Thấm thoát, đã đến ngày thi vào đại học. Không khí nhà họ Châu rộn ràng hẳn lên. Bà Phương rối rít thúc giục Thanh Thanh và Uyển Hoa kiểm điểm mọi thứ, để ra đi thật sớm. Quốc Hùng cao hứng, xin mẹ cho mình hướng dẫn em gái và Thanh Thanh đi thị Từ hồi đêm bà Phương đã khấn cầu cho Thanh Thanh nhiều lần. Thỉnh thoảng, bà lại đưa tay nắm tay nàng, miệng lẩm nhẩm: - Lạy trời lạy phật! Xin trời phật tổ tông phò hộ cho cháu tôi đậu! Sáng ra, khi “nhị vị thiên kim tiểu thư” đi thi rồi, bà gọi con sen, nhà bếp, căn dặn bữa trưa phải làm món gì, bữa tối phải làm món nào để “khao lạo” hai cộ Kết quả ngày hôm ấy gia đình ăn uống thịnh soạn linh đình như ngày giỗ, ngày tết. Qua ngày thứ hai, Thanh Thanh cũng làm bài tạm được như hôm trước. Nàng vui vẻ cầm giấy bút ra khỏi trường thi, tìm đến chỗ Quốc Hùng đã hẹn và đợi sẵn. Cô chưa kịp kể hết tình hình bài vở cho cậu nghe, thì một chàng trai đứng cạnh, đã tươi cười hỏi: - Cô Hoa! Bài làm đúng hết chứ, cổ Thanh Thanh giật mình, bỡ ngỡ nhìn chàng trai, liền được Quốc Hùng giới thiệu: - Ðây là anh Văn, Lý Khoan Văn. Và hắn quay bảo chàng trai kia: - Còn đây chẳng phải cô Uyển Hoa, em tôi, như cậu tưởng. Cậu hãy nhìn kỹ chút đi! Xin giới thiệu: cô Lâm Thanh Thanh, một nữ sinh kiều bào ở Tân Gia Ba, về nước thi vào đại học. Cô hiện ở nhà tôị Bấy giờ anh chàng sinh viên họ Lý mới ngẩn người ra, nghiêng mình mỉm cười, rối rít nói “hân hạnh, vạn hạnh” với Thanh Thanh, rồi quay bảo Quốc Hùng: - Tôi làm sao khỏi lầm được, hả cậủ Mắt tôi đã kém, “lâm Tiểu Thư” lại giống cô Uyển Hoa như hệt! Trên đời hiếm có hai thiếu nữ giống nhau đến như vậy, mà lại không phải chị em ruột! Thật vậy, Lý Khoan Văn vốn cận thị, cặp kính trắng nhiều độ cận trên mũi hắn, làm sao giúp hắn nhìn ra ngay một vài nét khác biệt rất hiếm giữa hai cô gáỉ Hơn nữa thấy nàng từ trường thi tìm ra với Quốc Hùng, thì hắn phải coi ngay là Uyển Hoa, chứ đâu có thể ngờ đó là một cô gái khác? Thế là hắn bắt đầu thăm hỏi nàng về việc học ở hải ngoại, hắn khen nàng thông minh, nhanh trí. Hắn hỏi thành phố Tân Gia Ba, về hoạt động kinh doanh và cuộc sống của Hoa kiều ở bên ấỵ Hắn nói năng hoạt bát, thái độ thật lịch sự. Nàng đối đáp cũng thật lẹ làng, khả áị Chốc lát, Uyển Hoa cũng tìm ra chỗ ấy, và Quốc Hùng đưa hai nàng ra về. Dọc đường, Thanh Thanh hỏi hắn: - Cái anh họ Lý nọ cùng học một ngành với anh, hả? - Không học cùng nghành, nhưng là bạn học cùng lớp ở cấp trung học, nên rất thân nhaụ Cô đừng thấy hắn cao cao gầy gầy, mắt mang kính trắng, mà cho hắn thuộc hạng “thầy đồ gàn”. Hắn là nhân vật nổi trội trong giới sinh viên Đài Bắc đó. - Anh ta khéo nói chuyện quá! Nói thật hay, thật dễ nghẹ - Hắn diễn thuyết giỏi, viết văn hay; học ngành chính trị thật hợp... Nhưng tội nghiệp, hắn chỉ có một thân một mình ở Ðài Loan. Cả gia đình hắn đều bị kẹt lại đại lục. Hắn vừa đi học vừa đi làm. Nghỉ hè hắn ở luôn tại trường. Thanh Thanh chưa kịp nói gì thêm. Uyển Hoa đã phá lên cười khanh khách. Hai người ngạc nhiên, cùng chăm chú nhìn, nhưng chẳng thấy Uyển Hoa nói gì, nàng cười hả hê rồi đưa mắt nhìn ngắm hai bên đường phố. Về đến nhà, thấy mẹ hân hoan tươi cười đón chờ, Uyển Hoa phải cùng với Thanh Thanh “báo cáo” mọi việc thi cử. Cả hai cô gái đều mệt phờ, nhưng cô nào cũng tươi cười vui ra mặt, vì thầm tự đắc bài làm đều khá có hy vọng đậu caọ Chuyện trò chốc lát, Uyển Hoa mượn cớ phải đi thay áo, tắm rửa, nàng rời phòng mẹ. Vừa về đến phòng riêng, nàng đã thấy một phong thư dầy cộm đặt trên bàn. Nhưng phản ứng của nàng hôm nay có hơi khác; không còn coi phong thư của Kiến Quốc như đống giấy lộn, và bực tức kêu Lệ Quyên mang đi gửi trả nữạ Bởi nàng làm như vậy, đã mấy ngày qua, nghĩ cũng nhàm chán. Kể từ hôm Quốc Hùng gọi điện thoại cho Kiến Quốc, nói rõ cho hắn biết: đừng nên làm phiền Lâm Thanh Thanh nữa, thì Kiến Quốc gần như tuyệt vọng, chỉ còn biết làm cách này: gửi cho Uyển Hoa một lá thư, lập tức nàng trả thư lại; hắn lại viết lá thứ hai và bỏ luôn lá thư đầu vào phong bì, gửi cả hai đến nàng. Nàng lại gửi trả, hắn lại viết lá thứ ba, và bỏ cả ba lá thư trong một phong bì, gửi đến nàng nữạ Cứ thế, cứ thế... cho đến hôm ấy, đã có gần chục lá thư bỏ trong một phong bì, mà càng về saụ Kiến Quốc càng viết dài hơn! Và nàng trông thấy, chỉ mỉm cười héo hắt, vẻ mệt mỏi... không kêu con sen đem trả vộị Sở dĩ như vậy, là vì trông nét chữ quen thuộc, nàng lại nghĩ đến gương mặt hốc hác tiều tụy của hắn, mà nàng vừa mới trông thấỵ Số là, sau khi thi xong bài cuối cùng, nàng tìm ra chỗ Quốc Hùng đứng đợị Ðang ung dung bước đến cạnh cậu anh, bỗng nàng thoáng thấy một chàng trai cao lớn, đang rảo bước đi theo, rồi chốc lát, chàng trai theo kịp, ghé gần tai nàng khẽ gọi: - Hoa ơi! Nàng giật mình nhìn lại, đã thấy bộ mặt hốc hác thiểu não của Kiến Quốc. Hắn lẽo đẽo đi theọ Không hiểu do một tâm lý nào, nàng cố ý quay mặt, không nhìn không hỏi hắn một tiếng, rồi mạnh gót giầy trên đá sỏi, bỏ hắn lại phía saụ Tuy nhiên, ngồi trong tắc xi, trên đường trở về nhà, nàng có vẻ tươi vui thích chí, như vừa đoạt được thắng lợi, có lẽ nàng nghĩ rằng: vì nàng mà Kiến Quốc gầy ốm mặt mũi bơ phơ như kẻ mất hồn, hẳn hắn đã bỏ ăn mất ngủ vì nàng... Hắn đã phải chờ chực ở trước phòng thi, lại phải đợi hôm nàng thi hết các môn, rồi mới dám thò mặt ra năn nỉ, vì sợ hôm nào cũng gặp e gây phiền não cho nàng, khiến nàng làm bài kém đị Nhìn bộ mặt tiều tụy của Kiến Quốc như vừa rồi, rồi lại nhìn qua phong thư dầy cộm của hắn lúc này, nàng củng hả dạ vì nỗi khổ tâm khổ thân của hắn, và điều đó chứng tỏ hắn vẫn còn yêu nàng nồng nhiệt, dù bị nàng trừng phạt đau đớn. Nhắc lại, cái lúc ngồi trên xe mỉm cười đắc ý về việc trừng phạt Kiến Quốc, nàng bật lên cười khúc khích vì cái cảnh tượng “đấu hót” giữa Thanh Thanh và Lý khoan Văn. Nàng nghĩ: Quốc Hùng, cậu giới thiệu Lý khoan Văn và Thanh Thanh với nhau rất trịnh trọng. Kế, Thanh Thanh và Khoan Văn nói chuyện dứt không ra mười phần hợp “gu” hợp nhãn; Quốc Hùng thì cứ đứng thộn mặt ra một bên! Thế mà trên đường về, Quốc Hùng còn đề cao Lý khoan Văn tới mây xanh, để cho Thanh Thanh thêm phục anh chàng sinh viên chính trị đó! Cười cậu anh ngây ngốc, rồi nàng lại cười cậu tình lang phạm lỗị nàng hả dạ một phen, mà Quốc Hùng với Thanh Thanh phải ngơ ngẩn, chẳng hiểu nàng cười cái gì! Thế mới càng khoáị Bây giờ đứng trong phòng riêng, nhìn phong thư dầy cộm của Kiến Quốc, nàng đổi ý một chút, không phải nàng nguôi lòng tha thứ cho hắn, mà nàng muốn thử xem hắn đã khổ sở đến cỡ nàọ Nàng cầm phong thư lên đoán có gần mười lá. Nàng ước tính bên trong hắn viết đến ba bốn vạn chữ, chứ không ít. Nội dung thì khỏi nói, bao nhiêu lời van lơn xét lại, vô vàn lời khẩn cầu bỏ qua, năn nỉ xin nối lại tình thân ái... Cầm phong thư, lật xem mặt trước mặt sau, đoán biết nội dung, nhưng không thèm bóc ra đọc, nàng coi đây là một sự hưởng thụ đặc biệt. Thế là nàng thở dài, buông tay cho phong thư rớt xuống mặt bàn, lòng nhủ lòng, nhất định phải “hành” cho hắn khổ đau nhiều nữạ Lát sau, Lệ Quyên gõ cửa vào báo tin. Cơm đã dọn trong phòng bà chủ, bà gọi nàng vào cùng ăn với bà, với Thanh Thanh và Quốc Hùng. Nhân thể, nàng lại sẵng giọng ra lệnh: - Quyên! Mày đem phong thư này gửi trả lại, nói rằng: “người nhận không chịu nhận!”