Dịch giả: Nguyễn Hữu Lương
Hồi 148
HỔN MA BÁO OÁN

Đồng Trị hoàng đế đã trưởng thành, chuyện trai gái lúc này coi như đã thành thạo. Gái trong cung cấm thiếu gì, cô nào cũng đẹp như mộng, hoàng đế lại trẻ, sức trai đang hăng, ngài mặc sức "ngự", có ngày tới chín, mười cô. Ngài có toàn quyền đi, đi bất cứ chỗ nào trong cung cấm với ba ngàn cung nữ. Bọn cung nữ khát tình đua nhau đem thân dâng cho ngài. Họ chẳng phải trốn tránh, kiêng kỵ gì, cứ thấy hoàng đế là kéo lại, với những bộ ngực tròn vo căng cứng, nhưng cặp giò thon thon, những bổ mặt tươi như hoa, những làn da trắng nõn…
Có một hôm trời nóng bức ngột ngạt, bọn thái giám xúm nhau lại ngồi hóng mát trước cửa cung, tán láo tới chuyện giết Túc Thuận thuở nọ, một tên nói:
- Lúc bị đem ra xử trảm, Thuận chửi Tây thái hậu thậm tệ. Bọn khoá tử thủ dùng đao đâm vào mồm Thuận, đánh rụng luôn cá mấy cái răng cửa, máu chảy lênh láng mà Thuận vẫn chỉn bới không ngớt.
Một tên thái giám khác lên giọng hiểu biết, kể tiếp:
- Tụi bay còn chưa biết vụ án tình của người cha Túc Thuận đâu. Để tớ kể cho mà nghe. Cha Túc Thuận là Trịnh thân vương Ô Nhĩ Cổn, chính là con của bà thái thái người Hồi đó Bà này vốn thuộc gia đình lương dân. Có một hôm, Trịnh thân vương ở triều về, xe chạy qua khu Biểu Bối hồ Đông, vương bỗng thấy một cô gái tuyệt sắc, lòng tự nhiên đâm ra vấn vương mơ ước. Thế là vương cho gọi tên tâm phúc họ Triệu tới giao đi dò la gia thế người đẹp và thu xếp cách nào để đem người đẹp về cho vương làm bà nhỏ.
Tên tâm phúc họ Triệu tức tốc lên đường.
Sau vài hôm, Triệu đã biết rõ tung tích người đẹp: cha nàng vốn người Hồi (theo đạo Hồi), gia cảnh hết sức nghèo khổ. Cô con gái cũng đã có chỗ dạm hỏi, làm sui gia rồi. Tên Triệu được tin này, rầu lắm coi như hỏng việc.
Không ngờ Trịnh vương gia cứ đòi lấy cho bằng được, bèn lệnh cho tên tâm phúc họ Triệu, bất cứ giá nào cũng phải mang người đẹp về, chậm nhất là sau ba tháng chứ không được lâu hơn. Vương bỏ ra luôn một lúc chín, mười vạn lạng bạc để lo vụ này.
Tên họ Triệu, trước tiên thuê căn nhà gần nhà cô gái và tìm cách bắt quen với cha cô. Chẳng bao lâu hai người đã trở thành đôi bạn tri kỷ. Tên Triệu thường đem tiền giúp đỡ, do đó cha mẹ cô gái Hồi nọ đâm ra hết sức cảm kích hắn.
Hạn ba tháng đã gần mãn. Tên Triệu chưa biết tính cách nào, trong lòng lo lắng ngày đêm thì giữa lúc đó, Trịnh thân vương bỗng nhận thánh chỉ giữ chức Quảng bộ quân thống lĩnh. Ba ngày sau khi đáo nhiệm nha môn, Trịnh vương đã có ngay một vụ án trộm đưa tới.
Tên họ Triệu nhìn thấy bọn trộm bỗng nảy sinh một kế. Hắn cho tiền bảo chúng khai cho cha cô gái nọ đã oa trữ đồ gian mà chúng đánh trộm và nhất định đổ cho ông ta là nhà chứa. Thế là ông ta bị bắt cấp kỳ và sau đó bị đem ra pháp trường chém đầu cả xốc với bọn trộm kia.
Tên Triệu lúc đó lại ra mặt tử tế, đem tiền bạc ra giúp mẹ con gái cô nọ chôn cất người thân, cấp cho họ ít tiền độ nhật. Ngoài ra hắn còn xúi người giả tạo những văn tự nợ do cha nàng ký tên vay rồi kéo nhau tới đòi nợ.
Hai mẹ con cô gái bị chủ nợ thúc bách gắt gao, lúc đó tên Triệu mới đứng ra nhận lãnh bồi hoàn các món nợ khiến hai mẹ con cô gái cảm kích hết chỗ nói, coi hắn như một ân nhân. Mặt khác tên Triệu lại còn ngầm bảo tụi ma cô địa phương xông vào nhà chọc ghẹo cô gái để cho nhà trai sinh nghi sinh chán, cho nàng chi là một loại mèo mả gà đồng thất trinh thất tiết chẳng ra gì, cuối cùng thối hôn luôn.
Hai mẹ con cô gái đã nhục nhã lại khốn cùng và một khi đến bước đường cùng, họ đành chạy tới cậy nhờ tên Triệu.
Hắn liền dàn xếp với bà mẹ cho cô gái vào phủ Trịnh vương làm vợ bé, ngoài ra còn hứa nói với vương thưởng thêm cho ba ngàn lạng bạc nữa. Bước cùng, mẹ con đành ôm nhau khóc mà cam chịu.
Ai ngờ người con gái nọ một khi bước vào vương phủ, chỉ qua năm sau là đã sinh cho vương một cậu bé kháu khỉnh.
Đó chính là Túc Thuận Cậu bé mới được vài tuổi thì Trịnh vương bỗng bị ung thư chết tốt. Bệnh ung thư của vương có cái tên khủng khiếp là lạc đầu thư (tức là bệnh ung thư rụng đầu) bởi nó thường mọc quanh cổ thành một vòng tròn, bệnh dần dần lở loét ung thối mãi đến khi đầu rụng ra khỏi cổ là chết.
Ở trong thành Bắc Kinh lúc đó có một bọn đao phủ thủ chuyên môn chém người rồi sau đó khâu đầu vào cổ y như cũ. Cái đầu của Trịnh thân vương cũng nhờ bọn đao phủ này khâu lại giùm rồi mới đem chôn cất. Nhưng điều kỳ lạ nhất là cái tên họ Triệu nọ đồng thời cũng bị lạc đầu thư như Trịnh thân vương và cuối cùng cũng chết rụng đầu ghê sợ như vương.
Tên thái giám vừa kể xong câu chuyện kỳ lạ khiến cả bọn nghe mà phát ớn phát run. Bỗng từ trong cửa tò vò Đồng Trị hoàng đế bước ra. Cả bọn giật mình vội chạy tới thỉnh an.
Hoàng đế chẳng để ý chuyện gì khác mà chỉ hỏi tên thái giám vừa kể câu chuyện:
- Trịnh thân vương tìm hết trăm kế ngàn phương để đưa người con gái về nhà để làm gì vậy? Tại sao lại gọi là "bà bé"?
Nghe hỏi, bọn thái giám thảy đều muốn phá lên cười mà chẳng dám, muốn giải thích mà chẳng thể mở miệng. Mãi sau, có vài tên liều lĩnh nhất, đem hết tất cả các ngón chơi ra chỉ dẫn cho nhà vua một cách hết sức tỉ mỉ để ngài rõ hết cái chuyện gọi là "chơi gái" nó ra làm sao và nó thích thú lạ lùng như thế nào!
Đồng Trị hoàng đế càng nghe càng thấy tân kỳ và độc đáo. Ngài khoái quá, cho như câu chuyện hấp dẫn nhất từ khi ngài bắt đầu ngồi trên ngai vàng. Thế rồi từ đó, hễ bắt gặ!!!9552_148.htm!!! Đã xem 987362 lần.

Đánh máy: Nguyễn Học
Nguồn: VNTQ
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 18 tháng 7 năm 2007

Thâm tâm hoàng đế không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn chè xong lại phải trả tiền. Còn đối với anh bán chè thì thấy ngài mặt mũi khôi ngô, quần áo bảnh bao, cử chỉ lại hào hoa phong nhã, nên cho rằng đây là một vị công tử con nhà quan vương nào đó nên không dám đòi.
Ngày một ngày hai, ông vua trẻ xơi của anh hàng chè không biết bao nhiêu chén, thế mà chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện trả lấy một xu. Có một hôm hoàng thượng vào ăn, bên cạnh đang có mấy thực khách khác.
Bọn thực khách này ăn xong móc tiền túi ra trả. Hoàng đế nhìn thấy liền hỏi anh hàng chè:
- Anh lấy tiền để làm gì vậy?
Anh hàng chè nghe hỏi bỗng phá lên cười, cười đến bật ngửa ra sau. Cười xong anh ta mới bảo:
- Cậu đúng là một công tử rồi. Tôi không lấy tiền thì năm bảy miệng ăn lấy gì sinh sống?
Hoàng đế lại nói:
- Đã như thế, tại sao anh không lấy bạc mà chỉ thích lấy tiền?
Anh bán chè lại phì cười một lần nữa, đáp:
- Chè tôi rẻ mạt, đáng gì mà dám nói tới bạc. Một lạng bạc giả bằng mấy gánh tiền, làm sao dám lấy?
Hoàng đế lại hỏi:
- Anh bán hàng lấy tiền tại sao lâu nay anh không đòi tiền tôi?
Đến lúc này thì anh bán chè quyết chắc đây đích thị là một quý công tử rồi. Anh ta cố tìm một câu nói đẹp tai:
- Các vị vương gia tới quán ăn cho, quả đã là một điều vinh hạnh, đâu dám đòi tiền nữa.
Hoàng đế nghe xong mười phần thích thú liền bảo:
- Bọn tôi ăn chè của anh đã nhiều, hôm nay tôi tính thưởng anh nhưng túi lại không sẵn. Để tôi viết cho anh một tấm ngân thiếp, sáng mai đem đi mà lấy bạc nhé.
Anh hàng chè nghe nói đến bạc, sướng điên lên, vội chạy vào quán rượu cạnh đường xin một miếng giấy, mượn thêm cái bút cái nghiên. Hoàng đế viết: "Sức cho ty Quảng Sư giao bạc năm trăm lạng".
Viết xong, ngài lấy chiếc dấu nhỏ đóng lên trên rồi bỏ đi luôn.
Anh hàng chè vốn không biết chữ vội đem tấm ngân thiếp vào quán rượu hỏi. Lão thủ quĩ xem xong giật mình đánh thót một cái, miệng lắp bắp bảo anh hàng chè.
- Hôm nay con gặp tay tổ rồi, con ạ.
Đến đây lão thủ quĩ đảo đôi mắt nhìn quanh một vòng rồi ghét sát tai anh hàng chè thì thào:
- Đương kim vạn tuế gia đó!
Anh hàng chè đâu có tin, liền bĩu môi bảo:
- Làm gì có chuyện đó? Lão chỉ nói bậy!
Lão thủ quĩ tỏ bộ mặt nghiêm nghị:
- Trên tấm giấy viết rõ mấy chữ ty Quảng Sư đây này.
Ty Quảng Sư ở trong hoàng cung mà lỵ! Ty này chính là kho bạc của hoàng gia đó, nghe chưa? Để xem mi làm cách nào lấy?
Anh hàng chè nghe rõ đầu cuối hoảng hồn bạt vía vội chạy về nhà cất tấm ngân thiếp mãi tận đáy tráp gối đầu giường, không dám đưa vào cung lấy bạc, chỉ tính mong gặp lại hoàng đế trả tấm ngân thiếp. Nhưng không may chị vợ biết chuyện, thấy món tiền to, sướng quá ngày đêm thúc anh ta đi lĩnh ngay.
Vốn sợ vợ hơn cả sợ vua, thế là hôm sau anh hàng chè liều mạng xông vào cửa cung, tay cầm tấm ngân thiếp hỏi hết người này đến người nọ. Quả nhiên không một ai dám cản, rốt cuộc anh ta tới được ty Quảng Sư đưa tấm ngân thiếp trình lên. Nghe quan ty hỏi, anh hàng chè chỉ còn có cách kể hết sự thực.
Quan ty không dám quyết, vội vào trong trình lên. Vị đường quan xem tấm thiếp, không dám chậm trễ vào tâu ngay Từ Hi thái hậu rõ.
Từ Hi cho đi mời hoàng đế tới. Bà đưa tấm ngân thiếp cho hoàng đế xem. Ngài gật đầu nhận đã thưởng cho anh hàng chè. Thấy việc có thật Từ Hi liền cho đường quan đi lấy tiền trả:
- Ta chớ nên thất tín với dân. Phải trả cho sòng phẳng mới được.
Đường quan được chỉ vội ra ngoài lấy năm trăm lạng bạc trả cho anh hàng chè. Anh ta tưởng phát điên, về nhà làm thịt ngay một con heo lễ trời đất, mời bà con hàng xóm tới ăn khao.
Trong khi đó, Từ Hi thái hậu nghiêm khắc bảo với Đồng Trị hoàng đế:
- Hoàng đế ngày ngày ra ngoài gây chuyện làm mất cả thể thống của hoàng gia. Từ nay về sau không được làm vậy nữa…
Chợt Cung thân vương bước vào. Từ Hi thái hậu liền bảo vương:
- Này, hoàng thúc Lục gia! Hoàng thượng ngày ngày ra ngoài phố gây chuyện, nên khuyên can ngài đi mới được.
Đồng Trị lấy làm khó chịu nên xin phép lui ra. Ngài vừa về tới cung Kiều Thanh, ai ngờ Cung thân vương lại cũng vừa tới xin bệ kiến. Vương quỳ trước hoàng đế dập đầu tâu:
- Vừa rồi Thái hậu ban ý chỉ, hoàng thượng nghe rõ cả rồi. Hoàng thượng ngày ngày ra ngoài du ngoạn, thái hậu cứ cho rằng tại bọn thần tử chúng tôi không biết khuyên can, hoàng thượng nên sửa đổi, một là để hoàng thái hậu khỏi phải lo lắng, hai là để bọn thần tử chúng tôi khỏi bị thái hậu trách mắng. Thân thể của hoàng thượng vốn là vạn thặng chi khu, cần phải hết sức bảo trọng. Câu chuyện Bạch Long Dư hành thích tiên hoàng hồi trước hẳn hoàng thượng còn nhớ. Hoàng thượng tự ý xuất cung, tả hữu chẳng có ai theo hầu, chẳng may có chuyện xảy ra, không những lưỡng cung thái hậu sợ hãi lo âu mà bọn thần tử chúng tôi cũng mang tội suốt đời.
Ngày cả giữa thời thái bình vô sự đi nữa, hoàng thượng cũng phải nên tuân phụ Tổ huấn. Từ xưa các vị hoàng đế đâu có tự ý xuất cung bao giờ.
Nghe Cung thân vương nói đến hai chữ "Tổ huấn", Đồng Trị hoàng đế bỗng cảm thấy tức tối giận dữ trong lòng. Ngài giật bổng người lên như cái lò xo, hậm hực bảo vương:
- Vậy Lục gia thấy trẫm có gì trái Tổ huấn?
Lúc đó hoàng đế đang mặc bộ quần áo long bào màu đen thêu bướm trắng. Cung thân vương liền chỉ vào bộ quần áo mà nói:
- Hoàng thượng mặc bộ quần áo đó thực cũng đã trái Tổ huấn rồi. Bởi vì rằng di chếdung1('tuaid=9552&chuongid=82">Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Tập II - Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 nãi nãi. Ả vừa trẻ lại vừa đẹp ngụ trong một mật động tại khu phía tây kinh thành. Mặc dầu Chương Tam còn trẻ nhưng đã là một mụ dầu, dìu dắt cả đám đông em út dưới trướng, cũng xinh đẹp mê ly chẳng thua nàng.
Vương Cảnh Kỳ đưa hoàng đế tới đây rồi thì chỉ muốn ở lại đây Ngài luân phiên thưởng thức hết cô này đến cô kia, từ mụ chủ cho đến loại em út mới vào nghề. Ngài không muốn về cung nữa. Khổ cái là Thái hậu ở trong cung biết ngài ham chơi nên tra hỏi luôn, khiến ngài dù cơn thèm chưa đã mà lắm bận đành phải dứt áo ra về. Đi đêm về hôm, chơi bời vô độ, hoàng đế lâm bệnh nặng.
Từ Hi thái hậu được tin vô cùng bối rối. Một mặt bà truyền lệnh cho ngự y vào cung bắt mạch hốt thuốc, một mặt, hạ lệnh cho Tuệ phi phải đêm ngày hầu hạ, luôn bên cạnh giường hoàng đế.
Đồng Trị hoàng đế toàn thân phát nhiệt, nóng như thiêu như đốt, nên bất tỉnh nhân sự. Bởi vậy, tất cả mọi việc đều do Thái hậu và Tuệ phi lo liệu xếp đặt.
Thế rồi cơn sốt hạ, nhưng tức khắc, một cơn sốt khác bỗng phát sinh. Toàn thân ngài mọc đầy mụn lậu.
Bệnh lậu này cực kỳ nguy hiểm. Khắp mình hoàng đế không chỗ nào là không có mụn. Bệnh phát quá nặng, hoàng đế lại mê đi. Trước long sàng của hoàng đế chỉ có mình Tuệ phi săn sóc hầu hạ. Đã từ lâu Hiếu Triết hoàng hậu không được gặp mặt hoàng đế. Do đó, ngày nay, hoàng đế nhuốm bệnh, bà chẳng biết mà đến thăm. Bọn cung nữ cũng như thái giám thì lại đều là người tâm phúc của Từ Hi thái hậu và Tuệ phi, bởi thế, Hiếu Triết hoàng hậu cũng như Từ An thái hậu hoàn toàn không hay biết.
Bệnh tình hoàng đế mỗi ngày một nguy kịch. Từ Hi thấy vậy liền cho Cung thân vương và cả một bang đại thần trong triều vào cung bàn gấp việc lập tự. Mọi việc đều được trù bỉ xong xuôi, chỉ còn chờ lúc hoàng đế ngã xuống là y kế thực hiện.
Không ngờ năm, bảy ngày qua đi, bệnh tình của hoàng đế giảm dần, phút nguy hiểm đã không còn đe doạ ngài nữa.
Hoàng đế đã tỉnh lại như trước, gọi người đòi ăn uống. Việc ăn uống hầu hạ lúc đó đều do một mình Tuệ phi lo liệu. Nhưng hoàng đế vốn không ưa Tuệ phi nên không thèm nói một lời nào với nàng.
Nhân lúc Tuệ phi không có bên, hoàng đế vẫy tay gọi tên tiểu thái giám tới bảo hắn cời chiếc ấn vàng trên chiếc áo lót của mình rồi lẻn đem sang mời hoàng hậu tới. Hiếu Triết tới liền.
Hai người xa nhau đã lâu nay được gặp lại, lòng càng bi thiết, thấy hoàn cảnh của nhau đều bi đát, thảm thê, bất giác cùng ôm lấy nhau khóc lóc.
Lát sau Hiếu Triết hoàng hậu gạt lệ trước, khuyên hoàng đế cũng nên thôi khóc. Hại người kể lể mọi nỗi tương tư, u sầu xa cách cho nhau nghe. Rồi hoàng đế hỏi:
- Hậu ở trong cung cô đơn lạnh lẽo lắm phải không? Tây thái hậu đối đãi với hậu như thế nào?
Vừa nghe tới mấy tiếng Tây thái hậu, Hiếu Triết bất giác đôi dòng lệ lại tầm tã tuôn rơi. Lệ rơi xuống ngay trên bàn tay hoàng đế khiến ngài thật lấy làm bất nhẫn. Ngài giơ đôi tay gầy ốm xanh xao lên kéo hoàng hậu vào lòng.
Một lát, hoàng hậu đứng dậy xin phép ra về nhưng hoàng đế không chịu. Hậu lắc đầu nói:
- Chỉ sợ "bà" biết khiến thần thiếp lại bị trách phạt?
Hoàng đế bảo:
- Bà còn ngủ chưa dậy có gì mà ngại!
Ai ngờ rằng Tuệ phi quay về cung rửa mặt chải đầu xong đã quay lại. Khi bước tới cửa ngoài, nghe tiếng nói xì xào bên trong. Tuệ phi liền hỏi bọn thái giám mới biết chính cung đang trong đó. Tuệ phi không dám vào, vội quay qua cung Từ Hi tâu trình:
- Hoàng thượng bệnh vừa thuyên giảm, gặp hoàng hậu sợ lại nguy hại cho thân thể ngài chăng? Bệnh mà phát lại thực không phải chuyện chơi nữa.
Từ Hi thái hậu bất giác cả giận, nghiến răng ken két rít lên:
- Con yêu hồ khốn nạn! Mi muốn làm mê chết hoàng đế phải không? Ta phải cho mi biết tay!
Thái hậu hầm hầm chạy đến cung Kiều Thanh, đạp tung cánh cửa nhảy vào giữa lúc Hiếu Triết hoàng hậu đang nằm ép bên cạnh giường hoàng đế thì thầm kể lể.
Từ Hi thái hậu thấy vậy, máu hoả tốc lên, bất chấp hoàng hậu hay không hoàng hậu, thể diện hay không thể diện, bỏ mọi lễ nghi phép tắc, xông lại tát luôn một hơi mấy chục cái vào đôi má hoàng hậu, miệng quát tháo ầm ĩ:
- Con yêu hồ khốn nạn! Con khốn nạn! Mi thấy hoàng đế bệnh đã bớt định tới quyến rũ làm cho ngài chết phải không? Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn!
Vừa quát vừa đánh, mặc cho hoàng hậu đầu bù tóc rối, miệng ói máu, kêu khóc cả tiếng.
Chưa hết khí tức, Từ Hi thái hậu quát bảo bọn cung nữ đem gậy lại.
Thấy nguy quá, Đồng Trị hoàng đế vội chống gượng đôi tay gầy ngay trên giường, dập đầu xin tha cho hoàng hậu.
Thấy hoàng đế như vậy, bọn cung nữ, thái giám cũng nhất loạt quỳ xuống dập đầu xin tha, đồng thanh nói:
- Lão Phật gia! Lão phật gia!
Hiếu Triết hoàng hậu lúc đó cũng đã quỳ xuống dập đầu câu xin:
- Lão Phật gia! Xin thái hậu thương cho kẻ đã từ cửa Đại Thanh môn bước vào cung mà giữ cho một chút thể diện!
Ai ngờ câu đó càng làm mếch lòng Tây thái hậu khiến bà thêm giận dữ. Tây thái hậu vốn trước không từ cửa Đại Thanh môn vào cung (chỉ có người chọn làm hoàng hậu và có lễ đại hôn mới được qua cửa này). Cho nên câu nói kia của Hiếu Triết hoàng hậu chỉ mang lại thêm hậu quá tai hại cho bà. Theo thể chế của tổ tiên nhà Thanh còn một điều đặc biệt này nữa: Hoàng hậu do cửa Đại Thanh môn mà vào cung thì chi có thể truất phế chứ không thể nhục mạ, đánh đập được. Đã có thể chế thì phải theo. Bởi thế, dù lồng lộn đến đâu Từ Hi thái hậu tới lúc này cũng đã biết mình đi quá trớn, đã phạm pháp. Câu nói của Hiếu Triết hoàng hậu tuy có hậu quả nguy hại về sau nhưng hiện tại nó đã cứu bà. Tây thái hậu tức đến mấy nhưng trước "tổ chế" đành phải ngậm miệng, dừng tay, hầm hầm quay phắt về cung.
Đồng Trị hoàng đế thấy tình cảnh này biết rằng đại sự chẳng còn tốt đẹp gì nữa, vội truyền chỉ triệu quân cơ đại thần là thị lang Lý Hông Tảo vào cung cấp kỳ.
Đồng Trị cho cuộn cao rèm ngoài, gọi Lý Hồng Tảo tới.
Tảo bước vào, thấy hoàng hậu đứng trước long sàng hình như lau nước mắt. Hậu muốn tránh đi nhưng hoàng đế đã nắm lấy tay áo, bảo:
- Hậu khỏi cần phải tránh! Lý sư phó vốn là một lão thần của tiên hoàng mà hậu lại là túc phụ của kẻ môn sinh của sư phó. Hiện nay trẫm có việc khẩn cấp cần bàn với sư phó, hậu có thể ở lại nghe được. Vậy hậu trước hết hãy yết kiến sư phó mong được sư phó giúp đỡ săn sóc cho về sau.
Nói đoạn hoàng đế bất giác nhỏ lệ ròng ròng. Trong khi đó, hoàng hậu bước tới làm theo lời hoàng đế. Lý Hồng Tảo thấy vậy vội vàng bỏ mũ, bò mọp xuống mặt đất, dập đầu lia lịa. Hoàng đế bảo Lý Hồng Tảo:
- Xin sư phó đứng dậy cho! Hiện tại không còn là lúc vua tôi giữ lễ nữa.
Nói đoạn hoàng đế gọi tên tiểu thái giám mang ghế đặt bên cạnh long sàng.
Hoàng đế bảo Lý Hồng Tảo ngồi xuống, giơ tay cầm lấy bàn tay Lý Hồng Tảo và chỉ nói được mỗi một câu.
- Trẫm bệnh sợ không thể lành được!
Hoàng hậu, hoàng đế cùng Lý Hồng Tảo cả ba đều bùi ngùi rơi lệ. Hoàng đế lại tiếp:
- Trẫm chưa sinh được thái tử. Tây thái hậu lại kình địch với hoàng hậu. Trẫm chết đi thử hỏi làm sao yên tâm được. Trẫm e rằng hoàng hậu cũng sẽ chẳng được an lành.
Hoàng đế giơ bàn tay gầy guộc vịn vào vai hoàng hậu, lại cố gượng tiếp:
- Đây không phải lúc khóc lóc. Ta phải gấp rút bàn việc đại sự. Nếu chẳng may trẫm bất trắc có mệnh hệ nào thì việc khẩn cấp nhất là việc lập tự quân. Theo hậu thì hậu muốn lập ai làm tự hoàng đế? Hậu nên nói cho sư phó để quyết định ngay và trẫm có thề bàn với sư phó viết ngay tờ di chiếu.
Hiếu Triết hoàng hậu thấy hoàng đế nói tới đây vội lau khô đôi dòng lệ đang tuôn chảy trên đôi gò má xanh gầy, quỳ xuống tâu:
- Quốc gia nhờ vào đấng quân trưởng. Thần thiếp quyết không mong cái hư danh thái hậu khiến làm hỏng cả đại sự của quốc gia.
Đồng Trị hoàng đế nghe nói khẽ nhếch mép cười gật đầu bảo:
- Hoàng hậu rất hiểu đạo lý, trẫm không phải lo ngại điều gì!
Nói đoạn hoàng đế quay sang thì thào bàn tính mọi việc với Lý Hồng Tảo, cuối cùng quyết định lập Bối lặc Tải Thụ làm Tự hoàng đế.
Đồng Trị hoàng đế vừa suy nghĩ vừa thong thả đọc trong khi Lý Hồng Tảo bò mọp trước giường viết tờ di chiếu.
Tờ di chiếu rất dài, trong đó, gần hết mọi điều đều căn dặn đề phòng những âm mưu của Tây thái hậu.
Tờ di chiếu viết xong, Đồng Trị hoảng đế cầm lấy xem đi xem lại cẩn thận rồi bảo:
- Được lắm! Được lắm!
Hoàng đế lấy chiếc ngọc tỷ đóng lên trên tờ chiếu rồi đưa cho Lý Hồng Tảo cất giấu. Nhưng Tảo chẳng biết giấu vào đâu cho kỹ nên cứ loanh quanh mãi. Về sau Hiếu Triết hoàng hậu đích thân xé rách cái mép ống tay áo của Tảo bỏ vào trong rồi khâu lại cẩn thận.
Đồng Trị hoàng đế nói:
- Sư phó nên về nhà nghỉ đi. Sáng mai trẫm còn muốn gặp mặt sư phó một lần nữa.
Lý Hồng Tảo dập đầu lạy tạ lui ra. Vừa khỏi tẩm cung thì gặp Thuần thân vương Dịch Tôn.
Lý Hồng Tảo gặp Tôn, biết rằng đại sự hỏng rồi, vội bước tới thỉnh an. Thuần thân vương lạnh lùng bảo:
- Sư phó mải mê công việc trong cung với hoàng thượng, dám làm đến cố mệnh đại thần chứ chẳng chơi. Sư phó kể đã vất vả lắm, bởi vậy xin mời tới cung thái hậu nghỉ ngơi đôi chút rồi ta bàn luận.
Nói đoạn Thuần thân vương bất chấp Tảo muốn hay không, nắm lấy tay áo Tảo kéo đi. Tảo hoảng hồn bạt vía, trống ngực đánh thình thình, hai chân khuỵu lại gần như không còn đi được nữa.
Tảo vất vả lắm mới tới được cung của Tây thái hậu. Ngước mắt lên nhìn, thì đã thấy các vương gia có mặt đầy đủ cả đấy rồi: nào Cung thân vương Dịch Càn, nào Thuần thân vương Dịch Hoãn, nào Phu quận vương Dịch Huệ, nào Huệ quận vương Dịch Tường.
May thay Tảo cũng là người khôn ngoan tinh ranh. Vừa thấy Cung thân vương, Tảo vội bước tới gần thỉnh an, cất tiếng nói ngay:
- Nguyên lai Lục gia đều có mặt tại cung cá. Tôi vừa mới được mật chiếu của hoàng thượng, chính giữa lúc chưa có ý kiến gì. Tôi định khi ra khói cung, là phải tìm ngay Lục vươn gia để bàn tính việc này đây.
Cung vương nghe xong, bèn nói:
- Mật chiếu gì?
Lý Hồng Tảo không run sợ gì nữa, liền xé toạc cái ống tay áo, kéo tờ mật chiếu của Đồng Trị hoàng đế ra và đưa lên.
Bọn vương gia ngồi đầy nhà nhìn thấy, ai cũng đổi sắc mặt. Giữa lúc đó. Từ Hi thái hậu cũng từ phía trong đi ra.
Cung thân vương chẳng dám giấu giếm, liền đưa tờ mật chiếu trình lên.
Từ Hi thái hậu miệng đọc mật chiếu, hai tay run bắn lên: Bà đọc xong, thì nỗi tức giận cũng đã lên đến cực điểm.
Bà nghiến răng ken két, xé toạc tờ mật chiếu luôn một hơi ra làm trăm mảnh rồi ném xuống đất. Những mảnh giấy vụn bay xuống lả tả. Cặp mắt giận tức của bà như cắm phập vào Lý Hồng Tảo, khiến Tảo hoảng hồn bạt vía, vội quỳ xuống đất dập đầu lia lịa, máu trán chảy ra lênh láng làm hoen ố cả mặt mũi, miệng không ngót lắp bắp, cố nói lên được mấy lời này:
- Thần… Thần… tội đáng chết! Xin lão Phật gia cho thần một cái chết toàn thây…!
Bọn đại thần lúc đó đứng cả hai bên, cũng nhất tề quỳ xuống, cầu xin giùm cho Tảo. Mãi một lúc sau, mọironym title="CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC DI HOÀ VIÊN-" href="index.php?tuaid=9552&chuongid=155">Hồi 156
Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160 Hồi 161 Hồi 162 Hồi 163 Hồi 164 Hồi 165 Hồi 166 Hồi 167 Hồi 168 Hồi 169 Hồi 170 Hồi 171 Hồi 172