Cứu Rùa Được Phong Thần

Thời nhà Tấn, tại đất Sơn Âm, có một chành thanh niên tên là Khổng Du, nguyên là một việc quan cấp nhỏ, từng mua một con rùa đem thả dưới sông. Con rùa ấy hình như hiểu được lòng người, nên sau khi xuống nước, lại ngoái đầu nhìn chăm chăm vào Khổng Du, rồi mới lần lần bơi đi. Khổng Du cũng cảm thấy không thể rời bỏ nó. Về sau, Du đánh giặc có công, được phong hầu cực kỳ vinh hiển.
Lúc đúc chiếc ấn phong hầu, thì trên quả ấn xuất hiện hình con rùa ngoái đầu nhìn lại, mọi người đều cho là chuyện kỳ quặc, bèn phá hủy chiếc ấn ấy, rồi đúc lại chiếc khác. Đúc đi đúc lại như thế nhiều lần mà lần nào cũng có hình rùa hiện lên trên ấn. Thợ đúc kiểm tra kỹ khuôn đúc, thì chẳng thấy có dấu vết gì, nhưng trên ấn vẫn có hình rùa. Họ rất đỗi băn khoăn, liền mang ấn đến trình lên Khổng Du và thưa: "Bẩm đại quan, chúng tôi đúc xong ấn, bỗng thấy hiện lên hình rùa ngoảnh đầu nhìn lại, không hiểu tại sao?"
Khổng Du bvèn bảo thợ đúc phá đi, đúc lại nhưng kết quả vẫn như trước. Khổng Du cũng lấy làm quái lạ. Chuyện ấy dần lan truyền đến triều đình, nhà vua liền mời Khổng Du vào triều để hỏi rõ nguyên nhân, nhưng Du không biết làm sao trả lời, suy nghĩ trăm chiều cũng không tìm ra được kết luận.
Thế rồi, trên đường từ triều đình trở về nhà, Khổng Du đột nhiên nhớ lại một sự kiện đã xảy ra ngày trước. Do đó, hôm sau, ông vào triều tâu với nhà vua: "Tâu đại vương, thần đã nghĩ ra nguyên nhân rồi: Trước đây nhiều năm, nhân thấy ngư phủ thả lưới bắt một con rùa, thần không nỡ thấy nó chết nên mua nó thả vào trong nước. Con rùa ấy hình như hiểu được ý người nên ngoi đầu lên mặt nước,nhìn chầm chập vào thần. Ngày nay, thần được vệ hạ đoái thương phong hầu cho thần, đó chính là do kết quả của việc thả rùa ngày trước vậy.
Vua liền bảo với quần thần: "Làm điều thiện chắc chắn có sự báo đáp của việc thiện, trường hợp của Khổng Du ngày nay là một sự kiện rất đáng cho chúng ta suy ngẫm."