Chương 15
ĐỂ THAY KẾT LUẬN

 
Mỗi lần trở lại Điện Biên Phủ, tôi tới nghĩa trang liệt sĩ dưới chân đồi A1 thắp nén hương tưởng niệm những người đồng đội đã nằm lại đây. Đứng trước rất nhiều ngôi mộ không có tên, tôi hình dung ra anh chiến sĩ trẻ tới chiến trường giữa trận đánh, chiến đấu bên những người đồng đội chưa kịp biết tên mình, và mình cũng chưa kịp biết là đang ở đơn vị nào. Tiểu đoàn 23, đánh địch phản kích trên sân bay Mường Thanh, đã ghi công đầu cho người chiến sĩ cắm lá cờ làm chuẩn cho pháo bắn chi viện giữa lúc địch tiến công dữ dội nhất, nhưng không một ai biết tên anh, cũng như anh ở đâu, còn hay mất! Chàng trai Phù Đổng từ thời xa xưa sau khi đánh thắng giặc Ân đã cưỡi ngựa về trời...
Anh bộ đội Cụ Hồ ra trận thời đó, tử bưng biền Nam Bộ, núi rừng Tây Nguyên, đèo mây Tây Bắc, đến những miền đất lạ Lào, Campuchia... chỉ có một ý nghĩ vô cùng trong sáng: phải góp phần cùng đồng đội, đồng bào, bạn bè có chung số phận giành lại độc lập, tự do.
Dân tộc ta đã phải trả giá hơn một thế hệ những người con ưu tú nhất để xóa đi một vết nhơ của loài người là chủ nghĩa thực dân.
Sau chiến thắng ở Điện Biên Phủ, tôi từ Tây Bắc trở lại Việt Bắc, đến chào Bác. Người bắt tay chúc mừng, rồi nói:
Nhân dân ta còn phải tiếp tục chống Mỹ!
Tôi nhớ tới những lời Bác viết trong thư khen ngợi quân và dân sau chiến thắng: "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầư”. Những lời này chỉ có được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh!
Với thắng lợi của kháng chiến chống Pháp nước Việt Nam đã được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập, thống nhất, nhưng chúng ta chỉ mới giành lại nửa đất nước.
Chúng ta đã không thể tránh khỏi cuộc đụng đấu lịch sử còn tiếp tục. Cần phải chứng minh cho chủ nghĩa thực dân cũ và mới hiểu rằng: đã tới lúc không thể dùng sức mạnh sắt thép để nô dịch, chia cắt những dân tộc nhỏ yếu.
Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp đã mang lại những điều kiện vô cùng quý báu cho dân tộc để tiép tục đánh thắng quân xâm lược Mỹ trên tiền tuyến lớn miền Nam, giành lại độc lập và thống nhất cho Tổ quốc.
Từ mùa Xuân Điện Biên Phủ, 45 năm đã trôi qua.
Chúng ta đã thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người là quyết tâm hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc với cuộc chiến tranh ba mươi năm, mở ra kỷ nguyên đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ "xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thông nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" với những thành tựu rõ rệt trong công cuộc đổi mới.
Chúng ta đang bước vào năm 2000, năm giao thời sang thế kỷ XXI, thiên niên kỷ thứ ba.
Cục diện thế giới đang trải qua những biến động lớn, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển với nhịp độ siêu tốc, đặc biệt là ở các nước phát tnển, những nước đã đi vào nền "văn minh trí tuệ". Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, với mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó đang lôi cuốn cả hành tinh. Đi đôi với nguyện vọng hòa bình để phát triển, các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo đang nổ ra ở nhiều nơi; các cuộc chiến tranh xâm lược với vũ khí công nghệ cao do chủ nghĩa thực dân mới kiểu mới gây ra đang chà đạp lên chủ quyền và độc lập của các dân tộc.
Trong lúc đó, những mâu thuẫn cơ bản của thế giới vẫn tiếp tục tồn tại, với những hình thức và biểu hiện mới trong sự đan xen phức tạp. Đi sâu phân tích, chúng ta nhận thấy tính chất của thời đại vẫn không thay đổi, đúng như Đảng ta đã nhận định: Loài người vẫn ở trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vận hội mới đang đến với chúng ta, cùng những tháeh thức mới. Chúng ta càng phải tăng cường đoàn kết, tiến lên dưới ngọn cờ tất thắng của Đảng, biến những ước mơ, những hoài bão tưởng chừng như không thực hiện được, thành hiện thực. Đồng thời, phải luôn nắm vững quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, vừa xây dựng thành công đất nước giàu mạnh vừa bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
Đường kách mệnh, con đường lên hạnh phúc còn dài, nhưng chúng ta đã có những tiền đề thắng lợi.
"Độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội",'' "lòng yêu dân, yêu nhân loại không bao giờ thay đổi", "mưu cầu hạnh phúc cho dân", ”có dân là có tất cả", “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết", đó là những điều nằm trong di sản Người để lại cho dân tộc: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
1997-1999

Tại Bắc Phi, tiếng dội cũng không kém. Đầu năm 1949, một bộ trưởng của Hồ Chí Minh, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, viết thư cho Abd El-Krim [8], đang tị nạn tại Le Caire, yêu cầu ông tung ra lời kêu gọi các binh lính gốc Maghreb [9] có mặt tại Đông Dương. Nhà lãnh tụ cuộc chiến Rif [10] đáp ứng ngay: “Chiến thắng của thực dân, dẫu ở đầu kia thế giới, cũng là chiến bại cho chúng ta và là thất bại cho chính nghĩa của chúng ta. Tại bất cứ nơi nào trên thế giới, chiến thắng của tự do cũng (...) báo hiệu độc lập của chúng ta đã gần kề.” [11]
Năm sau, đảng cộng sản Maroc, do Việt Minh bắt liên lạc qua đảng cộng sản Pháp, phái sang giúp Hồ Chí Minh một thành viên Trung ương đảng, Mohamed Ben Aomar Lahrach [12]. Ông này, người Maghreb gọi là “tướng Maarouf” và người Việt Nam kêu là “Anh Ma”, sẽ đảm nhận thường xuyên một chức vụ quan trọng, không ngừng kêu gọi các đồng bào của mình trong đoàn quân viễn chinh đào ngũ hay thực hiện công tác giáo dục chủ nghĩa Marx cho các tù binh hay hàng binh gốc Bắc Phi [13].
Các thất bại liên tiếp của quân đội Pháp tại Đông Dương càng tăng gia ý thức đoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa. Tỉ như, chính công nhân bốc dỡ tại các hải cảng Algérie (Oran, Alger), chứ không phải tại chính quốc, đã là những người đầu tiên khước từ việc đưa lên tàu các chiến cụ gửi sang Đông Dương. Các nhà lãnh đạo Pháp phân tích cứ liệu này. Đáp lại sự đoàn kết của dân thuộc địa là sự đoàn kết của thực dân. Trong tác phẩm đã dẫn, Maurice Genevoix kết luận: “Khi sợi dây sâu chuỗi đứt, hết viên ngọc này đến viên ngọc kia đều rơi rụng: vấn đề của đế quốc chỉ là một.”
Với những kẻ ủng hộ nỗ lực chiến tranh, thêm vào nguyên tắc chống cộng là ý chí củng cố Liên hiệp Pháp. Họ tin chắc chiến thắng sẽ lan truyền: biểu dương sức mạnh ở Đông Dương để khỏi phải dùng đến sức mạnh ở nơi khác... Cho nên Georges Bidault, người nhiều lần nắm chức bộ trưởng ngoại giao, không ngớt quả quyết rằng Liên hiệp Pháp là “một khối”: hễ đầu hàng ở một vùng tất sẽ khiến sụp đổ toàn bộ cơ cấu [14]. Nhớ tiếc Đảng thuộc địa [15] ngày trước, những phần tử bảo thủ nhất rêu rao rằng duy “phương pháp mạnh” mới bịt miệng được cái đám “quốc gia-giả hình bản xứ”.
Ngược lại, một phần giới chính trị Pháp nghĩ rằng Đông Dương coi như mất rồi và lo sợ tình thế lan truyền. Pierre Mendès-France ngay từ mùa thu năm 1950 quả quyết: Cuộc chiến hỏng rồi. Nước Pháp không còn đủ lực lượng cần thiết để đối đầu khắp nơi. François Mitterrand cũng đã viết: cuộc chiến tiến hành bên châu Á đe doạ nghiêm trọng “triển vọng bên châu Phi của ta, triển vọng giá trị duy nhất [16] ”. Thà cắt bỏ bộ phận châu Á trước khi hoại thư ăn khắp cơ thể. Hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên khi cũng chính nhóm Mendès-Mitterrand giải quyết vụ Đông Dương rồi cứ bám lấy Algérie.
Thế nhưng những ý kiến này không được nghe theo: do đó mà có thảm hoạ Điện Biên Phủ. Tiếng dội của nó tại các thuộc địa khác của Pháp như thế nào? Tuy không có cuộc thăm dò dư luận đầy đủ nào, một số dấu hiệu cho phép ta nghĩ rằng, nhiều nơi người ta thoả mãn, từ Alger đến Tananarive qua Dakar. Ngày 11 tháng 5, 1954, bốn ngày sau chiến bại, Christian Fouchet, chính khách đệ tử của De Gaulle, tiết lộ rằng nhiều người Pháp tại Maroc nhận được thư nặc danh cảnh báo: “Casablanca sẽ là Điện Biên Phủ thứ hai của các ngươi [17].” Và những người quốc gia Algérie quyết định đốc thúc việc chuẩn bị nổi dậy [18].
Như thế Điện Biên Phủ không phải đã chỉ đi vào Lịch Sử hai nước - với Pháp, như là biểu tượng cho sự ngoan cố lỗi thời dẫn đến một tai hoạ, với Việt Nam, như là biểu tượng cho sự dành lại độc lập quốc gia. Khắp thế giới, trận Điện Biên Phủ đã được đón nhận như một sự đoạn tuyệt, báo hiệu nhiều cuộc tranh đấu khác. Mới vừa tan trong lòng chảo đất “Bắc Kì”, khói súng đã thẩm thấu giải núi Aurès. Và không đầy một năm sau, tiếng dội ấy đã đưa đến cuộc hội nghị tại Bandung [19] của những “kẻ bị đoạ đày trên thế gian” [Les Damnés de la terre] [20].
Năm 1962, nhà lãnh tụ quốc gia Algérie Ferhat Abbas viết: “Điện Biên Phủ không phải đã chỉ là một chiến thắng quân sự. Trận chiến này vẫn là một biểu tượng. Đó là trận Valmy của các dân tộc thuộc địa. Đó là sự khẳng định của con người châu Á và châu Phi đối diện với con người châu Âu. Đó là sự xác nhận nhân quyền trên quy mô thế giới. Tại Điện Biên Phủ, Pháp đã mất đi cách bào chữa duy nhất cho sự hiện diện của mình, tức là quyền của kẻ mạnh [21].”
Mười hai năm sau, kỉ niệm hai mươi năm trận chiến, Jean Pouget, nguyên sĩ quan trong đoàn quân viễn chinh, cay đắng nhưng sáng suốt, sẽ viết: “Điện Biên Phủ thất thủ đánh dấu sự cáo chung của thời kì thực dân và mở ra kỉ nguyên độc lập của thế giới thứ ba. Ngày nay, tại châu Á, châu Phi hay châu Mĩ, không một cuộc nổi dậy, đối kháng hay khởi nghĩa nào mà không dựa theo chiến thắng của tướng Giáp. Điện Biên Phủ đã trở thành ngày 14 tháng 7 của công cuộc giải thực [22] ”
--------------
[1](chú thích của người dịch) Trận Valmy, ngày 20/9/1792 các tướng Pháp Dumouriez và de Kellermann thắng quân Phổ, chặn đứng cuộc xâm lăng và gây lại lòng tin cho quân Pháp.
[2]<î>Les Origines du 1er novembre 1954 [Những căn nguyên của ngày 1/11/1954], Alger, 1989; trích dẫn bởi Benjamin Stora, «Un passé dépassé? 1954, de Dien Bien Phu aux Aurès» [Vượt qua quá khứ? 1954, từ Điện Biên Phủ tới Aurès], tư liệu đánh máy, hội thảo Hà Nội, tháng 4, 2004.
[3]Lập ra năm 1895, Tây Phi thuộc Pháp [Afrique occidentale française] là một liên bang gồm các lãnh thổ Sénégal, Mauritanie, Soudan, Haute-Volta (nay là Burkina-Faso), Guinée, Niger, Côte-d’Ivoire và Dahomey (nay là Bénin) với thủ đô là Dakar.
[4]Hiến pháp 1946 đặt danh xưng như thế cho tập hợp gồm nước Cộng hoà Pháp (Pháp chính quốc, các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại) cùng các lãnh thổ và quốc gia liên kết. Xem Jacques Tronchon, L’Insurrection malgache de 1947 (Cuộc nổi dậy tại Madagascar năm 1947), Paris, 1974.
[5]Báo L’Humanité, ngày 6/6/1947.
[6]Xem Au service de l’Afrique noire. Le Rassemblement démocratique africain dans la lutte anti-impérialiste (Phụng sự châu Phi da đen. Tập hợp dân chủ châu Phi trong cuộc tranh đấu chống đế quốc), 1949.
[7]Afrique noire, Afrique blanche [Châu Phi da đen, Châu Phi da trắng], Paris, 1949.
[8]Lãnh tụ phong trào đòi độc lập cho Maroc; trong những năm 1920 cầm đầu cuộc tranh đấu chống Tây Ban Nha và Pháp, bị đày sang đảo Réunion; đến Le Caire trú ngụ năm 1947 và gây dựng tại đây một Ủy ban Giải phóng Maghreb.
[9](chú thích của người dịch) địa danh vùng Tây Bắc châu Phi gồm các xứ Algérie, Maroc, Tunisie.
[10](chú thích của người dịch) Diễn ra tại vùng rặng núi Rif, bắc Maroc, các năm 1925-1926, giữa quân của Abd El-Krim và quân Tây Ban Nha rồi quân Pháp.
[11]Xem Abdelkrim El Khattabi [dit Abd El-Krim] et son rôle dans le Comité de libération du Maghreb (Abd El-Krim và vai trò của ông trong Ủy ban Giải phóng Maghreb), trích dẫn trong Histoire d’Anh Ma (Lịch sử Anh Ma) của Abdallah Saaf, Paris, 1996.
[12]Xem Abdallah Saaf, sách đã dẫn.
[13]Xem Nelcya Delanoë, Poussìères d’Empire (Những hạt bụi đế quốc), Paris, 2002.
[14]Xem Jacques Dalloz, Georges Bidault, biographie politique (Georges Bidault, tiểu sử chính trị), Paris, 1993.
[15](chú thích của người dịch) “Đảng thuộc địa” (Parti colonial), cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, là một nhóm áp lực đúng hơn là một đảng, gồm khoảng 15.000 hội viên thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, hoạt động trong nghị viện, trên báo chí, trong các giới kinh doanh..., nhằm lôi cuốn dư luận và thúc đẩy chính quyền xâm chiếm, lập và giữ các thuộc địa.
[16]Aux frontìères de l’Union franςaise. Indochine, Tunisie, Paris (Nơi biên thuỳ Liên hiệp Pháp. Đông Dương, Tunisie, Paris), Paris, 1953.
[17]Journal officiel (Công báo), Paris, 11/5/1954.
[18]Xem chứng từ của Mohamed Harbi, «L’écho sur les rives de la Méditerranée» (Tiếng dội bên bờ Địa trung hải), tạp chí Carnets du Vietnam, tháng 2, 2004.
[19]Hội nghị đầu tiên, tháng 4, 1955, của các nước phi liên kết: 29 nước tham dự, trong số đó có Indonésie của Sukarno, Trung Quốc của Mao Trạch Đông, Ấn Độ của Nehru, và Algérie, vừa khởi phát chiến tranh giải phóng.
[20](chú thích của người dịch) Lời trong bài «Quốc tế ca» và cũng là tựa đề tác phẩm của Frantz Fanon (1925-1961), lí thuyết gia về cách mạng trong thế giới thứ ba. Bản tiếng Việt thường đuợc biết đến của của Quốc Tế Ca là: «Vùng lên, hỡi các nô lệ của thế gian…»
[21]Paris, 1962.
[22](chú thích của người dịch) 14 tháng 7 là ngày quốc khánh của nước Pháp.
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 21 tháng 6 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử Đường Tới Điện Biên Phủ Những năm tháng không thể nào quên TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG