Mặt trời vừa ở ngọn cây nhòm xuống, như muốn cười với nhân gian. Trên đường thỉnh thoảng đã có từng lũ học trò, lẻ tẻ kéo về. Lúc ấy, bọn Vân Hạc mới tới trước cửa trường thi. Vì không ai ngờ Đốc Cung có thể bị "ra bảng con" cho nên cả bọn xăm xăm tới dưới bảng lớn. Kỳ này chỉ có một bảng "yết tên" treo ở cạnh cửa giáp. Tuy là kỳ cuối cùng, nhưng số học trò "được vào" cũng còn đến hơn trăm người. Thoạt coi đầu bảng, thấy tên Đoàn Bằng, ai nầy đều vỗ tay reo. Cách vài dòng nữa, đến tên Vân Hạc. Rồi cuối bảng, thì tên Tiêm Hồng. Riêng tên Đốc Cung, tìm đi hâm lại mấy lần không thấy. Bấy giờ Đốc Cung mới càng chột dạ. Cả bọn đều tỏ ra vẻ ái ngại. Đốc Cung nói bằng giọng liều: - Có lẽ họ cho mình ra bảng con thật chắc! Đoàn Bằng nhất định không tin: - Chẳng có lý nào như thế. Vân Hạc cố trêu Đốc Cung: - Lý nào cái đó? Hễ viết vô ý một tí, thì được nêu tên bảng con, chứ có khó gì? Rồi đó, chẳng ai bảo ai, cả bọn đều đi đến cạnh bảng con. Cái bảng mới xấu làm sao! Nó là một mảnh cót cũ, quét vôi nhơm nhếch như một tấm mái nhà mồ, bề ngang chừng hơn ba gang, bề dọc độ gần ba thước. Người ta treo nó trong cái nhà bảng lụp xụp, mặt bảng chỉ độ ngang với mặt người. Nhác trông trên bảng, Vân Hạc liền kêu giật giọng. - Thôi chết! Có tên anh Cung thật rồi. Mọi người ngơ ngác nhìn theo. Trong bảng có chừng mười mấy tên người. Người thì phạm húy, người thì "khiếm đài", người thì viết không đủ quyển... mỗi người môi tội khác nhau. Tên của Đốc Cung liệt ở giữa bảng, dưới có bốn chữ "cổ văn khiếm tỵ" viết nhỏ theo lối chú cước, đối với bốn chữ "Hà Nội, Trúc Lâm". Tất cả bốn người sắc mặt đều thấy tái mét. Vân Hạc sẽ hỏi Đốc Cung: - Chắc là trong quyển của anh có chỗ dùng phải những chữ trùng với tên lăng, tên điện của nhà vua mà anh không biết. Đoàn Bằng trả lời: - Không có! Sáng nay tôi đã xem đi xem lại bản giáp của bác ấy rồi. Chẳng có chỗ nào khiếm tỵ. Vân Hạc vẫn ngó Đốc Cung: - Nhưng mà bản giáp của anh có đúng như trong quyển thi hay không? Đốc Cung đáp bằng giọng cả quyết: - Đúng lắm. Đúng từ những chỗ "đồ di câu cải" trở đi. Có đều trong quyển viết chữ chân phương, bản giáp thì hơi đá thảo một chút. Tiên Hồng nói xen: - Nếu vậy, thì bác phải làm ngay giấy khiếu oan, đưa vào trong trường, để xin quan trường xét lại. Đốc Cung ra vẻ tự phụ: - Khiếu làm cái gì? Hỏng khoa này lại thi khoa sau, chẳng tội gì mà cày cục? Đoàn Bằng gạt đi: - Bác nói tuy vẫn có lý, nhưng học trò đi thi mà phải nêu ra bảng con, cũng là một sự mang tiếng, có khi còn để lụy cho các quan huấn giáo hạt mình nữa chứ! Bởi vậy tôi tưởng bác nên khiếu oan, để rửa cái tai tiếng kia. - Khiếu oan là phải. Nhưng cũng hãy nên coi lại bản giáp lần nữa cho thật cẩn thận xem rằng có đích là mình bị oan hay không. Tiêm Hồng khen phải. Lập tức cả bọn kéo về nhà trọ. Bấy giờ ở các đường phố, học trò đã đương nhao nháo kháo nhau về chuyện Đốc Cung phải ra bảng con. Mỗi khi gặp người quen biết hỏi thăm, Đốc Cung tưởng mỗi nhời nói của họ là một mũi giáo đâm vào ruột mình. Nhưng chàng cũng chỉ đáp lại bằng một nụ cười, vì không biết trả lời thế nào cho phải. Tới nhà, Đoàn Bằng giục luôn Đốc Cung lấy ngay bản giáp của chàng đưa cho mình coi. Cả bọn xúm lại trên mảnh giấy, giở suốt từ đầu đến cuối, chẳng thấy "khiếm tỵ" chỗ nào. Sau cùng đến lượt Vân Hạc. Coi một lần trước cũng không thấy gì, nhưng còn hồ nghi, chàng lại coi thêm lần nữa. Khi giở đến tờ thứ tư, Vân Hạc chỉ tay vào một dòng chữ và nói bằng một giọng kình ngạc: - Còn oan gì nữa, chẳng "khiếm tỵ" thì cái gì đây? Mọi người đều nhìn theo chỗ Vân Hạc đã chỉ, thì thấy có mấy chữ rằng: "Tam bách niên xã tắc chi trường, ninh phi lại ư thử tai". Lúc ấy ai nấy thất sắc, Đốc Cung vỗ tay xuống phản và nói hai tiếng vắn cộc: - Con chó! Rồi chàng lại thuần vẻ mặt và cười: - Bốn người tìm mãi từ sáng đến giờ mới thấy, thế mà trong lúc chấm văn nhanh như ăn cướp, quan trường cũng bới ra được, thật là thánh quá. Hỏng thì hỏng, tôi cũng bái phục cái tài xoi mói của các ngài ấy. Thêm Hồng ngắt lời: - Không phải là các quan trường có ý bới móc. Bởi tại mệnh lệnh nhà vua giao cho như vậy, nếu không làm hết chức vụ, tất nhiên tội sẽ đến thân. Ngày xưa, biết bao nhiêu ông khảo quan chỉ vì chấm văn sơ xuất mà bị phạt bổng, giáng cấp, có ông còn bì cách chức nữa kia! Đoàn Bằng an ủi Đốc Cung: - Thôi, bác cũng đừng phàn nàn. Chúng ta còn đương niên thiếu lực cường, tiền trình còn dài, chẳng đỗ khoa này thì đỗ khoa khác. Miễn là bác đừng ngã lòng. Đốc Cung vẫn ngông: - Tôi chẳng ngã lòng chút nào. Lương Hiệu nhà Tống tám mươi hai tuổi còn thi và còn đỗ được trạng nguyên, nay tối mới hai mốt tuổi, chưa đỗ cũng chưa là muộn. Chỉ hiềm bản triều không lấy trạng nguyên mà thôi. Vân Hạc cố ý trêu ghẹo: - Tôi cu Trời khấn Phật cho anh hỏng khoa này nữa, để xem anh sẽ nói với chị ấy ra sao. Tường Loan chỉ vào Đoàn Bằng. Tiêm Hồng và hỏi Đức Chinh: - Thưa ngài. còn hai ông này ra sao, ngài có biết tin gì không? Đức Chinh lắc đầu: - Tôi không được rõ vì không thấy thày tôi nói chuyện. Nhưng chắc các ngài đỗ cả. Mỗi người nói phiếm thêm mấy câu nữa, ấm chè vừa tàn. Đức Chinh cáo từ ra về. Bây giờ ánh nắng đã xuyên qua lỗ cửa sổ, chếnh chếch xuống nền nhà. Hạt bụi xanh đỏ rối ni giờn nhau trong những luồng sáng thẳng vuông như chiếc tay thước Trong nhà đầy vẻ ấm áp của tiết tiểu xuân. Hải Âu cao hứng bảo với Đốc Cung: - Hôm nay chúng mình phải đi ngoạn cảnh cái chứ. Bó gối ngồi nhà để ngong ngóng đợi ngày xướng danh hộ các ông ấy là cái nghĩa gì? Đốc Cung chưa kịp trả lời. Hải Âu lại tiếp: - Đã mười năm nay tôi khỏng đặt gót đến đất Hà Nội. Không biết bây giờ cuộc dâu bể của các cảnh vật xứ này đã đi đến chỗ nào rồi... Đốc Cung vừa cười vừa đáp: - Thú thật với bác, tôi ở nhà luôn mấy hôm nay đã thấy tù cẳng lắm rồi. Bác tính còn gì khổ bằng cái thằng thi hỏng lại phải ở lại để đợi anh em xem bảng? Hải Âu cũng cười và hỏi: - Nhưng mà bác định đi chơi đâu giờ? Tường Loan cướp lại: - Tôi thấy các cụ vẫn nói phong cảnh hồ Tây đẹp lắm mà chưa được đến nơi. Hay là các ông lên chơi trên ấy cho tôi đi với? Đoàn Bằng tán vào: - Phải đấy, hôm nay trời ấm, có lẽ lên chơi hồ Tây cũng thú. Rồi đó ai nấy đội khăn mặc áo, kéo thẳng lên nẻo cửa Bắc và rẽ sang đường Cổ Ngựa. Lúc ấy cây cối đã đương đổi lộc, quanh hồ như vẽ một cảnh tiêu sơ. Trên lớp cỏ héo ven đường, những chiếc lá đa vàng úa tơi bời rơi rụng. Trong khu giữa hồ, một đám sen tàn, xờ xạc lượt theo gợn sóng. Ngoài nẻo xa xa, mấy bông lau sậy trắng xóa, thi nhau đùa trước ngọn gió hiu hiu.Ngắm các cảnh vật trước mắt, Hải Âu tự thấy vô hạn bồi hồi. Sau khi thăm quán Trấn Vũ, cả bọn đủng đỉnh sang chùa Trấn Quốc. Bây giờ mặt trời đã cao, bầu trời rất sáng sủa, bằng mây thăm thẳm lồng xuống đáy nước, làm cho cảnh hồ càng thêm mông mênh. Hải Âu thơ thẩn đi lại trước nhà chùa hồi lâu, thình lình thày chạy đến chỗ Đốc Cung, Vân Hạc, vừa cười vừa nói: - Tôi định làm một bài hoài cổ, nhưng mới nghĩ được bốn câu thì hết mất tứ, bác Cung và các chú tiếp hộ. Đốc Cung liền bảo: - Bốn câu của bác ra sao? Hải âu đọc: "Cáo trắng trâu vàng chuyện có không? "Đêm trăng bao độ rước thuyền rồng? "Nào khu yếm xống hàng quan thị? "Đâu chỗ ca, chèo bóng gái cung?... Đốc Cung tỏ vẻ bông đùa: - Hay thì hay thật. Nhưng câu thứ ba chua lắm. Tường Loan ngơ ngẩn: - Thế là Trấn Quốc tự hoài cổ, hay là Tây hồ hoài cổ? Hải Âu đáp: - Tây hồ hoài cổ đấy chứ. Nếu Trấn Quốc tự hoài cổ thì sao cho đắt? Tường Loan càng ngạc nhiên: - Vậy thì mấy chữ "yếm xống", "ca chèo" là ý thế nào? Hải âu cắt nghĩa: - Đó là tôi muốn nói về chuyện chúa Trịnh. Trong lúc họ Trịnh còn thịnh. hồ Tây vẫn còn là một nơi thắng thưởng, giống như vườn Phù dung của Đường Minh Hoàng, chùa Trấn Quốc này, đã bị lập thành hành cung, mỗi tháng nhà chúa ra chơi chừng vài ba lần. Cung nữ trong phủ, ngày thường đã phải may sẵn hàng nghìn đèn lồng toàn bằng gấm vóc là lượt, thêu thùa rất khéo, khi nào chúa sắp ra. lính tráng phải lĩnh những đèn lồng ấy đem treo khắp các ngọn cây, rồi các quan thị từ hạng tam phẩm trở lên, đều phải dọn quán bán hàng ở khắp bờ hồ. Trong quán có đủ các thức phấn, sáp, quà, bánh, đồ ta, đồ tàu... Rồi chính những vị "ông cả không xâư' đó lại phải mang yếm, mặc xống, chít khăn mỏ quạ: giả làm con gái bán hàng và ngồi chầu chực trong quán một đêm. Nhà chúa ở phủ ra hồ, thường thường vào cuối canh hai. Ngài ngự một chiếc thuyền rồng rất lớn có nhiều thuyền của các quan thị tụng đi theo. Trong thuyền có đem rất nhiều cung nữ và đồ chè chén. Thuyền ra giữa hồ, nhà chúa bắt đầu uống rượu, cung nữ kẻ đàn người hát, tiếng hát tiếng đàn phải rất lả lơi. Người nào cần dùng món gì, cứ việc cho thuyền ghé vào gần bờ, rồi lên mua ở các quán của bọn quan thị. Trong lúc mua bán, hái bên tha hồ cười đùa chớt nhả. hát vè hát ví y như trai gái nhà quê. Câu thứ tư, chỉ về chuyện đó. - Vậy còn mấy chữ "cáo trắng" "trâu vàng"? - Đấy là tôi theo điển tích của sách Trích quái và sách Địa cảo. Trích quái chép rằng: ở đời thượng cổ, hồ Tây còn là một trái núi nhỏ. Trên núi có con cáo trắng chín đuôi thường hay hóa ra yêu quái làm hại dân cư. Ông thần Long đô đem việc ấy tâu với Thượng đế, Thượng đế cả giận, liền sai Long vương giết con yêu đó. Long vương vâng lệnh, đem các thủy tộc ngược dòng sông Nhị tiến lên nã bắt. Trái núi đó tức thì sụt xuống thành ra cái hồ. Còn sách Đìa Cảo thì nói: trong núi Lạn Kha có con trâu vàng. Khi nghe tiếng chuông ở quán Trấn Vũ, con trâu ấy tưởng là tiếng mẹ, vội vàng lồng ra, rồi ẩn vào trong hồ này. Ấy là những chuyện hoang đường như thế, mà từ xưa đến nay, ai ai cũng tin thì có lạ không? Rồi Hải Âu quay hỏi bọn Đốc Cung: - Bác và các chú đã nghĩ được câu gì chưa? Đốc Cung đáp: - Tôi mới nghĩ được hai câu như vầy: "Xờ xạc đầu vời sen rạc lá, "Phất phơ cuối bãi, sậy phơi bông. Hải Âu khen được và bảo Vân Hạc: - Chú thử tiếp nốt xem sao. Vân Hạc cũng hỏi: - Lại còn một bọn ở hàng Ngang nữa. Hai anh có gặp họ không? Tiêm Hồng đáp: - Không. Chúng tôi không thấy họ đâu. Nhưng mà thiếu gì! Trong kỳ đệ tam, số hỏng có đến hơn hai trăm người. Những ông ấy bây giờ còn đương phát điên phát cuồng. Hê họ tụ bạ ở đâu, thì sẽ nói bậy ở đấy. Vân Hạc tỏ vẻ nghi ngờ: - Có lẽ bọn ở hàng Ngang không phải vì chuyện thi hỏng. Em nghe thấy họ luôn luôn nhắc đến sĩ khí, hình như có người bị ai làm nhục. Đoàn Bằng có ý ngạc nhiên: - Lạ nhỉ! Không rõ là việc gì thế? Ông chủ nhà trọ ở đâu vừa về. Với một dáng điệu tất tả ông ấy vào thẳng trong nhà vừa thở hì hò vừa nói: - Các quan về sớm quá nhỉ? Đáng lẽ chiều nay tôi cũng lên đón các ngài, sau vì có người rủ đi xem việc lôi thôi ở phố Hàng Giấy, nên lại không lên, các ngài miễn cho! Rồi ông ấy thêm: - Đáo để! Các ông học trò hăng quá. Không khéo nhà bá hộ K. sẽ bì tan tành. Vân Hạc nghe nói, đồ là việc đó cũng có liên can đến bọn học trò hàng Đào, chàng liền hỏi tắt: - Câu chuyện đầu đuôi ra sao, cũng hãy kể cho chúng tôi nghe. Ông chủ nhà trọ quay ra phía sân để gọi thằng nhỏ châm lửa thắp đèn và giục người nhà làm cơm mau mau. Rồi ngồi vào chiếc phản cạnh, ông ta ra giọng đắc ý: - Có gì đâu? Chỉ tại một câu nói chua. Số là nhà bá hộ K..., các ngài chắc cũng đã biết, vốn là một nhà đại phú. Bởi khi buôn bán cũng có đồng chịu đồng trả, hoặc có giật bọc vay mượn của ông ta, cho nên ở phố hàng Giấy cũng nhiều người nể. Ông ấy có người con gái, hình như tên là cô Kim, năm nay độ hai mươi tuổi, người cũng khá đẹp, còn đương kén chồng, cả ngày vẫn ngồi ngoài cửa bán hàng. Con cái nhà giàu ở đất kẻ chợ, phần nhiều quen thói khỏng khảnh, huống chi cô nay đẻ ra đã sẵn có tính chua ngoa, thì còn coi ai ra gì? Thôi thì kẻ ăn người ở trong nhà, cho đến những khách ra vào mua bán, hễ ai mà nói thất ý nửa nhời, ấy là cô ta ngoan ngoắt nguyền rủa, có khi chửi trùm chửi lợp người ta nữa chứ. Vì vậy cả phố ai cũng phải sợ. Tình cờ đến trưa hôm nay... Tới đó ông ta ngừng lại để sai người nhà pha nước. Vân Hạc cũng như nóng nghe, liền gặng: - Đến trưa hôm nay làm sao? Ông chủ nhà trọ hút tàn điếu thuốc rồi đáp: - Đến trưa hôm nay, có ông học trò vào hàng hỏi mua giấy bút - Cứ nhiều người nói lại là ông đó hãy còn trẻ tuổi - chưa rõ quê quán ở đâu, cũng là số người hỏng kỳ đệ tam và còn ở đây chờ bảng tù tài - Trong khi mặc cả, ông này có nói bông đùa sao đó. Cái đó kể ra cũng là sự thường. Vì "hoa thơm ai chẳng muốn vin". có phải thế không, thưa các ngài? Anh em Vân Hạc chỉ cười không đáp, ông ta lại tiếp: - Nhưng mà cô Kim là hạng chỏng lỏn có tiếng, đâu lại nghĩ nhũn như vậy? Khi thấy ông kia có ý trêu cợt cô này liền nổi tam bành, rủa luôn một thôi một thốc. Ông kia trước còn cố nhịn, sau thấy cô Kim làm già, ông ta phát cáu cũng phải mắng lại một cách rất phũ. Thế rồi hai bên thành ra xô xát. Người nhà cô này nhao nhao chạy ra, níu lấy ông đó, xé tan mất cái khăn lượt và cái áo the. Ông này vừa thẹn vừa tức, nhưng vì chỉ có một mình, không thể sao được. Lập tức ông ta chạy luôn về nhà trọ, thuật lại đầu đuôi với bạn cùng trọ và xin anh em rửa nhục cho mình. Trong nhà trọ tất cả mấy bọn, cũng có đến hơn mười người, nghe ông này nói ai nấy đều tỏ ra vẻ bất bình. Cả bọn liền kéo nhau đến trước cửa nhà bá hộ K. bắt đền khăn áo cho bạn. Giả sừ bá hộ K. xin lỗi một câu, có lẽ người ta cũng thôi. Song nào có thế! ông ấy lại giở lý sự và nói những câu cực kỳ vô lễ. Thế mới ngu chứ! Thằng nhỏ vừa bưng siêu nước đến cạnh, ông chủ nhà trọ đứng dậy lấy bộ khay chén đặt sang giữa ghế. Vân Hạc đón lấy ấm chén, vừa chuyên nước vừa để ý nghe. Tiêm Hồng hỏi: - Ông bá hộ K. nói những thế nào? - Trước hết ông ta vu vạ cho ông học trò kia đã vào cửa hàng ăn cắp. Rồi thì ông ta lên giọng kẻ cả, bảo học trò thi hỏng toàn là những quân mất dạy. Sau hết, ông ta còn hỏi "chúng bay học trò thằng nào" và nói "ông thách thằng thày chúng mày đến đây cũng không làm gì ông tốt..." Tiêm Hồng tỏ ý tức giận: - Như thế thì càn rỡ thật. Đánh cho chết đi cũng đáng! Vân Hạc bưng chén nước đưa ông chủ trọ và nói: - Ông hãy xơi nước cái đã. Ông chủ nhà trọ đón lấy chén nước đặt xuống đầu ghế. - Các ông học trò lúc ấy tức lắm, đã toan xông vào đánh cho ông bá hộ K. một trận. Nhưng mà ông ta chạy thụt vào trong nhà và gọi một lũ gia nhân vác gậy đổ ra. Những đứa gia nhân sức khỏe như voi, chúng đẩy bọn này ra mãi ngoài đường, có ông ngã sấp ngã ngửa, lóp ngóp mãi mới đứng lên được. Chén nước đầu phản đã nguội, ông chủ nhà trọ nói tiếp: - Thế rồi ông bá hộ K. sai lũ gia nhân đứng canh trước cửa và dặn hễ thấy đứa nào đến gần, cứ việc đánh cho mất mạng. Những ông học trò lúc này càng hăng, nhưng vì ít người không thể đối địch, các ông ấy bèn cắt một nửa ở đó để canh ông K, còn một nửa nữa, thì chạy tuốt về các phố nói cho bạn bè biết rõ tình đầu. Chỉ nửa giờ sau, học trò các nơi kéo đến tấp nập. Người nào người ấy, sắc mặt hằm hằm như ông Long thần. Ông bá hộ K. biết là thế nguy, liền sai người nhà đóng chặt cửa lại. Cả nhà trốn hết lên gác. Ngoài này học trò mỗi lúc mỗi đông, đứng chặt cả hai dãy phố. Lúc ấy tôi tưởng người ta sẽ cùng chửi bới nhà kia tàn tệ, cho hả cơn giận trong lòng. Té ra không, các ông ấy chỉ gọi ông bá hộ K. mở cửa để anh em hỏi câu chuyện lúc nãy đầu đuôi thế nào. Nhưng mà ông bá hộ K. nhất định không thưa. Tức quá mấy ông trong bọn giục nhau đi mượn rìu búa phá cửa mà vào. Giữa khi đó thấy có một đội lính tuần chừng hơn mười người, sầm sập tiến lại. Té ra trong lúc đóng cửa, ông bá hộ K. đã sai người nhà vượt qua tường hậu chạy vào trong thành cấp báo. Có lẽ đối với một đám học trò, lại toàn là hạng tam trường, các quan cũng có lòng nể. Vì vậy, quan tổng đốc chỉ phái một bọn lính tuần ra đó đề phòng những sự hành hung, chứ không đàn áp. Nhưng khi bị lính ngăn cản, khí tức của các học trò lại càng như lửa thêm dầu, người ta bàn nhau phải kéo đổ nhà ông bá hộ K. để rửa cái nhục cho sỹ lâm rồi sẽ cùng đến cửa quan chịu tội. Nhời bàn ấy đã được nhiều người khen phải. Và rồi học trò tới đó mỗi lúc mỗi đông, khi tôi về đến đầu Hàng Đường, còn thấy một bọn độ vài chục người đổ lên nẻo phố Hàng Gạo, chắc cũng đi dự cuộc đó... Tiềm Hồng ra bộ hả dạ: - Đáng kiếp! Những đứa trọc phú phần nhiều vẫn hay láo hỗn vô lý. Có thế, chúng nó mới chừa. Vân Hạc ra vẻ khảng khái: - Nếu quả như vậy, thì việc này có thể là một nghĩa cử. Em muốn chạy lên. xem sao. "Kiến nghĩa bất vi vô dũng giã"... Đoàn Bằng vội vàng gạt đi: - Chú nghĩ như vậy là lầm. Khi nào "danh chính ngôn thuận" mới gọi được là nghĩa cử. Đằng này, cứ theo như lời ông chủ nói đó, thì kỳ thủy nó chỉ là chuyện ve gái. Ở đời ve gái mà đến bị rủa, bị xé là sự đương nhiên, không nên bênh vực làm chi. Vì thân gái quý ở hai chữ đoan trinh, nếu bị trêu ghẹo, người ta có quyền kháng cự, không ai được trách chỗ đó. Thế mà trong lúc cái ông ve gái bì nhục về nhà cầu cứu, những người cùng trọ không lấy lẽ phải mà khuyên anh em, lại còn kéo nhau đến nhà người ta để hòng gây chuyện. Đó là tự các ông ấy đã bất chính rồi. Vân Hạc nói xen: - Đã đành như thế, nhưng mà lão bá hộ K. cũng hỗn láo quá! - Phải rồi. Lão đó cũng hỗn láo quá thật đấy! Song vì những ông học trò có chỗ vô lý, thì hắn mới hỗn láo chứ. Sao không trách mình lại cứ trách người là cái nghĩa gì? Vả chăng, lão đó nói càn mấy câu, anh em trừng trị như thế, cũng đã xứng đáng lắm rồi. Không nên làm cho to việc ra nữa. Các chú thử nghĩ mà xem, bênh một người bạn chim gái mà đến hàng trăm học trò kéo đi phá nhà người ta, có thể gọi là "danh chính ngôn thuận" được không? Làm vậy thiên hạ hậu thế sẽ bảo chúng mình là hạng người gì? Rồi thày kết luận: - Thôi! Chú có đi mà can anh em, thì hãy nên đi, nếu đi để vào đảng với các ông ấy thì tôi không bằng lòng chút nào. Ông chủ nhà trọ tán thêm: - Phải đấy! Các quan mới ở trường về, chắc còn mỏi mệt, không nên đi vội. Xin mời các ngài ở nhà xơi cơm, để tôi lại lên Hàng Giấy coi thừ công việc thế nào, rồi tôi nói để các ngài nghe, nên đi hay không, lúc đó sẽ quyết định. Mọi người đều cho là phải. Ông ta lại lật đật ra đi, sau khi đã xuống nhà dưới dặn bảo người nhà sắp sửa cơm nước. Chừng nửa canh một, anh em Vân Hạc ăn cơm đã xong ai nấy nóng lòng chờ đợi. Trăng non đã lặn, ngoài sân trời tối mù mù, bấy giờ ông ta mới đốt đuốc về. Nhanh nhảu đến chỗ bọn này đương ngồi, ông ấy vừa cười vừa nói: - Đại phúc cho nhà ông bá hộ K. Chuyện đã dẹp yên. Các ông học trò đã đâu về đấy cả rồi. Đoàn Bằng bảo ông ấy ngồi hẳn vào ghế rồi hỏi: - Yên là thế nào? Anh em học trò bị giải tán hay có người nào đứng ra thu xếp? - Có chứ. Quan đốc học phải đến khuôn xếp. Ngài thật khéo quá, cương có, nhu có, vì thế, các ông học trò mới phải vâng nhời. Vừa nói, ông ấy vừa ghé vào trước Đoàn Bằng và tiếp: - Tôi xin nói lại từ đầu để các ngài nghe. Lúc tôi lên đến Hàng Giấy đã thấy mấy cây đuốc lớn đương cháy đùng đùng, trong phố sáng như ban ngày. Hỏi đuốc lấy ở đâu ra, người ta nói rằng: đó là các ông học trò góp tiền mua nứa bó lại thành bó. Bấy giờ các ông học trò vẫn còn bàn tán hăng hái như trước, có điều ai nấy vẫn hai tay không. Tôi đương cố nghe xem các ông ấy bàn ra thế nào, thì ở đầu phố, có một người anh cầm chiếc đèn lồng soi cho hai người lính khác khiêng một cái võng rẽ đám học trò đi đến trước cửa nhà bá hộ K. Trên võng bước xuống một ông cụ già đầu đã bạc trắng. Bóng lửa lấp loáng, nhôm mãi mới biết là quan đốc học. Điều này là lúc sau này người ta mới kể với tôi - thì ra trong lúc các ông học trò hò nhau kéo đổ nhà há hộ K. một người lính tuần ở đó liền chạy về thành báo tin với quan tổng đốc. Lập tức quan tổng đốc cho người vào dinh bàn cách khu xử. Không biết hai ngài bàn định thế nào, mà quan tổng đốc phái quan đốc học thân hành đến đó. Các ông học trò lúc ấy mới đáng kính phục làm sao. Ai nấy đều đương cơn thịnh nộ, thế mà thấy quan đốc học, cả đám đều chắp tay vái chào, rồi cùng nín im phăng phắc như đám ba quân chờ nghe hiệu lệnh của ông đại tướng... Tiêm Hồng nói xen: - Cái đó là lẽ tất nhiên. Vì quan đốc học là người đứng đầu việc học trong một tỉnh, học trò tuy không học ngài, nhưng cũng phải coi như thầy. Vả chăng, cụ đốc học Hà Nội lài là một bậc danh vọng, ai mà không phải kính trọng? Vân Hạc hỏi gặng: - Thế rồi cụ đốc làm gì? - Ngài bảo các ông học trò đứng xếp hàng ở hai dãy phố để ngài giảng giải. Trước hết, ngài khen các ông đó đều có khí khái, biết bệnh thể diện của sỹ lâm. Rồi ngài hỏi ai là người đã bị con bá hộ K. lăng mạ và xé khăn áo. Một ông học trò liền chạy ra nhận. Ngài bảo ông đó đứng ra một bên, và ngài hỏi đến những người đã đến nhà bá hộ K. bắt đền quần áo cho bạn và bị ông ta nói hỗn. Chừng hơn mười người ra trước mặt ngài thưa là chúng con. Ngài lại bảo những ông này đứng sang một bên. Bấy giờ ngài mới chỉ vào cái ông học trò bị xé khăn áo và cất giọng nghihẳn tuyệt tình với nhà Lê, cho nên bao nhiêu khoa thi đầu đời Gia Long, cụ đều không dự. Mãi đến cuối đời Gia Long, hay là đầu đời Minh Mệnh gì đó, vì các anh em cố bầu, cụ mới ra thi. Đốc Cung uống một hớp nước dấp giọng: - Bấy giờ ở tỉnh Nghệ An, bè cánh của bọn cố Lê công tử cũng lớn và cũng nhiều người đi thi. Khi thấy khảo quan tiến trường, các ông ấy họp làm một đám đón đường xin cho Nguyễn Công Trứ được đỗ thủ khoa ấy. Nghe đâu quan chánh chủ khảo có đáp lại rằng: các ngài phụng mệnh triều đình ra đó, cốt vì nhà nước mà kén nhân tài. Nếu như tài Nguyễn Công Trứ đáng đỗ thủ khoa, tự nhiên các ngài cho đỗ thủ khoa. Thế rồi, ba kỳ thi xong, - phải lúc ấy chỉ thi ba kỳ - ba kỳ thi xong, quả nhiên văn của cụ Trứ hay lắm, quan trường cũng muốn lấy đỗ thủ khoa. Nhưng vì có chuyện học trò kêu xin, các ngài sợ rằng phong thanh về đến triều đình, mình sẽ bị ngờ là không công minh, liền phải làm sớ và đệ các quyển của cụ này về kinh, để tùy trong ấy quyết định. Không rõ bấy giờ, triều định bàn bạc ra sao, rồi thấy có chỉ đưa ra, nói rằng cho Nguyễn Công Trứ sẽ đỗ thủ khoa khoa sau, khoa ấy phải đánh hỏng tuột. Đốc Cung lại nắm tay Vân Hạc: - Không ngờ việc cụ thượng Trứ, nay lại xảy ra cho anh. Nhưng cũng không sao, triều đình đã hứa không bao giờ sai. Cụ Trứ về sau lại đỗ thủ khoa, thì anh khoa sau cũng đỗ thủ khoa. Sang năm đã lại có khoa thi rồi, chậm đỗ một năm cũng không muộn lắm. Vân Hạc tỏ vẻ cáu kỉnh: - Thế họa khoa sau tôi ốm không đì thi được, triều đình có cho đỗ không? Ông chủ nhà trọ vừa ở nhà dưới tiến lên, Đoàn Bằng nói bằng giọng cười gượng: - Cơm đã xong chưa? Ông cho bưng lên đi thôi! Hôm nay ông phải uống rượu với chúng tôi một bữa thật say, không được từ chối vì ngày mai chúng tôi sẽ cùng từ giã ông tất cả. Ông chủ nhà trọ ra bộ ngơ ngác, không hiểu bọn này nói thật hay nói đùa. Sau khi Đoàn Bằng đem chuyện đến chơi quan giáo Kinh Môn kể lại cho nghe, ông ấy vội can: - Các ngài không nên nóng nảy. Vì tôi vẫn nghe nói việc trường bao giờ cũng giữ rất kín, khó lòng có ai biết trước. Chắc đâu cụ giáo nói vậy là đúng? Đoàn Bằng cắt nghĩa: - Tôi chắc đúng lắm. Cụ giáo Kinh Môn có quen quan chánh chủ khảo - hai người đã từng gặp nhau trong một khoa hội năm xưa - vì với nhà tôi là chỗ chí thân, nên khi lên chào quan chánh chủ khảo để ra ngoài trường, cụ có hỏi ngài về chuyện đỗ hỏng của chúng tôi. Bây giờ việc trường đã xong, không cần phải giữ bí mật như trước, cho nên quan chánh chủ khảo đưa cả cuốn số giải ngạch và đạo chỉ của triều đình cho cụ ấy coi. Như vậy còn sai sao được? - Dầu vậy đi nữa, cũng còn hai ngài đậu được tú tài kia mà! Tôi tưởng các ngài hãy nên ở lại xem bảng cái đã. Việc gì mà phải hấp tấp? Đoàn Bằng lại càng buồn bã: - Tú tài đỗ lại và tú tài đội bảng thì cũng như hỏng, còn sung sướng gì mà đợi xem bảng hử ông? Thẳng nhỏ vừa bưng mâm rượu đặt vào chỗ phản mọi ngày. Cả nhà cùng ngồi xúm lại. Cuộc rượu bắt đầu bằng những tiếng cười gượng, nói gượng. Rượu đến nửa chừng, Tiêm Hồng vừa bưng chén rượu vừa khóc rưng rức. Đoàn Bằng vội ngăn: - "Có học, có thi, thì có đỗ", chẳng đỗ khoa này thì đô khoa khác, việc gì mà phải tủi thân? Vừa dứt hai tiếng "tủi thân", miệng thày tự nhiên mếu xệch, nước mắt ròng ròng rỏ xuống mặt chiếu. Vân Hạc thấy hai anh khóc, chàng bỗng nghĩ đến sự kỳ vọng của những người thân thích ruột rà và bụng bảo dạ: "Lúc mình bước chân ra đi, nào mẹ, nào vợ, nào cha mẹ vợ, nào chú bác họ hàng, người này giúp năm quan, người kia giúp ba quan, ai cũng mong cho mình đỗ. Cả đến cụ Năm, đã đương nằm kề miệng lỗ, nghe tin cháu vào phúc hạch cũng còn sai người đến đây hỏi xem ngày nào xướng danh để ra chơi mừng. Bây giờ mình hỏng, làm cho biết bao nhiêu người thất vọng! Hiện nay mẹ mình, chú mình và ông nhạc bà nhạc của mình đều đã vất vưởng như đèn trước gió, không biết các cụ có còn sống được đến ngày mình đỗ hay không?" Thế rồi chàng cứ nức nức nở nở, trong họng như bị nghẹn ngào, chén rượu bưng lên lại phải đặt xuống, không tài nào mà nhắp đi được. Đốc Cung từ khi bị hỏng vẫn cố nén dạ cười nói cho qua, bây giờ thấy Vân Hạc khóc, lửa phiền của chàng như sắp dập tắt lại bị khêu lên, chàng cũng thổn thức nói không ra tiếng. Tường xoan, Cương Phượng và người em họ mới ra, tuy không bị đau về sự thi cử, nhưng thấy các anh buồn bã, họ cũng cảm động không thể cầm được nước mắt. Ông chủ nhà trọ trước còn khuyên giải mọi người. Khi thấy mình càng khuyên, người ta lại càng khóc, ông ấy nghĩ ngợi ra sao không rõ tự nhiên cũng khóc ru rú. Quang cảnh tiệc rượu lúc ấy giống như quang cảnh đám ma của kẻ bạo tử, toàn những người khóc, người mếu. Sáu, bảy chén rượu la liệt bày ở quanh mâm, lâu lắm không ai buồn nhấc. Đốc Cung đương gục đầu trên gọi, bỗng ngừng phắt dậy và nói: - Thi đỗ cũng thế, chẳng đỗ cũng thế, việc đếch gì mà phải cảm khái cho khổ thân. "Sống là Nghiêu Thuần, chết thì xương khô, sống là Kiệt Trụ, chết thì xương khô. Dù có đỗ nữa, chẳng qua chỉ đeo cái tiếng ông cử độ vài chục năm rồi cũng hóa ra xương khô, chứ làm cóc gì. Rồi chàng bưng chén và giục: - Uống đi các anh. Mọi người lại cùng sốt sắng nâng chén lên miệng. Nhưng mà vị rượu lúc ấy hình như chỉ rặt những mùi cay đắng, uống thì uống vậy, chẳng ai thấy có thú hứng gì. Cả nhà khề khà đến gần nửa đêm. Đoàn Bằng, Tiêm Hồng say dí, say dì, lúc đứng đậy, mấy lần chếnh choáng định ngã. Bữa tiệc dần dần giải tán một cách âm thầm im lặng. Sau khi nằm vào trong chăn, Vân Hạc tự thấy ruột gan nóng như lửa chất; khi thì mong rằng quan giáo Kinh Môn nói sai, khi thì mong rằng quan trường sẽ cùng làm sớ kêu oan cho mình, khi thì mong rằng triều định sẽ đem việc mình xét lại, rồi chữa ngay đạo chỉ dụ đã bắt mình hỏng. Đến khi thấy những điều đó là huyễn tưởng, thì chàng lại muốn ngày mai sẽ là sang năm, nghĩa là cái năm sắp có kỳ thi, để chàng lại vật nhau với số mệnh một lần nữa. Mọi đêm trường thi và chàng còn có quan hệ, mỗi lần nghe tiếng trống ở trường đưa ra, chàng còn phấn khởi trong lòng. Giờ với trường thi, chàng đã là người cục ngoại, những tiếng trống ấy đều như có vẻ trêu cợt mỉa mai, môi dịp tùng tùng, ấy là mỗi cơn chàng phải đứt từng khúc ruột. Cạnh chàng, Đốc Cung, Đoàn Bằng, Tiêm Hồng cũng đều vật vã không ngủ, thỉnh thoảng lại góp một tiếng thở dài, như giúp thêm sự đau đớn của chàng. Đêm càng khuya, trời càng lạnh, ngọn đèn trên quang mỗi lúc mỗi lù mù, chàng càng trằn trọc không thể chợp mắt. Nghĩ đến quang cảnh khi cắp khăn gói về làng, chàng không biết mặt mũi mình ra thế nào.