Hồi 14
Tại ải Bá Linh, Liêm Cang bỏ mạng,
Giữa sông Giang Hà, Bàng Quyên bị chìm

Nguyên tòa nhà ấy là biệt thự của Tôn Tháo cất để dưỡng nhàn.
Bàng Quyên thù oán họ Tôn thế nào mà vừa gặp liền hạ lịnh vây phủ xét
bắt giết sạch già trẻ trai gái trong nhà, lại đốt nhà ra tro rồi mới chịu kéo
binh đi.
Binh đi chẳng được bao lâu đã tới nước Yên, liền hạ trại trước cửa
thành U Châu. Quan giữ thành thấy binh Ngụy kéo tới bèn vào triều báo
tin. Yên vương nghe báo sợ quá hỏi các quan rằng:
- Nay binh Ngụy tới thình lình như vậy, ta làm sao lui chúng nó cho
nổi?
Tôn Tháo và hai con Long, Hổ đồng quỳ tâu rằng:
- Ba cha con hạ thần xin đem quân ra đánh đuổi Bàng Quyên. Nhưng
trước khi đi, bệ hạ nên viết cho một tờ biểu chương để con hạ thần là Tôn
Long cất saÜn trong mình, nếu ra trận thắng được binh Ngụy thì thôi, bằng
không thắng sẽ thừa dịp ấy nó chạy sang Tề cầu binh Tề tiếp cứu.
Yên vương nghe tâu bèn viết biểu chương giao cho Tôn Tháo, Tôn
Tháo giao cho Tôn Long cất giữ vào mình rồi cha con đồng lui ra võ
trường điểm một đội nhơn mã kéo ra thành nghinh địch. Bàng Quyên
thấy binh Yên kéo ra cũng đem toán quân ra trận. Tôn Tháo trông thấy
Bàng Quyên bèn nạt rằng:
- Tướng Ngụy kia, vì sao vô cớ mà chúng bây giám đem binh xâm lấn
bờ cõi ta?
Bàng Quyên đáp:
- Ta sang đây bảo bọn mi tận nạp hàng biểu. Nếu cãi lời ta sẽ phá tan
thành trì.
Tôn Tháo nghe nói cả giận, hợp sức với hai con vây đánh Bàng
Quyên. Hai đàng đánh nhau được hơn bốn mươi hiệp, Tôn Tháo nhắm
sức cự không lại, bèn đem con là Tôn Hổ chạy vào thành. Còn Tôn Long
quất ngựa chạy riết qua Lâm Tri.
Tôn Tháovà Tôn Hổ vào trong thành sai binh cố thủ bốn cửa rồi vào
triều báo lại với Yên vương.
Tôn Long một mình một ngựa, đi bất kể ngày đêm riết tới Lâm Tri.
Khi vào trong thành rồi, Tôn Long bèn thẳng tới cửa triều xin vào bái
kiến. Huỳnh môn quan tâu lại, Tề vương cho triệu Tôn Long vào. Tôn
Long tới trước điện tung hô vạn tuế rồi trao biểu chương lên và trao thêm
nguyện ủy. Tề vương xem biểu xong cho mời Nam bình quận vương Tôn
Tẩn tới phán rằng:
- Nay có anh khanh là Tôn Long đem biểu chương sang cầu cứu, vì
Bàng Quyên thống lãnh đại binh sang xâm lấn Yên quốc. Vậy khanh nên
sớm đem quân sang giúp.
Tôn Tẩn nghe phán liền tâu rằng:
- Nước Yên là tổ quốc của hạ thần vô cớ mà bị Ngụy xâm chiếm, bệ
hạ sai sang cứu, tất nhiên hạ thần phải tuân. Song nay binh Bàng Quyên
đóng tại U Châu, mà binh Tề sang nữa thì sao khỏi giày đạp biên giới
nước Yên? Vậy theo ý hạ thần, xin bệ hạ cho hạ thần đem binh sang
đánh Ngụy. Ngụy không người cự địch ắt phải triệu Bàng Quyên về, khi
ấy nạn chiến tranh sẽ xảy ra tại biên giới của Ngụy.
Tề vương nghe tâu khen ngợi lắm, lập tức hạ lệnh Lỗ vương và chư
tướng đồng giúp sức Tôn Tẩn sang phạt Ngụy.
Tôn Tẩn được lịnh, lui ra, trước hội ngộ với anh là Tôn Long, khuyên
Tôn Long hãy về nước trước rồi sau mới cùng Lỗ vương Điền Kỵ đem
Viên Đạt, Độc Cô Trần, Lý Mục, TuVăn Long, Tu Văn Hổ, Mã Thăng
và Ngô Giải kéo ba môn binh thẳng tới nước Ngụy. Khi binh tới Nghi
Lương, Tôn Tẩn liền truyền lệnh dồn binh lại, lập thành năm trại, bốn
phương, bốn trại để các tướng ở. Lập trại xong Tôn Tẩn truyền ba quân
vây thành và nổi trống khua chiêng hò hét thị oai.
Quân giữ thành thấy binh Tề tới bèn vào báo ngay cho Ngụy chúa
hay. Ngụy vương thất kinh hỏi bá quan tới phán rằng:
- Bàng phò mã đem binh phạt Tề, lại ỷ thị dùng ách chỉ Tề áp Tiệu
phạt Yên, thành ra hôm nay Tề quân còn rảnh tay nên mới đem binh tới
đây xâm lấn bờ cõi. Bây giờ không có phò mã tại triều, các khanh có ai
lui được binh Tề hay không?
Các quan văn võ nghe hỏi bèn rập tâu rằng:
- Nghe đâu tướng Tề là Tôn Tẩn, học trò của Quỷ Cốc, người có thần
thông và mưu trí, trừ Bàng phò mã chắc chúng tôi không ai đánh lui nổi.
Vậy xin bệ cho sứ Yên triệu phò mã về đây để giải vây cho thành Nghi
Lương mới được.
Ngụy chúa nghe tâu có lý như vậy bèn viết chiếu thơ sai Từ Giáp qua
U Châu dời Bàng Quyên về. Từ Giáp lãnh mạng cầm chiều thơ rồi lên
ngựa chạy ra thành.
Viên Đạt đứng thôn thúc ba quân công phá bên ngoài, thấy trong
thành có người sải ngựa ra bèn hươi búa đón lại. Từ giáp không có khí
giới để chống cự nên liền xuống ngựa năn nỉ rằng:
- Tôi là sứ thần, vâng lệnh Ngụy chúa sang Yên triệu binh Bàng phò
mã về. Xin tướng quân tha mạng cho tôi!
Viên Đạt cười rằng:
- Ừ, tưởng đi đâu chứ đi kêu Bàng Quyên về chịu chết thì ta tha cho
mà đi!
Nói dứt dạy ba quân mở đường cho Từ Giáp đi.
Từø Giáp sải ngựa đêm ngày riết tới U Châu thẳng vào trung quân ra
mắt Bàng Quyên rồi đưa chiếu thơ ra, Bàng Quyên xem xong hỏi lại Từ
Giáp rằng:
- Binh Tôn Tẩn vây thành Nghi Lương rồi vậy mà các quaqn không ai
dám ra đánh với nó sao?
Từ Giáp nói:
- Nghe Tô Tẩn là học trò của Quỷ Cốc, thuật pháp đa đoan, mưu kế
quảng bát, ai cũng lạnh lòng tởn mặt, có ai dám ra đối thủ với y. Vả lại ai
cũng nói tai họa đó tại phò mã gây ra, thì để phò mã lo liệu lấy!
Bàng Quyên hỏi:
- Ta gây họa làm sao?
Từ Giáp nói:
- Các quan nói phò mã đánh tề không quyết lòng đánh, lại còn dùng
cách gì đó mà chỉ Tề áp Triệu phạt Yên, nên Tề mới có dịp mà gây họa.
Bàng Quyên cả giận nói:
- Ừ, tại ta, để ta đem binh về dẹp xong quân Tề rồi các thằng quan
"Aên lương khống". đó nó suy tình viện lý nào với ta cho biết?
Bàng Quyên nói dứt lời hạ lịnh quân bạt trại kéo riết về Nghi Lương
Thành.
Quân lýnh được lịnh cứ việc bạt trại rồi theo đường cũ mà trở về. Đi
được vài ngày đã đến thành Bá linh, quân vào báo cho Bàng Quyên hay,
Bàng Quyên nói rằng:
- Tới thành cứ biểu quân Triệu mở cửa cho đi qua, báo ta làm gì?
Từ Giáp nói:
- Xin phò mã chó làm như vậy mà kinh động đến trăm họ nước Tiệu,
hãy đo đường khác mà về có lẽ gần hơn mà lại khỏi mích lòng Triệu
chúa!
Bàng Quyên nói:
- Hễ đi ngã nào thì về ngã nấy, chớ bây giờ tìm đường khác mà về e
nước Triệu cừơi ta là bại trận rồi trốn ngã khác!
Bác lời Từ Giáp rồi Bàng Quyêncứ một mực sai quân tới dưới thành
Bá Linh kêu bảo mở cửa cho binh Ngụy kéo qua.
Quân giữ thành Bá Linh thấy quân Ngụytrở lại đòi mở thành lần nữa
liền vào báo với Lạng Tương Như hay. Tương Như giận quá cho vời
Liêm Cang tới bàn mưu. Liêm Cang nói:
- Theo ý chúng ta đã định khi trước, hễ Bàng Quyên thua Yên mà trở
lại đây thì phải đón mà đánh nó cho đừng còn manh giáp. Nay nó tới nạp
mạng không đánh bại còn chờ chừng nào?
Lạng Tương Như khen lời Liêm Cang là phải. Liêm Cang bèn đem
một toán quân ra cửa thành đón quân Ngụy không cho kéo qua. Bèn
Quyên hay tin ấy bèn dạy ba quân lui lại đóng quân ở mé sông Tần Hà
rồi tự mình kéo một đội binh tới trước thành kêu lớn rằng:
- Tướng trong thành mau mau sai quân mở cửa cho ta qua, bằng
không ta sẽ phá tan thành trì thành bình địa.
Liêm Cang cả giận xốc ngựa ra trận nạt rằng:
- Bàng Quyên, ta đã thua mạng mi một lần rồi đáng lẽ ngày nay mi
tìm ngã khác mà đi, sao lại còn tới đây nữa? Ta nói thiệt, nếu mi cãi lời
ta, ta sẽ giết hết cả lũ!
Bàng Quyên nghe mấy lời bèn hươi đao xốc tới chém Liêm Cang.
Liêm Cang đưa thương ra đỡ. Đánh nhau được vài mươi hiệp. Liêm Cang
kém thế bỏ chạy. Bàng Quyên rượt theo kịp, chém cho một đao đứt
ngang lưng, Rồi xua binh chém giết quân triệu.
Bàng Quyên cả thắng đem quân về dinh. Từ Giáp khuyên rằng:
- Đã dược trận thắng thì cứ việc đánh tới để về nước mau mau mà
giải vây, chớ sao lại lui?
Bàng Quyên nói:
- Không vội gì, ta ở lại một ngày thế triệu nguy một ngày. Hãy đợi tới
mai sẽ phá thành Bá Linh cũng chẳng muộn.
Từ Giáp khen phải. Đêm đó Bàng Quyên dạy quân sĩ mở tiệc ăn
uống, rồi cùng Từ Giáp đánh chén tới say mèm mới đi ngủ.
Đêm hôm ấy, dinh Ngụy canh tuần sơ sài lắm, chúa tướng và ba quân
mạnh ai nấy lo ngủ. Thình lình tới canh hai, ba cha con Tôn Tháo kéo
một đội binh từ nước Yên sang cướp trại. Binh Ngụy đương ngủ nghe
tiếng chiêng trống la ó thì kinh hãi bỏ chạy tán loạn nên binh Yên giết
rất nhiều. Bàng Quyên và Từ Giáp đương mê ngủ nghe loạn liền lên
ngựa bỏ chạy. Cha con Tôn Tháo thừa lúc rắn không đầu nên xua binh
chém giết rất dễ, chém giết đến khi trong dinh Ngụy không còn người
nào mới rút binh lui về.
Tới sáng, Bàng quyên quày trở về dinh điểm binh sĩ chỉ còn có phân
nửa thì buồn lắm, đấm ngực bứt đầu, tha trời trách đất và rủa chửi Tôn
Tháo đánh lén như vậy! Bây giờ không tiện đem binh về ra mắt ngụy
chúa, Bàng Quyên bèn hạ lịnh tạm đình tại mé sông Tân Hà ít hôm. Trọn
ngày hôm ấy, bàng Quyên cứ ngồi trong dinh mà mặt buồn dàu dàu.
Trong lúc tâm sự đa đoan, bỗng nghe xa xa có tiếng đờn réo rắt theo gió
mà tớ, lắng nghe thật là:
Giây tơ khéo gợi giấc du sơn.
Nổi sóng sông Tương bởi tiếng đờn.
Ngọc trắng vàng ròng đương đợi giá.
Cũng buồn sao muộn khách tao nhơn.
Bàng Quyên nghe một lúc liền sai quân sĩ đi tìm coi ai khảy đờn như
vậy. Quân sĩ đi giây lâu trở về bẩm rằng:
- Đó là một vị tiên sinh áo xanh khăn đen, đương thả thuyền trên
dòng sông Tân Hà cho trôi xuống. Trong thuyền có một bàn sơn nhỏ, trên
bàn có lư hương, một cây đờn và một quyển sách.
Bàng Quyên nghe dứt bèn ra khỏi dinh đi tới mé sông đứng xem.
Giây lát thuyền nọ cập bến, vị tiên sinh buộc thuyền, cầm quyển sách
bước lên bờ. Bàng Quyên bèn bước tới gần thì lễ rồi rước vào quân
trướng mời ngồi. Bây giờ Bàng Quyên mới hỏi vị tiên sinh rằng:
- Chẳng rõ tiên sinh quý đại danh là gì?
Vị tiên sinh đáp:
- Tôi họ Tiêu tên Cổ Đạt, học trò của thầy Quỷ Cốc ở núi Vân Mộng.
Bàng quyên hỏi:
- Tôi cũng học trò Quỷ Cốc sao không biết tiên sinh?
Tiêu Cổ Đạt nói:
- Tôi học trước, ông học sau làm sao mà biết được?
Bàng Quyên nói:
- Qủa vậy chúng ta là bạn học một thầy nên xưng hô bằng anh em
cho dễ.
Tiêu Cổ Đạt nói:
- Phải, xưng hô như vậy tiện hơn.
Bàng Quyên nói:
- Bây giờ nem hỏi anh quyển sách anh cầm đó là sách chi?
Tiêu Cổ Đạt đáp:
- Đây là sách "Thất tiễn đinh đầu". quý lắm, anh sợ rủi mất nên đi
đâu đều cầm theo.
Bàng Quyên hỏi:
- Trong ấy nói những gì?
Cổ Đạt dáp:
- Phép ếm rấ lợi hại, người thường không dùng được!
Bàng Quyên nói:
- Xin anh cho em mượn xem.
Cổ Đạt bèn đưa cho xem, Bàng quyên xem ít đoạn, thấy sách quý
lòng tham nổi lên, bèn bỏ phóc vào tay áo.
Hai người lại nói chuyện khác một hồi rồi Cổ Đạt từ biệt ra đi. Bàng
Quyên theo đưa tới mé sông Tân Hà. Cổ Đạt bèn nói:
- Khi nãy anh có đưa cho em mượn quyển sách "Thất tiễn đinh đầu".
bây giờ giã từ nhau, em nên trao lại cho anh.
Bàng Quyên nói:
- Anh hãy cho em mượn đọc qua một lượt rồi sẽ trả cho!
Cổ Đạt nói:
- Anh đi vân du thiên hạ rày đây mai đó làm sao tìm được mà trả?
Bàng Quyên nói:
- Như vậy ít lâu anh trở vào nước Ngụy em sẽ trả cho!
Cổ Đạt nói:
- Có của cho mượn mà phải chịu khổ cực như vậy à!
Bàng Quyên nói:
- Không chịu cực thì thôi tôi không trả!
Cổ Đạt giận nói:
- Nghe người đồn mi là kẻ giảo hoạt tham lam, nay gặp mặt mới rõ là
người lòng beo dạ sói!
Bàng Quyên nghe Cổ Đạt mắng, tức quá, xốc tới chụp Cổ Đạt định
xô xuống sông. Cổ Đạt nhỏ thó mà có tài, lẹ mắt thấy vậy bèn né ra khỏi
rồi lòn ra sau lưng Bàng Quyên chụp ngang hông luôn tiện dìm xuống
sông Tân Hà mà nhận nước, nhận một hồi lâu lại xốc lên, nhận xuống
năm bảy lần như vậy. Bàng Quyên đã uống nhiều nước bất tỉnh nhơn sự.
Bây giờ Cổ Đạt mới bỏ Bàng Quyên nằm dài trên bờ sông mời mở
thuyền chèo đi.
Giây lâu Bàng Quyên tỉnh giậy thấy quần áo ướt loi ngoi thì giận
Tiêu Cổ Đạt lắm, vội vàng chạy kiếm báo thù, nhưng người và thuyền đã
mất dạng tự hồi nào. Không làm sao được Bàng Quyên bèn trở về định
báo quân sĩ xốc nước cho mình, ói hơn hai chậu, rồi móc tay áo lấy
quyển sách "Thất tiễn đinh đầu". ra xem. Thấy quyển sách ướt mem dính
nhẹp không mở ra được, Bàng Quyên bèn sai quân phơi. Phơi khô quyển
sách thì hạ lịnh nhổ trại kéo binh đi ngả khác về nước.
Binh đi không mấy ngày đã gần tới thành Nghi Lương. Tôn Tẩn hay
tin Bàng Quyên về bèn làm phép tàng ẩn, các quân trại sờ sờ đó mà
người đứng xa không hề trông thấy. Bàng Quyên kéo binh về tới thành
không thấy quânTề bèn hỏi Từ Giáp rằng:
- Nói quân Tôn Tẩn vây thànhmà sao tôi không thấy chi hết như vậy?
Từ Giáp nhìn bốn mặt thấy trống lổng thì không biết đáp sao.
Bàng Quyên cười rằng:
- Hay là thằng Tôn Tẩn nghe đại binh tôi về, nhắm thế cự không lại
nên rút quân về nước rồi?
Từ Giáp nói:
- Phò mã nói có lý!
Dứt lời cả hai thôi thúc ra quân kéo váo thành ra mắt Ngụy chúa.
Ngụy chúa trông thấy Bàng Quyên bèn hỏi:
- Khanh lãnh binh phạt Tề, sao không lo, lại tính cách chỉ tề áp Triệu
phạt Yên làm chi cho đến nỗi binh Tề sangvây thành đó! Bây giờ phải
làm cách nào cho chúng nó lui?
Bàng Quyên tâu:
- Binh Tề nghe hạ thần về đã lén kéo lui rồi, bây giờ ngoài thành
không có mũi tên lựa là quân sĩ.
Bàng Quyên tâu vừa dứt bỗng có quân giữ thành vào báo rằng:
- Hôm nay binh Tề lại phá thành gắt hơn khi trước!
Ngụy chúa nghe báo phán hỏi Bàng Quyên rằng:
- Khanh vừa nói binh Tề lui rồi nay còn binh nào phá thành nữa đó?
Bàng Quyên tâu:
- Xin chúa thượng chớ giận.Đó có khi là kế của Tôn Tẩn, vậy để hạ
thần dụng mưu "Giả đồ diệt quách". tức thì lui được binh Tề.
Tâu dứt lời, từ tạ lui về phủ.