Chương 14

Mấy tháng đã trôi qua, lặng lẽ, lững lờ.
Ở nhà họ Cố, bà Sơn lúc nào cũng dành làm hết công việc nhà, thói quen đã bao nhiêu năm, bà đã làm mọi công việc một cách thuần thục, tuy rằng đã có con dâu, tuy rằng Uyển Lan và bà vô cùng thân mật, gần gũi nhau, và cũng rất muốn chia xẻ một phần công việc của bà, thế nhưng bà vẫn không quen đem một phần công việc giao cho Uyển Lan. Cộng thêm, Uyển Lan cũng không hề quen với công việc nhà, giao cho nàng xắt cải, thế nào nàng cũng bị đứt tay, giao cho nàng rửa chén, thế nào cũng phải có bị bể hoặc bị sứt mẻ, giao cho nàng ủi quần áo, quần áo thế nào cũng bị cháy, giao cho nàng xào thức ăn, nàng đổ nguyên cả một chảo dầu vào, ngay cả dùng nồi điện nấu cơm, nàng cũng quên cắm điện.
Thế là, sau khi thử được vài hôm, bà Sơn ôm Uyển Lan vào lòng, vừa cười hi hi vừa nói:
- Con ơi, con càng giúp mẹ càng bận, mẹ xem, tốt nhất là để mẹ làm hết cho rồi! Con cứ yên tâm, mẹ không vì con không biết làm công việc nhà, mà không thương con nữa đâu! Con gái thời của con bây giờ, từ nhỏ đã phải tập trung hết tinh thần vào việc học hành, nào Quốc ngữ, Anh ngữ, toán học, hóa học, vật lý, công dân... mọi việc đều phải biết, thế nhưng đời sống thực sự, thì lại không biết đối phó ra sao!
Mấy câu nói đó của bà Sơn, đã diễn tả thật thâm thúy về thế hệ phụ nữ ngày nay. Thật vậy, con gái thời bây giờ, người nào cũng được hấp thụ nền giáo dục, từ ba, bốn tuổi đã được vào học lớp mẫu giáo, sau đó là tiểu học, trung học rồi đại học... bài vở, sinh hoạt ở trường đã làm cho họ thở không nổi, làm gì có đủ thì giờ và tinh lực để học nữ công gia chánh?
Ở nhà làm một kẻ “ăn không ngồi rồi”, mỗi ngày Hữu Phong lại phải đi làm, do đó Uyển Lan cảm thấy thì giờ của mình trống trải, sinh hoạt tẻ nhạt một cách kỳ lạ. Lúc đầu, nàng cứ trở về nhà cha mẹ, nắm lấy áo mẹ theo thói quen cũ, sau đó, Triệu Bôi làm đám cưới, San San về ở chung, sự chung đụng giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng vô cùng vui vẻ, hòa thuận. Thế là, cái mặc cảm tự ti vô duyên kỳ cục của Uyển Lan lại cất cao đầu lên, nàng nghĩ, mình đã không phải là con ruột của bà Sâm, thì không nên tranh dành sự thương yêu của bà Sâm với San San làm gì. Với cái tâm tình kỳ lạ, ngay chính cả nàng cũng không hiểu được đó, số lần trở về nhà cha mẹ của nàng cũng dần dần giảm hẳn xuống.
Tháng sáu, khí trời đã trở nên vô cùng oi bức, buổi chiều hôm đó, đột nhiên Uyển Lan chạy đến công trường tìm Hữu Phong. Hữu Phong đang leo lên dàn chim ưng để kiểm soát dàn cốt sắt đang dựng lên của công trình xây cất đó, Uyển Lan dùng tay che ngang trán, che đi ánh nắng mặt trời, ngẩng đầu lên nhìn Hữu Phong lúc đó đang ở trên tầng lầu thứ 10. Từ dưới nhìn lên trên, thân hình của Hữu Phong chỉ là một chấm đen nhỏ, nàng gần như không thể nào nhìn ra trong những bóng dáng đó, cái nào là Hữu Phong, mà chỉ dựa vào bộ y phục Hữu Phong đi làm lúc sáng: chiếc áo sơ mi màu café sữa nhạt và chiếc quần tây màu kem, để đoán ra chàng. Đứng từ dưới nhìn lên như thế, trong lòng nàng mới hơi có chút khái niệm, nàng cứ nghĩ rằng công việc của Hữu Phong rất nhẹ nhàng, lương lại tương đối cao. Kỹ sư mà, ngồi văn phòng vẻ đồ án, viết kế hoạch là được rồi, ai ngờ, dưới ánh nắng chang chang của mặt trời mùa Hạ, chàng vẫn phải leo lên, tuột xuống, thảo nào mà càng phơi càng đen, ngó bộ, lương cao cũng có lý do của lương cao, trên cõi đời này không hề xảy ra chuyện không làm mà hưởng bao giờ! Mà cũng tội nghiệp Hữu Phong, ở nhà, chàng không bao giờ nói đến công việc làm, cũng không bao giờ oán than, càng không bao giờ kêu khổ. Thật sự mà nói, Hữu Phong quả thật là một thanh niên có đầu óc thực tế, có quan niệm ăn chắc mặc bền, và cũng là một người chồng không thể chê trách vào đâu được!
Hữu Phong đã tuột từ trên thang máy xuống rồi, cả người chàng bám đầy bụi, gương mặt chàng dính đầy đất, đầu chàng đội chiếc nón làm việc, trông thật buồn cười. Nhìn thấy Uyển Lan, chàng tỏ vẻ bất ngờ và mừng rỡ vô hạn, cởi nón ra, chàng chạy nhanh đi rửa mặt, rửa tay, sau đó vừa cười hi hi vừa chạy đến bên Uyển Lan.
- Uyển Lan, sao lại nghĩ đến chuyện đến đây đón anh vậy!
- Ở nhà vô tích sự, nên muốn đi chơi một chút, với lại em cũng có việc cần bàn với anh, do đó mà đến đây!...
Nàng ngẩng đầu lên nhìn dàn chim ưng:
-... Anh lên trên đó làm gì vậy?
- Mỗi lần dựng dàn cốt sắt, anh đều phải lên trên để kiểm soát, cái dàn đó gọi là dàn chim ưng...
Chàng giải thích cho nàng nghe, một mặt đưa tay ra kéo lấy nàng, nói một cách vui vẻ:
-... Đi, anh dẫn em đi xem, từ trên cao nhìn xuống, thấy người ta nhỏ như con kiến, xe hơi giống như cái hộp quẹt, vui lắm.
Nàng lùi lại một bước:
- Ồ! Em không đi đâu, em sợ cao lắm!
Hữu Phong nói:
- Bậy bạ, chưa bao giờ anh nghe nói, em mắc chứng sợ chiều cao! Lúc còn nhỏ, em leo lên nhánh ngang của cây to, đưa qua đưa lại, không chịu leo xuống, làm anh và Triệu Bôi cuống cả lên, bây giờ lại lòi ra chứng sợ chiều cao!
Uyển Lan cười cười, nàng nói:
- Bởi vậy khi lấy chồng, quả thật đừng nên lấy người bạn từ thời thơ ấu của mình!
- Tại sao vậy?
- Anh ta nhớ hết tất cả những chuyện đái dầm khóc nhè của mình, không sót một thứ!...
Nàng lại ngước mắt nhìn lên dàn “chim ưng”:
-... Tại sao lại gọi là dàn chim ưng vậy anh?
- Anh cũng không biết, có thể là tại v chàng đậy mạnh nắp đàn lại, gục đầu tựa trán lên trên cây đàn.
Bà Mạnh cảm thấy trái tim mình rúng động thật mãnh liệt, tiếng đập mạnh cuối cùng của Mạnh Thiều lên trên phím đàn, hình như đã hoàn toàn đập lên trên trái tim bà, bà cảm thấy, cả trái tim của mình hình như đã bị đập đến vỡ tan đi. Bà cảm thấy chấn động, bàng hoàng, kinh hoảng, sợ hãi và đau đớn khôn cùng, từ phía sau, bà nhìn thấy cái dáng ngồi gục lưng đó của Mạnh Thiều, phần lưng rộng mênh mang đó, mái tóc đen bồng bềnh đó, giống hệt như người cha đã quá cố của chàng. Chồng của bà đã chết đi rồi! Còn con trai của bà thì sao?
Bà từ từ đứng dậy, từ từ bước đi, từ từ lặng lẽ bước đến bên Mạnh Thiều, không một tiếng động.
Bà nhìn chàng chăm chú, đưa tay ra, bà định vuốt ve mái tóc của chàng, thế nhưng, bà rụt rè rút tay lại. Bà không dám đụng vào chàng! Bà thật sự không dám đụng vào chàng! Hít vào một hơi dài, bà đầu hàng rồi, bà khuất phục rồi, bà thật sự cảm thấy mình đành phải chịu đầu hàng thôi!
Thanh âm của bà vang lên, đơn điệu và thành khẩn:
- Thiều Thiều, ngày mai mẹ sẽ đi đến nhà họ Đoàn! Mẹ sẽ thân hành đến thăm Uyển Lan, thân hành đến thăm cha mẹ của nàng, thay con cầu hôn với gia đình nàng, nếu như thời gian còn kịp, con vẫn có thể làm đám cưới trước khi đi Mỹ.
Chàng vẫn ngồi gục ở đó, không một cử động. Giọng bà Mạnh thật nhẹ:
- Thiều Thiều, con không tin mẹ sao? Trời đã gần sáng rồi, mẹ không cần đợi đến ngày mai, hôm nay mẹ sẽ đi ngay! Mẹ sẽ thuyết phục Uyển Lan, nếu như nàng vẫn còn giận dữ, nếu như cần thiết, mẹ sẵn sàng xin lỗi nàng.
Cuối cùng Mạnh Thiều cũng chậm chạp ngẩng đầu lên, sắc mặt chàng trắng nhợt như những phím đàn màu trắng của cây dương cầm, đôi gò má của chàng đã hóp vào thật sâu, đôi mắt của chàng chứa đầy những sợi gân máu đỏ li ti. Thế nhưng, ánh mắt đó vẫn chứa đầy nét âm u, cuồng nhiệt và hừng hực nét bức bách người đối diện. Chàng nhìn thẳng vào mẹ, gương mặt không một chút biểu lộ tình cảm. Chàng chậm chạp mở miệng, thanh âm cũng không một chút biểu lộ cảm tình.
Giọng nói của chàng cứng nhắc, mệt mỏi, máy móc:
- Trễ quá rồi! Nàng đã lấy chồng từ ba hôm trước rồi!
Đứng dậy, chàng lảo đảo xông vào phòng của mình, không hề quay đầu lại, cánh cửa phòng đóng sầm thật mạnh trước mặt bà Mạnh.
Bà Mạnh bàng hoàng, ngớ ngẩn đứng nơi đó, thật lâu, thật lâu, bà không thể suy nghĩ, cũng không thể cử động, sau đó, bà cảm thấy toàn thân run rẩy và không còn một chút sức lực nào, không kềm chế được, bà ngồi phệch xuống chiếc ghế bên cạnh cây đàn mà Mạnh Thiều vừa ngồi ban nãy, xuất phát từ bản năng, bà mở nắp đàn ra, nhẹ nhàng, máy móc, bà đánh lên vài ba âm điệu, bà bàng hoàng phát hiện ra, mình đang lập lại bài hát mà Mạnh Thiều đàn lúc nãy:
- Em là một áng mây,
Lơ lửng lưng chừng trời.
Ánh mây trời thỉnh thoảng,
Che phủ trái tim anh!
Anh đừng nên xao động,
Cũng chẳng cần reo vui.
Vì áng mây khoảnh khắc,
Đã mất dạng tăm hơi...
Nước mắt rút cuộc cũng đã từ từ trào ra từ hai bên khoé mắt của bà, rơi lặng lẽ trên những phím đàn.
Một tuần lễ sau, Mạnh Thiều lên phi cơ đi công tác ở Mỹ.
o0o
Cùng với khoảng thời gian Mạnh Thiều xuất ngoại, Uyển Lan và Hữu Phong đang cùng nhau hưởng “tuần trăng mật” ở Nhật Nguyệt Đàm, thưởng thức sắc hồ màu núi.
Tuy rằng Nhật Nguyệt Đàm là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Đài Loan, thế nhưng, đây lại là lần đầu tiên Uyển Lan đến đó, chỉ tại vì nhà họ Đoàn không phải là một gia đình khá giả, du lịch từ trước đến nay đối với họ, là một chuyện vô cùng xa xỉ và khó thực hiện. Đến Nhật Nguyệt Đàm, họ ở Hàm Bích Lầu, vừa vào căn phòng ngủ sang trọng của khách sạn, mở tấm màn cửa sổ ra, trước mặt nàng là một trời đầy màu hồ sắc núi, Uyển Lan kinh ngạc và cảm thấy huyễn hoặc khôn cùng:
- Ồ, Hữu Phong, anh không nên tốn tiền nhiều như thế này, loại khách sạn như thế này nhất định là phải đắt khủng khiếp!
Hữu Phong tiến đến, ôm lấy vòng eo nàng từ phía sau lưng, cùng đứng với nàng trước cửa sổ, nhìn vào hồ nước và núi non trước mặt, chàng nói:
- Đừng nên lo lắng chuyện tiền bạc, được không? Chúng ta chỉ tốn có một lần này thôi, em biết đó, đời người chỉ có một lần trăng mật... Ồ... anh nói sai rồi...
Chàng hơi ngớ người ra. Nàng cũng hơi ngớ ngẩn:
- Sao vậy? Sao lại sai?
Chàng thì thầm bên tai nàng:
- Chúng ta sẽ có rất nhiều, rất nhiều tuần trăng mật! Chúng ta sẽ cùng nhau đi trên con đường đời này mấy chục năm, trong mấy chục năm đó, sẽ có hằng hà sa số những ngày tháng đếm không xuể, mỗi một ngày tháng đó, đều sẽ là tuần trăng mật của chúng ta! Đợi đến khi mái tóc của hai chúng ta đều đã bạc trắng phau phau, chúng ta vẫn còn cùng nhau hưởng tuần trăng mật!
Nàng quay đầu lại nhìn chàng, ánh mắt trong vắt và nhẹ nhàng, như nước, như mơ, nàng mỉm cười nói:
- Chưa biết chừng, đến khi em già đi rồi, anh sẽ không còn yêu em nữa!
Chàng nhìn nàng chăm chú, giọng chàng thâm trầm, tha thiết:
- Em hãy chờ xem! Ngày tháng thế nào rồi cũng sẽ từ từ qua đi, bây giờ chúng ta cảm thấy tuổi già là một chuyện vô cùng xa vời, dịu vợi, thế nhưng, thế nào rồi cũng sẽ có một ngày, nó cũng sẽ đến trước mặt chúng ta. Đến lúc đó, em đừng nên quên những lời anh đã nói hôm nay, chúncon thật sự yêu anh ấy, con phải ôm chặt lấy tôn chỉ của mình, mẹ anh ấy có xem con là chó, con cũng lấy anh ấy! Mẹ anh ấy có xem con là heo, con cũng lấy anh ấy! Mẹ anh ấy có xem con là rắn độc, con cũng lấy anh ấy...
Uyển Lan lẩm bẩm lập lại mấy câu bà Sâm nói khi nãy, quay đầu sang nhìn bà, nàng kêu lên:
-... Mẹ ơi!... Tại sao mẹ không vạch rõ những điểm này ra với con từ sớm?
Bà Sâm trợn mắt lên, ngơ ngẩn, hồi lâu, bà mới đứng dậy nói:
- Con điên rồi! Uyển Lan, con bị tẩu hỏa nhập ma rồi!
Bà quay người dự định đi ra khỏi phòng. Uyển Lan đưa tay ra chụp ngay lấy vạt áo bà. Bà quay đầu lại, đôi mắt mở thật to của Uyển Lan, nhìn bà trân trối, ai oán, van lơn:
- Mẹ, mẹ đi nói chuyện với Hữu Phong hộ con!
- Nói những gì?
- Mẹ nói với anh ấy, con muốn ly dị!
Bà Sâm đứng dừng lại, nhìn Uyển Lan thật kỹ, một lúc sau, bà mới chậm rãi nói:
- Uyển Lan, tại sao tự con không mở miệng nói được? Tại vì Hữu Phong không có lỗi? Hay là tại vì con không nỡ nhẫn tâm làm như thế? Hay là...
Giọng bà kéo dài ra:
-... Tự bản thân con cũng cảm thấy mơ hồ, con không hề biết rõ rằng, con yêu ai? Con không hề thật lòng thật dạ muốn rời xa Hữu Phong...
Uyển Lan cướp lời bà, giọng nói nàng cuống quýt, khổ sở, phân trần:
- Con thật lòng thật dạ mà!... Mẹ, con thật lòng thật dạ muốn ở bên cạnh Mạnh Thiều!
- Con dám nói rằng, con không có một chút tình yêu gì với Hữu Phong chăng?
- Con...
Uyển Lan sựng lại, trong khoảnh khắc đó, trước mắt nàng hiện lên toàn hình ảnh của Hữu Phong, Hữu Phong của thời thơ ấu, Hữu Phong của thuở chơi trò đám cưới rước dâu, Hữu Phong khi vừa mới về nước, nụ hôn “đầu tiên” trong rừng phong, ồ! Nụ hôn đầu đời con gái của nàng, thì ra cũng là của Hữu Phong, ngay cả “người” nàng, cũng là của Hữu Phong... Những ngày tháng hưởng tuần trăng mật, bức ảnh bên cạnh con trâu nước; “đừng nên chạy trốn khỏi vòng tay anh, đừng bao giờ!”, ồ! Hữu Phong! Nàng có thể nói rằng, nàng không hề có chút tình yêu nào với Hữu Phong chăng? Nàng có thể nói như thế không? Nàng thiểu não, ủ rũ ôm đầu, bàn tay nàng không ngừng kéo căng một nhúm tóc buông lơi trước ngực:
-... Ồ! Mẹ! Mẹ không hiểu được, Hữu Phong chỉ có thể làm cho con bình lặng như mặt nước hồ êm ả, không sóng, không gió, còn Mạnh Thiều, Mạnh Thiều có thể làm cho con bị đốt cháy rực lên, như một ngọn đuốc bừng bừng...
Bà Sâm kêu lên:
- Uyển Lan, con hãy tỉnh dậy đi! Tự bản thân của hôn nhân là sự bình lặng, không sóng gió, làm một mặt nước hồ êm ả không có gì là không tốt! Con phải biết rằng, nước hồ càng sâu, mới càng bình lặng, tình cảm cũng như thế. Con xem mẹ và ba con, sống với nhau đã mấy chục năm, đã có phong ba bão táp gì đâu? Còn như con muốn nói đến chuyện cháy rực lên...
Bà Sâm nhìn con gái trừng trừng, giọng bà nghiêm trọng:
-... Mặt nước hồ bình lặng, êm ả không dễ bị khô cạn, còn chung cuộc của sự bừng cháy rực rỡ chỉ là một nắm tro tàn. Uyển Lan ơi! Thà rằng làm một mặt nước hồ bình lặng, chứ đừng nên hóa thành tro bụi con ạ!
Uyển Lan kêu lên, giọng nàng bướng bỉnh, ngoan cố, hai bàn tay nàng kéo ghịt lấy chiếc mền trên giường:
- Mẹ! Con không được! Con không chịu được như thế, thà rằng con bị đốt cháy đi! Mẹ, mẹ phải giúp con, mẹ phải đứng về phe con, mẹ phải đi nói chuyện với Hữu Phong...
Bà Sâm nói bằng một giọng chắc như đinh đóng cột:
- Mẹ sẽ không làm như thế! Và cũng không thể làm như thế được! Mẹ không thể nào giúp cho con làm bậy! Con có thể không có lý trí trong chuyện này, nhưng mẹ không thể nào không có lý trí theo con được, chuyện này tuyệt đối không được!
- Mẹ! Mẹ yêu con, mẹ thương con, mẹ giúp con...
Bà Sâm nói bằng một giọng buồn bã và kích động:
- Mẹ e rằng, con đã được mẹ cưng chìu quá nên hư. Con bướng bỉnh như thể một con ngựa bất kham! Nếu như con cứ còn tiếp tục quậy như thế này, mẹ thật sự hoài nghi rằng trong dòng máu của con...
Bà Sâm đột nhiên ngưng ngay lại, bà bị câu nói của chính mình làm cho kinh hoảng, miệng bà há hốc, đứng chết trân nơi đó.
Sắc mặt của Uyển Lan, trong thoáng chốc trở nên trắng bệch. Giọng nàng cất lên, khản đi, nghẹn ngào:
- Mẹ, mẹ nói gì vậy?
Bà Sâm định thần lại, vội vàng lấp liếm:
- Không, không có gì! Mẹ chỉ muốn con bình tĩnh lại một chút, đừng nên làm chuyện trở thành rắc rối.
Chiếc đầu của Uyển Lan cúi xuống thật thấp, thanh âm của nàng nhẹ như tiếng thì thầm bên tai, lẩm bẩm, tổn thương, khuất phục, đau đớn:
- Con biết rồi. Ý của mẹ muốn nói là, trong dòng máu của con có luân lưu những nguyên tố không an phận, bản thân con là một sinh mệnh được tạo ra từ sự vô trách nhiệm! Mẹ, ngay cả mẹ cũng nói như thế rồi, con không thể nào tìm được trên thế gian này một người có thể hiểu được con, hoặc thông cảm cho con!
Sắc mặt của bà Sâm cũng biến đi, bà vội vàng đứng dậy trước mặt con gái, ôm lấy nàng vào lòng mình theo bản năng, cuống quýt nói:
- Ồ! Uyển Lan! Con đừng nên nói như thế! Uyển Lan, con biết là mẹ yêu con biết mấy! Ý của mẹ không phải như thế, con đừng nên vì có mặc cảm, mà cố ý hiểu sai đi ý nghĩa của các câu nói...
Uyển Lan ngẩng đầu lên, nhìn mẹ bằng đôi mắt bi ai:
- Con không hề cố ý hiểu sai. Con biết rằng mẹ yêu con, thế nhưng, dù sao đi nữa, mẹ cũng không sinh ra con! Con không hề được di truyền cái tính tình an nhiên, hi'>
- Chuyện phụ với chi phí gia đình, chỉ là nói để chơi thôi, gia đình không thiếu mấy đồng bạc đó của em đâu! Thế nhưng, có một công việc làm chiếm bớt thì giờ của em, cho dù thế nào đi nữa, cũng là điều tốt, huống chi em lại đã học suốt bao nhiêu năm, cũng cần phải thi thố tài năng chứ! Sự thật thì, em không cần phải bàn với anh làm gì, em hoàn toàn có thể tự mình quyết định được mà, đúng không?
Nàng cũng cười:
- Dù sao thì cũng phải bàn với anh chứ, anh là chồng em mà, là chủ gia đình mà!
Chàng càng cười to hơn:
- Chủ gia đình? Em mới là “chủ” của anh đấy chứ!
Thế là, chuyện đã được định như thế. Đầu tháng bảy, Uyển Lan trở về tòa soạn tờ tạp chí làm việc lại. Vì tòa soạn cách nhà không xa lắm, Uyển Lan vẫn thích đi bộ đến sở, dễ dàng hơn đi xe bus nhiều. Đôi khi, Hữu Phong cũng lái xe đưa nàng đi làm, thế nhưng, công việc của Hữu Phong ở công trường không có giờ giấc ổn định, nhất là buổi chiều, lúc nào cũng trễ hơn những cơ quan khác rất nhiều, do đó, chàng không bao giờ đến đón nàng khi tan sở. Dần dần, nàng cũng quen với việc tự mình đi bộ về buổi chiều, dưới ánh nắng hoàng hôn, chậm bước về nhà. Trong khoảng thời gian không có những áp lực của công việc bao quanh, chậm chạp đếm từng bước chân, tắm mình trong ánh nắng rực rỡ của buổi hoàng hôn, nhìn bầu trời chói lọi của một ngày sắp tắt đó, trở thành khoảng thời gian hưởng thụ thoải mái nhất của nàng, vì, trong khoảng thời gian đó, toàn bộ thời gian đều là của riêng nàng, nàng có thể lợi dụng khoảng thời gian này, suy nghĩ về rất nhiều chuyện.
Suy nghĩ về rất nhiều chuyện! Suy nghĩ về những chuyện gì? Nghĩ về cây hoa Kim Cấp Vũ, lại đã nở rồi tàn, nghĩ về những áng mây ở chân trời, đã mấy lần trôi đi trôi lại! Nghĩ đến năm nay và năm xưa, người việc tang thương, bao nhiêu biến đổi! Nghĩ đến đứa con gái đá trái banh bên vệ đường, bây giờ đã đi về đâu? Nghĩ đến đời người như một giấc mộng, chuyện cũ như một thoáng chiêm bao, quá khứ không bao giờ trở lại, tương lai không biết làm thế nào để nắm lấy?... Trong tất cả những tư tưởng đầy dẫy đó, hình như lúc nào cũng có một sợi dây thật nhỏ nào đó, từ trên óc não kéo xuyên xuống đến tận cùng sâu thẳm của trái tim, giờ giờ khắc khắc, lúc nào cũng như nhè nhẹ rung lên, rút lại. Cứ mỗi lần sợi dây nhỏ đó rút lại, nàng lại đột nhiên cảm thấy trái tim mình đau đớn, đau đến độ không thể nào đau hơn nữa! Lắc lắc đầu, nàng biết rằng trái tim mình không nên đau đớn như thế nữa, thế nhưng, nàng không lắc mất được nỗi đau đớn đó. Gục gặt đầu, nàng cũng không gặt mất được nỗi đau đớn đó. Thế là, trong khoảng thời gian đi bộ chầm chậm trong ánh hoàng hôn đó, nàng gần như để cho mình chìm hẳn trong nỗi đau đớn bệnh hoạn đó, mỗi ngày, mỗi ngày. Chỉ trong sự đau đớn đó, nàng mới biết “cái tôi” ẩn dấu của mình, vẫn còn đang sống, vẫn còn đang có sinh mệnh.
Như thế, có một hôm, nàng vẫn tiếp tục đi bộ chầm chậm trong buổi hoàng hôn, thần trí thảng thốt, bước chân tản mạn, cả người nàng như đang chìm đắm trong một thế giới cổ xưa, xa lắc, xa lơ nào đó. Đột nhiên, có một loạt âm thanh của chiếc xe gắn máy vang lên phía sau lưng nàng, thế nhưng, hình như nàng không hề bị kinh động, khi nàng chìm đắm trong khoảng thế giới hư vô đó, thế giới thật sự bên ngoài hình như cũng cách nàng thật xa, thật xa! Thế nhưng, chiếc xe gắn máy đó đột nhiên leo lên đường dành cho khách bộ hành, chận ngay trước mặt nàng, một gương mặt thuộc về thế giới cổ xưa cũ kỷ, thoắt cái xuất hiện ngay trước mặt nàng. Đôi chân mày rậm, đôi mắt to đen, cái thần sắc bướng bỉnh như con ngựa bất kham đó! Nàng kinh hoảng, đứng sựng lại theo bản năng.
Người đó cất tiếng nói, giọng nói chứa đầy một thứ đau đớn như châm biếm, giận dữ, âm u và cuồng bạo:
- Chào bà, bà Phong! Lúc gần đây bà khỏe không? Người bạn thời thơ ấu của bà tại sao không trị được chứng bệnh ưu uất cho bà? Thức ăn ở nhà họ Cố không đủ chất dinh dưỡng hay sao? Tại sao bà lại gầy gò như thế này? Bà đã tìm được niềm hạnh phúc cho mình chưa? Tại sao mỗi buổi hoàng hôn, bà lại cứ như một người đang mộng du thế kia?
Nàng ngớ người ra, ngẩn ngơ, ngơ ngẩn. Thần trí của nàng, có một khoảnh khắc, như đang bồng bềnh, phiêu du ở cái thế giới xa lắc, xa lơ, cổ xưa, cũ kỹ đó, không kéo trở lại được. Mà cái sợi dây vô hình không nhìn thấy đó, đột nhiên từ trái tim nàng kéo căng một cái thật mạnh, trong nỗi đau đớn nhọn hoắt đó, đột nhiên nàng cảm thấy đầu óc choáng váng, mắt nàng như nổ đom đóm và trán vả đầy mồ hôi.
Và cũng trong cái khoảnh khắc đau đớn đó, nàng bừng tỉnh lại, từ cái thế giới hư vô, mơ hồ đó, nàng bừng tỉnh dậy. Mở to đôi mắt, nàng nhìn cái con người đứng trước mặt mình không chớp mắt, không dám chớp mắt, chỉ sợ nếu chớp mắt, ảo tưởng biến tan đi, tất cả lại trở về với hư vô.
Nàng lẩm bẩm kêu lên:
- Mạnh Thiều, tại sao anh lại ở đây? Em cứ ngỡ... anh... anh... anh từ một tinh cầu nào khác trở về đây?
Giọng nói nàng mơ hồ, thảng thốt, như đang mộng mị, như đang chiêm bao.
Chàng nhìn nàng chăm chú, cất tiếng nói:
- Anh trở về đã gần một tháng nay rồi. Anh theo dõi em cũng đã gần một tháng nay rồi, nghiên cứu em đã gần một tháng nay rồi, tranh đấu với chính mình cũng đã gần một tháng nay rồi, anh không biết là nên buông em ra hay không nên buông em ra! Bây giờ, anh quyết định rồi!... Leo lên xe anh!
Chàng nhìn nàng, giọng chàng chùng xuống và mang theo một thứ mệnh lệnh. Nàng giật mình, tỉnh dậy, thật sự tỉnh hẳn dậy. Nàng nói, giọng nói chứa đầy nét thống thiết, thê lương:
- Mạnh Thiều, anh muốn gì đây?
Giọng nói của chàng càng thêm trầm thấp và bướng bỉnh:
- Leo lên xe của anh! Anh có rất nhiều chuyện muốn nói với em, van em, xin em leo lên xe anh!
Nàng trừng mắt nhìn chàng, lại cảm thấy mơ hồ, lại trở vào cái thế giới hư vô đó. Đó là tiếng gọi đến từ một tinh cầu nào khác, nàng không có cách gì phản kháng lại tiếng kêu gọi đó. Cái lực lượng đó quá mạnh mẽ, sức “người” không thể nào phản kháng lại được. Nàng leo lên xe, hoàn toàn phục tòng, như thể bị thôi miên.
Mạnh Thiều nói:
- Ôm eo anh thật chặt! Anh không muốn làm em té!
Nàng ôm lấy eo chàng thật chặt, thật chặt. Cái thân hình thô thô, đầy nam tính đó của chàng, ép sát vào nàng, nàng bất giác, không thể tự kềm chế được, áp gương mặt mình vào phần lưng rộng lớn đó của chàng. Chiếc xe phóng tới trước, lao nhanh lên, cái lực lượng chấn động đó làm cho nàng nhảy dựng lên một cái, và trong tận cùng tâm khảm, trong cái ý thức mông lung, mơ hồ đó, đột nhiên thoáng qua một cảm giác hoan lạc đến độ gần như cuồng bạo. Mạnh Thiều, Mạnh Thiều, Mạnh Thiều, chẳng lẽ đây thật sự là Mạnh Thiều! Nàng xiếrên tay một chiếc lá mà hai người không biết tên, c cuồng bạo đó biến mất, mà thay thế vào đó, lthấy hai người, thằng bé miền núi giương to mắt, nhìn họ một cách hiếu kỳ.
Uyển Lan thở ra một hơi dài cảm khái:
- Ồ! Em thật sự muốn ở lại đây vĩnh viễn, cất một mái nhà tranh, nuôi hai con trâu...
- Sinh một đứa con!
Hữu Phong tiếp lời nàng. Nàng trừng mắt nhìn chàng một cái, nói tiếp:
- Ở đây, đời sống đơn thuần biết mấy, bình lặng biết mấy, vĩnh viễn không có sự tranh dành với nhân thế, và vĩnh viễn cũng không có sự buồn phiền, không cần phải lo lắng, sợ hãi, cũng không có sự tự ti, tự ái, mặc cảm...
Chàng dịu giọng nói:
- Uyển Lan! Chẳng lẽ khi trở về Đài Bắc, em sẽ lại lo lắng, sợ hãi, sẽ lại đối diện với lòng tự tin và sự mặc cảm hay sao?
Nàng hơi ngẩn người ra, hình ảnh của người đó lại hiện ra trước mặt nàng, cái anh chàng Mạnh Thiều bướng bỉnh, tự phụ, nóng nảy và cuồng nhiệt như lửa đó! Chàng có chịu buông nàng ra chăng? Chàng có chịu tha cho nàng chăng? Chàng có cam tâm nhận chịu số phận như thế, không còn tìm cách dây dưa với nàng chăng? Nàng cắn cắn răng, im lặng không nói.
Chàng tiến đến bên nàng, dịu dàng ôm ngang eo nàng, giọng chàng thì thầm, tha thiết:
- Anh nói cho em nghe, em sẽ không bao giờ sợ hãi, sẽ không bao giờ còn mặc cảm tự ti nữa, em là tất cả của anh, là niềm vui, là hạnh phúc của anh! Là kho tàng quý báu nhất, to lớn nhất của anh! Uyển Lan, anh sẽ bảo vệ kho tàng của anh, sẽ không bao giờ có ai cướp được em từ trong vòng tay anh...
Đột nhiên, nàng rùng mình sợ hãi, vì muốn che dấu đi sự run rẩy bất thần đó, nàng cố ý vùng thoát ra khỏi vòng tay chàng một cách nhanh nhẹn, miệng kêu to lên:
- Hữu Phong, em muốn chụp một tấm ảnh với con trâu yển Lan! Anh biết, với địa vị của aPhong nổi hứng, cầm máy ảnh lên, chàng nhắm về hhuyện với em một lần nữa, xin em tha thứ cho sự cuc lắm, tấm ảnh này nhất định là sẽ tham gia đưtình cảm không thể kềm chế được của anh!
Những chữ cuối cùng chàng vừa nói ra, là những chữ được thốt ra từ trong tận cùng trái tim chàng, chúng đã kéo nàng trở về với hiện thực. Nàng mở to đôi mắt, trừng nhìn vào Mạnh Thiều, tất cả những “thực tế” trong đời sống, thoáng qua đầu óc nàng một cái thật nhanh như điện xẹt. Thế là, lễ giáo, đạo đức, truyền thống... tất cả đều theo cái lằn chớp đó thoáng qua thật nhanh trong óc nàng. Nàng hốt hoảng, vùng vẫy, mơ hồ nói lên một câu, thanh âm của nàng yếu ớt và vô hồn:
- Lẽ ra em không nên theo anh đến đây, ở nhà sẽ tìm âu này hình như nó hơi quạu...
Nàng nói chưa dứt lời, con trâu đó đột nhiên rống lên một tiếng to, nó xông thẳng về hướng Uyển Lan, bộ vó hung hăng như thể ra trận đấu nơi đấu trường. Uyển Lan kêu lên một tiếng “ui cha” thật to, co giò phóng chạy, thằng bé cưỡi trên lưng trâu phá ra cười như nắc nẻ. Uyển Lan loạng choạng chạy về phía Hữu Phong, con trâu đã đứng dừng lại rồi, mà nàng vẫn còn chạy, chân nàng vướng phải một nhánh cây khô nào đó, bước chân loạng choạng không vững, ngã nhào xuống đất. Hữu Phong hốt hoảng đưa tay ra đỡ nàng, cả người nàng ngã nhào ngay vào lòng Hữu Phong, vừa vặn trong vòng tay ôm của chàng.
Hữu Phong cúi đầu xuống nhìn vào đôi mắt đang mở to, xoe tròn của nàng, cùng gương mặt vẫn còn phảng phất nét kinh hoàng, sợ hãi của nàng, hồi lâu, hồi lâu, sau đó, chàng cúi sát đầu xuống, đôi môi chàng áp chặt vào đôi môi nàng, dịu dàng, đằm thắm.
Nàng vùng vẫy tránh đi, gương mặt đỏ bừng:
- Anh không sợ thằng bé người miền núi đó thấy sao?
Chàng hỏi:
- Thấy thì đã sao? Nó rồi cũng sẽ lớn lên, có một ngày, nó cũng sẽ làm chuyện giống như thế này thôi!
Chàng dùng sức kéo nàng vào lòng chàng, giọng chàng êm nhẹ như tơ:
- Đừng nên trốn chạy khỏi vòng tay anh, đừng bao giờ!
Nàng nhướng đôi mi cong, nhìn trừng trừng vào đôi mắt tràn đầy nét tinh anh, trí tuệ, hiểu biết và chan chứa ân tình của chàng, nàng cảm thấy ngẩn ngơ cả cõi lòng.
Buổi tối, hai người nằm với nhau trên giường, kéo màn cửa ra hai bên, cả hai cùng nằm ngắm những vì sao lấp lánh trên nền trời xa thẳm, cùng mảnh trăng lưỡi liềm cong cong. Thật lâu, thật lâu, cả hai người đều cùng không nói gì, sau đó, Hữu Phong cất tiếng hỏi lặng lẽ:
- Nói cho anh nghe, em đang nghĩ những gì?
Nàng nói thậtnét thống khổ vời vợi:
- Đúng vậy, em nhất định phải nghe! Từ buổi tối hôm đó, em từ nhà anh giận dỗi bỏ đi, thế giới của anh đã hoàn toàn bị phá vỡ tan tành! Anh không bao giờ ngờ rằng, tình yêu đối với mẹ và tình yêu đối với em, lại có thể trở thành hai thứ lực lượng xung đột lẫn nhau như thế. Thế nhưng, khi em xông ra khỏi nhà anh, anh đã biết được một sự thật, lòng tự tôn v cho cô em chồng một bữa chứ, phải không?
Triệu Bôi ngậm trong miệng một bụm cơm, nói lùng bùng:
- Mẹ! Mẹ đừng có cưng cô ấy quá, nấu vài món ăn có gì là giỏi lắm đâu, huống chi, cô ấy cố ý muốn trổ tài trước mặt Uyển Lan đó mà, để cho người ta biết là dù sao cô ấy cũng là người hữu dụng...
- Anh... hư quá!
San San vừa mắng yêu, vừa đưa đôi đũa ra gõ gõ vào mu bàn tay của Triệu Bôi. Triệu Bôi hỏi:
- Anh hư như vậy, em lấy anh làm gì?
San San quay sang bà Sâm:
- Mẹ, thịt nướng có mặn quá không?
Triệu Bôi cười:
- Đừng có làm bộ đánh trống lảng! Lại nhõng nhẽo với mẹ nữa, ai mà chẳng biết món thịt nướng của em là ngon nhất!
Bà Sâm vừa cười vừa nói:
- Triệu Bôi! Không được bắt nạt San San!
Triệu Bôi nhướng cao đôi chân mày:
- Con bắt nạt cô ấy? Có mẹ đứng phía sau lưng, con dám bắt nạt cô ấy à?
Uyển Lan lạnh nhạt nhìn cái hoạt cảnh trước mắt, đột nhiên nàng cảm nhận được một điều, đó là một gia đình thật thanh bình, thật hạnh phúc, còn nàng, nàng không còn thuộc về gia đình này nữa. Một cảm giác mơ hồ, mông lung, buồn bã và cô độc, đang đổ ập đến bao trùm lấy nàng từ bốn phương tám hướng. Trong nhất thời, nàng cảm thấy thần trí thảng thốt và tinh thần bất định. Tuy rằng ngồi trên bàn, thế nhưng nàng cảm thấy mình không ở trong phòng này, không ở trong đám người này, nàng nhìn vào những làn khói bay lên từ những dĩa thức ăn, cảm thấy mình cũng giống như những làn khói bay tỏa đó, nhẹ nhàng bay lên trên cao, lên thật cao, thật cao... xuyên qua mái ngói, bay lên trời xanh, tụ lại thành một áng mây cô độc. Sau đó, áng mây bắt đầu lãng đãng trôi, lững lờ bay, phiêu diêu, lặng lẽ, di động trên nền trời cao một mình, một bóng.
- Tôi là một áng mây,
Gió nhẹ đưa tà áo,
Mang mang trời đất rộng,
Phiêu diêu tựa nơi nào?
Nàng nghĩ đến mấy câu thơ mình đã viết trước đây, tại sao? Mãi cho đến bây giờ, mình vẫn còn là một áng mây không nơi nương tựa? Mọi người đều đã có nơi nương tựa của họ, mọi người đều đã có hạnh phúc của họ, tại sao mình lại như thế? Tại sao mình lại không giống ai? Tại sao mình vẫn còn là một áng mây trời trôi lãng đãng?
Sau bữa cơm, mọi người quây quần nơi phòng khách, Tivi được mở lên, đang chiếu một bộ phim tập. Uyển Lan ngồi trầm ngâm trên ghế salon, ánh mắt nàng nhìn vào Tivi, nhưng trong lòng vẫn mơ màng nghĩ đến rất nhiều những chuyện khác. Bà Sâm cũng như đang suy nghĩ chuyện gì, bà đang bị những lời nói ban nãy của Uyển Lan làm cho kinh hoàng, sợ hãi, bà mơ hồ cảm thấy một nỗi ưu tư ngấm ngầm, đang vây phủ lấy con gái mình, mà mối ưu tư đó, không nằm trong tầm tay với của bà, để bà có thể giúp được gì cho nó. Triệu Bôi và San San vẫn cứ cười hi hi ha ha, một mặt xem Tivi, một mặt đùa giỡn, đấu khẩu với nhau bằng những lời lẽ mật ngọt, hạnh phúc. Ngay lúc đó, bên ngoài có tiếng xe hơi bóp còi tin tin, Uyển Lan giật mình nhìn đồng hồ tay, như vừa tỉnh mộng, nàng mơ hồ lẩm bẩm:
- Bảo anh ấy mười giờ hãy đến, mới hơn tám giờ, đã vác xác đến rồi!
San San vừa cười vừa nói:
- Thì cũng tại vì cô quyến rũ quá chứ gì! Người ta “nhất nhật bất kiến, như tam thu hề!”, còn ông chồng của cô đấy à, là “nhất phút bất kiến, như tam thu hề!”. (Tạm dịch: Một ngày không gặp, như cách ba năm!)
Triệu Bôi tiếp lời:
- Ai nói vậy, hắn thuộc về loại “nhất giây bất kiến, như tam thu hề!” đấy chứ!
Hữu Phong chạy vào trong tiếng cười đùa, chọc ghẹo của mọi người, sau khi chào bà Sâm, chàng cười hì hì nói:
- Ai nói tôi là “Nhất giây bất kiến, như tam thu hề!” vậy? Như thế là xem thường tôi quá đấy!
Triệu Bôi trợn mắt nhìn chàng:
- Sao? Nếu không như vậy, thì rượt theo đến đây để làm gì?
Hữu Phong nói:
- Thì rước vợ chứ làm gì! Tao nói mi xem thường tao quá, là nói bốn chữ “như tam thu hề!” có vẻ không ổn, thật sự mà nói, tao thuộc về loại, “Nhất giây bất kiến, như bách thu hề!” mới đúng đấy! (Tạm dịch: một giây không gặp, như thể trăm năm!)
San San cười phá lên:
- Ha ha! Đúng là không biết mắc cở!
Triệu Bôi cười ngã nghiêng ngã ngửa:
- Trời ạ! Thằng này đem tất cả khí phách nam nhi của chúng ta, vùi hết xuống bùn rồi còn gì!
- Tao thì lại không cảm thấy rằng, yêu vợ của mình, có gì là đáng xấu hổ cả!
Hữu Phong vừa nói, ánh mắt chàng vừa nhìn sang Uyển Lan.
Uyển Lan không cách gì ở lại trong những tiếng cười đùa hỉ hả đó nữa, đứng phắt dậy, nàng nói với bà Sâm:
- Mẹ, con đi về nhé!
Triệu Bôi nói:
- Đi nhanh lên đi! Em mà không đi, Hữu Phong sẽ trở thành ông già cho mà xem, nhất thu là một năm, bách thu là một trăm năm, em mà đi trễ vài phút, hắn sẽ trở thành ông già lụm cụm mấy ngàn, mấy vạn tuổi cho mà xem!
Bà Sâm đưa hai người ra đến tận phía ngoài, đưa tay vịn vào thành cửa, tuy rằng trên gương mặt bà vẫn tươi cười, thế nhưng tâm sự trùng trùng, bà nhìn Uyển Lan chăm chú, lời vắn ý dài:
- Uyển Lan, hãy biết tự lo mình con nhé!
Leo lên xe, Hữu Phong rồ máy, một tay chàng điều khiển tay lái, một tay kia chàng đưa qua, nắm chặt lấy bàn tay của Uyển Lan. Uyển Lan không nói gì, ánh mắt nàng nhìn thẳng ra ngoài cửa xe, không có cách gì tập trung tư tưởng, nàng cảm thấy mình vẫn là một áng mây đang trôi lờ lững, lang thang trên nền trời mang mang buổi tối. Hữu Phong lặng lẽ liếc nhìn nàng, không hỏi một câu nào, chàng chỉ cắm đầu cắm cổ lái xe. Thật lâu, thật lâu sau, đột nhiên, xe thắng lại. Uyển Lan giật mình, mới nhìn thấy rằng chiếc xe đang đậu bên cạnh miếu Trung Liệt ở Viên Sơn. Nàng mơ màng cất tiếng hỏi:
- Đến đây để làm gì vậy?
Hữu Phong tắt máy xe, quay người sang, chàng nhìn thẳng vào Uyển Lan, ánh mắt chàng sắc bén và thâm trầm, giọng chàng trầm thấp:
- Muốn hỏi em một câu!
- Hỏi gì?
Chàng dùng hai tay xoay người nàng sang, để cho nàng đối diện với chàng, chàng nhìn nàng thật sâu, thật sâu, ánh mắt đó hình như đang xuyên thẳng qua nàng, nhìn thẳng vào nơi sâu thẳm nhất của linh hồn nàng. Giọng chàng khản đặc:
- Uyển Lan, em có còn là của anh không?
Nàng ngước mắt lên nhìn chàng, cảm thấy dưới đôi mắt thâm trầm và hiểu biết đó của chàng, nàng không có cách gì tàng hình cho được, chàng như thể một tấm kính xuyên thấu, mà nàng, trước mặt chàng, là một vật thể trong suốt. Nàng hơi vùng vẫy một chút, ánh mắt nàng chứa đựng những nét bi ai, mơ màng.
Nàng nói thật nhẹ:
- Em không biết. Em cảm thấy em là một áng mây, mà mây là một vật phiêu du, bất định, không thuộc về một ai hết!
Chàng nhìn nàng thật lâu, thật lâu. Sau đó, chàng nhẹ nhàng kéo nàng vào lòng, dùng vòng tay mình ôm nhẹ lấy nàng, chiếc cằm thô của chàng tựa nhẹ lên mớ tóc mai mềm mại của nàng. Chàng nói thật nhỏ tiếng:
- Nếu như em vẫn còn ở trong giai đoạn không biết, thì như thế, anh vẫn chưa hoàn toàn mất em, phải không? Uyển Lan, em đã có xem bộ phim tập Tivi “Jenny” chưa?
- Xem rồi!
- Jenny là một làn khói, có một cái bình có thể chứa cô ta trong đó, khi chủ nhân của cô ta cần, cô ta sẽ từ trong bình chui ra, trở thành một cô gái thật đẹp. Uyển Lan, anh cũng sẽ dùng một cái bình, để đựng áng mây là em.
Nàng nói bằng một giọng vô hồn:
- Ồ! Cái bình của anh ở đâu?
- Ở đây!
Chàng cầm tay nàng đặt ngay lên trên ngực mình, nàng lập tức cảm thấy nhịp đập của trái tim chàng, làm chấn động bàn tay nàng, như có một dòng điện chuyển vào trái tim nàng. Thế là, nàng lại bàng hoàng cảm thấy rằng, cái áng mây là mình, đã thật sự bị chàng đem bỏ vào trong cái bình của chàng rồi!