ương lai của các nuớc châu Phi sẽ theo con đường bom rơi đạn nổ, chia rẽ hay theo con đường phát triển, ổn định và tươi đẹp? Trên khắp châu lục rộng lớn này, có nơi sự thịnh vượng đang gia tăng, nhưng nhiều nơi vẫn còn cái đói cái nghèo cùng kiệt đang đeo bám; nhiều chính phủ có trách nhiệm với quốc gia nhưng nhiều nơi vẫn ở trong tình trạng vô chính phủ, nhiều nơi đồng ruộng màu mỡ và những khu rừng tươi tốt, nhưng cũng không ít nơi hạn hán kéo dài. Đây là một khu vực bao gồm đầy đủ thái cực, sắc thái khác nhau mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt ra cách giải quyết trong quá trình hoạt động: Làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ giúp họ phát triển với một châu Phi rộng lớn, đồng thời phải tìm cách hỗ trợ để đảo ngược tình hình ở những nơi mà sự hỗn loạn, nghèo đói vẫn đang hoành hành?Bằng chứng lịch sử của châu Phi là gánh nặng cho câu hỏi này. Những cuộc xung đột và các thách thức của châu lục xuất phát từ thời kỳ thuộc địa, trong chiến tranh mở rộng biên giới giữa các sắc tộc, bộ lạc và tôn giáo. Việc quản lý quốc gia kém cỏi, các lý thuyết kinh tế còn nhiều khiếm khuyết trong thời kỳ hậu thuộc địa vẫn kéo dài, tiếp tay cho tham nhũng. Các lãnh tụ của quân nổi dậy, hầu hết đều giống nhau về một điểm, giỏi trong chiến đấu, nhưng yếu kém trong việc quản lý nhà nước. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã tạo ra hai ý thức hệ ở châu Phi, thường xảy ra xung đột giữa lực lượng được phương Tây hậu thuẫn với lực lượng do phe Liên Xô ủng hộ.Thách thức của châu lục vẫn nóng bỏng thật sự, nhưng mặt khác châu Phi đang trỗi dậy ở thế lỷ XXI. Khu vực Hạ Sahara Phi châu (Nam sa mạc Sahara - ND) có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2000 thương mại giữa châu Phi với các nước trên thế giới tăng gấp ba lần. Các công ty tư nhân nước ngoài đua nhau vào đầu tư, viện trợ tăng và sẽ tiếp tục tăng lên. Tính từ năm 2000 đến năm 2010, xuất khẩu của châu Phi sang Hoa Kỳ tăng gấp bốn, từ 1 tỷ lên đến 4 tỷ đô la, bao gồm hàng may mặc, thủ công của Tanzania, hoa quả tươi từ Kenya, khoai mỡ của Ghana và da thuộc cao cấp từ Ethiopia. So với cùng thời kỳ, tỷ lệ tử vong của trẻ em giảm trong khi tỷ lệ học sinh tiểu học tăng cao. Nhiều gia đình đã có nước sạch sử dụng, số người chết do xung đột bạo lực giảm. Tổng số người sử dụng điện thoại di động ở châu Phi nhiều hơn so với Hoa Kỳ hay châu Âu. Các chuyên viên kinh tế kỳ vọng người tiêu dùng ở khu Hạ sa mạc Sahara sẽ chi tiêu tăng từ 600 triệu năm 2010 lên 1 tỷ đô la vào năm 2020. Điều này nói lên sự thay đổi về mọi mặt trong tương lai và nhiều nơi tương lai ấy đang đến gần.Tổng thống Obama và tôi hiểu, giúp châu Phi chấm dứt sự xung đột điều mà người Mỹ trong nước không mấy quan tâm, nhưng nó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Hoa Kỳ. Vì thế ngay trong nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Obama công du tiểu vùng Hạ sa mạc Sahara, sớm hơn thường lệ so với người tiền nhiệm, đó là chuyến viếng thăm Ghana vào tháng 7-2009. Trong bài phát biểu tại Quốc hội ở Accra, ông đưa ra cách nhìn mới về sự ủng hộ của Mỹ đối với nền dân chủ, mở rộng thương mại ở châu Phi, Tổng thống có câu rất đáng ghi nhớ: “Châu Phi không cần những người hùng mà cần thể chế vững mạnh”. Ông thừa nhận trong lịch sử, nhiều nước Tây phương coi châu Phi là nguồn tài nguyên cần khai thác, cần được bảo trợ coi đó là công việc từ thiện. Tổng thống nêu thách thức giữa châu Phi và Tây phương là vấn đề bình đẳng, châu Phi cần đối tác chứ không cần người bảo trợ.Tuy nhiên, hầu hết người lao động trong các quốc gia châu Phi chỉ kiếm được trên dưới một Mỹ kim/ngày, phòng bệnh và chữa bệnh kém gây nhiều người chết oan, trẻ em không được cắp sách tới trường mà được dạy cách bắn súng, phụ nữ và bé gái bị hãm hiếp trong chiến tranh, đồng tiền trở thành chúa tể, tham nhũng hoành hành. Sự cam kết của chính quyền Obama tại châu Phi dựa trên bốn mục tiêu: Thúc đẩy cơ hội và phát triển; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư; Thúc đẩy hòa bình và an ninh; Tăng cường thể chế dân chủ. Cách tiếp cận của chúng ta hoàn toàn tương phản với các quốc gia khác ở lục địa châu Phi. Các công ty Trung Quốc, đa số là doanh nghiệp nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu to lớn cho lợi ích của họ, vì thế họ tìm kiếm khai thác hầm mỏ, rừng nguyên sinh của châu Phi là chính. Từ năm 2005 họ đầu tư trực tiếp vào khắp lục địa châu Phi, tính đến năm 2009 con số này tăng gấp 30 l!!!15982_13.htm!!!
Đã xem 1926 lần.
http://eTruyen.com