa bao giờ anh H. có hành vi càn quấy. Cô không tin rằng anh của cô lại đi quỵt tiền xe. Cô nói bị cáo đã nói dối để được nhẹ tội. “Em bao giờ lại chẳng bênh anh”. Tôi hỏi cô có cơ sở nào để nói chắc như vậy, C.N. nói hôm đó H. đi ăn đám giỗ. theo lời khai của bị cáo P., thì có lẽ H. định đi xe về nhà người chị họ ở Hương lộ 2, nhưng chỗ anh xuống xe - và xảy ra án mạng, lại là ngay trước cửa xí nghiệp nơi anh học nghề. Do đó, cô suy đoán do thấy trễ giờ học nên anh H. đổi ý không về nhà nữa mà đi học luôn. Như vậy, xích lô chỉ mới đi hơn nửa đoạn đường, anh H. không chịu trả 7.000 đồng là có lý do. Một chi tiết quan trọng nữa mà C.N. cho biêt là P. khai anh H. đưa cho bị cáo 2.000 đồng, nhưng khi C.N. được công an điều tra mời lên thông báo sự việc, thì cô được biết trong túi quần của anh cô chỉ có các loại giấy bạc 5.000, 10.000 và 20.000 đồng. N. nói: “Anh ấy (chỉ bị cáo P.) nói không đúng, dù gì đi nữa thì anh của em cũng đã chết rồi, có phạt tù anh ấy nhiều hơn thì anh H. cũng không thể sống lại được nữa. Em chỉ muốn nói để anh ấy hiểu, rằng anh ấy đã không thật lòng”. “Nhưng để làm gì”, tôi hỏi. “Em chỉ thấy mình cần phải nói thế thôi. Hy vọng thời gian ở trong tù, anh ấy sẽ suy nghĩ thêm và trở thành người tốt khi ra tù”.Chia tay C.N., tôi thật lòng quý mên cô, cho dù sau này gia đình cô có làm đơn kháng cáo [1]. Lần đầu tiên tôi chứng kiến trường hợp người nhà nạn nhân trò chuyện với thủ phạm không bằng sự căm giận, ghét bỏ. Nếu người tù biết suy nghĩ anh ta sẽ chỉ có một cách duy nhất là trở thành người tốt. Cái chết phi lý của một thanh niên ở độ tuổi trẻ trung quá xót xa nhưng dù sao cũng là việc đã rồi. Cuộc sống thuộc về những người ở lại. Tội ác được hóa giải không chỉ bởi sự trừng trị của luật pháp mà còn ở tình người.Chú thích:[1] Ngày 25/6/1998, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm vụ án, tăng mức hình phụt của bị cáo P. từ 10 năm lên 15 năm tù.