Dịch giả: Đỗ Khánh Hoan & Nguyễn Tường Minh
Chương mười năm

     hiếc Utojima-maru qua Kobe trở về hải cảng chậm hơn dự định mất mấy ngày. Vì thế khi viên thuyền trưởng, Shinji và Yasuo đặt chân lên đảo lẽ ra là trước trung tuần tháng tám, mới kịp dự hội Cựu Bồn, thì ngay hội đã qua mất rồi. Trong lúc còn ở trên boong chiếc tàu liên lạc Kamikaze-maru, ba người đã được nghe nhiều tin tức trên đảo. Bốn năm ngày trước hội Cựu Bồn, có một con rùa rất lớn trôi giạt vào bãi Kori và đã bị giết làm thịt ngay lập tức; người ta moi được trong bụng con rùa hơn một rổ trứng đầy đem bán hai yen một quả.
Shinji tới thần xã Yashiro dâng lễ tạ và sau đó được mời đến dự tiệc mừng tại nhà ông Jukichi. Mặc dù đã thoái thác là từ trước đến giờ chưa khi nào uống rượu hôm ấy anh chàng cũng phải nốc cạn không biết bao nhiêu cốc rượu đầy.
Hai ngày sau, anh lại ra khơi đánh cá trên thuyền ông Jukichi. Shinji chẳng hề đá động gì đến chuyến đi bể gian nan của mình nhưng ông Jukichi đã được ông thuyền trưởng kể lại đầu đuôi không sót một tí gì.
“Ta nghe thấy nói chú mày đã lập được một kỳ công”.
“Ô! Có gì đâu!” Chàng thanh niên hơi đỏ mặt rồi sau đó lại không nói gì thêm nữa. Ai mà chưa biết rõ anh chàng ắt sẽ tưởng anh chàng đã rúc đầu vào đâu đó mà ngủ vùi suốt tháng rưỡi trời vừa qua.
Ông Jukichi cũng im lặng một lát rồi mới dò la:
“Chú có nghe thấy lão Terukichi nói năng gì không?”
“Thưa không”
“Thế ư?”
Không một ai nhắc nhở gì đến Hatsue. Còn như Shinji thì anh cũng chẳng thấy cô đơn cho lắm, lại lao mình vào những công việc quen thuộc thường ngày trong khi con tầu chồng chành đưa đẩy trên mặt biển cuộn sóng. Công việc này rất thích hợp với cả thân thể lẫn tâm hồn anh chàng, giống hệt như bộ quần áo cắt may vừa vặn, chẳng còn để một chỗ nào cho phiền não len vào lọt.
Suốt ngày, cái cảm giác kỳ lạ của sự tự tin, tự túc không lúc nào rời bỏ anh chàng. Lúc bóng chiều rơi xuống, anh nhìn thấy bóng một chiếc tầu chở hàng màu trắng thấp thoáng ngoài biển phía xa, chiếc tầu này thực khác hắn con tầu mà anh đã nom thấy trước kia, nhưng một lần nữa, lại làm cho Shinji cảm động trong lòng.
“Mình biết con tầu này đang đi về đâu”, anh nghĩ. “Mình biết cả cuộc sống trên tầu, cả những nỗi gian nan, mình biết tất cả những cái ấy mà”.
Ít nhất con tầu trắng ấy cũng không còn là hình ảnh lạc lõng của cõi vị trí chưa ai hay biết nữa. Thay vì thế chiếc tầu chở hàng màu trắng ngoài xa, đang tuôn một đám khói trên bầu trời cuối hạ, lại còn làm lòng anh xao xuyến hơn cả cõi vị trí nữa. Chàng thanh niên lại cảm thấy ngay trong lòng bàn tay vững mạnh của mình sức nặng của sợi dây cấp cứu, sợi dây anh đã đem hết sức mình mà kéo hôm nọ. Với những bàn tay mạnh khỏe này chắc chắn có lần anh đã thực sự nắm được cõi vị trí mà trước kia anh chỉ đứng ngoài xa giương mắt mà nhìn. Lúc này anh có cảm tưởng chỉ việc chìa tay ra là có thể nắm được con tầu màu trắng ở mãi tít ngoài khơi.
Nổi tính trẻ con, anh chàng giơ cả năm ngón tay to như năm quả chuối mắn xòe ra chĩa về biển cả phía đông lúc này đã dầy đặc hình ảnh những áng mây chiều...
Những ngày nghỉ hè đã trôi qua quá nửa mà Chiyoko vẫn chưa trở về thăm nhà. Hai vợ chồng ông trưởng đài hải đăng đợi chờ con gái hết ngày này sang ngày khác vẫn chưa thấy con về. Bà mẹ đã viết thư thôi thúc. Không có thư trả lời. Bà lại viết thư khác. Mười hôm sau mới nhận được một lá thư đáp lại thực là miễn cuõng. Không nêu rõ lý do, Chiyoko chỉ viết gọn thon lỏn là trong dịp nghỉ hè này nàng không thể về chơi nhà được.
Cuối cùng bà mẹ quyết định dùng đến nước mắt và gửi cả một lá thư dài hơn mười trang theo lối hỏa tốc, tỏ bày tất cả nỗi đau buồn và năn nỉ con mình hãy về thăm nhà. Thư trả lời tới tay bà vào lúc chỉ còn vài ngày nữa là hết kỳ nghỉ hè và một tuần lễ sau khi Shinji trở về đảo. Lời lẽ trong thư làm cho bà mẹ sững sờ kinh ngạc vì nói tới những điều bà không bao giờ có thể ngờ được.
Trong thư Chiyoko thú thực là nàng đã nhìn thấy Shinji và Hatsue tay trong tay, dựa vai nhau đi xuống dãy thềm đá trong hôm mưa bão đó và đã tự ý tông tốc kể hết mọi chuyện cho Yasuo nghe khiến cho thằng này ghen tức bày đặt phao vu xô đẩy hai người kia vào khổ cảnh. Cho đến bây giờ Chiyoko vẫn bị những mặc cảm tội lỗi ray rứt nên nàng chẳng ngần ngại nói rõ ra rằng chừng nào Shinji và Hatsue còn chưa được xum vầy với nhau thì nàng con xấu hổ không dám vác mặt trở về đảo. Nếu mẹ nàng chịu làm môi giới thuyết phục ông Terukichi để cho hai người ấy lấy nhau thì nàng mới dám trở về, đó là điều kiện nàng đặt ra với mẹ.
Lá thư bi đát và đòi hỏi quá chừng này đã làm bà mẹ tốt bụng thấy lạnh cả xương sống. Bà không sao xua đuổi được ý nghĩ lo sợ là nếu mình không tìm cách xử trí thích hợp thì con gái mình, vì không chịu nổi những cắn rứt của lương tâm, có thể đi đến chỗ tự sát. Qua bao nhiêu cuốn sách khác biệt, bà trưởng đài hải đăng nhớ lại những trường hợp khủng khiếp trong đó các cô gái mới lớn đã tự sát chỉ vì những câu chuyện vớ vẩn không đâu.
Bà quyết định không cho ông chồng thấy lá thư này và bà tự nhủ mỗi ngày chính mình phải cố gắng tìm đủ mọi cách để có thể lôi con gái về càng sớm càng hay.
Trong lúc thay quần áo cũ, mặc bộ quần áo đẹp nhất - một bộ may bằng vải trắng mượt - bà lại thấy nảy sinh trong lòng những bồi hồi xao xuyến dữ dội của cái thời còn làm giáo viên tại một trường nữ học, lúc phải tìm đến các phụ huynh học sinh để bàn luận về những vấn đề của học trò trong trường.
Ngay trước những căn nhà hai bên vệ đường chạy thắng xuống thôn nguòi ta đã trải rộng nhiều tấm chiếu cói phơi la liệt nào vừng, nào đậu đỏ đậu nành. Những hạt vừng nho nhỏ xanh xanh nằm tắm nắng cuối hạ đang từng hạt, từng hạt rọi bóng hình nhỏ xíu, dễ yêu trên những sợi cói cứng nhắc của những tấm chiếu tươi màu. Đứng từ chỗ này nhìn xuống, người ta có thể thấy những đợt sóng biển hôm nay không cao mấy.
Trong khi bà bước xuống những bậc thềm tạo thành con đường chính trong thôn, đôi giầy trắng của bà gõ nhẹ trên nền xi-măng kêu lóc cóc. Liền đó bà vẳng nghe thấy tiếng người cười nói và tiếng áo quần sũng nước đang được giặt giũ, đập xuống mặt đá kêu đồm độp.
Bà tiến lại gần, thấy sáu bảy người đàn bà mặc quần áo trong nhà đang ngồi giặt bên dòng sông nhỏ lượn khúc quanh con đường. Sau ngày hội Cựu Bồn các phụ nữ thợ lặn rảnh rỗi hơn trước, chỉ thỉnh thoảng mới ra biển mò ít rong biển về làm đồ ăn, vì thế họ dồn hết sức lực mà giặt đống quần áo bẩn chồng chất đã bao nhiêu ngày; trong số này có cả bà mẹ Shinji. Chẳng cần gì đến xà phòng, họ cứ trải từng cái quần áo lên những phiến đá phẳng lì nhẵn thín rồi lấy chân mà giậm mà đạp cho sạch.
“A! Chào bà. Hôm nay bà đi đâu đấy ạ?”
Mọi người đều cất tiếng chào hỏi. Phía dưới những tấm váy vén cao, ánh nước phản chiếu đang rập rờn nô rỡn trên những bắp đùi xạm nắng đen thui của họ.
“Tôi định tạt qua nhà cụ Miyata Terukichi một chút”.
Vừa trả lời xong, bà trưởng đài hải đăng chợt nghĩ là gặp mẹ Shinji như thế này xem ra có vẻ không ổn, nhưng chẳng một lời chào hỏi, bà cứ việc thẳng tiến đến để dàn xếp việc tơ duyên cho cậu con bà này. Bà quay lại, đi xuống những bậc thềm đá đầy rêu, dốc thẳng, trơn tuột, chạy từ con đường tới giòng nước. Đôi dép da làm bà đi xuống càng thêm khó khăn nguy hiểm, bởi vậy bà đã quay lưng về phía giòng nước rồi vừa đưa mắt lén nhìn về đàng sau, vừa chống cả hai tay hai chân mà từ từ thụt lùi đi xuống. Một người đàn bà trong bọn đang đứng giữa giòng nước, liền chìa tay ra đỡ cho bà đi xuống.
Tới bờ nước bà tuột dép ra rồi bắt đầu đi chân không, cứ thế mà lội qua giòng nước.
Bọn đàn bà con gái phía bên kia bờ rất đỗi ngạc nhiên, sững sờ nhìn bà trưởng đài mạo hiểm lội nước.
Bà này nắm lấy tay áo bà mẹ Shinji, vụng về tỏ ý muốn nói chuyện riêng, ghé vào tận tai bà này mà thì thào những lời mọi người đứng quanh đều nghe rõ mồn một.
“Đây thực không phải là chỗ nói câu chuyện này, song tôi muốn biết câu chuyện giữa cô Hatsue và chú em Shinji đằng nhà đã đi đến đâu rồi?”
Bị hỏi bất chợt như thế này, bà mẹ Shinji cứ giương tròn đôi mắt mà nhìn chẳng biết nói năng sao hết.
“Cháu Shinji đằng nhà thích cô bé Hatsue lắm phải không?”
“Thưa phải”.
“Nhưng cụ Terukichi vẫn có ý ngăn cản có phải vậy không?”
“Vâng, vì thế mới nên chuyện, nhưng...”
“Thế cô bé Hatsue nghĩ thế nào?”
Chương năm
  • Chương sáu
  • Chương bảy
  • Chương tám
  • Chương chín
  • Chương mười
  • Chương mười một
  • Chương mười hai
  • Chương mười ba
  • Chương mười bốn
  • Chương mười năm
  • Chương mười sáu
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!15576_16.htm!!!người đàn bà kia đứng phía ngoài cửa, những khuôn mặt xạm nắng vươn về đằng trước, trông giống như những quả phật thủ, những đôi mắt long lanh hăm hở ghé nhìn vào trong nhà tối om.
    Bà trưởng đài hải đăng lại đánh tiếng một lần nữa, giọng vang dội khắp căn nhà.
    Ngay sau đó, có tiếng các bậc thang kêu kẽo kẹt và ông Terukichi mặc quần áo ngủ, đi xuống. Hình như Hatsue không có nhà.
    “À, bà trưởng đài đấy ư?”, ông Terukichi lầm bầm hỏi trong khi dừng bước một cách đường bệ ngay ở ngưỡng của nhìn thẳng xuống nền nhà bằng đất.
    Phần lớn khách tới nhà này đều cảm thấy muốn vắt chân lên cổ mà chạy trốn khi được cái bộ mặt muôn đời lạnh nhạt với mái tóc bạc phơ dựng đứng như bờm sư tử này tiếp đón; chính bà trưởng đài hải đăng lúc này cũng thấy nản lòng tuy nhiên bà cố gắng lấy lại can đảm:
    “Tôi muốn hầu chuyện cụ một chút có được không ạ?”
    “Thế hử? Vậy thì xin mời bà vào trong nhà”.
    Ông Terukichi quay lưng lại rồi nhanh nhẹn bước lên cầu thang. Bà trưởng đài đi theo ông ta đồng thời năm người đàn bà kia cũng rón rén nhón gót mà bước theo sau chót.
    Ông Terukichi đi trước, bước vào căn phòng khách phía trong ở trên gác, rồi chẳng một hai gì hết, leo lên ngồi chễm chệ trên cái sập, chỗ ngồi danh dự nhất trong nhà. Ông không tỏ vẻ ngạc nhiên chút nào có tới sáu bà khách đi vào trong phòng. Chẳng thèm để mắt nhìn đến một ai, ông quay mặt nhìn về phía khung cửa sổ mở toang. Hai tay ông cứ mân mê mãi cái quạt trên có in hình mỹ nhân đứng quảng cáo cho một dược phòng ở Toba.
    Các cửa sổ trong nhà đều trông thẳng ra hải cảng Utajima. Bên trong đập đá chỉ có một chiếc thuyền của Hợp tác xã. Xa xa, những đám mây mùa hè đang bồng bềnh trôi trên vịnh Ise.
    Ánh nắng bên ngoài chói chang đến nỗi căn phòng mình như tối sầm hẳn lại. Bên trên cái sập có treo một bức đại tự do chính ta ông Tri huyện ở Mie viết; phía dưới bức hoành óng ánh như màu sáp ong có con gà trống và một bầy gà mái thân mình đẽo gọt bằng rễ cây sù sì lỏm chỏm, đuôi và mao uốn bằng những cành non nhỏ nhắn xinh xinh.
    Bà trưởng đài hải đăng ngồi ở phía bên này cái bàn bằng gỗ tử đàn không trải khăn bàn. Năm người đàn bà kia đã đánh rơi đâu mất lòng hăng hái bạo dạn lúc nãy, lúc này đang ngồi thừ người ra quây thành một góc ngay trước bức rềm che của vào phòng trong, làm như thể họ đang triển lãm những bộ quần áo đơn giản của mình.
    Ông Terukichi vẫn tiếp tục nhìn ra cửa sổ, chẳng hề hé miệng nói lấy một lời.
    Không khí lặng lẽ, nặng nề, ngột ngạt buổi chiều hè bao trùm lên tất cả, chỉ thỉnh thoảng người ta mới nghe thấy tiếng những con nhặng xanh to tướng đập cánh bay vù vù trong căn phòng.
    Bà trưởng đài hải đăng lau mồ hôi trên mặt không biết bao nhiêu lần, mãi rồi mới cất được tiếng nói:
    “Tôi muốn được thưa chuyện với Cụ về việc cô Hatsue nhà và cậu Shinji nhà Kubo, và...”
    Ông Terukichi vẫn không rời mắt khỏi khung cửa sổ, im lặng một lúc lâu ông mới nói, nghe khó khăn như phải khạc ra từng lời:
    “Hatsue và Shinji ư?”
    “Dạ vâng...”
    Bấy giờ ông Terukichi mới quay nhìn các bà lần đầu rồi nói tiếp, không có vẻ gì là muốn mỉm cười.
    “Nếu đó là câu chuyện bà muốn nói thì chuyện ấy đã được giải quyết xong xuôi rồi. Chính Shinji là người tôi chọn làm chồng cho con cháu Hatsue!”
    Trong đám đàn bà có tiếng xôn xao như tiếng cái đập nước bị vỡ tung bờ. Tuy vậy ông Terukichi vẫn nói tiếp, chẳng để ý chút nào tới phản ứng của những bà khách trước mặt mình:
    “Tuy nhiên, hai đứa dù sao cũng còn ít tuổi quá nên trong lúc này, tôi quyết định chỉ cho làm lễ đính hôn mà thôi. Khi nào Shinji đến tuổi thành nhân tôi mới làm lễ nghi chính thức. Tôi nghe nói cuộc sống của gia đình thằng bé dạo này cũng không được dư dả gì lắm nên tôi sẵn lòng mời bà cụ và cậu em trai nhà thằng bé về đằng này mà ở và rồi sẽ nói chuyện sau, sẵn sàng giúp đỡ cho bà cụ và cậu em chút ít tiền nong mỗi tháng. Tuy định bụng như thế, nhưng tôi vẫn chưa ngỏ một lời nào cho ai hay cả.
    Nói thực mà nghe, lúc mới biết chuyện, tôi giận hết sức nhưng sau khi cấm tuyệt không cho hai đứa gặp nhau, thấy con cháu Hatsue cứ ngơ ngẩn, thẫn thờ thì tôi biết là không thể kéo dài như thế mãi mãi. Do đó tôi đã sắp đặt một kế hoạch để cho Shinji và Yasuo cùng lên làm việc trên tầu của tôi và bảo ông thuyền trưởng để ý coi chừng xem trong hai thằng, thằng nào tỏ ra xứng đáng là đàn ông con trai. Tôi nhờ ông thuyền trưởng bàn kín chuyện này với ông Jukichi và tôi nghĩ chắc là ông Jukichi cũng chưa hề tiết lộ cho Shinji biết gì hết. Vâng, dù sao cũng nói gọn cho bà con rõ, ông thuyền trưởng thực lòng yêu mến Shinji và quả quyết là chẳng bao giờ tôi có thể kiếm cho con cháu Hatsue một tấm chồng xứng đáng hơn nữa. Và rồi khi thằng cháu Shinji lập được cái kỳ công ấy ở Okinawa thì tôi đã thay đổi ý kiến và quyết định kén cháu làm chồng cho con bé nhà tôi. Điều đáng kể duy nhất là...”
    Đến đây, ông Terukichi cao giọng dằn từng tiếng:
    “Điều duy nhất đáng kể ở một người nam nhi là cái khí lực. Có khí lực thì mới đáng mặt con trai và đó mới là cái mà con người trên đảo Uta của chúng ta cần phải có. Gia thế và tài sản đều là chuyện thứ yếu, có phải vậy không, thưa bà trưởng đài? Và cháu Shirýi quả là một thằng con trai có khí lực mạnh mẽ!”. 

    Truyện Tiếng Sóng ---~~~cungtacgia~~~--- !!!15576_16.htm!!!người đàn bà kia đứng phía ngoài cửa, những khuôn mặt xạm nắng vươn về đằng trước, trông giống như những quả phật thủ, những đôi mắt long lanh hăm hở ghé nhìn vào trong nhà tối om.
    Bà trưởng đài hải đăng lại đánh tiếng một lần nữa, giọng vang dội khắp căn nhà.
    Ngay sau đó, có tiếng các bậc thang kêu kẽo kẹt và ông Terukichi mặc quần áo ngủ, đi xuống. Hình như Hatsue không có nhà.
    “À, bà trưởng đài đấy ư?”, ông Terukichi lầm bầm hỏi trong khi dừng bước một cách đường bệ ngay ở ngưỡng của nhìn thẳng xuống nền nhà bằng đất.
    Phần lớn khách tới nhà này đều cảm thấy muốn vắt chân lên cổ mà chạy trốn khi được cái bộ mặt muôn đời lạnh nhạt với mái tóc bạc phơ dựng đứng như bờm sư tử này tiếp đón; chính bà trưởng đài hải đăng lúc này cũng thấy nản lòng tuy nhiên bà cố gắng lấy lại can đảm:
    “Tôi muốn hầu chuyện cụ một chút có được không ạ?”
    “Thế hử? Vậy thì xin mời bà vào trong nhà”.
    Ông Terukichi quay lưng lại rồi nhanh nhẹn bước lên cầu thang. Bà trưởng đài đi theo ông ta đồng thời năm người đàn bà kia cũng rón rén nhón gót mà bước theo sau chót.
    Ông Terukichi đi trước, bước vào căn phòng khách phía trong ở trên gác, rồi chẳng một hai gì hết, leo lên ngồi chễm chệ trên cái sập, chỗ ngồi danh dự nhất trong nhà. Ông không tỏ vẻ ngạc nhiên chút nào có tới sáu bà khách đi vào trong phòng. Chẳng thèm để mắt nhìn đến một ai, ông quay mặt nhìn về phía khung cửa sổ mở toang. Hai tay ông cứ mân mê mãi cái quạt trên có in hình mỹ nhân đứng quảng cáo cho một dược phòng ở Toba.
    Các cửa sổ trong nhà đều trông thẳng ra hải cảng Utajima. Bên trong đập đá chỉ có một chiếc thuyền của Hợp tác xã. Xa xa, những đám mây mùa hè đang bồng bềnh trôi trên vịnh Ise.
    Ánh nắng bên ngoài chói chang đến nỗi căn phòng mình như tối sầm hẳn lại. Bên trên cái sập có treo một bức đại tự do chính ta ông Tri huyện ở Mie viết; phía dưới bức hoành óng ánh như màu sáp ong có con gà trống và một bầy gà mái thân mình đẽo gọt bằng rễ cây sù sì lỏm chỏm, đuôi và mao uốn bằng những cành non nhỏ nhắn xinh xinh.
    Bà trưởng đài hải đăng ngồi ở phía bên này cái bàn bằng gỗ tử đàn không trải khăn bàn. Năm người đàn bà kia đã đánh rơi đâu mất lòng hăng hái bạo dạn lúc nãy, lúc này đang ngồi thừ người ra quây thành một góc ngay trước bức rềm che của vào phòng trong, làm như thể họ đang triển lãm những bộ quần áo đơn giản của mình.
    Ông Terukichi vẫn tiếp tục nhìn ra cửa sổ, chẳng hề hé miệng nói lấy một lời.
    Không khí lặng lẽ, nặng nề, ngột ngạt buổi chiều hè bao trùm lên tất cả, chỉ thỉnh thoảng người ta mới nghe thấy tiếng những con nhặng xanh to tướng đập cánh bay vù vù trong căn phòng.
    Bà trưởng đài hải đăng lau mồ hôi trên mặt không biết bao nhiêu lần, mãi rồi mới cất được tiếng nói:
    “Tôi muốn được thưa chuyện với Cụ về việc cô Hatsue nhà và cậu Shinji nhà Kubo, và...”
    Ông Terukichi vẫn không rời mắt khỏi khung cửa sổ, im lặng một lúc lâu ông mới nói, nghe khó khăn như phải khạc ra từng lời:
    “Hatsue và Shinji ư?”
    “Dạ vâng...”
    Bấy giờ ông Terukichi mới quay nhìn các bà lần đầu rồi nói tiếp, không có vẻ gì là muốn mỉm cười.
    “Nếu đó là câu chuyện bà muốn nói thì chuyện ấy đã được giải quyết xong xuôi rồi. Chính Shinji là người tôi chọn làm chồng cho con cháu Hatsue!”
    Trong đám đàn bà có tiếng xôn xao như tiếng cái đập nước bị vỡ tung bờ. Tuy vậy ông Terukichi vẫn nói tiếp, chẳng để ý chút nào tới phản ứng của những bà khách trước mặt mình:
    “Tuy nhiên, hai đứa dù sao cũng còn ít tuổi quá nên trong lúc này, tôi quyết định chỉ cho làm lễ đính hôn mà thôi. Khi nào Shinji đến tuổi thành nhân tôi mới làm lễ nghi chính thức. Tôi nghe nói cuộc sống của gia đình thằng bé dạo này cũng không được dư dả gì lắm nên tôi sẵn lòng mời bà cụ và cậu em trai nhà thằng bé về đằng này mà ở và rồi sẽ nói chuyện sau, sẵn sàng giúp đỡ cho bà cụ và cậu em chút ít tiền nong mỗi tháng. Tuy định bụng như thế, nhưng tôi vẫn chưa ngỏ một lời nào cho ai hay cả.
    Nói thực mà nghe, lúc mới biết chuyện, tôi giận hết sức nhưng sau khi cấm tuyệt không cho hai đứa gặp nhau, thấy con cháu Hatsue cứ ngơ ngẩn, thẫn thờ thì tôi biết là không thể kéo dài như thế mãi mãi. Do đó tôi đã sắp đặt một kế hoạch để cho Shinji và Yasuo cùng lên làm việc trên tầu của tôi và bảo ông thuyền trưởng để ý coi chừng xem trong hai thằng, thằng nào tỏ ra xứng đáng là đàn ông con trai. Tôi nhờ ông thuyền trưởng bàn kín chuyện này với ông Jukichi và tôi nghĩ chắc là ông Jukichi cũng chưa hề tiết lộ cho Shinji biết gì hết. Vâng, dù sao cũng nói gọn cho bà con rõ, ông thuyền trưởng thực lòng yêu mến Shinji và quả quyết là chẳng bao giờ tôi có thể kiếm cho con cháu Hatsue một tấm chồng xứng đáng hơn nữa. Và rồi khi thằng cháu Shinji lập được cái kỳ công ấy ở Okinawa thì tôi đã thay đổi ý kiến và quyết định kén cháu làm chồng cho con bé nhà tôi. Điều đáng kể duy nhất là...”
    Đến đây, ông Terukichi cao giọng dằn từng tiếng:
    “Điều duy nhất đáng kể ở một người nam nhi là cái khí lực. Có khí lực thì mới đáng mặt con trai và đó mới là cái mà con người trên đảo Uta của chúng ta cần phải có. Gia thế và tài sản đều là chuyện thứ yếu, có phải vậy không, thưa bà trưởng đài? Và cháu Shirýi quả là một thằng con trai có khí lực mạnh mẽ!”. 
    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: casau
    Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 17 tháng 6 năm 2015

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--