ấy là một bữa ăn, trong một căn phòng rộng lớn trần thấp, cũng như những bữa ăn mà người ta thết đãi những bà con từ rất xa đến vào hôm trước ở nông thôn. Hai đứa bé đã buông tay chàng học sinh và chạy vụt vào một căn phòng bên cạnh, từ đó vang ra tiếng trẻ thơ và tiếng cùi dìa va vào đĩa. Can đảm và không xao xuyến, Môn bước qua một ghế dài, đến ngồi bên mấy bà lão nông dân. Tức thì anh bắt vào ăn hết sức ngon lành. Ăn được một thôi, anh mới ngẩng lên nhìn khách khứa và nghe trò chuyện. Vả lại, khách ăn cũng nói ít thôi. Hình như họ ít quen biết nhau. Hẳn có người đến từ những xóm làng xa xôi hẻo lánh, có người đến từ những thành phố xa vời. Lác đác ở các bàn ăn, có những cụ già có râu mép, có những cụ mày râu cạo nhẵn nhụi chắc trước là thủy thủ. Bên cạnh các cụ là những cụ ông khác giống hệt: cũng những bộ mặt như da thuộc, cũng những đôi mắt còn tinh nhanh dưới đôi mày rậm rì, cũng những cra-vát bé quăn như dây gìay… Nhưng dễ dàng nhận thấy rằng các cụ già này chưa bao giờ đi xa, lênh đênh quá biên giới huyện. Nếu như hàng trăm nghìn lần các cụ từng lắc lư và lảo đảo dưới cơn mưa rào hay trong gió lộng thì đó là vì cuộc du lịch nhọc nhằn nhưng không nguy hiểm nhằm lật luống cày cho đến cuối ruộng, rồi quay ngược trở về… Môn nhận thấy khách nữ ít thôi. Chỉ có vài bà cụ mặt tròn nhăn nheo như táo khô với những cái mũ bonné là qua quýt. Trong các khách ăn này, không có người nào mà Môn cảm thấy không tin cậy và dễ chịu khi ở gần. Về sau, anh giải thích ấn tượng ấy như sau: khi phạm một lỗi nặng nề không thể tha thứ, lòng đây cay đắng, đôi khi anh nghĩ rằng: “dù sao trên cõi đời này vẫn có những người tha thứ cho ta”. Anh tưởng tượng đến những bậc già cả, những người ông người bà đầy lượng bao dung, tất cả điều vững tin trước rằng mọi việc mà anh làm đều được làm tốt. Dĩ nhiên giữa những con người tốt đẹp ấy, những khách mời trong căn phòng rộng lớn này đã được lựa chọn. Số khách còn lại là thiếu niên và trẻ em. Tuy nhiên ngay cạnh Môn, hai bà lão nông dân trao đổi: - Cứ cho là mọi chuyện thông đồng bén giọt – bà lão nhiều tuổi hơn nói bằng một giọng kỳ cục và chói tai àm bà không sao giảm bớt được – trước ba giờ mai, cô dâu chú rể cũng chưa có mặt đâu. - Thôi đi bà, bà đừng làm tôi sôi tiết lên – ba kia đáp hoàn toàn bình tĩnh. Bà nhiều tuổi hơn vấn ngang trán chiếc khăn trùm đầu đan tay. Rồi nói như không: -Này nhớ. Đi tàu hỏa mất một giờ rưỡi từ Buôcgiơ đến Viecdông, rồi đi xe bảy dặm từ Viecdông đến đây… Cuộc trao đổi tiếp tục. Môn không bỏ sót một lời. Nhờ uộc cãi vã này, Môn dần dần hiểu lơ mơ câu chuyện: Phrăng đơ Gale, con trai trong lâu đài – sinh viên, thủy thủ, hay thực tập sinh hàng hải gì đó – đã đi Buôcgiơ tìm một cô gái và cưới làm vợ. Nhưng lạ lùng là, chàng trai này, hẳn còn rất trẻ và thích chơi ngông, điều khiển mọi việc theo ý riêng. Chàng ta muốn rằng ngôi nhà mà vợ chưa cưới đi vào phải giống một lâu đài trong ngày hội. Để ăn mừng cô dâu, đích thân chàng mời lũ trẻ và các cụ ông cụ bà quá hiền hậu này. Đấy là hai điểm mà cuộc bàn cãi đã xác định dứt khoát. Phần còn lại vẫn trong bí ẩn, hai cụ bà bàn đi bàn lại hoài về việc trở về của chú rể cô dâu. Cụ thì bảo sáng mai họ về đến đây. Cụ thì cam đoan phải đến chiều. - Moanen ơi, bao giờ bà cũng điên như vậy. Rõ tội! – bà cụ trẻ hơn thốt lên. - Còn bà, Aden đáng thương ạ, suốt đời ngang bướng. Bốn năm gặp lại, bà vẫn chứng nào tật nấy – cụ kia nhún vai, nhưng giọng vẫn như thường. Hai cụ chẳng ai chịu ai, song vẻ mặt cứ hiền khô. Môn Sếu xen vào, mong biết thêm câu chuyện. - Thưa, cô dâu đẹp như người ta đồn chứ ạ? Hai cụ nhìn anh, sửng sốt. Đã có ai ngoài Phrăng nhìn thấy cô gái. Chính anh ấy, trên đường từ Tulông trở về, đã gặp cô một buổi tối trơ trọi giữa một trong những vườn hoa ở Buôcgiơ mà thiên hạ gọi là Các Đầm. Bố cô, một thợ dệt, đã đuái cửa ra vào mãi từ đằng sau dội ra tiếng cười nói. Đúng lúc đó, anh thấy hai cô bé đuổi nhau ở cuối hành lang. Anh rón rén chạy đuổi theo hai cô, để nhìn cho rõ. Tiếng cửa mở ra, hai khuôn mặt tuổi 15 dưới hai cái mũ rộng có dải đỏ hồng lên vì khí mát ban đêm và cuộc ruột đuổi, và tất cả sắp biến đi trong một vầng sáng chợt lóe lên. Trong một giây, hai cô nghịch ngợm quay tròn quanh mình. Hai cái váy nhẹ bổng tung bay phồng lên. Môn nhìn thấy dải đăng-ten trên hai chiếc quần rất dài và ngộ nghĩnh. Sau trò xoay chong chóng, rụp một cái, cả hai nhảy vào trong và đóng cửa lại. Như bị lóa mắt, Môn lảo đảo giây lát giữa cái hành lang đen ngòm. Giờ thì anh sợ bị bắt quả tang. Dáng đi ngập ngừng và vụng về của anh nhất định khiến người ta cho anh là một thằng ăn trộm. Anh sắp quả quyết trở lại thì nghe tiếng chân và tiếng trẻ em ở cuối hành lang. Hai cậu bé vừa nói vừa đi đến gần. - Sắp ăn chiều chưa? – Môn quả quyết hỏi. - Đi với chúng em – cậu bé lớn trả lời – chúng em sẽ đưa anh đến đó. Và với niềm tin và nhu cầu tình bạn mà trẻ em thường có hôm trước một cuộc lễ lớn, hai đứa bé nắm lấy mỗi đứa một bàn tay anh. Có lẽ các em là con nông dân. Bố mẹ đã vận cho các em trang phục đẹp nhất.Quần chẽn lửng ngang để lộ đôi tất len dày sụ và đôi giày guốc đế gỗ, áo nịt ngang hông may bằng nhung xanh, mũ cát-két cùng màu và áo cra-vát trắng. - Mày biết chị ấy không? – một cậu bé hỏi bạn. - Mẹ bảo chị ấy mặc áo dai đen – cậu bé nhỏ hơn, có mái đầu tròn, mắt ngây thơ đáp lại – cổ áo chị ấy phồng. nên nom như một con chim sẻ xinh xẻo. - Các em nói ai vậy? – Môn Sếu hỏi. - Vợ chưa cưới mà anh Phrăng đi tìm ấy ạ… Chàng trai chưa kịp nói gì thì ba anh em đã đến trước cửa một căn phòng rộng rực rỡ ánh đèn. Bà ăn là những tấm ván, kê trên giá gỗ, phủ khăn trắng. Người đủ hạng đang ăn một cách trịnh trọng.