Tôi đến Tây phương đầu tiên vào đầu thập niên 1970, và điều đã làm tôi khó chịu nhất, và hiện nay vẫn còn khó chịu, là hầu như thiếu hẳn sự giúp đỡ tinh thần cho người hấp hối hiện nay trong nền văn minh tân tiến. Ở Tây Tạng, như tôi đã nói, mỗi người đều có vài hiểu biết về những sự thật cao siêu của đạo Phật, và vài liên hệ với một bậc thầy. Không ai chết mà bị cộng đồng của họ bỏ rơi, trên phương diện thiển cận cũng như sâu xa. Người ta đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện về người chết ở Tây phương bị bỏ rơi, buồn khổ, vỡ mộng, không một nâng đỡ tinh thần nào. Một trong những động lực thúc đẩy tôi viết sách này là muốn trải đến tất cả mọi người (Tây phương) sự minh triết của Tây Tạng, có thể hàn gắn sự thiếu sót ấy. Phải chăng tất cả chúng ta đều có quyền lúc chết không những xác ta được đối xử với niềm kính trọng, mà còn quan trọng hơn nữa là tâm thức chúng ta? Phải chăng một trong những quyền chính của bất cứ xã hội văn minh nào, là để cho mỗi người trong đó đều có quyền được chết trong sự săn sóc phần tâm linh một cách toàn hảo nhất? Có phải chúng ta chỉ thực sự văn minh khi điều này trở thành một tiêu chuẩn được chấp nhận? Có nghĩa gì các nền kỹ thuật đưa người lên cung trăng, khi mà ta không biết cách nào giúp đồng loại mình chết có tư cách và hy vọng?Sự săn sóc tâm linh không chỉ là một xa xỉ phẩm dành cho thiểu số, nó là quyền thiết yếu của mỗi người, cũng thiết yếu như quyền chính trị, y tế và bình đẳng trong cơ hội. Một lý tưởng dân chủ thực sự phải bao gồm sự săn sóc tâm linh có thể thừa nhận đối với mọi người, kể như một trong những sự thật thiết yếu nhất của nó.Bất cứ ở đâu tôi đến tại Tây phương, tôi đều kinh ngạc trước nỗi đau khổ tinh thần lớn lao do sự sợ chết phát sinh, dù họ có chấp nhận nỗi sợ ấy hay không. Thật là một điều an tâm biết bao cho người ta, nếu họ biết rằng khi nằm xuống chết họ sẽ được săn sóc với niềm yêu thương có trí tuệ. Nền văn hóa chúng ta hiện nay thực nhẫn tâm trong sự khôn khéo của nó, sự phủ nhận mọi giá trị tâm linh của nó, đến nỗi con người ta mỗi khi đối diện với cơn bệnh nan y thì cảm thấy kinh hoàng như họ sắp bị vứt đi như một món hàng vô dụng. Ở Tây Tạng, phản ứng tự nhiên là cầu nguyện cho người sắp chết và săn sóc tâm linh cho họ. Còn ở phương Tây, sự lưu ý duy nhất về tâm linh mà đa số người đem lại cho người chết chỉ là đi đưa đám ma.Quả vậy, trong thế giới Tây phương vào cái thời điểm đau đớn nhất của người hấp hối, họ thường bị bỏ rơi, hoàn toàn không được một nâng đỡ hay một tuệ giác nào để giúp họ. Ðấy là một thực trạng bi đát sỉ nhục, cần phải thay đổi. Tất cả những tự hào về uy lực và thành công của nhân loại tân thời sẽ là rỗng tuếch, khi mà mọi người chưa được chết trong một mức độ an bình nào đó, khi chưa có ít nhất một vài nỗ lực để đảm bảo khả năng ấy. Bên cạnh tử sàngMột người bạn tôi, mới tốt nghiệp một trường y khoa nổi tiếng, khởi sự phục vụ trong một bệnh viện lớn ở Luân Ðôn. Vào ngày đầu của phiên cô ta trực, có bốn năm người bệnh chết. Ðấy là một cú sốc kinh khủng đối với cô, vì không có một điều gì cô đã học có thể giúp cô đối phó thực tại ấy. Có phải đáng ngạc nhiên không, khi xét rằng cô đã được huấn luyện để làm một bác sĩ? Một ông già nằm trên giường, mắt trợn trừng nhìn lên vách. Ông ta chỉ có một mình, không có gia đình bè bạn nào đến thăm viếng cả, và ông mong mỏi có được một người nào để nói chuyện. Cô đi đến nơi ông. Ðôi mắt ông đẫm lệ, giọng run run, ông hỏi cô ta một câu mà cô không ngờ: "Bà có nghĩ rằng Thượng đế sẽ tha tội cho tôi không?". Bạn tôi không biết phải trả lời như thế nào ; thời gian học tập y khoa hoàn toàn không chuẩn bị cho cô những vấn đề tâm linh. Cô không có gì để nói, tất cả gì cô có bên trong chỉ là nghề nghiệp y khoa của cô. Không có nhà nguyện ở gần, và cô cứ đứng đấy, tê liệt, không thể trả lời sự kêu cứu tuyệt vọng của con bệnh, đang van xin một lời bảo đảm về ý nghĩa cuộc đời.Cô hỏi tôi trong ngạc nhiên đau đớn: “Ngài làm được gì trong hoàn cảnh ấy?". Tôi nói, tôi sẽ ngồi bên cạnh ông, cầm tay ông và để cho ông nói. Tôi vẫn thường kinh ngạc nhiều lần khi thấy - nếu bạn cứ để cho người ta thổ lộ, nếu bạn chú ý lắng nghe với tâm từ mẫn - họ có thể nói những lời có chiều sâu tâm linh lạ lùng, dù cho họ nghĩ là họ không tin tôn giáo nào cả. Mỗi người đều có tuệ giác của riêng họ về đời sống, nên khi bạn để cho họ nói, là bạn làm cho tuệ giác ấy hiển lộ. Tôi vẫn thường xúc động khi thấy được rằng, ta có thể giúp người khác “tự cứu mình" bằng cách ta giúp họ khám phá sự thật trong chính họ, một sự thật mà có thể họ chưa từng biết nó phong phú, ngọt ngào, sâu xa đến mức nào. Suối nguồn của sự lành mạnh và tuệ giác vốn ẩn sâu trong mỗi chúng ta, và công việc của bạn tuyệt nhiên không phải là áp đặt niềm tin của bạn, mà chính là giúp họ có thể tìm thấy suối nguồn của tuệ giác ấy trong chính họ.Khi ngồi bên cạnh người sắp chết, bạn hãy tin rằng bạn đang ngồi bên cạnh một người có tiềm năng thực sự để thành Phật. Hãy tưởng tượng Phật tính họ như một tấm gương sáng vô cấu, và tất cả đau đớn lo sợ của họ chỉ như sương mù mỏng manh trên mặt gương, có thể nhanh chóng dẹp bỏ. Ðiều này sẽ giúp bạn nhìn thấy họ rất dễ thương, đáng tha thứ, và giúp bạn rút ra tình yêu vô điều kiện của bạn. Bạn sẽ thấy thái độ này làm cho người sắp chết mở lòng ra với bạn. Thầy Dudjom Rinpoche tôi thường bảo: Giúp một người sắp chết giống như đưa ra một bàn tay để đỡ người sắp té. Nhờ sức mạnh, sự bình an, sự chú ý sâu xa đầy bi mẫn của bạn, mà bạn có thể giúp họ đánh thức s!!!4866_16.htm!!!
Đã xem 85416 lần.
http://eTruyen.com