Chương V
THỐNG NHẤT VÀ PHÂN CHIA LẦN III

A. THỐNG NHẤT: BẮC TỐNG (960-1120)
1.Thống nhất đất đai
Thái Tổ (960-975)
Triệu Khuôn Dẫn lên ngôi, hiệu là Thái Tổ, đổi tên nước là Tống, đóng đô ở Biện Kinh tức Đại Lương (Khai Phong ngày nay).
Tổ tiên ông gốc ở phía nam Bắc Kinh ngày nay, nhiều đời làm tướng. Ông là ông vua duy nhất được quân lính đặt lên ngai vàng. Ông không phải là bậc anh hùng, cũng không có tài gì siêu quần, nhưng có nhiều đức quý, lương thiện, thành thực, thực tiễn, hiểu lòng người và biết mình.
Ông không đem quân đi đánh đuổi rợ Khiết Đan để thu hồi đất Vân, Yên ở miền Bắc vì biết việc đó khó, sức ông chưa đủ. Ông hãy làm một việc dễ trước đã, việc các nước ở miền Nam. Thời đó còn bảy nước. Năm 963 ông xuất quân đánh Kinh Nam, thừa thế diệt luôn Vu Bình. Năm sau, ông sai một viên tướng đánh Hậu Thục, thắng, rồi chuyển quân đánh Bắc Hán, nhưng Bắc Hán được nước Liêu (tức Khiết Đan) giúp sức,thấy khó nuốt, ông tạm "tha" cho, rút quân về đưa xuống miền Nam chiếm Nam Hán. Vua Nam Đường thấy vậy sợ, xin hàng. Rồi Nam Hải cung xin nộp cống, Ngô Việt xin thuần phục. Như vậy là cả miền Nam vào tay ông, chỉ còn Bắc Hán (ở miền Bắc) đến đời sau (Thái Tôn) mới dẹp được (979)
Thái Tôn (976-999) tuy diệt được Bắc Hán, nhưng không thu về được đất Vân, Yên, trái lại bị Liêu đánh bại, nhưng Liêu cũng chỉ quấy nhiễu ở miền Bắc thôi, chứ không dám tiến xa hơn.
Công việc thống nhất tuy chưa được hòan thành, nhưng tạm coi là yên. Đế quốc đời Tống không được mở mang thêm mà còn mất miền Hà Bắc (Vân, Yên) và miền Tây Hán (Vân Nam, Tây Khang), nhỏ hơn đời Đường vì bỏ hẳn miền Tây Vực mà tiến về Đông Nam, vừa phong phú vừa dễ chiếm hơn.
2. Củng cố nội bộ
Thu quyền chính trị về trung ương.
Triệu Khuông Dẫn đã tỏ ra thực tế, biết sức mình khi ông tạm " tha cho Bắc Hán". Khi đã chiếm được Nam Hán, những nước còn lại xin thuần phục rồi, ông lại tỏ ra thành thực, mà khéo léo, biết tâm ý các người đã cộng tác với ông, đặt một tiệc rượu mời Thạch Thủ Tín và Trương Thầm Kỳ, nửa tiệc ông đuổi tả hữu ra ngoài, nói với hai viên tướng đó: "Làm thiên tử khó khăn, chứ không vui sướng như tiết độ sứ. Trẫm thường ăn ngủ không yên. Thủ Tín hỏi vì sao, ông đáp: "Ngôi cao quý này ai mà không muốn?" Thủ Tín cuối đầu tâu: "Bệ hạ sao lại nghĩ thế? Mạng trời đã định, ai còn dám hai lòng?" Ông nói: "Hai khanh thì cố nhiên, còn bọn thủ hạ ai mà không ham phú quý? Một ngày kia, họ đem hoàng bào mặc vào cho khanh, khanh không muốn có được không?.....Trẫm muốn tình thân giữa chúng ta còn hoài để còn hưởng phú quý như bây giờ. Muốn vậy thì binh quyền của các khanh phải trở về quốc gia....Như vậy mới không còn lòng nghi ngờ lẫn nhau nữa."
Thế là các tiết độ sứ xin từ chức, giải trừ binh pháp hết. Để bù lại, ông tặng họ chức cao, bổng hậu trong hành chánh.
Bỏ sự các cứ của phiên trấn, giải nhiệm các tiết độ sứ, rồi ông đặt chức phán quan (văn quan) thay vào, chức đó coi cả việc quân chính và dân chính, nhưng việc gì cũng phải tâu về triều đình, lại đặt ra chức Chuyển vận sứ trông nom về tài chính, số thu được bao nhiêu, trừ số chi tiêu trong châu quận rồi phải nộp về triều đình, ông cũng hạn chế quyền hành pháp của các châu quận, bắt phải phúc trình lên bộ Hình xét, chứ không được tự ý xử tử bất kỳ ai.
Tổ chức lại quân đội.
Chia quân làm hai hàng, lựa những lính mạnh ở các châu quận đưa về kinh, gọi là cấm quân, còn lính già yếu ở địa phương gọi là sương quân, mỗi năm cho cấm quân và lính ở biên trấn thay đổi nhau một lần để các quan địa phương khỏi mua chuộc lòng binh lính mà gây thế lực, phép đó gọi là canh nhung.
Hơn nữa, Thái Tổ tuy là võ quan mà trọng văn hơn võ vì ông cho rằng võ quan dễ làm phản, ông ra lệnh võ quan cũng phải đọc sách Nho để hiểu đạo trị quốc. Sáng kiến đó rất mới.
Những biện pháp đó lập ngay lại được trật tự trong nước sau nửa thế kỷ hỗn loạn vì nạn hoành hành của bọn tiết độ sứ, nhưng về sau kết quả rất tai hại.
° Theo phép canh nhung, quân lính thay đổi luôn, không rõ hình thế địa phương, mà các văn thần ở các biên trấn không biết chỉ huy, do đó sức phòng vệ ở biên trấn sút kém:
° Quyền binh thu về trung ương cả, mà kinh đô (Biện Kinh) ở giữa đường Bắc Kinh và Nam Kinh ngày nay, nghĩa là khá xa phía Bắc và phía Tây, nơi các rợ thường quấy phá, như vậy mỗi khi nguy cấp, truyền tin về kinh rồi đợi lệnh của triều đình, mất nhiều thì giờ, thật bất lợi.
° Chính sách trọng văn kinh võ làm cho tinh thần chiến đấu sa sút.
° Quyền binh thu về trung ương cả, người tài năng ở các địa phương không có chỗ dùng, tập trung cả ở kinh đô, tranh giành nhau để được bổ dụng, rồi kết thành bè đãng để khuynh loát nhau.
Tóm lại là mắc cái lỗi "kiểu uốn quá chính", cây cong uốn cho ngay lại thì lại uốn quá, hóa hết ngay. Phân quyền hay tập quyền điều có ưu điểm và nhược điểm, cần nhất là người cầm đầu, có tài, sáng suốt, biết uyển chuyển thì nước mới mạnh được.
3.Ngoại Giao
Với Liêu
Ông vua thứ nhì nhà Tống - Thái Tôn- còn có chút tinh thần nhà tướng. Từ đời thứ 3 trở đi (Chân Tôn, Nhân Tôn....)Tống bắt đầu suy nhược, do hậu quả của chính sách trọng văn khinh võ, mà triều đình hiếu hoà tới cái mức chịu nuốt nhục, hạ mình trong việc ngoại giao với các rợ phương Bắc: Khiết Đan tức Liêu, Thát Bạt tức Tây Hạ.
Khi Tống Thái Tôn băng, con là Chân Tôn nối ngôi. Khiết Đan thời đó gần như Hán hoá, có chữ viết tựa như chữ Hán, có tổ chức, có quân đội, thường quấy phá phương Bắc. Năm 1004, họ xâm nhập chỉ cách kinh đô khoản 150 cây số, người Tống kinh hoảng. Quần thần xin dời đô, chỉ riêng tể tướng là Khấu Chuẩn một mực xin vua thân chinh. Chân Tôn phải nghe, đem quân tới Thiền Châu rồi lên thành, giương lọng vàng lên, quân Tống thấy vậy hâm hở hoan hô vạn tuế, tiếng vang xa mấy dặm, khí thế rất hăng. Lúc đó tướng Khiết Đan mới bị trúng nỏ chết, quân mất tinh thần, vua Khiết Đan xin nghị hoà. Tể tướng Khấu Chuẩn muốn bắt họ phải xưng thần và trả lại hai đất Yên, Vân mới cho hoà, nhưng Chân Tôn không nghe, sai sứ thương nghị với Khiết Đan, hai bên ước rằng:
° Biên giới hai nước y như trước khi có chiến tranh
° Tống tặng cho Liêu (Khiết Đan) mỗi năm 10 vạn lượng bạc, 20 vạn tấm lụa
° Hai nước trao đổi tù binh
° Vua Liêu gọi vua Tống bằng anh
Vậy là Tống tuy thắng mà hoá bại
Năm 1042 vua Liêu sai sứ sang đòi thêm đất. vua Tống lại phái tặng thêm cho Liêu 10 vạn lạng bạc và 10 vạn tấm lụa nữa.
Với Tây Hạ
Với Tây Hạ, Tống cũng chịu "nhũn" như vậy.Tây Hạ vốn là giống Thát Bạt, quy phục Trung Hoa từ đời Đường. Đời Tống Chân Tôn, họ biết dung hoà văn minh Trung Hoa và văn minh Thổ Phồn, cải cách chính trị, cường thịnh lên, đánh các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Tuy Viễn, hằng năm đem binh vào cướp phá biên giới. Sau vì tình hình trong nước không yên, vua Tây Hạ xin hoà, vua Nhân Tôn phong cho làm quốc vương và mỗi năm "cho" trà và bạc 25 vạn rưỡi lạng (1043). Vua Tống nghĩ rằng chịu nhũn như vậy đở tốn hơn là nuôi binh, mà lại được yên. Lầm lớn, yên ổn được mấy chục năm, tướng sĩ biến nhác, tinh thần suy nhược, mà các rợ thấy Tống chịu cống bạc, lụa để được an thân, càng ngày càng lấn hiếp. Nguyên nhân suy vong của Tống và của dân tộc Trung Hoa ở đó.
Liêu và Hạ vốn là dân tộc du mục, từ khi tiếp xúc với Trung Hoa hâm mộ văn hoá Trung Hoa, một số lớn ăn mặc như người Hán, họ lại phỏng theo chữ Hán mà tạo ra quốc tự cho họ. Họ cũng lập học hiệu, xin ngũ kinh, tứ thư, sách thuốc về dạy, cũng sùng bái Khổng Tử, dịch Luận ngữ, Chu Dịch.....Vài nhà viết sách bằng Hán Văn mà nổi danh, lần lần họ Hán hoá hết.
4.Kinh tế suy sụp - quốc khố rỗng không
Vua Cao Tổ khi mới cầm quyền cũng dùng ngay chính sách khuyến khích nông nghiệp, phân phát ruộng đất cho công thần, sĩ tộc và dân chúng như đời Đường.
Chính sách đó mới đầu có lợi cho dân, và kinh tế rất phát đạt, nhất là ở phương Nam, diện tích cày cấy tăng lên, dân số chỉ trong bốn chục năm tăng lên gấp hai rưỡi, số thuế thu được cũng tăng theo.
Nhưng vì những lẽ tôi đã dẫn ở trên, chỉ vài thế hệ sau, số dân lưu vong (vì bán đất, không còn ruộng để làm) tăng lên, mà điền sản của giới sĩ tộc mỗi ngày một rộng thêm, bọn này lại giỏi trốn thuế, nên chỉ bọn họ là giàu lớn còn dân chúng và quốc gia thì nghèo
Vua Cao Tổ được quân sỹ đặt lên ngai vàng nên thưởng công họ khá hậu( có người được cả mấy ngàn mẫu), hơn nữa, còn ban ân cho cả gia đình nội ngoại của họ(ân đó gọi là "ấm", tức phúc trạch) tuỳ theo chức tước của cha hay con lớn nhỏ mà thân nhân được hưởng nhiều hay ít, ví dụ cha làm quận công thì con được hưởng lộc vào hàng nào đó, hoặc con làm quận công thì dù không lãnh chức gì cũng được hưởng lộc vào hàng nào đó.
Mà lương quan lại thời đó, theo Eberhard, cao hơn đời Đường nhiều, mặc dù vẫn không đủ sống, vì vậy mà triều đình bán thêm ruộng và miễn thuế cho họ. Chính vì cái tệ trả lương cho quan lại rất thấp nên thời nào ở Trung Quốc cũng có nạn tham nhũng.
Cũng nên kể thêm số bạc, lụa, trà phải "cống" hàng năm cho Liêu và Tây Hạ, mặc dù theo Eberhard, số đó không là bao, chỉ bằng 2% ngân sách quốc gia thôi.
Nặng nhất là khoản quân phí. Tuy là kết nghĩa anh em với Liêu, Tây Hạ, nhưng vẫn phải đề phòng sự tráo trở của họ, nên không thể giảm số quân được. Trái lại, cứ phải tăng lên vì phép tổ chức lại quân đội của Cao Tôn, vì tinh thần chiến đấu của tướng sĩ sa sút, cho nên phải lấy lượng bù vào phẩm, nhưng mặc dù số quân tăng từ 380.000 lên tới 1.260.000, quân phí chiếm tới 25% ngân sách, mà phẩm càng ngày càng kém.
Các đời trước, nhân dân vẫn còn bổn phận đi lính mà không được công xá gì hết. Đời Tống có lệ trả lương cho quân lính, do đó quân lính có thói quen quá tuổi phục dịch rồi mà vẫn ở lì trong đội ngũ để lãnh lương. Phải trả lương cho họ mỗi ngày mỗi cao lên vì họ yêu sách mỗi ngày một nhiều, khi một đạo quân đổi chỗ, lính không chịu mang lấy đồ đạc của họ nữa, đòi có phu khiêng cho, phái họ đóng ở một đồn xa quê hương họ quá thì họ đòi phụ cấp. Do đó tốn kém rất nhiều nhưng không được kết quả gì cả.
Chi tiêu như vậy mà số thu nhập chỉ trông vào thuế ruộng. Nhưng giới đại điền chủ trốn thuế, còn nông dân bị thúc thuế, không đủ sức trả, phải bán ruộng đi nơi khác làm ăn, xin lãnh canh đất của điền chủ, và có nơi phải góp cho chủ trên 50% số lúa gặt được.
Cả nước chỉ có Thiểm Tây vì loạn lạc, các đại điền chủ bỏ đất, đi nơi khác hết - qua miền Đông, nhất là xuống miền Nam- chỉ còn lại những bần nông, làm ít mẫu ruộng và đóng thuế răm rắp cho triều đình vì không thể trốn thuế được. Do đó có hiện tượng lạ lùng này vô tiền khoán hậu trong lịch sử Trung Quốc, chỉ một tỉnh đó mà nộp cho triều đình được một phần tư số thuế tìm được trong cả nước. Vì vậy mà vua Tống phải cắn răng chịu nộp cho Tây Hạ 250.000 quan để cố giữ lấy tỉnh đó.
Không đủ tiền tiêu, triều đình phải đúc thêm tiền, như ngày nay người ta in giấy bạc. Nhờ kỹ nghệ đã bắt đầu phát triển, Trung Quốc khai thác thêm được nhiều mỏ bạc, đồng, sắt, năm 1050 so với năm 800, số bạc sản xuất được tăng lên gấp 13 lần, số đồng 8 lần, số sắt 14 lần. Nhưng phí tổn đúc tiền quá cao, gần bằng 75% giá trị của đồng tiền. Vả lạ quá, nổi loạn ở khắp nơi, xuống chiếu tự kể tội mình với quốc dân: tội gây binh đao, bắt lính khắp nơi, bắt dân chở lương hàng ngàn dặm, đánh thuế xe, thuế ngựa, bắt dân làm xâu, phải bỏ hoang ruộng đất... Ông còn tự nhận là có tội giết chóc vơ vét dẫn đến nỗi dân phải tha hương cầu thực, chết đường chết chợ... Nhưng trễ quá, loạn đã nổi lên khắp nơi rồi.
Loạn Hoàng Sào.
Mới đầu, năm 860, nổi ở Chiết Giang, đông tới 3 vạn, chỉ vì đói. Triều đình phải ba lộ quân, toàn là lính Hồi Hột, Thổ Phồn (không dùng lính Hán) đi tiễu trừ, bao vây một thành; nông dân trong thành, già trẻ trai gái đều chống cự kịch liệt; giữ thành được 3 tháng, tới khi hết lương thực mới chịu thua.
Năm 862 xảy ra một vụ loạn nữa ở Từ Châu; năm 868, một vụ nữa ở Quế Châu, triều đình phải cầu cứu với rợ Sa Đà (Đột Quyết); nghĩa quân uất ức, mắng triều đình là “quốc tặc”, đem rợ vào giết dân.
Cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nông dân đời Đường xảy ra năm 875, một năm sau bài chiếu của Hi tôn.
Một nông dân, Vương Chi Tiên, lãnh đạo 1.000 dân, nổi loạn ở Hà Bắc, một miền rất giàu ngũ cốc. Vương được Hoàng Sào giúp sức. Hoàng thi tiến sĩ rớt, làm nghề buôn muối, rất giàu, viết văn hay (thảo hịch mạt sát bọn hoạn quan), ăn nói nhã nhặn, cưỡi ngựa giỏi mà múa gươm cũng rất khéo, rất ghét bọn quan liêu và giới sĩ tộc, được nông dân quí mến. Vương và Sào đều có tài tổ chức, chẳng bao lâu làm chủ miền Đông Hoa Bắc. Mấy tiết độ sứ chống lại họ không nổi vì quân lính có cảm tình với nghĩa quân, không ham chiến đấu. Triều đình lại phải nhờ rợ Sa Đà dẹp hộ. Sa Đà thắng, Vương bị chém. Hoàng Sào lên cầm đầu nghĩa quân, đưa họ xuống phương Nam, năm 879 chiếm được Quảng Châu, đốt thị trấn đó. Theo tải liệu của Ả Rập, có tới 12 vạn ngoại nhân chết trong vụ đó. Nghĩa quân trở lên phương Bắc với nhiều chiến lợi phẩm, lại bị quân Sa Đà chặn ở phía Nam sông Dương Tử. Nhưng ít lâu sau Hoàng Sào lại tiến lên Bắc, chiếm được Lạc Dương (880). Vua Hi tôn bỏ kinh đô, trốn vào Tứ Xuyên, Hoàng Sào bèn chiếm nốt Tràng An, lên ngôi Hoàng đế, quốc hiệu là Đại Tề. Lần đó là lần đầu tiên một phong trào nông dân do một thương nhân có học lãnh đạo thắng được giới sĩ tộc đại quan liêu, đại địa chủ.
Hi tôn lại phải cầu cứu với Sa Đà, do một tướng cũng là Sa Đà chỉ huy. Tướng đó có tài, trung với Hi tôn, được Hi tôn đặt tên cho là Lí Khắc Dụng. Khắc Dụng tấn công Tràng An, Hoàng Sào cầm cự được ít lâu, năm 883 thua, bị Sa Đà bắt được, giết. Vậy là cuộc khởi nghĩa của quân nổi dậy đó kéo dài được non 10 năm, khi dẹp được thì Đông đô Lạc Dương chỉ còn trên 100 hộ (mỗi hộ trung bình là 5 người).
Sau vụ Hoàng Sào tới vụ nổi loạn của tiết độ sứ Thái Châu tên là Tần Tôn Quyền, tàn sát, cướp bóc rất tàn nhẫn trong 5 năm; dân chúng phần thì chết, phần thì tiêu tán, có miền cả ngàn dặm không có một bóng người. Tần Tôn Quyền sau bị một hàng tướng của Hoàng Sào, cũng làm tiết độ sứ, tên là Chu Ôn dẹp. Vua đổi tên của Ôn là Toàn Trung.
Nhà Đường chấm dứt
Nhưng Toàn Trung mà lại không trung. Ít năm sau nhà Đường mất chính vì tay hắn. Sự việc xảy ra rất rất rối, mỗi sách tóm tắt một khác, chúng ta chỉ cần biết rằng Tràng An không yên, vua Chiêu tôn phải bỏ cung điện, lại Phượng Tường (Thiểm Tây) nương nhờ tiết độ sứ Lí Mậu Trinh. Toàn Trung đem binh tới vây, Mậu Trinh và Toàn Trung hòa giải với nhau rồi đưa vua trở về Tràng An. Tới kinh đô, Toàn Trung giết hết hoạn quan, được phong là Lương vương. Chẳng bao lâu hắn sai bộ hạ ám sát vua, đưa Ai đế lên, tự phong làm tướng quốc, rồi ép Ai đế nhường ngôi cho mình. Năm đó (907) nhà Đường chấm dứt, Toàn Trung thành vua Thái tổ nhà Hậu Lương.
Nhà Đường mất vì chính sách dùng tiết độ sứ, làm cho ngoài mạnh hơn trong, cán nậng hơn gáo; và cũng vì quá tin ngoại nhân, quên bài học của Tào Tháo (Tháo dùng quân Hồ để dẹp loạn trong nước rồi cho họ định cư ở phía Bắc, sau trị họ không nổi) nhờ các rợ Đột Quyết, Hồi Hột dẹp loạn để bảo vệ ngai vàng cho mình. Ngai vàng tạm giữ thêm được 100 năm nhưng nước nghèo, dân khổ, còn các rợ thì cậy công, hống hách với dân, chưa thời nào Trung Hoa suy nhược vua quan bị dân ghét và khinh như cuối đời Đường. Tổ tiên anh dũng thế, mà cháu chắt mươi đời sau sao tồi tệ thế!
Rợ Ngũ Hồ cuối đời Hán xâm nhập lần lần vào Trung Quốc, tới thời Nam Bắc triều làm chủ giang san, cuối đời Đường tuy không chiếm hẳn giang san mà thực sự làm chủ trong nước, các đời sau còn gây nhiều họa cho người Hán nữa.
5. Kinh tế - Xã hội
Nông
Ở trên tôi đã nói nhà Đường theo chính sách quân điền của các thời Bắc triều, Tùy; mỗi tráng đinh được phát một số ruộng (nhiều ít tùy miền và tùy triều đại), không được bán, khi già không làm được nữa hoặc chết thì trả lại cho triều đình để cấp lại cho người khác; ngoài ra được giữ một số (thường là 20 mẫu) thời đó gọi là “vĩnh nghiệp” làm của riêng, có quyền được bán[7]. Họ phải đóng thuế nhẹ thôi, được giữ một số lúa, vải lụa đủ ăn, đủ mặc, nhưng tráng đinh mỗi năm phải làm xâu 30 ngày và đi quân dịch một tháng.
Quân điền như vậy chỉ là “quân” với người nghèo; còn bọn vương công, đại quan liêu có công thì được cấp ruộng đất nhiều, hằng vạn, ức mẫu.
Chính sách đó có mục đích chiêu tập những kẻ lưu vong và dễ thu thuế, khác hẳn chủ trương của Vương Mãng đời Hán: san bằng sự giàu nghèo, ức chế bọn mạnh, không cho thôn tính kẻ yếu. Đời Đường cũng như đời Tùy, chính sách đó có kết quả tốt trong mấy chục năm đầu: sản xuất tăng lên, thuế má thu vô nhiều, dân số cũng tăng theo.
Nhưng dân số tăng lên thì không thể phát cho dân số ruộng như cũ nữa, được bao nhiêu mẫu nữa, mà phải giảm đi. Giảm tới một mức nào đó, dân không đủ sống thì phải đi nơi nào đất rộng dân thưa để làm ăn, và như vậy phải bán ruộng vườn của mình đi. Hoặc vì bệnh tật, trong nhà có người chết mà không đủ tiền lo thuốc thang, ma chay thì cũng phải bán đất. Bán thì bán cho chùa hoặc đại điền chủ. Bán rồi thì không được cấp đất nữa, thành dân lưu vong, vô sản, chỉ còn cách làm công cho chùa, cho đại điền chủ, như vậy không còn tên trong hộ tịch nữa, khỏi phải đóng thuế và triều đình mất một số thuế. Chùa và đại điền chủ (đa số là đại quan liêu) được miễn thuế, càng ngày càng giàu thêm, mà triều đình thì càng ngày càng nghèo, tới một lúc số thu của triều đình kém số thu của hai giới đó. Thế là chế độ quân điền tự diệt nó: chiêu tập lưu vong được một thời rồi lại tạo ra lưu vong, thu thuế được một thời rồi lại thất thu. Hoàn toàn thất bại. Tai hại nhất là số dân trong hộ tịch giảm đi, đã không thu thuế được mà cũng không kêu lính được, quân đội của triều đình ít hơn quân đội của tư nhân. Các tiết độ sứ từ đời Huyền tôn trở đi mạnh hơn triều đình chính vì vậy. Mà dân số sau vụ An Lộc Sơn giảm đi tới 2/3, một phần cũng vì số lưu vong nhiều quá, không còn trong hộ tịch, triều đình không cách nào làm thống kê được, chứ có lẽ nào dân chết nhiều tới mức đó, chỉ trong 7 năm, từ 53 triệu xuống 17 triệu (coi tiết Dân số ở dưới).
Vậy chính sách quân điền tưởng là tốt mà hậu quả lại xấu: dân nghèo càng nghèo thêm, kẻ giàu càng giàu thêm, ngược hẳn lại chủ trương “quân vô bần” của Khổng Tử. Các nhà cầm quyền tất thấy điều đó, mà không hiểu tại sao suốt từ đời Nam Bắc triều tới hết đời Đường không kiếm được một giải pháp nào khác.
Kĩ thuật canh tác đời Đường không tiến bộ hơn các đời trước, nhưng vì đất đai mở mang thêm ở phương Nam, lưu vực sông Dương Tử, Tứ Xuyên, nên sự sản xuất cũng tăng theo. Giữa thế kỉ thứ VIII, thời Huyền tôn chưa bị loạn An Lộc Sơn, số thu nhập của triều đình khá lớn: (theo Eberhard) trên một triệu tấn lúa để nuôi kinh đô, trả lương quan liêu; 27 triệu tấm lụa cho triều đình, cung điện và kinh đô; hai triệu quan tiền (mỗi quan là 1.000 đồng tiền đồng) để trả lương và chi tiêu cho quân đội. Số đó lớn hơn đời Hán nhiều.
Công
Công nghiệp tiến bộ, toàn là tiểu công nghiệp.
Đời Thái tôn, người Trung Hoa học được phép ép mía nấu thành đường của Ấn Độ; học được cách làm rượu nho (bồ đào tửu) của người Tây Vực truyền vào (Tây Vực trồng được nho); lại học được cách trồng cây bông vải của Nam Dương, do đó sản xuất được vải.
Nghề nấu muối, chế trà vẫn là những nguồn lợi lớn. Đời Hán trà còn là xa xỉ phẩm, chỉ nhà giàu mới dùng; đời Đường trà được trồng nhiều trong vườn, rồi cách chế, pha mới hoàn bị, thói uống trà mới phổ thông.
Người Trung Hoa đã biết cách sản xuất đồ sứ từ thế kỷ VI hay VII, nhưng tới đời Đường vẫn chưa chế tạo được thứ sứ trắng; tuy nhiên kỹ thuật đã tiến bộ lắm, đã nung được nhưng bộ trà (ấm, chén) khá đẹp.
Đáng kể nhất là sự phát minh nghề in.
Đời Hán, Thái Luân chế tạo được giấy; đời Tam Quốc một người dùng muội (khói) cây thông để chế tạo mực[8], có hai vật đó rồi, người ta nghĩ đến cách in.
Theo Will Duraut (sách đã dẫn) thì năm 1907, một người Âu, ông Aurel Stein, tìm được ở Đôn Hoàng (miền Tây Vực, nay là Cam Túc), trong động “Thiên Phật” (ngàn ông Phật), cuốn sách in cổ nhất hiện nay chúng ta được biết, tức cuốn kinh Kim Cương, trang cuối có mấy hàng chứ này: “Wang Chich (?) in ngày... (tức ngày 11-5-868) để phát không, vì nhớ đến công ơn cha mẹ”. Vậy thuật in xuất hiện trước năm đó đã khá lâu; Theo sách Trung Hoa, Tứ Xuyên là nơi nó phát triển trước nhất, và những cuốn đầu tiên in bằng mộc bản, đều là kinh; đầu thế kỷ thứ X nó truyền qua các tỉnh miền Đông và người ta bắt đầu in các kinh của Nho, Lão, nhờ vậy mà đời Tống triết học được truyền bá rộng, mà trí thức được phục hưng.
Một ứng dụng nữa của thuật in là giấy bạc. Cũng bắt đầu ở Tứ Xuyên từ thế kỷ thứ X.
Hoạt tự cũng là một phát minh của Trung Hoa. Vì họ không có tự mẫu, nên phải dùng tới 4 vạn hoạt tự, mới đầu bằng đất sét, đã xấu lại không bền. Tới cuối thế kỷ XIII, người Triều Tiên chế tạo được chữ đầu tiên bằng kim loại (đồng đỏ). Phát minh đó truyền qua Nhật Bản rồi mới trở về Trung Hoa, nhưng ở Trung Hoa mãi tới cuối đời Thanh người ta vẫn thích in bằng mộc bản hơn. Mặc dầu cách này chậm, người Trung Hoa cũng đưa ra được thị trường vô số sách. Từ 944 đến 1063, người ta in được mấy trăm bộ đoạn đại sử (sử chép riêng về một thời đại), mấy ngàn cuốn kinh Phật.
Được phát minh đó kích thích, văn học Trung Hoa hóa ra phong phú lạ lùng, tiến trước phong trào Phục Hưng ở Ý tới hai thế kỷ.
Thương
Thương nghiệp rất phát đạt. Có thời tiền của triều đình đúc không đủ cho dân chúng dùng, hóa hiếm, lên giá, dân đúc tiền giả. Thương nhân họp nhau thành những hội, phát ra những giấy chứng nhận rằng một thương nhân nào đó đã ký thác một số tiền nào đó; những giấy chứng nhận đó được lưu hành như giấy bạc ngày nay. Người ta lại đặt ra một loại “phi tiền” (tiền bay) như hối phiếu (lettre de change) ngày nay. Một thương nhân ở Chiết Giang chẳng hạn đem trà lên kinh đô Tràng An bán, lời được nhiều; mà các quan lại ở Chiết Giang phải chở tiền thuế thu được về nộp kinh đô. Thương nhân đó gởi tiền cho một viên quan đại diện cho tỉnh mình ở kinh đô và nhận một biên lai, viên quan đó lấy tiền đó nộp thuế cho tỉnh. Trở lại về tỉnh mình, thương nhân trình biên lai cho viên quan ở tỉnh mà lấy lại tiền. Cách đó có lợi cho sự buôn bán.
Về ngoại thương có hai trung tâm thương mại lớn. Phía Bắc là Tràng An. Ngoài con “đường lụa” mở trở lại nhờ Thái tôn đặt lại cuộc đô hộ Tây Vực, còn nhiều đường khác thông các nước Tây Á, đưa đến Ấn Độ, Đông Âu. Nhờ những con đường đó mà ngoại thương phát đạt: Lụa và ngọc Trung Quốc đổi lấy ngựa của Tây Vực, đà điểu, vũ nữ và những đồ lụa của Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập. Miền Nam phong phú hơn miền Bắc, có ba khu: 1. Khu hạ lưu sông Dương Tử nhiều ngũ cốc, và tại đó xuất hiện những lò nung sứ đầu tiên; 2. Thượng lưu sông Dương Tử có mỏ muối, trà và nghề in (trà đời Đường đã được thông dụng, Lục Vũ đã viết cuốn Trà kinh chỉ nghệ thuật uống trà; và nhiều thương nhân làm giàu về trà); 3. Và khu Quảng Châu thịnh nhất nhớ buôn bán với các nước ngoài bằng đường biển. Thuyền buôn Trung Quốc phía Đông đến Tân La (Triều Tiên), Nhật Bản, phía Tây qua Ấn Độ, đến vịnh Ba Tư, Hồng Hải, nhờ gió mùa Tây Nam (gió bấc), ghé Chiêm Thành, Mã Lai, Tích Lan, Ả Rập. Thời đó là thời vua Haroun Al Rachid trong tập truyện “Ngàn lẻ một đêm”.
Có thể nói đầu đời Đường, Trung Quốc nắm giữ thương quyền ở châu Á, rồi sau quyền đó mới vào tay người Ả Rập. Quảng Châu là nơi người ngoại quốc tụ họp đông nhất. Ở trên tôi đã nói Hoàng Sào năm 867 đốt phá, cướp bóc thị trấn đó, giết tới 12 vạn người Hồi giáo, Do Thái, Ki Tô giáo... Tài liệu Ả Rập đưa ra con số đó còn nói rõ rằng triều đình Trung Hoa căn cứ vào số đó để thu thuế. Đầu thế kỷ VIII, Quảng Châu đã có một ty Thị Bạc để quản lý các thuyền buôn. Bao nhiêu vật lạ: ngà voi, tê giác, san hô, ngọc trai, đồi mồi, quế, hồi, long não... tụ tập ở đó để chuyển lên miền Bắc.
Nghề buôn rất phát đạt nên mặc dầu Trung Hoa có chính sách “ức thương”, có truyền thống coi thường con buôn, mà trong các giai cấp quý tộc và sĩ tộc cũng không thiếu gì người không trực tiếp thì gián tiếp “làm ăn” để mau giàu, và một khi “phú địch quốc”, thì có thể cho cả vua vay tiền, ai mà dám khinh?
Dân số - thị trấn
Ở trên tôi đã nói đầu đời Đường dân số là 15 triệu, đời Huyền tôn là 53 triệu, sau loạn An Lộc Sơn chỉ còn 17 triệu.
Những con số đó tính theo sổ hộ tịch triều đình lập để thu thuế, cứ mỗi hộ trung bình có 5 người, nhân số hộ với 5 thì được số dân. Nhưng có hạn dân quyền quý được miễn thuế, có hạng bần hàn cũng khỏi phải đóng thuế, lại có hạng lưu vong, có hạn trốn thuế vào ở chùa hoặc vào làm công trong một đồn điền của một đại điền chủ, những hạng đó đều không ghi trong hộ tịch, cho nên phép tính trên (nhân số hộ với 5) chỉ cho biết số người phải đóng thuế chứ không phải số dân. Theo Fitzgerald, số dân 53 triệu đời Huyền tôn ít nhất phải nhân lên gấp hai, và ông đưa ra con số 130 triệu (sách Li Che Min đã dẫn). Thuyết của ông có lý và có lẽ tất cả những con số từ đời Hán đến đời Đường chúng tôi đã đưa ra cũng đều phải nhân lên với hai.
Thị trấn lớn nhất đời Đường là Tây Kinh Tràng An.
Theo Eberhard thì kinh đô đó có thời đông tới 2 triệu. Thị trấn chiếm một khu hình chữ nhật, một chiều 9,7 cây số, một chiều 8,6 cây số, ở phía Đông Nam kinh đô đời Hán. Những chi tiết đó hợp với bản đồ Trường An (coi trang sau) in trong cuốn Li Che Min của Fitzgerald. Chắc chắn thị trấn đó lớn nhất Đông Á, có thể lớn nhất thế giới thời đó nữa.
Nó nằm ở bờ phía Nam sông Vị, gồm ba phần: Phía Bắc là cung điện với khu thành nội, phía Nam là khu của dân chúng. Chung quanh có lũy bằng đất.
Khu dân chúng có 11 đại lộ từ Đông qua Tây và 14 đại lộ từ Bắc tới Nam, tất cả đều thẳng góc với nhau, chia thành 108 xóm, mỗi xóm lại có một lũy tre đất bao chung quanh với 2 hay 4 cổng, ban đêm đóng. Những nơi đông đúc nhất là dọc theo đại lộ chính giữa đưa từ Bắc xuống Nam, và xóm chợ Đông và Tây, chỗ có cửa hàng và nhà của các thương nhân ngoại quốc. Có trên ba chục ngôi đền, chùa lớn.
Phía Bắc, ngay trên bờ sông Vị là một vườn thượng uyển mênh mông, trong đó năm 634 cất thêm một cung nữa, cung Đại Minh, nơi ở của vua, gồm ba chục lâu đài cách biệt nhau, rải rác trong vườn. Lâu đài rộng nhất (77,6 mét x 130,4 mét) có một cái nóc lớn chống bằng 164 cột. Trong một góc vườn có sân chơi polo (mã cầu: cưỡi ngựa mà đánh cầu), trò chơi này người Trung Hoa bắt chước của người Ba Tư.
Phía Bắc sông Vị có khu mộ địa của hoàng tộc. Mỗi ông vua khi còn sống cho xây trước một cái lăng cho mình.
Những vật khai quật được gần đây (gương đồng, cây trâm cài tóc, đĩa chén, tượng nhỏ bằng ngọc, đồng...) cho ta biết được đời sống xa hoa của mỗi hạng người sống trong cung thời đó, từ các cung phi bó chân (cuối đời Đường tục bó chân đã bắt đầu lan rồi), các vũ nữ, nhạc công, tới bọn người chơi polo, bọn tôi tớ, bọn giữ ngựa đi những cái ủng thật rộng, mũi quặm, râu quặm, rõ ràng là gốc ở Tây Vực.
Tràng An thời đó là nơi tụ họp của đủ các giống người: Nhà sư Ấn Độ, tu sĩ đạo Cảnh giáo, con buôn Samarcande, quân lính Đột Quyết, sinh viên Nhật Bản…
Dân bốn phương tụ lại: Thư sinh lên kinh để thi tiến sĩ, người đậu rồi thì đợi bổ dụng; bọn hảo hán đi tìm nhà quyền quý biết dùng mình; thương gia buôn muối, trà, thuốc bắc, quan lớn ở tỉnh về kinh để bệ kiến... Cao lâu, tửu điếm, trà thất, kĩ viện mọc lên như nấm, ồn ào suốt đêm tiếng ca tiếng nhạc.
Cả một xã hội thích ca nhạc, mĩ nhân và thơ. Con buôn cũng biết làm thơ. Mê thơ nhất có lẽ là kĩ nữ. Một số ít có thanh, có sắc lại biết làm thơ thì nổi danh khắp nước; không biết làm thơ thì ít nhất cũng thuộc thơ của danh sĩ đương thời.
Phong trào thích thơ bắt đầu từ đời Trung tôn. Ông đặt ra lệ thi thơ trong ngày Thượng nguyên (rằm tháng Giêng). Ngày đó các quan lớn quan nhỏ ở tỉnh, cả thường dân nữa, ai tự thấy mình có tài làm thơ thì đều đổ xô tới Tràng An để thi hoặc xem người ta thi thơ. Một đoàn dài do hoàng tộc dẫn đầu và gồm đủ các giới trong xã hội, diễn qua các đại lộ. Các cô công chúa cưỡi ngựa con, gẩy đàn. Dân chúng bu lại coi. Vua cho dựng trong vườn thượng uyển một cái đài trang hoàng bằng gấm. Mỗi vị đại thần phải tới trình một bài thơ mình mới làm để ca tụng triều đại.
Tới đời Huyền tôn, phong trào còn mạnh hơn nữa. Chính Huyền tôn đón Lí Bạch vào cung để làm thơ, cho nên các công chúa cũng tranh nhau tiếp đón thi nhân và lầu son gác tía của họ là nơi hội họp của các nghệ sĩ.
Ngay bọn ca nhi mà cũng hào phóng xuất tiền ra đặt tiệc đãi thi sĩ Vương Xương Linh, Vương Chi Hoán, Cao Thích. Họ hãnh diện rằng thuộc được nhiều thơ mà thi sĩ còn hãnh i điền chủ và thương gia ngầm phá, mà dân chúng ngày càng khổ hơn, từng đoàn đói rách bỏ quê hương, kéo nhau lên kinh đô xin ăn, vua Thần Tôn tuy vẫn tin Vương An Thạch, phải tạm ngưng chức ông (1074) mà vẫn giữ lại tay chân của Vương là Lữ Huệ Khanh, Tăng Bố.....nghĩa là chưa bỏ hẳn tân pháp, và năm sau lại phục chức cho Vương.
Trong lịch sử đông và tây, thời nào cũng vậy khi một nội các không được tin cậy thì người ta nghĩ đến việc lập một chiến công oanh liệt để làm chủ dư luận, gây lại uy tín. Vương không để cho lực lượng quốc gia được bồi dưỡng mạnh mẽ, năm 1075 vội đem quân đánh Tây Hạ, thắng được vài trận nhỏ, nhưng tiêu hao mất 60 vạn quân, và không biết bao nhiêu tiền của. Thần Tôn ôm mặt khóc bỏ ăn mấy ngày.
Liêu thừa cơ Trung Hoa bị tổn thương nặng, đòi cắt thêm đất, Vương cắn răng chịu khuất, cắt cho họ 700 dặm ở Hà Đông, phong trào phản đối nổi lên càng dữ.
Thất bại ở Bắc, Vương quay về phía Nam, muốn thôn tín Việt Nam. Triều đình ta (Lý Thân Tôn) ra tay trước. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem 10 vạn quân chia làm hai đạo, một đạo đánh vào hai châu Khẩu, Liêm (Quảng Đông), một đạo đánh lên Ưng Châu (Quảng Tây), đại thắng, giết hại cả vạn quân Tàu. Năm sau Tống muốn phục thù, đem quân xâm lăng nước ta nữa. Lý Thường Kiệt lại thắng một trận oanh liệt, giết hơn một ngàn quân Tống trên sông Như Nguyệt (sông Cầu, tỉnh Bắc Ninh ngày nay).
Sau trận đó, Vương bị cắt chức tể tướng, về vườn luôn. Tân pháp vẫn tiếp tục, nhưng kết quả càng tệ, Thần Tôn buồn rầu chết 1085. Năm sau, Vương An Thạch cũng chết.
Triết Tôn lên nối ngôi mới có 11 tuổi, Thái hoàng thái hậu (vợ của An Tôn, bà nội của Triết Tôn) thính chính, niên hiệu là Nguyên Hựu. Bà là người tốt, nhưng thủ cựu, bỏ tân pháp, dùng Tư Mã Hoang trong Cựu đảng làm tể tướng, nhưng cựu đảng uu4ng không cứu nguy được, mà chia làm ba phe khuynh loát nhau, phe của Trình Di, phe của Tô Thức (Tô Đông Pha) và phe của Lưu Chi.
Khi Triết Tôn trưởng thành, đích thân cầm quyền (1093), vốn ghét cựu đảng, lại dùng bọn Lữ Huệ Khanh, Chương Đôn.....Tư cách Triết Tôn đã tầm thường (hiếu sắc), mà bọn Lữ, Chương không lo việc nước, chỉ tìm cách diệt Cựu đảng, hoặc đày, hoặc giết các quan lớn nhỏ trong cựu đảng thời Nguyên Hựu, trước sau trên 800 người, hồ sơ trên 142 quyển. Mấy chục người tự tử để khỏi bị nhục. Thật là chưa từng thấy trong lịch sử Trung Hoa. Không còn tranh nhau về chính kiến như thời Vương An Thạch nữa, mà chỉ lo báo thù riêng thôi. Vì vậy, tân pháp càng thi hành thì nước càng nghèo, càng suy, triều đình càng chia rẽ.
Triết Tôn chết (1099), em là Huy Tôn lên, hoàng thái hậu thính chính. Bà là người tốt, dụng cựu đảng trở lại (Phạm Thuần Nhân......) và muốn điều hoà cả hai đảng mà không được. Huy Tôn có óc nghệ thuật, chữ đẹp, vẽ khéo(hoa điểu), dâm lạc dẫn theo chính sách của anh. Chương Đôn tiếp tục thanh trừng cựu đảng, năm 1103 sai dựng ở khắp nơi hàng trăm tấm bia khắc tên 309 người trong cựu đảng Nguyên Hựu mà người đứng đầu là Tô Đông Pha. Những người có tên trên bia sẽ vinh viễn bị nhục, hậu duệ dù mấy đời cũng không được làm quan, hoàng thất không được thông gia với bọn họ. Nhưng chỉ ba năm sau(1106), có lệnh huỷ bỏ các tấm bia đó khi tân pháp hoàn toàn thất bại, và hiện nay, ở trên các đỉnh núi cheo leo, có thể còn được vài tấm.
Trong thời quân chủ, lần này là lần duy nhất có hai chính đảng do vua chỉ định, thay nhau lên cầm quyền, mỗi đảng có một chính sách rõ rệt, trái ngược nhau.
Tân pháp của Vương An Thạch có màu sắc chủ nghĩa xã hội, là một thứ tư bản quốc gia, công bằng mà có thể làm cho nước mau mạnh. Theo nhiều học gia, nó thất bại do nhiều nguyên nhân:
-Dân chúng vốn sợ sự thay đổi vì có óc bảo thủ, họ ghét nhất là phép bảo giáp, bảo mã.
- Bị cựu đảng đã kích, nhất là đại địa chủ phá hoại, mà uy thế của hai giới đó rất mạnh.
- Tân pháp thi hành gấp quá, không chuẩn bị kỹ, không đào tạo đủ cán bộ, không kiểm soát được chặt chẽ, bọn thừa hành làm bậy và báo cáo láo, một mặt bóc lột dân chúng, một mặt che mắt triều đình, thành thử lợi cho quốc gia không bao nhiêu mà phí tổn về lương cho cán bộ rất nặng. Vương đã không tự lượng sức, đánh Tây Hạ mà tiêu hao quân lính, tiền bạc, sau lại thua Việt Nam, dân chúng càng thấy đảng của ông bất lực.
Theo tôi còn một nguyên nhân nữa, Trung Quốc thời đó đất đai quá rộng, tình hình quá suy nhược, tài của Vương không cứu vãn được. Ông lại quá tự tin, cố chấp, nên những người có uy tín không chịu hợp tác với ông, mà bọn tay chân của ông hầu hết là nịnh bợ, đầu cơ.
Vương mất rồi, lại trên 800 năm sau mới có cuộc cách mạng xã hội nữa, lần này là lần thứ tư, và có một chương trình hấp dẫn, một tổ chức tinh vi, một kỹ thuật hiệu nghiệm, hiện đã đứng vững được trên ba chục năm, đã thực hiện được một số công trình, nhưng dân vẫn nghèo khổ, có lẽ còn lâu mới đạt được mục đích.
7. Rợ Kim mạnh lên, chiếm trọn miền bắc Trung Quốc.
Cầm quyền đã trên 100 năm, nhà Tống chưa giải được hai cái hoạ Liêu và Tây Hạ thì lại thêm cái hoạ rợ Kim.
Ở hai miền thượng du Hắc Long Giang có một bộ lạc người Trung Hoa gọi là Nữ Chân (tên này chắc là phiên âm), cùng một bộ tộc với Mãn Châu. Họ lạc hậu, chất phát, chưa đúc được sắt, mà tính tình hung hãn. Thế kỷ XI họ lệ thuộc nước Liêu, qua thế kỷ XII họ mạnh lên, nhân vua Liêu vô đạo, họ cử binh đánh, chiếm được một phần đất của Liêu, năm 1125 đời Tống Huy Tôn, thủ lãnh của họ là A Cốt Đả xưng đế đổi quốc hiệu là Đại Kim.
Bấy giờ Liêu đương suy. Tống thừa cơ đánh thì tất thắng, vậy mà Huy Tôn nghe một hoạn quan là Đồng Hoán bài mưu, muốn mượn sức của Kim, sai sứ qua liên minh với Kim để diệt Liêu. Hai bên ước với nhau:
° Kim, Tống cùng tiến quân đánh Liêu, một bên từ Bắc, một bên từ Nam.
° Thành công rồi thì Tống lấy lại đất Vân, Yên mà Liêu đã chiếm từ đầu đời Tống, đất còn lại thuộc về Kim.
° Tống mỗi năm nộp cho Kim 200.000 lượng bạc và 300.000 tấm lụa.
Vua Kim dẫn ba đạo quân tiến vào đất Liêu, tới đâu thắng đấy một cách dễ dàng, trái lại quân Tống do Đồng Quán điều khiển (Tống hết tướng rồi ư?) Thua Liêu luôn mấy trận, sau đánh Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay) cũng không xong. Quán phải xin Kim giúp sức. Kim hạ được Yên Kinh rồi hạ luôn mấy kinh đô nữa của Liêu. Vua Liêu mất nước rồi, muốn đầu Tống, nhưng giữa đường bị Kim bắt được. Liêu vong năm đó là năm 1125 cuối đời Huy Tôn.
Vậy là chỉ một mình Kim có công diệt Liêu, Kim viện lẽ đó để yêu sách thêm, bắt Tống mỗi năm phải nộp một triệu quan làm tiền thuế đất Yên Kinh, rồi mới chịu giao lại đất đó.
Sử gia trách nhà Tống đổi nước Liêu là kẻ hào hảo với mình trên trăm năm để kết thân với một nước mới hưng vượng, còn nhiều nhuệ khí. Vì vậy để rước thêm cái hoạ rợ Kim lớn hơn hoạ rợ Liêu nữa.
Hoạ xảy ra ngay tức thì. Tống chưa kịp nộp một triệu quan "thuê đất" thì Kim đã đem quân vào đánh, hãm Yên Kinh, Huy Tôn thấy nguy, mộ thêm quân, nhường ngôi cho thái tử, tức vua Khâm Tôn (1126). Dân chúng ở kinh đô phẫn uất đòi Huy Tôn phải giết Tướng quốc Thái Kinh và Đồng Quán vì đã làm cho quốc gia bị suy nhược, bại trận, bị xâm lược. Huy Tôn phải nghe, rồi trốn giặc xuống Giang Nam.
Chiếm Yên Kinh rồi, giặc Kim hãm Biện Kinh. Khâm Tôn muốn bỏ kinh đô trốn nữa. Lý Cương giữ chức binh bộ thị lang, khóc can, nguyện tử thủ xã tắc. Khâm Tôn phải ở lại. Lý Cương tận lực chống giữ kinh thành, nhưng rồi Khâm Tôn nghe lời tể tướng Lý Bang Ngạn, sai sứ cầu hoà. Người Kim đòi vàng 500 vạn lạng, bạc 5000 vạn lạng, lụa 100 vạn tấm, ngựa bò 1 vạn con, và cắt đất Hà Bắc ngày nay. Lại bắt vua Tống phải tôn vua Kim làm bác, gởi thân vương, tể tướng làm tin mới chịu hoà. Khâm Tôn phải chấp nhận hết, nhưng chỉ thâu góp của nhân dân được 20 vạn lạng vàng và 400 vạn lạng bạc thôi.
Dân chúng phẫn uất, quân cần vương nổi lên, do Diêu Bình Trọng thống suất, đánh trại quân Kim không thắng. Vua bãi chức Lý Cương để lấy lòng rợ Kim, nhưng mấy vạn dân quê do một thái học sinh (1) là Trần Đông cầm đầu đến tận cửa khuyết dâng thư xin dùng lại Cương, và mạt sát tể tướng Lý Bang Ngạn kẻ chủ hoà.
(1) Như học sinh Quốc tử giám đời sau.
Quân Kim vây Biện Kinh đã được một tháng, không đợi nổi đủ số vàng bạc, rút về hết. Huy Tôn trở về Biện Kinh. Ai cũng tưởng hoà nghị đã xong, trên dưới an lòng, không lo phòng bị nữa. Không ngờ, không đầy một năm, Kim lại đem quân hãm kinh thành. Vua Khâm Tôn phải ngự tới trại Kim xin hoà nữa. Kim đòi vàng 1.000 vạn lạng, bạc 2.000 vạn lạng, lụa 1.000 vạn tấm, nặng hơn gấp hai lần trước. Khâm Tôn không sao nộp đủ số được, phải đến nói lại. Kim bàn lập Trương Bang Xương (viên thiếu tể đã qua Kim làm con tin) làm Sở đế rồi bắt vua Khâm Tôn, thượng hoàng Huy Tôn, thái tử, các hậu phi và hoàng tộc, tất cả 3000 người, lại cướp vàng bạc, con gái trong thành đem về bắc (1127). Bọn họ vừa buồn, khổ, vừa không chịu được khí hậu miền Bắc, lần lần chết hết.
Chưa bao giờ dân tộc Trung Hoa bị nhục như vậy. Đời Bắc Tống tới đây chấm dứt.
Chúng ta thấy, rợ Kim tiến như vũ bão, trong có mấy năm chiếm được gần hết miền Bắc (chỉ trừ đất Tây Hạ) chưa có rợ nào thành công dễ dàng, mau như vậy. Nguyên nhân là đời Tống rất yếu về võ bị, nhất là dưới triều Huy Tôn, Khâm Tôn, từ vua tới đại thần điều khiếp nhược. Nhưng cũng có nhiều nhà ái quốc, nhất định chiến chứ không chịu hoà, như Lý Cương, Diêu Bình Trọng, Trần Đông (đời sau Nam Tống có Thục Thi còn anh hùng hơn nữa) và dân chúng đứng về phe họ, rất ghét rợ Kim, chúng ương ngạnh, tham lam, tàn bạo, tới đâu chỉ lo chiếm ruộng đất, cướp bóc của cải để hưởng. Bất kỳ người Kim nào cũng là công dân hạng nhất, được miễn mọi thứ thuế, chỉ phải tòng quân thôi. Chúng có quyền chiếm bao nhiêu đất thì chiếm, chẳng kể là đất công hay đất tư, thành thử chủ điền và nông dân Trung Hoa đều ghét chúng, lần lần toàn dân Trung Hoa đoàn kết thành một mặt trận duy nhất để chống Kim. Đó là nguyên nhân khiến cho Kim sau này sẽ sụp đổ rất mau.
Lại thêm, khi đã chiếm được Biện Kinh, chiếm được hết đất cát, của cải rồi, chúng tranh giaàh, chém giết lẫn nhau. Mà chúng cũng không như các rợ khác, thoả thuận với một phần dân Trung Hoa để được phần đó hợp tác với chúng. Trước sau, chúng chỉ là một bọn xâm lăng, một bọn cướp.

Truyện Sử Trung Quốc Tựa Phần 1 Chương I Chương II Chp và kỹ lưỡng, soát đi soát lại nhiều lần (coi bài Huyền Trang trong cuốn Ý chí sắc đá của tôi - Thanh Tân 1971). Ông dịch những kinh khó nhất và chỉ huy việc dịch những kinh khác. Tới năm 663 ông dịch được 600 quyển.
Ngoài ra ông còn cho hậu thế:
- Bản dịch Đạo Đức kinh ra tiếng Phạn để giới thiệu triết học Trung Hoa với Ấn Độ.
- Bản dịch Đại thừa khởi tín luận từ Hoa ngữ ngược về Phạn ngữ. Nguyên bản chữ Phạn của Ấn Độ đã thất lạc từ lâu, nhưng ở Trung Hoa còn giữ lại được bản chữ Hán. Làm công việc đó ông muốn đền ơn những tôn sư và bạn thân Ấn đã niềm nở dạy bảo, tiếp đón ông.
- Soạn một cuốn ngữ pháp Phạn, giản lược mà sáng sủa và đúng.
- Viết bộ Đại Đường Tây Vực kí gồm 12 quyển chép những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi thỉnh kinh. Bộ này chứa những tài liệu rất quý cho các nhà khảo cổ Ấn Độ và Trung Á sau này, được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Nhật, Đức... và đã giúp các học giả Ấn sửa lại nhiều điều sai lầm trong lích sử của họ về thế kỉ VII.
- Công việc dịch kinh của ông chẳng những làm cho đạo Phật phát triển mạnh ở Đông Á mà còn ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ và văn học Trung Hoa.
- Từ ngữ Trung Hoa đã giàu thêm được 3,5 vạn tiếng, căn cứ vào bộ Phật giáo đại từ điển, có tiếng dịch âm tiếng Phạn như Nát bàn, sát na, phù đồ; có tiếng dịch nghĩa tiếng Phạn như vô minh, nhân duyên, chân nhu... Mà thêm được 3,5 vạn tiếng là thêm được 3,5 vạn ý niệm.
- Văn bạch thoại phát đạt vì lẽ khi dịch, người ta lựa những tiếng bình dị cho dễ hiểu, do đó dùng bạch thoại xen với cổ văn; lại thêm vì là kinh để tụng, cho nên phải chú trọng đến âm vận, và thứ văn đặc biệt đó gọi là biến văn. Do ảnh hưởng của Phạn ngữ, biến văn không dùng hư từ, đối ngẫu mà rất hay đảo trang.
- Văn nhân Trung Hoa ít tưởng tượng mà hay thuyết li, nhờ những truyện tân kì trong kinh Phật mà bắt chước viết những truyện thần quái. Như bộ Sưu thần kí, và những truyện Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng sau này đều chịu ảnh hưởng của các kinh Đại trang nghiêm, Hoa nghiêm, Niết bàn...
Huyền Trang tịch năm 664, một triệu người ở Tràng An và tứ xứ đi đưa linh cữu ông.
Nghĩa Tĩnh (631-713) sống ở đời Cao tôn và Võ Tắc Thiên. Huyền Trang tịch được 6 năm thì vị tăng ở Hà Bắc đó cũng qua thỉnh kinh ở Tây Trúc, nhưng không theo đường bộ và dùng đường biển (coi bản đồ trước), ở Tây Trúc 24 năm, năm 695 đem về được 400 bộ kinh nữa. Về tới Lạc Dương, Võ Tắc Thiên rất mộ đạo đi đón và giúp ông mọi phương tiện để dịch kinh tới khi chết. Ông còn viết tiểu sử các cao tăng ở thời ông cũng đi thỉnh kinh, trong có đó có những vị xấu số, chết ở dọc đường.
Các tôn phái. Phật giáo Trung Hoa là Đại thừa, khác hẳn Ấn, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Miến, là Tiểu thừa. Việt Nam cũng vậy. Bắc và Trung không có những khất sĩ bận áo vàng, ôm bình bát đi khất thực. Trong Nam càng tiến về miền Tây, nơi có nhiều người gốc Miên, càng thấy nhiều khất sĩ.
Đời Đường, Trung Hoa đã có trên một chục tôn phái mà chỉ có 2 tôn là tiểu thừa. Trong số những tôn phái kia - đều là đại thừa - tôi chỉ kể 4 tôn quan trọng nhất:
Thiền tôn do Đạt Ma thiền sư (cũng gọi là Bồ Đề Đạt Ma) đem từ Ấn qua thời Lương Võ đế (Nam triều) (như tôi đã nói).
Pháp tướng tôn cũng gọi là Duy thức tôn, gốc ở Ấn Độ, giáo lí truyền qua Trung Quốc từ thời Lục triều nhưng đến đời Đường, Huyền Trang mới lập thành một tôn phái, lần lần chiếm được một địa vị rất quan trọng, có ý vị triết lí sâu sắc.
Hoa nghiêm tôn do hòa thượng Đỗ Thuận đời Đường sáng lập, căn cứ vào kinh Hoa Nghiêm.
Thiên thai tôn hoàn toàn do Trung Hoa sáng tạo, sở dĩ có tên đó vì vị sơ tổ của phái đó, Trí Giả đại sư tu ở núi Thiên Thai. Ông căn cứ vào Hoa nghiêm kinh, châm chước Trí độ luận, Niết bàn kinh, Đại phẩm kinh mà lập giáo, đại khái chủ trương điều hòa hai phái “hữu” và “không”.
Độc giả muốn biết đại cương giáo lí các tôn phái đời Đường, xin coi cuốn thượng (tr.81-87) Đại cương triết học Trung Quốc của chúng tôi - Cảo Thơm tái bản năm 1970.
°
Tóm lại, có thể nói ở Trung Hoa, Phật giáo thịnh cực vào đời Đường, mà theo luật tự nhiên, thịnh cực là bắt đầu suy.
Trước sau có tất cả bốn lần pháp nạn (đạo Phật bị vua phế, cho là có hại cho văn hóa, quốc gia): Lần đầu ở đời Bắc Ngụy, triều Võ đế; lần nhì ở đời Bắc Chu, triều Võ đế; lần ba ở đời Đường, triều Võ tôn; lần thứ tư ở đời Hậu Chu, triều Thế tôn (trong sử gọi là tam Võ, nhất Tôn pháp nạn); thì lần thứ ba nặng nhất, còn các lần kia, chỉ cấm trong vài năm mà không triệt để.
Nhà Đường rất khoan dung về tôn giáo (coi đoạn dưới), vậy mà Võ tôn phải có thái độ cương quyết chỉ vì đoàn Phật giáo phát sinh ra nhiều tệ hại, gom góp một số lớn đất đai, tài sản (có sách nói bằng 2/3 tài sản quốc gia), chứa chấp một số tăng, ni chỉ biết trục lợi, và một số rất đông trốn chúa đi ở chùa; do đó Phật đoàn thành một tổ chức nguy hại cho quốc gia. Triều đình thu thuế không được, bắt lính cũng không được.
(Thiếu một đoạn)
Tác giả có tên tuổi:
Thẩm Kí Tế viết truyện hồ li, sau được Bồ Tùng Linh mô phỏng trong bộ Liêu trai.
Bạch Hành Giản viết thiên diễm tình của một danh kĩ.
Lí Công Tá viết truyện Nam khả kí.
Có tài nhất là Đỗ Quang Đình viết truyện Cầu nhiệm khách (ông lão râu quăn) mà nhiều người khen là hay nhất đời Đường, chúng tôi đã dịch theo bản tiếng Anh của Lâm Ngữ Đường và cho vào tập Mưa (Tiến Bộ, 1969).
Văn dịch
Công việc dịch kinh Phật rất thịnh ở đời Đường nhờ hai cao tăng Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh; công của Huyền Trang với văn xuôi va ngôn ngữ Trung Quốc rất lớn (ở trên).
b. Thơ
Cái vinh quang lớn nhất của đời Đường là thơ, nó hoàn toàn là của Trung Hoa chứ không mượn của Ấn Độ như vinh quang Phật giáo, nó có thể gần bằng cái vinh quang về triết học đời Xuân Thu - Chiến Quốc và được khắp thế giới khen như triết học Tiên Tần. Thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị được mọi nước từ Đông qua Tây dịch đi dịch lại, mỗi ngày một nghiên cứu thêm.
Thơ Đường có một thể đặc biệt, một hình thức rất lạ không giống thơ một dân tộc nào cả: thể thơ luật.
Phần trên chúng tôi đã nói Thẩm Ước thời Nam Triều nghiên cứu về âm thanh, tìm ra được những bệnh về âm vận trong thơ. Thi sĩ thời sơ Đường châm chước luật của họ Thẩm và lần lần thơ luật thành hình: Từ số câu số tiếng, số vần, cách gieo vần, cách đối, cách bố cục (phá, thừa, luận, kết) đều theo những qui tắc nghiêm chỉnh; kết quả là mỗi bài thơ 8 câu, mỗi câu bảy chữ là một khối nhỏ chặt chẽ đầy đủ ý nghĩa, có mở, có khai triển, có đóng; có tình, có cảnh, lại có nhạc du dương, ngâm được, phổ nhạc được. Thật là một viên ngọc nếu thi sĩ có tài cao.
Nhưng có sở trường thì có sở đoản: Niêm luật, qui tắc khắt khe quá, bó buộc thi nhân quá làm cho người, ta cạn hứng, nên ngay khi thơ luật mới xuất hiện đã có người - thi sĩ Hàn Sơn - chê nó là một lối ghép chữ để tiêu sầu khiển muộn.
Cũng may là suốt đời Đường, những thi sĩ nổi danh hiểu lẽ đó, nên không chịu nô lệ luật, biết phá luật để theo hứng, như bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, Anh Vũ châu của Lí Bạch, Cửu nhật đăng cao của Đỗ Phủ...
Và khi nào họ thấy thể luật không diễn được hết cảm nghĩ của họ thì họ dùng thể cũ gọi là cổ phong (chỉ cần có vần, dài bao nhiêu cũng được và không phải theo niêm luật); hoặc thể từ (sẽ nói ở sau). Nhờ vậy mà thơ Đường vừa hay vừa phong phú.
Thơ Đường chia làm ba thời kì:
Sơ Đường (618-712). Mới đầu còn giữ cái phong khí diễm lệ đời Lục Triều, như Vương Bột, Lạc Tân Vương trong nhóm Tứ kiệt; rồi Thẩm Thuyên Kì, Tống Chi Vấn có công làm cho thơ luật hoàn thành; Hạ Tri Chương, Trương Nhược Hư tiếp tục. Cuối thời, Trần Tử Ngang và Trương Cửu Linh vận động phục cổ, thơ bình dị, tự nhiên.
Thịnh Đường (713-824) là hoàng kim thời đại của thơ, có người (Hồ Vân Dực) bảo từ Sơ Đường tới Thịnh Đường, thơ phát triển như từ đất bằng vọt lên ngọn núi Hi Mã Lạp Sơn.
Về lượng, theo Toàn Đường thơ, thơ thịnh Đường chiếm tới 3/4; trên 1.500 thi sĩ và non 4 vạn bài thơ, riêng Đỗ Phủ có tới ngàn bài.
Về phẩm, thì thật là đủ vẻ đẹp, đủ cảnh, trọng thiên nhiên, trọng xã hội, đủ các tình cảm của con người trong một xã hội thịnh cực rồi lại suy cực đời Minh Hoàng. Được vậy một phần là nhờ chưa thời nào thi nhân được từ vua chúa tới dân chúng trọng vọng như thời đó.
Khuynh hướng nào cũng có, nhưng đại cương mà xét thì có bốn phái: Phái xã hội, phái biên tái, phái tự nhiên, phái quái đản.
Tôi không biết nên đặt Lí Bạch (701-762) vào phái nào trong ba phái đầu vì thơ ông có đủ loại, mà rất tự nhiên.
Ông rất lãng mạn, chỉ yêu thơ, rượu, sơn thủy và mĩ nhân, nhưng có bài ông tả cảnh thương tâm của dân vì giặc giã liên miên như Chiến thành nam (tư tưởng xã hội), có bài tả cảnh biên tái như bài Hành lộ nan, Thục đạo nan, giọng hùng tráng, còn thơ chán đời, ở ẩn trong rừng sâu, núi thẳm, mê tiếng suối, tiếng chim, nhìn mây bay trăng mọc thì ông làm rất nhiều, không một nhà nào trong phái tự nhiên bì kịp. Chỉ cái loại quái đản là ông không ưa: Thơ ông bài nào cũng phát tự lòng ra, không đẽo gọt.
Trong Đại cương văn học sử Trung Quốc tôi đã giới thiệu trên hai chục bài của Lí, nếu trích ra dăm bài thì thiếu quá, mà chép lại nhan đề hai chục bài đó thì vô ích.
- Phái xã hội dùng cây bút để tả nỗi tân khổ của mình và của đồng bào, lựa con đường tả thực, lấy trạng thái xã hội làm đề tài.
Có tài nhất mà có lòng nhất cũng là Đỗ Phủ (712-770). Đời ông rất long đong, nghèo khổ, chỉ làm một chức quan nhỏ, không chịu a dua, nhiều khi tỏ nỗi bất bình về cảnh huống xã hội, nên bị bãi chức. Có hồi đói, vợ con nheo nhóc. Không ai không cảm động khi đọc những bài: Cảnh li biệt của cặp vợ chồng mới cưới, bài Lính lệ Thạch hào trong đó ông tả cảnh khổ của dân bị bắt lính.
Thơ luật của ông rất đẽo gọt mà hay. Danh ông ngang với Lí Bạch.
Bạch Cư Dị (772-864) trái lại, làm quan, sung sướng suốt đời, nhưng cũng bất bình vì nỗi bất công trong xã hội: Kẻ thì quá xa xỉ, kẻ thì chết đói (bài“Khinh phì”). Bài “Ông lão gãy tay ở Tân Phong” (kể nỗi khổ của một người lấy đá đập gẫy cánh tay để khỏi bị bắt lính) nhiều người thời nay đọc tất phải mũi lòng.
Ông còn hai bài thơ dài nổi danh: Tì bà hành và Trường hận ca. Bài trên chép nỗi lòng của một ca nữ, đã được Phan Huy Vịnh dịch ra tiếng Việt; bài dưới tả cái hận bất tuyệt của Đường Minh Hoàng đã phải để cho quân sĩ giết Dương Quí Phi.
Ba nhà trên: Lí, Đỗ, Bạch là ba thi hào lớn nhất đời Đường.
- Phái biên tái. Phái này tả chiến trường, bão cát, mưa tuyết... ở biên cương, có giọng bi hùng, có lẽ chịu ảnh hưởng thơ văn hoặc các bài ca thời Bắc triều. Nổi danh có Cao Thích, Vương Xương Linh, Sầm Tham, Vương Chi Hoán.
- Phái tự nhiên. Chịu di phong của Đào Tiềm, Tạ Linh Vận thời Nam triều, thích nhàn tản và cảnh thiên nhiên. Có nhiều nhà thơ lớn: Mạnh Hạo Nhiên, Liễu Tôn Nguyên, Vi Ứng Vật, Vương Duy, vừa là thi sĩ vừa là họa sĩ.
- Phái quái đản chủ trương viết phải khác người, làm kinh dị người đọc thì mới là khéo, cố tìm những tiếng lạ lùng, những vấn đề khó khăn, như Mạnh Giao, Giả Đảo.
Vãn Đường (847-907) Thời này là thời loạn triều đình bất lực, phong hóa suy đồi, thí nhân lại chủ trương trở về duy mĩ đời Lục Triều, tư tưởng ủy mị.