Kỳ Kinh nói: - Nếu Trình lão đạo là người trong đường lối này, tất hắn nhận ra. Chúng ta lấy ở Hàm Hương Viên. Vậy chúng ta phải kiếm người ra mặt đối phó với hắn. Đồ Đại Kính nói: - Đó là chi tiết nhỏ mọn có thể giải quyết như trở bàn taỵ Chừng ta chỉ quan tâm ở chỗ lão đạo kia có đi vào chỗ say mê hay không? Nếu không thì chẳng làm gì được lão. Tối nay không có cách nào tới Hàm Hương Viên để lấy hoa được, đành chờ đến tối mai và ngày mốt là biết rõ. Lão lại thảo luận với Kỳ Kinh mấy câu nữa rồi bỏ đi. Suốt sáng hôm sau Kỳ Kinh không có động tĩnh gì. Đến chiếu đột nhiên hắn bảo A Liệt: - Ngươi đã thích thưởng ngoạn những nơi cổ tích danh thắng bây giờ chúng ta đi chơi một chuyến. A Liệt gật đầu. Chàng nghĩ thầm trong bụng: - Ra đi du ngoạn càng đem lại nhiều cơ hội bỏ trốn. Còn điều mình khó mà biết được có thể liên lạc kịp thời với Phùng cô nương không. Trước hết hai người đến chùa Từ Ấn. Chùa này có tháp Đại Nhạc. Những tiến sĩ đời nhà Đường đều đề tên vào nên nó thành một nơi trứ danh để điểm số. Những người đọc sách trong thiên hạ ai cũng muốn đến coi. A Liệt đã được theo học Phương lão phu tử mấy năm, dĩ nhiên chàng cũng nghe nói tới. Tháp Đại nhạc hình vuông có bảy từng là một tòa cổ tháp trang nghiêm. A Liệt tới nơi mải mê thưởng ngoạn, quên cả chuyện đào tẩu. Hôm nay đẹp trời, du khách rất nhiều, dĩ nhiên số đông là văn nhân. Kỳ Kinh vốn chẳng ưa gì thưởng ngoạn danh thắng cùng cổ tích, nhưng hắn nghe A Liệt nói thao thao bất tuyệt, nên cũng lắng tai nghe. Sau hắn thấy bọn văn sĩ tử hợp bạn kéo về phía Đông Nam liền hỏi: - Nẻo đó mình đã đi qua chả thấy có gì hay đẹp, không hiểu tại sao bọn người kia lại ra chiều thích thú đi về nẻo đường đó. A Liệt đáp: - Cách đây chừng hai dặm có ao Khúc Trì nổi danh, đời Đường những tân kha tiến sĩ đều tới đó xem sao. Khi tới nơi chỉ thấy đồn điền bát ngát, lúa mạch xanh om, chẳng có sông ngòi đầm ao chi hết. Kỳ Kinh ngắm nghía một lúc rồi chau mày hỏi: - Có phải chỗ này không? A Liệt đáp: - Đúng rồí tiểu điệt còn nhớ trong sách có nói vua Đường Huyền Tôn mở rộng ao này chu vi tới bảy dặm và trồng toàn hoa lạ, lại dựng rất nhiều lâu đài. Kỳ Kinh nói: - Nhưng bây giờ. A Liệt lắc đầu ngắt lời: - Đại thúc không nên nói tới nữa. Bọn văn nhân sĩ tử đều tỏ vẻ trầm ngâm ra chiều luyến tiếc phong cảnh ngày xưa mà cảm khái cho cuộc tang thương biến ảo. Người nào cũng lắc đầu lắc cổ đi tới chỗ nền lát đá vuông, chắc là di tích còn sót lại của lâu đài ngày trước. Họ bảo tiểu đồng lấy rượu thịt ra ngồi ăn uống và bày giấy bút ý chừng để vịnh thơ hoài cổ. A Liệt dừng bước nhìn đám sĩ tử. Kỳ Kinh khẽ bảo A Liệt: - Ngươi hãy ở đây trà trộn với họ một lúc. Ta phải đi có việc một lát sẽ trở lại. Ngươi cần nhớ kỹ đừng có rời xa, lỡ gặp hung thủ thì nguy đấy. A Liệt biết là hắn đã nhận được tin gì của đồng môn phải đi gặp họ. Chàng liền vâng lời cất bước tiến vào đám thư sinh nhỏ tuổi. Chàng áo quần sạch sẽ mà lại nhỏ tuổi nên không ai để ý. Kỳ Kinh lật đật chạy đi. Chỉ trong chớp mắt thân hình hắn bị bóng cây che khuất. Giữa lúc ấy bỗng thấy một chàng sĩ tử thanh niên dẫn một tên thư đồng trắng trẻo xinh xắn từ phía đường lớn chạy tới. A Liệt nhìn rõ diện mạo thanh niên này thì trống ngực đánh thình thịch. Chàng vừa kinh ngạc vừa mừng thầm: Nguyên chàng sĩ tử này chính là Phùng Thúy Lam. Hiển nhiên nàng đã nhìn thấy A Liệt mà vẫn lờ đi như không biết. A Liệt cũng tinh quái, không để ý nhìn nàng. Phùng Thúy Lam mặt hướng về trái núi khẽ hỏi: - A Liệt! Ngươi không có việc gì ư? A Liệt cũng nhìn ra chỗ khác đáp: - Tại hạ chẳng còn chuyện gì cả. "Ông bạn" có biết Hàm Hương Viên ở chỗ nào không? Phùng Thúy Lam ngạc nhiên đáp: - Ở bên cạnh nhà chúng ta chỉ các có một bức tường. A Liệt nói: - Bọn họ muốn lấy cắp thứ mẫu đơn quý giá nhất tại Hàm Hương Viên để đánh bẫy Trình chân nhân ở phái Võ Đương. Chúng bảo Trình chân nhân rất thích mẫu đơn. Phùng Thúy Lam khẽ nói: - Biết rồi! Từ nay trở đi ngươi ăn cơm tối rồi, nếu trong quán có cửa sau mà ngươi gặp cơ hội thì cứ lén ra. Ta đón ngươi ở đó. Nàng dặn xong liền dẫn tên thư đồng từ từ bước đi. Dù là người đứng gần cũng không tài nào phát giác ra hai người đứng quay lưng vào nhau đã trao đổi tin tức cho nhau. Giữa lúc ấy Kỳ Kinh trở về, hắn nói: - Chúng ta về thành ăn cơm đi! Ở đây không ai bán thực vật cả. Hắn nói câu này tỏ ra khinh bỉ bọn người đi coi thắng cảnh toàn là đồ ngốc. Lên đường lớn rồi Kỳ Kinh hỏi A Liệt: - Trên đường lớn này còn nhiều danh thắng hơn chỗ đó, ngươi có biết không? Dĩ nhiên câu này hắn muốn nói đùa, nhưng A Liệt thản nhiên đáp: - Trong bài sử tứ của Lý Thái Bạch có nói đến cảnh thu trên Lạc Du Nguyên, từng ca tụng những cổ đạo ở thành Hàm Dương. Nơi đây chính là Lạc Du Nguyên mà con đường này chính là cổ đạo ở Hàm Dương. Nơi đây đã có từ đời Tần Hán, dĩ nhiên còn cổ kính hơn Khúc Giang Trì. Kỳ Kinh thấy chàng diễn giải theo sách thì ngạc nhiên nói: - Ngươi mới 13 tuổi mà đã biết nhiều hiểu rộng. Đáng là thần đồng. A Liệt nghĩ bụng: - Ta đã 15 tuổi rồi chứ đâu phải 13. Tuy chàng nghĩ vậy nhưng không nói ra. Hai người về thành ăn uống xong lại về quán trọ nghỉ ngơi. A Liệt biết Kỳ Kinh còn chờ tin tức của bọn Đồ Đại Kính, chàng cũng không xin đi đâu. Đến tối, Kỳ Kinh theo một người đi ra ngoài một lúc lại trở về dẫn A Liệt đi ăn cơm. Lần này hai người đến đường lớn ở phía Đông vào ăn ở một tiệm bán thịt dê. A Liệt đã ăn qua hai lần. Lần này chàng vẫn ăn nhiều, bụng chướng lên phải đưa tay xoa không ngớt. Kỳ Kinh bật cười nói: - Thịt dê không ăn nhiều để nó chướng bụng lên thì khó chịu lắm. A Liệt nói: - Trời ơi! Bụng tiểu điệt phình ra muốn chết luôn. Chàng muốn mượn cơ hội này để đi rửa tay, nhưng quán bán thịt dê cửa sau trông rất rõ không che mắt Kỳ Kinh được, nên chàng đành bỏ ý nghĩ đó. Chiều hôm sau Kỳ Kinh đưa A Liệt đến rừng Du Bài. Nơi đây sĩ tử càng nhiều hơn. A Liệt chỉ quanh quẩn ở chỗ người ta bán bìa và bán thiệp. Chàng vừa coi vừa để ý nghe người giảng lấy làm thích thú vô cùng. Giữa lúc ấy một văn sĩ đứng tuổi cầm lấy một nắm thiếp coi rồi lắc đầu nói: - Không phải! Tại hạ muốn mua tấm thiếp có bốn chữ "Không vương khả thác". Chủ tiệm đáp: - Có... có... Rồi y lấy một tấm đưa cho văn sĩ nói: - Lão gia quả là tay sành sỏi nhưng tấm này giá tiền hơi đắt. Văn sĩ trung niên đón lấy coi, hỏi giá rồi trả tiền ngaỵ Bỗng hắn đưa mắt nhìn A Liệt. A Liệt ngấm ngầm kinh hãi la thầm: - Nguy rồí! Nguyên mục quan văn sĩ này rất sắc bén. Gần đây A Liệt đã nhìn quen những tay cao thủ võ lâm nên vừa coi người này đã biết ngay là một tay nội công rất tinh thâm, chứ không phải người đọc sách. Chàng vừa lảng ra chỗ khác thì văn sĩ cất tiếng hỏi: - Tiểu bằng hữu! Có phải ngươi là Tra Tư Liệt không? A Liệt không nhận không được. Chàng đưa mắt nhìn thì không thấy Kỳ Kinh ở trong quán nữa. Trông ngực đánh thình thình, chàng tự hỏi: - Phải chăng người này là hung thủ đã sát hại mẫu thân tả Bây giờ chắc hắn lại muốn giết ta. Văn sĩ trung niên nói: - Ngươi hãy theo ta! Rồi hắn cất bước tiến đến chỗ có hai giá lớn bày đầy những tấm thiếp. Thanh âm người này có một lực lượng khiến cho A Liệt phải đi theo liền. Văn sĩ trung niên nói: - Ngươi cứ tự tiện vừa lấy thiếp coi vừa nói chuyện. Có thế thì lúc Kỳ Kinh trở lại mới không phát giác ra được chúng ta đã trò chuyện với nhau. A Liệt nghe văn sĩ nói vậy, chàng trấn tĩnh lại, vừa cầm thiếp coi vừa hỏi: - Các hạ là ai? Sao lại biết tên tiểu tử? Văn sĩ trung niên đáp: - Ta họ Hà tên gọi Huyền Thức. Chắc ngươi chưa từng nghe thấy ai nói tới. A Liệt ngạc nhiên nhìn văn sĩ hỏi: - Phải chăng các hạ là Thạch Hỏa kiếm khách trong Phong Hỏa Song Kiếm ở phái Võ Đương? Tiểu tử đã nghe bọn họ nói tới. Hà Huyền Thức ra chiều an ủi gật đầu nói: - Chính là tại hạ. Phùng cô nương đã nói chuyện của chú với tạ Vì thế mà ta tìm cách nói chuyện với chú. Lúc này chắc Kỳ Kinh ra ngoài lấy tin tức. Hôm nay có người đã ước hẹn với tệ sư huynh là Trình Huyền Đạo đi coi mẫu đơn. Bọn ta đã được tin rồi, nên tệ sư huynh sẽ dùng kế phá kế của họ. Đột nhiên văn sĩ hạ thấp giọng xuống hỏi: - Chú có biết bọn họ cất giấu mẫu đơn ở đâu không? A Liệt muốn nói cho văn sĩ hay mà không hiểu tại sao miệng chàng không thốt ra lời, chỉ lắc đầu quầy quậy. Hà Huyền Thức trầm ngâm một lúc rồi nói: - Thế này thì thật là kỳ!... Không hiểu sao. A Liệt lại cất tiếng hỏi: - Phải chăng các hạ muốn nói thứ bí bảo ở phủ Lang Nha? Hà Huyền Thức vội đáp: - Đúng rồi! Chú có biết họ để đâu không? A Liệt nói: - Các hạ cứ hỏi Phùng cô nương sẽ biết. Hà Huyền Thức ngó A Liệt rồi hỏi: - Y đã mất bảo vật này rồi, chú không biết hay sao? A Liệt nói: - Mấy bữa trước tiểu tử còn thấy ở trong nhà cộ Bây giờ mất thật rồi ư? Hà Huyền Thức nói: - Theo chỗ ta biết thì báu vật đó đã bị bọn Kỳ Kinh đoạt mất rồi. A Liệt hỏi: - Vậy để tiểu tử ngấm ngầm tìm kiếm. Nếu thấy sẽ trả lại cho Phùng cô nương. Vì cái đó là của nhà cô, phải vậy không? Hà Huyền Thức đáp: - Nếu chú mà kiếm được thì giao cho ta cũng thế. Phùng cô nương có lấy vật này cũng bằng vô dụng. Ta mà được báu vật này thì chú muốn điều chi ta cũng ưng ngay. A Liệt xúc động hỏi: - Tiểu tử muốn học võ nghệ được chăng? Hà Huyền Thức sững sờ một chút rồi đáp: - Được rồi! !!!1916_16.htm!!!
Đã xem 1925332 lần.
http://eTruyen.com