Sài Gòn - Gia Định là một thành phố lớn với ba triệu rưởi dân, rộng 1.845km vuông kể cả các quận ngoại thành, có nhiều nhà cao, kiên cố, kiến trúc tổng hợp khá phức tạp. Đây là nơi tập trung các cơ quan đầu não của nguỵ quân nguỵ quyền, các kho tàng và căn cứ hậu cần quan trọng, là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng của địch, là sào huyệt cuối cùng của chúng. Địa hình Sài Gòn khá phức tạp. Ở hướng nam thành phố, sông rạch chằng chịt, bưng sình nhiều. Hướng tây nam cũng có nhiều sình lầy, sát vùng ven thì đất cao, đi lại tốt Hướng bắc và tây bắc, nhất là hướng đông có nhiều cầu lớn, đẫn vào thành phố như: cầu Bông, cầu Sáng, cầu Bình Phước, cầu Bình Triệu, cầu Ghềnh, cầu xa lộ sông Đồng Nai, cầu xa lộ sông Sài Gòn ở các cầu quan trọng đó có tin địch đã có kế hoạch đặt mìn sẵn sàng đánh sập hòng ngăn bước tiến của quân ta. Không nhanh chóng chiếm được các cầu này thì bộ đội xe tăng, pháo binh và các binh khí kỹ thuật nặng của ta khó vào được Sài Gòn. Ở đây, từ giữa tháng 5 bắt đầu mùa mưa, các binh đoàn lớn lúc đó vận động sẽ gặp nhiều trở ngại nếu thoát ly các trục đường. Hơn một trăm năm phải sống dưới chế độ thực dân cũ của Pháp, rồi tiếp đến chế độ thực dân mới của Mỹ, Sài Gòn chỉ được hưởng độc lập, tự do dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không đầy một tháng. Từ khi đế quốc Mỹ đưa quân vào trực tiếp xâm lược miền Nam, chúng biến Sài Gòn và toàn miền Nam nước ta thành một thuộc địa kiểu mới. Bằng những thủ đoạn và chính sách vừa trắng trợn vừa tinh vi, vừa thực dụng vừa nham hiếm, chúng tuôn ồ ạt vũ khí và đô la vào hòng nô dịch nhân dân Sài Gòn cả vềtư tưởng, chính trị, văn hoá và đời sống. Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai phá huỷ những nền tảng cổ truyền, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta. Nạn xì ke, ma tuý, mãi dâm, cờ bạc, lưu manh, trộm cướp, giết người lan tràn. Hầu như gia đình nào cũng có người bị chúng lừa dối hay cưỡng bức, lôi cuốn trực tiếp hay gián tiếp vào các bộ máy chiến tranh, đàn áp, kìm kẹp của chúng. Bọn chúng tung tiền và hàng hoá tạo ra một giai cấp tư sản mại bản, quân phiệt quan liêu giàu sụ và phè phỡn trên xương máu nhân dân, tạo ra một nền kinh tế và một xã hội tiêu thụ hoàn toàn lệ thuộc vào đồng đôla, phụ thuộc vào nước ngoài. Bộ máy CIA và bộ máy chiến tranh tâm lý của chúng ngày đêm xuyên tạc, lừa bịp, khủng bố, hòng làm cho người dân chống lại hoặc ít nhất là sợ hãi cách mạng và kháng chiến. Nhưng nhân dân Sài Gòn - Gia Định có truyền thống yêu nước, chống đế quốc và bè lũ tay sai. Đường phố và sông rạch Sài Gòn - Gia Định còn ghi lại nhiều chiến công hiển hách, nhiều sự tích anh hùng của các tầng lớp nhân dân. Đảng bộ Sài Gòn hoạt động nơi chiến trường ác liệt, cơ sở phong trào bị địch chà đi xát lại liên tục, nay vẫn đứng vững là vốn quý và là kỳ công của Đảng ta. Các đồng chí lãnh đạo phong trào của Sài Gòn mà chúng tôi được gặp, tượng trung cho cuộc chiến đấu gian khổ nhưng vẻ vang của Sài Gòn, mang trong khóe mắt và lời nói nguyện vọng của nhân dân muốn vùng dậy đạp đổ chế độ tàn bạo tay sai Mỹ, giành lại hoà bình, độc lập, tự do. Sài Gòn - Gia Định kiên cường và bất khuất, gan dạ và thuỷ chung trong cuộc chiến đấu oanh liệt chống đế quốc, giờ đây lĩnh trách nhiệm lịch sử phối hợp với bộ đội chủ lực của cả nước viết chương cuối rạng rỡ của bản hùng ca. Thỉnh thoảng, tại Sở chỉ huy chiến dịch, xem trên màn ảnh vô tuyến truyền hình những trò hề Mỹ, nguỵ đang diễn ở Sài Gòn và cảnh lầm than của đồng bào, chúng tôi càng nóng lòng mong chóng đến ngày nổ súng mở đầu trận đánh. Bộ chỉ huy chiến dịch nhận được chỉ thị mới của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trong đó đồng chí Lê Duẩn dặn chúng tôi cần chuẩn bị thêm ít ngày nữa, đến khi phần lớn lực lượng Quân đoàn 3 và Quân đoàn 1, cả bộ binh và binh khí kỹ thuật đến nơi thì bắt đầu cuộc tiến công lớn. Từ nay đến khi mở cuộc tiến công toàn diện, cần ra lệnh đẩy mạnh hoạt động của cánh phía tây và tây nam, chia cắt đường số 4, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó và khó phán đoán ý định chung của ta, làm cho địch ở Sài Gòn thêm rối loạn và hoang mang. Đồng thời, đưa nhanh các đội đặc công và biệt động vào nội thành, các hướng khác cũng hoạt động mạnh lên để tạo điều kiện tốt cho cuộc tiến công lớn. Khi các lực lượng lớn từ miền Bắc, từ Tây Nguyên và từ Trung Trung Bộ lần lượt tiến vào Nam Bộ và khi các phương tiện vận tải đang ngày đêm vận chuyển những khối lượng vật chất, hậu cần rất lớn đến các kho và các đơn vị chuẩn bị cho trận đánh quyết định vào Sài Gòn, thì các đơn vị chiến đấu của miền Nam sôi nổi đẩy mạnh các hoạt động của mình trước thời cơ mới, với mềm phấn khởi mới, với những kinh nghiệm mới và những cố gắng rất lớn. Các đơn vị của Quân khu 8, Quân khu 9 cũng như các đơn vị đặc công, các đội biệt động ở vùng ven, trong nội thành, liên tiếp đánh địch, gây cho địch nhiều thiệt hại về sinh lực và phương tiện chiến tranh; giải phóng được một số khu vực quan trọng nối liền được các căn cứ lõm nằm trong vùng sau lưng địch ở Long An, Gò Công, Bến Tre, Mỹ Tho, mở ra được những hành lang nối liền từ Đông Nam Bộ qua Đồng Tháp xuống Tây Nam Bộ; làm chủ được những đoạn đường giao thông quan trọng trên các kênh rạch ở vùng giáp ranh và dựa vào đó để đưa thêm lực lượng, binh khí kỹ thuật xuống tăng cường. Các tỉnh vừa tác chiến vừa xây dựng lực lượng. Một số tỉnh và huyện đẩy mạnh việc tuyển tân binh tại địa phương, thành lập thêm các tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh và đại đội địa phương huyện. Các xã đã phát triển các trung đội và có xã có đại đội du kích. Súng đạn được bổ sung từ trên Miền đưa xuống và một số lớn lấy được của địch, đã kịp thời trang bị cho các đơn vị vừa mới thành lập. Những hoạt động liên tục đó đã kìm giữ, thu hút được một số đơn vị quân chủ lực địch ở vùng 4, thu hút được một sốhoạt động của không quân và hải quân địch. Quân đoàn 4, chủ lực của Miền, từ ngày 10 tháng 3 phối hợp chặt chẽ với Tây Nguyên đã đánh liên tiếp nhiều trận, tiêu diệt được nhiều địch và đã giải phóng chi khu Dầu Tíếng, thị xã An Lộc, Chơn Thành, mở rộng một địa bàn rất thuận lợi ở phía bắc Sài Gòn, giam chân Sư đoàn 25 của địch ở vùng Trảng Lớn, Tây Ninh và uy hiếp cả Sư đoàn 5 của địch đang phòng ngự ở vùng Lai Khê, Bến Cát. Hạ tuần tháng 3 đến đầu tháng 4-1975, Quân đoàn 4 nhanh chóng chuyển lực lượng từ hướng tây bắc và bắc Sài Gòn về hướng đông Định Quán, giải phóng thị xã Lâm Đồng - Di Linh, tập trung lực lượng mở một đợt đánh lớn vào Sư đoàn 18 địch ở thị xã Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh. Ngày 5 tháng 4, Thiệu một mặt ra lệnh củng cố khẩn cấp tuyến phòng thủ Phan Rang, mặt khác quở trách bọn tướng nguỵ muốn co cụm lại sớm quanh Sài Gòn - Gia Định là chủ bại. Thế bố trí phòng thủ của địch lúc này ở Quân khu 3 vẫn hình thành nhiều tuyến từ ngoài vào trong, các sư đoàn bộ binh của chúng được tăng cường, xe thiết giáp, pháo binh chúng giữ các khu vực phòng thủ then chốt được tăng cường thêm mìn, dây thép gai, vật chướng ngại chống tăng, kết hợp với hệ thống đồn bốt bảo an, dân vệ chăng ra thành một mạng lưới dày đặc hòng buộc quân ta phải lùi dần từng bước, khi tới ven đô thì kiệt sức. Thị xã Xuân Lộc, trong những ngày đầu tháng 4 năm 1975, trở thành một khu vực phòng ngự rất trọng yếu của địch ở Quân khu 3. Nó bảo vệ Sài Gòn từ phía đông, một trọng điểm của tuyến phòng ngự từ xa của Mỹ - nguỵ. Địch cố giữ vững Xuân Lộc - Long Khánh để ngăn chặn hai đường tiến của quân ta về Sài Gòn, đường số 1 và đường số 20. Lúc bấy giờ trên trục đường số 1, quân ta đã tiến đến gần Phan Rang, còn trên trục đường số 20, quân ta sau khi giải phóng Lâm Đồng, Đà Lạt, Tuyên Đức đã tiến xuống gần Kiệm Tân. Địch cố giữ đường số 15 từ Sài Gòn ra Vũng Tàu, để nhận hàng viện trợ của Mỹ vào Sài Gòn theo đường biển và đó chính cũng là một con đường rút chạy sau này của địch. Giữ được Xuân Lộc - Long Khánh thì tuyến Biên Hoà - Nhân Trạch - Bà Rịa - Vũng Tàu chưa trực tiếp bị uy hiếp, sân bay Biên Hoà và cả Tân Sơn Nhất còn hoạt động được Vì vậy, bằng bất cứ giá nào địch cũng cố giữ Xuân Lộc - Long Khánh. Quân đoàn 3 của địch nói chung và Sư đoàn 18 nói riêng còn nguyên chưa bị đánh đau. Hơn nữa, nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn và Mỹ cũng đem hết sức ra để chi viện cho Xuân Lộc với một hy vọng độc nhất là kéo dài ngày hấp hối, để tìm một biện pháp khả dĩ có thể tồn tại không đến nỗi mất hết, đổ sập cả, thất bại hoàn toàn. Ngày 9 tháng 4, Quân đoàn 4 gồm Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 và lực lượng Khu 7 do đồng chí Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Tư lệnh và đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm Chính uỷ, nổ súng tiến công vào Xuân Lộc. Các đơn vị thuộc Quân đoàn 4, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu lần đầu tiên đứng trước một kẻ địch cùng đường, liều mạng. Địch điều toàn bộ lực lượng Sư đoàn 18, tăng cường Lữ kỵ binh 3, một bộ phận của Sư đoàn 5 đang phòng ngự ở đường số 13, các tiểu đoàn pháo binh trực thuộc, các liên đoàn biệt động quân của Quân khu 3 và các liên đoàn biệt động quân què quặt của Quân khu 1, Quân khu 2, chưa kịp chấn chỉnh, vá víu ném vào Xuân Lộc. Một cuộc thí quân, thí tướng của Mỹ, nguỵ trước nguy cơ sụp đổ. Chưa đủ. Địch còn đưa cả Lữ 1 dù vào mặt trận Xuân Lộc, huy động đến mức cao nhất không quân còn lại ở Biên Hoà, Tân Sơn Nhất và Cần Thơ để kéo dài ngày tận số. Cũng chưa đủ. Mỹ, nguỵ còn huy động cả một bộ máy tuyên truyền chiến tranh tâm lý trong nước và thế giới phương Tây đến Sài Gòn, đến Xuân Lộc để "lên dây cót tinh thần" cho binh lính và chỉ huy của chúng. Tên Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 18 nguỵ huênh hoang: "sẽ đánh một trận oai hùng cho thế giới biết và để Mỹ cho thêm viện trợ". Hắn bỗng chốc trở thành một "người hùng", một vị cứu tinh của chế độ Thiệu dưới ngòi bút của những ký giả trọng đôla hơn trọng danh dự ký tên trên những tờ lá cải. Trận chiến đấu Xuân Lộc ngay từ những ngày đầu trở nên gay go, ác liệt. Các Sư đoàn 7, Sư đoàn 6 và Sư đoàn 341 của ta đã phải tổ chức tiến công nhiều lần vào thị xã, đánh đi đánh lại diệt từng mục tiêu và phải nhiều lần đẩy lùi các cuộc phản kích của địch. Trung đoàn 43 địch bị tổn thất nặng. Pháo binh chiến dịch và pháo binh đi cùng của các sư đoàn của ta đã phải dùng thêm cơ số đạn. Xe tăng, xe bọc thép của ta một số bị hỏng, một số phải trở về vị trí xuất phát tiến công để bổ sung xăng dầu, đạn dược. Kế hoạch tiến công Xuân Lộc của Quân đoàn 4 lúc đầu chưa tính hết được sự phát triển phức tạp của tình hình, chưa đánh giá hết tính chất ngoan cố của địch. Tính chất giằng co ác liệt qua trận đánh này không phải chỉ trong phạm vi của Xuân Lộc - Long Khánh nữa tồi. Nó liên quan đến việc mất hay còn của nguỵ quyền Sài Gòn, đến việc kéo dài những ngày giãy chết của chế độ Thiệu. Việc tổ chức, chỉ huy và tiến hành các cuộc chiến đấu của ta không thể làm theo như cũ được nữa. Cách đánh cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với tình hình lúc đó. Trong những ngày Quân đoàn 4 tiến công vào Xuân Lộc, chúng tôi một mặt phải khẩn trương xây dựng và hoàn thành kế hoạch tiến công Sài Gòn, mặt khác chỉ đạo Bộ chỉ huy Miền và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 thay đổi cách đánh. Địch thì cố vét quân ném vào đây. Ta cũng tăng cường thêm Trung đoàn 95 và bổ sung vật chất cho Quân đoàn 4. Đồng chí Trần Văn Trà từ Lộc Ninh lại xuống Quân đoàn 4 một lần nữa để phổ biến và đôn đốc việc thực hiện cách đánh mới. Chúng tôi chỉ thị cho Quân đoàn 4: khi địch đã dồn quân vào để cố cứu thị xã Xuân Lộc thì ta không cần tập trung lực lượng tiếp tục đánh thẳng vào đấy nữa, mà chuyển lực lƣc điện của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương tán thành kế hoạch tác chiến nói trên và nhắc thêm phải tính đến việc mau chóng củng cố bộ đội, khẩn trương nâng cao tốc độ hành quân, tiến về giải phóng Sài Gòn. Tôi viết: "Tôi mừng quá vì thật tâm đầu ý hợp giữa lãnh đạo và người ở chiến trường". Về sau này tôi được biết vào ngày 30 tháng 3, khi được tin địch đang rút chạy khỏi Tuy Hoà và Mỹ - nguỵ ở Nha Trang và Cam Ranh bắt đầu rút chạy thì Bộ Chính trị và Thường trực Quân uỷ cũng thấy cần lợi dụng thời cơ cụ thể này để Sư đoàn 10 tiến xuống đánh chiếm Nha Trang và Cam Ranh rồi theo hướng ven biển mở thêm một con đường tiến về phía đông Sài Gòn. Vì vậy mà có quyết định trên, thể hiện sự gặp nhau của tâm trí trên dưới. Về chuyện này, trong buổi lễ đón chào đồng chí Tổng Bí thư và đồng chí Tổng Tư lệnh đầu tháng 5 tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi anh em xúc động ôm chầm lấy nhau, anh Ba chỉ nói một câu: "Tuyệt diệu, ở chiến trường các anh làm thế là đúng", còn anh Giáp thì nhắc lại câu nói của tôi: "Quả là tâm đầu ý hợp". Rất nhiều việc mới hết sức phức tạp đặt ra trong việc tổ chức chiến đấu tiến quân về phía ven biển. Trước hết phải lo giúp các tỉnh Tây Nguyên tổ chức lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng trung đoàn và các tiểu đoàn bộ đội địa phương có đủ trang bị, vũ khí để bảo vệ quê hương của mình vừa được giải phóng sau khi bộ đội chủ lực rút đi. Trung đoàn 25 được tăng cường pháo binh và pháo cao xạ đứng giữ đường số 21. Trung đoàn 29 xuống bảo vệ Buôn Ma Thuột và thành lập một trung đoàn bộ đội địa phương Đắk Lắk cũng đứng ở Buôn Ma Thuột. Lực lượng bộ đội Trường Sơn được giao nhiệm vụ bảo vệ Kon Tum, Pleiku, riêng Phú Bổn có một tiểu đoàn bộ đội địa phương phụ trách. Ngày 27 tháng 3, trước tình hình mới, theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, tại Sở chỉ huy mới đã chuyển đến phía tây đường số 14, chúng tôi họp với Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, phổ biến tinh thần chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Tất cả mọi người hết sức phấn khởi, nhất trí hoàn toàn và quyết tâm chấp hành nghiêm chỉnh. Chúng tôi bàn thực hiện hai việc quan trọng nhất là: kế hoạch thu quân về để củng cố, chấn chỉnh và tổ chức đưa hơn 50.000 quân và hàng chục nghìn tấn vật chất từ Tây Nguyên đi ngay vào Nam Bộ. Theo quyết định của Bộ Tổng tư lệnh, tôi tuyên bố thành lập Quân đoàn 3 gồm các Sư đoàn 10, 320, 316 và trao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh quân đoàn do đồng chí Thiếu tướng Vũ Lăng làm Tư lệnh, đồng chí Đại tá Nguyễn Hiệp làm Chính uỷ. Sư đoàn 968 và các trung đoàn độc lập ở Tây Nguyên giao về Quân khu 5. Đồng chí Hoàng Minh Thảo nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5, đã hoàn thành nhiệm vụ ở Tây Nguyên trên cương vị Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch nay trở về Quân khu 5, chỉ huy cánh quân gồm các Sư đoàn 968 và Sư đoàn 3 ở đồng bằng tiến vào Cam Ranh để thay thế cho các sư đoàn của Tây Nguyên đi thực hiện nhiệm vụ khác. Chúng tôi tổ chức bộ phận chỉ huy nhẹ với phương tiện thông tin cho cánh quân này để giữ vững liên lạc trực tiếp giữa đồng chí Hoàng Minh Thảo với chúng tôi. Bắt tay, ôm hôn đồng chí Hoàng Minh Thảo sau thắng lợi lớn ở Mặt trận Tây Nguyên, chúng tôi rất bịn rịn, chúc nhau giữ được sức khỏe để giành chiến thắng toàn vẹn. Quân đoàn 3 ra đời giữa lúc cuộc chiến tranh đang đi vào bước ngoặt. Việc thành lập Quân đoàn 3 trong lúc cuộc tiến công đang phát triển đánh dấu một nét rất mới là ta càng đánh càng mạnh trong quá trình chiến dịch cũng như trong quá trình cuộc tiến công chiến lược. Từ trước đến nay, sau mỗi mùa chiến đấu hoặc sau mỗi chiến dịch, ta đều có thời gian nghỉ ngơi, củng cố bộ đội, tổng kết kinh nghiệm, chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị hậu cần. Ra quân trong chiến dịch sau thường là mạnh hơn chiến dịch trước. Nhưng trong phạm vi một chiến dịch, ta chưa thực hiện được phương châm càng đánh càng mạnh: trong Chiến dịch phản công ở Đường số 9 năm 1971, sau 43 ngày tác chiến, mặc dù vẫn còn thời cơ, ta phải dừng lại và không phát triển ngay về Khe Sanh được. Trong Chiến dịch Trị Thiên Xuân-Hè năm 1972, sau khi giải phóng Quảng Trị, ta cũng chỉ phát triển tiến công đến tuyến sông Mỹ Chánh là phải dừng lại. Nhưng năm 1975, tình hình khác hẳn. Ta đánh mấy chiến dịch liên tục mà càng đánh ta càng mạnh lên một cách rõ rệt và vững chắc. Bộ đội Tây Nguyên lúc đầu chỉ là những đơn vị trung đoàn, sư đoàn, sau chưa đầy một tháng chiến đấu đã tổ chức thành quân đoàn cơ động mạnh, với đầy đủ các binh chủng kỹ thuật. Các lực lượng vũ trang của ta ở Trị Thiên, Khu 5, Nam Bộ cũng phát triển và trưởng thành cả về lực lượng vật chất và tinh thần, về trình độ chiến đấu và tổ chức chỉ huy. Và lần đầu trong lịch sử xây dựng bộ đội Tây Nguyên, mỗi tiểu đoàn của ta có đủ hơn 400 quân, mỗi sư đoàn có biên chế hoả lực mạnh hơn địch. Thời cơ giải phóng Sài Gòn ngày càng chín muồi, Bộ Chính trị Đảng ta, với tinh thần triệt để cách mạng, tư tưởng tích cực tiến công, phân tích sự việc rất khoa học, có tầm mắt nhìn xa, phát hiện nhạy bén sự vật mới, kiên quyết nắm ngay thời cơ để phát triển cuộc tiến công, giải đáp kịp thời những vấn đề đang đặt ra một cách sôi động nhất. Lúc này chần chừ, do dự, chậm chạp là phạm sai lầm nghiêm trọng. Ngày 28 tháng 3, tướng Uâyen, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, người đã cuốn lá cờ Mỹ để cùng đơn vị Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam hai năm về trước, đến Sài Gòn trực tiếp vạch kế hoạch phòng thủ cho bọn nguỵ. Sau khi quân ta đã giải phóng hoàn toàn từ Cam Ranh trở ra phía Bắc, hai Quân đoàn 1 và 2 của nguỵ quyền Sài Gòn bị tiêu diệt và tan rã, Uâyen vội vã đốc thúc quân nguỵ xây dựng một phòng tuyến mạnh ngăn chặn quân ta từ xa ở Phan Rang. Uâyen điện về Mỹ xin gửi viện trợ khẩn cấp cho chính quyền nguỵ. Tổng thống Pho lập cầu hàng không chở vũ khí từ Băng Cốc (Thái Lan) đến Sài Gòn, dùng máy bay vận tải cỡ lớn C-5 Galaxi từ Mỹ chuyển đến Tân Sơn Nhất hàng trăm khẩu đại bác và nhiều vũ khí, đạn dược; cho 4 tàu vận tải lớn LST cùng tàu sân bay Hencốc, 15 máy bay lên thẳng loại lớn cùng 300 tên thuỷ quân lục chiến rập rình ở biển Đông. Lúc này, Mỹ, nguỵ cho rằng giải phóng xong những tỉnh thuộc Quân khu 1 và 2, ta phải để lại nhiều đơn vị bộ đội giữ các địa phương nói trên, ít nhất mỗi tỉnh một trung đoàn. Ta chỉ có khả năng điều lực lượng vào tăng cường cho miền Đông Nam Bộ nhiều nhất là một quân đoàn, hành quân nhanh nhất cũng phải mất hai tháng. Ngay như bọn chúng có nhiều máy bay, tàu vận tải, xe hơi cơ động đường bộ mà muốn di chuyển một lực lượng như thế nhanh nhất cũng phải mất một tháng. Trước giờ hấp hối, địch vẫn còn rất chủ quan và nhận định sai hoàn toàn về ta. Tất nhiên, việc ta liên tục tiến công trên toàn miền không còn là chuyện bất ngờ đối với chúng, nhưng rõ ràng là chúng chưa biết phương hướng, thời gian hoạt động, lực lượng sử dụng, cách đánh, ý định chiến lược của ta và sự nỗ lực vượt bậc của ta trong thời cơ mới này. Nếu ở Tây Nguyên, địch đã hoàn toàn bị bất ngờ, ở Huế, Đà Nẵng cũng bị bất ngờ, thì ở Sài Gòn - Gia Định chúng sẽ bị bất ngờ lớn hơn nữa. Ngày 2 tháng 4, Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng quân đội nguỵ, gào thét "quyết tâm giữ phần đất còn lại, cố thủ từ Phan Rang trở vào" và lập ra Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 3 đóng sở chỉ huy tại Phan Rang do Nguyễn Vĩnh Nghi, Trung tướng nguỵ chỉ huy. Trong cuộc họp của Bộ Tổng Tham mưu nguỵ, tên Đồng Văn Khuyên phổ biến: "Theo lệnh ông Thiệu, bằng bất cứ giá nào cũng phải cố thủ từ Ninh Thuận vào, nếu cần sẽ đem hết lực lượng đánh xả láng tại đó". Bọn chỉ huy nguỵ tăng cường cho mặt trận Phan Rang một lữ đoàn dù, một liên đoàn biệt động quân, một số đơn vị thiết giáp và pháo binh. Ngoài khơi, chúng để một đội chiến hạm sẵn sàng yểm trợ hoả lực pháo hạm theo yêu cầu, không quân chúng cũng dành ưu tiên số phi suất oanh kích để yểm trợ việc giữ Phan Rang. Ngày 3 tháng 4, tên Nguyễn Vĩnh Nghi họp với bọn tướng tá nguỵ chỉ huy không quân, lính dù, biệt động quân và tiểu khu Ninh Thuận, để phổ biến kế hoạch phòng thủ Phan Rang, nêu tầm quan trọng của việc cố thủ Phan Rang, tuyến phòng thủ Sài Gòn từ xa. Địch ra lệnh cho tất cả các mặt trận cố giữ đến mùa mưa, tới đầu tháng 6-1975. Lúc đó ta không thể hoạt động được nữa, còn chúng thì sẵn sàng hơn, vì theo kế hoạch, các trung tâm huấn luyện tân binh của chúng ngày 15 tháng 5 sẽ cung cấp thêm một số lượng quân đáng kể để khôi phục một số sư đoàn của chúng đã bị tiêu diệt. Kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu nguỵ đề ra lúc này là: tuyển thêm tân binh, tập hợp số tàn quân cùng các đơn vị của Quân khu 3 để thành lập 4 sư đoàn biệt động, trước mắt triển khai 2 sư đoàn số 101 và 106. Huấn luyện cấp tốc, tổ chức thêm 8 thiết đoàn. Xây dựng lại 3 sư đoàn bộ binh và sư đoàn thuỷ quân lục chiến. Bố trí các sư đoàn không quân, các đơn vị hải quân không cho đối phương sử dụng các cảng, tăng cường chiến hạm dọc bờ biển từ Nha Trang trở vào để ưu tiên yểm trợ hoả lực pháo hạm cho các tiểu khu Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy. Bọn nguỵ còn quyết định cho bế mạc sớm các trung tâm huấn luyện và yêu cầu Mỹ viện trợ cấp tốc thêm đại bác, xe tăng, thiết giáp. Từ đầu chiến dịch đến nay, quân ta đánh đâu được đấy, nhất là từ trận sét đánh Buôn Ma Thuột đến lúc đánh địch đang tan rã ở các quân khu 1 và 2 thì khí thế càng lên cao, thắng như chẻ tre. Nhưng nếu nghĩ rằng địch ở khu vực còn lại trong các Quân khu 3 và 4, nhất là ở Sài Gòn - trung tâm đầu não bộ máy thống trị của bọn tay sai Mỹ - sẽ tự tan rã nhanh, tự suy sụp nhanh, ta đánh không cần chuẩn bị chu đáo hoặc đánh không cần có ưu thế lực lượng thì thật là không đúng. Sài Gòn là sào huyệt cuối cùng của địch, là chỗ co cụm lớn về lực lượng của chúng, là nơi phòng thủ cuối cùng của một kẻ địch hết sức ngoan cố và phản động. Đây lại là chiến trường và trận đánh cuối cùng quyết định thắng bại giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ. Trận đọ sức quyết liệt ấy không cho phép chúng ta chủ quan và những thắng lợi dồn dập vừa qua cũng không cho phép chúng ta say sưa, coi kẻ địch một cách đơn giản như khi chúng đã hỗn loạn tháo chạy. Chúng tôi đề nghị Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương điều thêm từ một đến hai sư đoàn gồm đầy đủ các binh chủng vào phối hợp với lực lượng của Quân khu 5 đứng ở trục đường số 1 và số 20 làm lực lượng dự bị cho chiến, dịch. Máy bay chiến đấu của địch ở sân bay Thành Sơn (Phan Rang) chỉ có đường kính hoạt động 400km không thể với tới Đà Nẵng và Kon Tum cho nên ta cần mạnh dạn dùng máy bay vận tải và tàu biển để chuyển quân và mọi thứ vật chất vào Đà Nẵng và Pleiku. Số quân bổ sung của Bộ Tổng tư lệnh nên đưa vào trận đánh quyết định ở Sài Gòn, không nên phân tán chuyển cho Trị Thiên và Khu 5, ở đây có thể động viên các lực lượng tại chỗ. Chúng tôi đi thăm Buôn Ma Thuột, Phú Bổn, Buôn Hồ xem xét các vị trí cũ của địch và đường tiến quân của ta trong chiến dịch vừa qua. Mặt trận Tây Nguyên, nơi đã mở ra bước ngoặt của chiến tranh, hôm nay yên lặng hoàn toàn. Nhìn bãi chiến trường cũ với toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch sụp đổ nay phấp phới lá cờ chiến thắng của quân ta, mỗi ngày chúng tôi càng hiểu thêm kẻ địch mà ta phải thanh toán nốt trong những ngày tới. Chúng tôi thấy trào dâng niềm tự hào vô hạn về sự chỉ đạo sáng suốt, linh hoạt, kiên quyết, kịp thời của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, về trình độ tổ chức thực hiện nghiêm túc, sáng tạo của cán bộ các cấp ở chiến trường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng tuyệt vời của lực lượng vũ trang nhân dân ta. Những lờỉ khai của sĩ quan địch do ta bắt ở Tây Nguyên và những tài liệu quân sự của địch đều được chúng tôi nghiên cứu gấp rút nhằm phục vụ cuộc chiến đấu sắp tới Chúng tôi đến thăm nhà tù Buôn Ma Thuột, nơi các đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Chánh, Tố Hữu và nhiều đồng chí khác từng bị địch giam giữ, hành hạ nhưng luôn luôn phơi phới niềm lạc quan cách mạng. Buôn Ma Thuột, cũng chính tại mặt trận này 25 năm về trước, một số đồng chí của ta trong khoá học sinh lục quân đầu tiên đã hy sinh anh dũng khi quân Pháp đánh chiếm nơi đây. Chúng tôi đã chuẩn bị xong nơi họp để đón đồng chí Lê Đức Thọ vào phổ biến Nghị quyết của Bộ Chính trị cho các đồng chí phụ trách trong này. Đây là một khu nhà tre, nứa dựng tạm thời ở Chư Leo, cạnh đường số 14, phía tây Thuần Mẫn. Thấy tình hình diễn biến quá nhanh, nhất là suốt dải miền Trung Trung Bộ đã được giải phóng, chúng tôi điện về Bộ Chính trị đề nghị cho chúng tôi không họp ở Tây Nguyên nữa mà đi thẳng vào Nam Bộ, đợi đồng chí Lê Đức Thọ vào luôn trong đó. Đồng chí Lê Đức Thọ rời Hà Nội ngày 28 tháng 3, đáp máy bay vào Đồng Hới. Đồng chí đi lòng vui như hội và đêm đầu tiên dừng chân ở Quảng Bình, đồng chí làm mấy vần thơ tặng đồng chí Lê Duấn: Anh dặn: ra đi thắng mới về, Phút giây cảm động nói năng chi. Lời Anh là cả lời non nước; Ngàn dặm Trường Sơn há ngại gì. Đường vào tiền tuyến lắm tin vui, Thắng trận reo mừng khắp mọi nơi, Giục giã đường xa mau kịp bước, Thời cơ thuận lợi tới nơi rồi. Ngày 31 tháng 3, đồng chí Lê Đức Thọ đang đi dọc Trường Sơn và tôi ở Buôn Ma Thuột đều nhận được điện hoả tốc của đồng chí Lê Duẩn chỉ thị: "Cần tranh thủ thời gian hành động khẩn trương. Vì vậy anh Tuấn nên vào Nam Bộ sớm gặp anh Bảy Cường (Phạm Hùng) họp ngay. Anh Sáu (Lê Đức Thọ) vào luôn trong đó để họp. Anh Bảy Cường và anh Tư Nguyễn (Trần Văn Trà) không lên Tây Nguyên nữa". Cả đồng chí Võ Chí Công và đồng chí Chu Huy Mân ở Khu 5 cũng nhận được điện thông báo của Bộ Chính trị không phải lên họp ở Tây Nguyên nữa. Thật ra, đồng chí Võ Chí Công, khi Tây Nguyên vừa giải phóng, đã từ Khu 5 đi lên, đến Kon Tum thấy tình hình chuyển biến lớn, ở đồng bằng Quân khu 5 có thời cơ phát triển nhanh liền quay về ngay để kịp chỉ đạo. Về đến Khu, đồng chí nhận được điện thôi không phải lên Tây Nguyên để họp với đồng chí Lê Đức Thọ nữa. Đồng chí Bùi San, sau khi làm việc với tôi ở Buôn Ma Thuột, vội vã ra Kon Tum để gặp đồng chí Võ Chí Công, cũng chỉ được làm việc trong chốc lát rồi chia tay ngay, vì tình hình hết sức dồn dập khẩn trương. Ở cấp lãnh đạo, đồng chí nào cũng thấy cần phải hết sức tranh thủ thời cơ mới này. Trước thời cơ mới, trước quyết tâm chiến lược mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hết sức nô nức phấn chấn, tất cả đều sẵn sàng đem sức lực và trí tuệ của mình thi đua hoàn thành bất kể nhiệm vụ gì được gỉao phó. Khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng!" đã biến thành hiện thực ở thời điểm cao nhất vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã nhanh chóng dồn sức người, sức của vào chiến trường, vào tiền tuyến lớn miền Nam. Suốt đêm ngày quân đội ta rầm rập tiến về phía trước, tiến vào Nam Bộ với khí thế thần tốc và niềm tin chắc thắng.