Hồi 15
Gạt binh Tề, Mã An bỏ mạng
Cầm Tướng hàng, Viên Đạt về dinh

Bàng Quyên vốn có tên bộ hạ là Mã An diện mạo trông giống y như
đúc. Hôm nay Bàng Quyên ở triều về bèn kêu Mã An ra nói rằng:
- Nay ta cần dùng mi đi một chuyện có được không?
Mã An đáp:
- nuôi binh ba năm để dùng một giờ. Nay phò mã sai chi, tiểu tử lại
chẳng vâng lời.
Bàng Quyên gật đầu nói:
- Vậy thì để ta cho mi uống rượu chơi vài chén rồi sẽ đi. Mã An là
con sâu men, nghe nói cho uống rượu thì mừng lắm. Bàng Quyên nói dứt
đi vào phòng lấy rượu đem ra trao cho Mã An. Mã An tiếp lấy kê vào
miệng nốc một hơi khô bầu. Nuốt rượu vừa khỏi cổ, Mã An liền ngã
xuống giãy tê tê, cửu khiếu ra máu rồi chết liền. Bàng Quyên cả mừng
rút gươm chặt đầu Mã An, đoạn kêu tên bộ hạ tâm phúc tới trao đầu đó
cho nó và dặn dò mưu kế.
Tên bộ hạ đem đầu Mã An ra cửa thành dùng giáo bêu lên rồi kêu
binh Tề mà nói rằng:
- Quân sĩ nước Tề hãy xem cho kỹ cái đầu này rồi vào bẩm cho Lỗ
vương và Tôn nguyên soái hay rằng Bàng phò mã đã nghịch mạng Ngụy
chúa dấy động can qua, dùng mưu chỉ Tề áp Triệu phạt Yên để gây tai
hạo, nên ngài đã xử chém để tạ tộ với Tề. Vậy xin binh Tề hãy lui về để
khỏi hại bá tánh.
Quân Tề nghe mấy lời, dòm lên thấy rõ đầu của Bàng Quyên, bèn
mau mau vào báo với Tôn Tẩn. Tôn Tẩn nghe báo cười nói với Lỗ vương
rằng:
- Tôi thù với Bàng Quyên là thù vì nó chặt mười ngón chân tôi chớ có
thù hại mạng đâu. Sao Ngụy chúa không chặt mười ngón chân của nó để
tạ tội với Tề cà!
Nói dứt lời hạ lịnh ba quân lui về nước.
Bàng Quyên ở trong thành nghe binh Tề lui rồi, bèn vào tâu với ngụy
vương rằng:
- Hạ thần dùng kế "Giả đồ diệt quách". đã lui được binh Tề, vậy nhân
lúc chúng nó lui về không phòng bị, thần đem một đội binh theo cướp trại
ắt được đại thắng.
Ngụy chúa chuẩn tấu. Bàng Quyên liền điểm binh rượt theo.
Tôn Tẩn đem binh lui về một đỗi xa thì trời tối bèn ra lịnh hạ trại an
nghỉ. Trại đóng xong, Tôn Tẩn bèn truyền các đội đều kéo ra ngoài kiếm
chỗ mai phục, đó là dùng kế không dinh, vì Tôn Tẩn đã sớm biết mưu
"Giả đồ diệt quách". của Bàng Quyên rồi.
Đến canh hai đêm ấy, Bàng Quyên kéo binh theo kịp, liền hạ lịnh ba
quân áp vào cướp dinh Tề. Khi xông vào trong dinh không thấy có ai,
Bàng Quyên biết mình trúng kế, vội vàng hạ lịnh cho ba quân lui ra. Binh
Ngụy vừa lui bỗng nghe bốn phía pháo nổ ầm ầm, trống chiên dậy núi,
binh tề túa ra như ong, vây chặt quân ngụy mà giết. Quân Ngụy kinh
hoảng, mạnh ai nấy lo chạy chớ chẳng tính việc đối địch nên bị binh tề
giết hại lần lần tới hết. Một mình Bàng Quyên thóat khỏi, chạy về thành
ra mắt Ngụy chúa mà xin tội. Ngụy chúa cả giận nạt rằng:
- Ngươi tự ý làm càn đến gây họa cho nước Ngụy, nay còn nói dối
làm lanh, báo hại hao binh tổn tướng. Ta không vì công chúa thì bằm
thây mi muôn mảnh để hả giận. Thôi, mi hãy lui ra cho khỏi gai mắt ta!
Bàng Quyên buồn bã lui ra. Liền ấy có quân giữ thành vào báo rằng:
- Binh Tề kéo trở lại và công phá gắt hơn trước, xin thánh chúa liệu
định.
Các quan nghe báo đồng quỳ tâu rằng:
- Binh tề dũng cảm, Tôn Tẩn nhiều mưu thoạt tới thoạt lui, khó mà
liệu được. Nước Ngụy ta có một phò mã, mà phò mã đã không đánh nổi
thì có ai giám chống. Vậy bệ hạ cho sứ sang mượn binh của nước Tần và
nước Hàng mà về giải vây.
Ngụy chúa khen phải, lập tức viết hai bức thư cầu cứu rồi sai Từ Giáp
sang Tần, Hầu Anh sang Hàng dâng thơ xin binh cứu viện. Hai quan được
lịnh lập tức ra đi.
Từ Giáp và Hầu Anh ra khỏi thành liền bị tướng Tề là Lý Mục cản
lại nạt rằng:
- Hai ngươi đi đâu phải nói cho mau!
Từ Giáp và Hầu Anh đồng nói:
- Chúng tôi vâng lịnh Ngụy chúa sang Tần và Hàng mượn binh. Nếu
Tề quân thật là anh hùng dũng cảm thì hãy để thong thả cho chúng tôi đi,
còn có nhát thì giết chúng tôi cũng được.
Lý Mục nói:
- Chúng ta có sợ chi nước Tần vá nước Hàng mà chẳng để cho bọn mi
đi cầu cứu!
Nói dứt truyền ba quân mở đường cho Hầu Anh và Từ Giáp đi.
Từ giáp tới nước Tần vào ra mắt vua Tần, dâng thơ lên và tâu việc
cầu cứu. Vua Tần xem thơ xông bèn hạ lịnh cho Võ quan quân Bạch
Khởi đem binh cứu Ngụy. Bạch Khởi phụng mạng điểm binh theo Từ
Giáp kéo về Nghi Lương Thành. Tôn Tẩn được tin binh Tần sang giúp
Ngụy, hôm nay đi gần tới thành bèn làm phép tàng ẩn không cho ai trông
thấy dinh trại và quân sĩ Tề.
Khi quân Ngụy kéo nhau tới ngoài thành Nghi Lương, Bạch Khởi
xem chẳng thấy động tịnh gì bèn hỏi Từ Giáp rằng:
- Ông sang Tần nói binh Tề vây Ngụy gắt lắm, sao hôm nay chẳng có
một tên nào lai vãng như vầy?
Từ Giáp nói:
- Nếu chẳng có việc tại Ngụy chúng tôi đâu dám làm phiền quý
quốc! Đây có lẽ Tôn Tẩn muốn lập mưa kế gì nữa chớ chẳng không.
Bạch Khởi khen phải bèn kéo binh thẳng vào trong thành đồ tại võ
trường rồi vào triều ra mắt Ngụy vương và tâu rằng:
- Thần là Võ an quân Bạch Khởi phụng mạng Tần vương sang giúp
Ngụy quốc. Nay binh tới ngoài thành không trông thấy một tên quân Tề,
thần không rõ duyên cớ làm sao, xin đại vương dạy cho biết!
Ngụy chúa cười rằng:
- Đó có khi là mưu của Tôn Tẩn, vậy phiền Võ an quân hãy tạm đình
lại tại Kim đình dịch xá ít ngày coi thử quân Tề có trở lại hay không?
Bạch Khởi y lời. Ngụy chúa liền sai Từ Giáp mời Bạch Khởi ra Kim
đình dịch xá mà khoản đãi.
Bạch Khởi và binh Tần ở trong thành Nghi Lương, tốn kém bao nhiêu
về binh nhu đều do nước Ngụy chịu, thế mà hơn một tháng rồi không
thấy binh Tề trở lại. Bởi cớ đó nên Bạch Khởi buồn trí bèn vào từ giã
Ngụy chúa rồi kéo binh trở về nước.
Tôn Tẩn chờ binh Tần đi đã xa bèn giải phép và hạ lịnh ba quân áp
tới phá thành. Quân giữ thành thất kinh chạy vào báo cho Ngụy chúa
hay. Ngụy chúa bèn sai Từ Giáp hỏa tốc theo mời Bạch Khởi trở lại.
Bạch Khởi kéo binh trở lại thành Nghi Lươngcũng bị Tôn Tẩn làm
phép tàng ẩn nữa nên không trông thấy binh Tề ở đâu, tức lắm lại sai
tướng mã đi giò xét khắp nơi mà cũng chẳng thấy. Bạch Khởi không nghĩ
sao được phải kéo binh vào thành đóng tại diễn võ trường rồi vào ra mắt
Ngụy chúa và tâu rằng:
- Vì cớ không gặp binh Tề nên hạ thần phải kép binh về nước. Vây
hôm nay bệ hạ sai Từ đại nhơn theo triệu trở lại chẳng rõ có dạy bảo
điều chi chăng?
Ngụy chúa phán rằng:
- Bởi chùng lúc Võ anh quân rút binh về một đỗi xa thì binh Tề lại
kéo tới phát thành nên quả nhơn sai Từ Giáp theo mời trở lại cứu cấp.
Bạch Khởi tâu:
- Hạ thẩn vừa ở ngoài thành vào đây, không trông thấy tên quân nào
hết, thế mà sao lại có chuyện quân Tề phá thành?
Ngụy chúa nghe tâu lấy làm lạ, sauy nghĩ giây lâu rồi phán rằng:
- Có khi Tôn Tẩn làm phép tà để gạt chúng ta. Vậy Võ an quân tạn
đình tại dịch quán ít lâu nữa thử xem tình thế ra sao?
Bạch Khởi y liệnh lui ra ở tại Kim đình dịch quán mà chờ.
Lúc bấy giờ Tôn Tẩn bèn cho dời Viên Đạt, Độc Cô Trần và Lý Mục
vào quân trường mà trao kế rồi dạy tức tốc kéo binh ra đi.
Ngày giờ như thoi đưa, lật đật mà Bạch Khởi đồn binh ở Ngụy có hơn
một tháng nữa. Trông ngóng đã mõi lòng mà không thấy binh Tề tới,
Bạch Khởi bèn vào triều từ giả vua Ngụy mà về. Vua Ngụy tỏ lời cám
ơn và truyền quan chưởng khố mở kho lấy lụa gấm, vàng bạc rất nhiều
ban cho Bạch Khởi. Bàng Quyên có mặt tại triều, thấy vậy bèn nói nhỏ
với quan đứng gần rằng:
- Đi tời kéo về hoài, phá lươnghướng của nước ngụy rất nhiều, đã
không giúp ích việc gì, lại còn ban cho của cải nữa.
Mấy lời ấy chẳng may lọt vào tai Bạch Khởi, Bạch Khởi giận lắm, lui
ra khỏi triều để kéo binh về mà trong trí vẫn đinh ninh rằng: "Ta về
chuyến này nếu có binh Tề tới, chúa tôi nhà Ngụy lạy tạ, ta cũng chẳng
thàm trở lại".
Binh Tần kéo đi rồi, Tôn Tẩn liền thâu phép và hạ lịnh ba quân tới
phá thành, lại dặn các tướng chớ cho nguời trong thành chạy lọt ra. Quân
sĩ được lịnh nổi trống khua chiêng reo hò áp tới. Binh giữ thành thấy binh
Tề tới nữa, bèn vào báo với Ngụy chúa. Ngụy chúa lật đật sai Từ Giáp
mời Bạch Khởi trở lại. Từ Giáp lãnh mạng lên ngựa ra thành liền bị quân
Tề đón lại. Từ Giáp ra không được phải trở vào tâu với Ngụy chúa. Ngụy
chúa hạ lịnh thêm binh bốn cửa cố thủ rất cẩn thận.
Nói về Bạch Khởi kéo binh về tới núi Hắc Phong thình linh nghe có
tiếng chiêng gióng binh reo rồi một viên tướng núi kéo lâu la xông ra đón
đường nạt to rằng:
- Ai đí đó? Phải nạp tiền mãi lộ.
Bạch Khởi lướt tới đáp rằng:
- Ta là Võ anh quân nước Tần tên Bạch Khởi, có phải ai đâu mà mi
đòi tiền mãi lộ. Mi há chẳng nghe danh ta à? Tướng núi cười rằng:
- Bất luận là ai hễ đi qua đây đều phải nạp tiền cho ta cả.
Bạch Khởi chưa kịp nói sao, bỗng nghe mé sau có tiếng chiêng và
binh reo, ngoái đầu dòm lại thì thấy có hai viên tướng núi khác kéo lâu la
chạy tới, vây phủ binh Tần đánh giựt hết các vật của vua Ngụy vừa cho.
Bạch Khởi chỉ có một mình không sao đương cự nói bèn quất ngựa bỏ
chạy. Ba viên tướng đồng ó rập rằng:
- Bạch Tướng quân chớ chạy, chúng tôi không phải ăn chớp đâu,
chúng tôi chúng là tướng Tề tên Viên Đạt, Độc Cô Trần và Lý Mục,
vâng lịnh Tôn quân sư đón đường nói cho tướng quân hay rằng, Tôn quân
sư rất cám ơn tướng quân đã hết lòng giúp đỡ vào Ngụy mà rước ngài,
song le lúc ấy ngài chưa khỏi nạn nên chẳng chịu đi. Nay ngài đã hết nạn
rồi và đã theo xa trà Bốc Thương về giúp Tề. Vậy tướng quân chớ lấy
làm lạ!
Bạch Khởi nghe dứt cười lớn ít tiếng rồi điềm binh kéo về Tần.
Bọng Viên đạt, Độc Cô Trần, Lý Mục cũng kéo binh đem các vật
cướp được về ra mắt Tôn Tẩn. Tôn Tẩn cả mừng phân các vật ấy ra
thưởng cho các tướng sĩ đã có công, rồi mở tiệc ăn uống.
Đương lúc cùng nhau ăn uống, bỗng có quân thám mã về báo rằng:
- Thưa quân sư, chúng tôi giọ được tin rằng chánh cung nước Hàng là
Ngụy Dương công chúa, em của vua Ngụy đã đem quân sang cứu anh,
nay đã kéo tới hạ trại ở mé Bắc thành thánh Nghi Long cách dinh ta sáu
dặm.
Tôn Tẩn nghe báo hạ lịnh Lý Mụcđem binh khiêu chiến. Lý mục tuân
lịnh điểm binh ra đi. Hàng Đậu nghe quân báo có tướng Tề bèn sai
Trương Xa ra đối địch. Trương Xa phụng mạng ra trận, hai tướng thôn
gdanh tánh rồi sáp lại đánh nhau. Đánh được mươi hiệp, Trương Xa cự
không lại bèn chạy tuốt về dinh. Lý mục cũng thâu binh về. Hàng hậu
thấy Trương Xa bại trận thì buồn lắm. Tới hôm sau Hàng Hậu bèn lên
ngựa kéo binh tới trước trận khiêu chiến. Tôn Tẩn nghe quân báo bènkêu
Viên Đạt tới dặn nhỏ ít câu.Viên Đạt dạ dạ rồi kiểm binh kéo đi.
Viên Đạt ra tới trận, không hỏi họ tên chi cả, cứ việc sắp tới hươi búa
mà bửa. Đánh nhau chừng mười hiệp. Viên Đạt liền giả bộ gạt Hoàng
Hậu xô ngựa tới gần bên, liền trở thế nhảy qua ôm ngang hông vác chạy
bộ đem vào dinh. Tôn Tẩn nghe báo Viên Đạt đã bắt được Hàng Hậu
bèn ra cửa truy quân tiếp đón rằng:
- Chào nương nương, hạ thần không hay nương nương tới nên chậm
tiếp nghinh, xin nương nương xa tội. Đoạt day lại nạt Viên Đạt rằng:
- Sao ngươi vô lễ phạm tới Hàng Hậu nương nương như vậy. Tội nặng
khó tha, ngươi chưa liệu thân lui đi còn đợi chừng nào nữa?
Viên Đạt tỏ sắc sợ sệt, để Hàng Hậu xuống đất rồi thui thủi đi ra.
Tôn Tẩn khiêm nhường rước Hàng Hậu vào trung quân mời ngồi rồi hỏi:
- Chẳng rõ nương nương là chi của Ngụy chúa mà lại đem binh cứu
viện như vầy?
Hàng Hậu đáp:
- Tôi với Ngụy chúa có tình thân, nay nghe nước Ngụy bị vây ngặt
lắm, lại sai sứ sang cầu cứu, lẽ nào tôi ngồi mà ngó cho đành, vậy nên
phải tới đây mạo phạm với quý quốc!
Tôn Tẩn nói:
- Hạ thần với Ngụy chúa không thù oán gì. Chỉ giận có thằng Bàng
Quyên lòng lang dạ thú đã lập mưu chặt mười ngón chân của hạ thần nên
hạ thần tới đây thề bắt được nó để trả thù. Nếu chúa Ngụy muốn khỏi
hại sanh linh xin hãy bắt Bàng Quyên giao cho hạ thần, hạ thần tự khắc
lui binh.
Hàng Hậu nói:
- Như qủa vậy thì quân sư hãy án binh, để chờ tôi tâu với Ngụy chúa,
ắt ngài sẽ y như lời xin cầu gỡ nạn binh đao cho bá tánh.
Hàng Hậu nói dứt kiếu từ mà lui ra.
- Hàng Hậu ra khỏi dinh Tề, lên ngựa riết vào thành Nghi Lương, ra
mắt Ngụy chúa, tâu rõ mấy lời Tôn Tẩn vừa nói, và xin Ngụy chúa hãy
giải nạp Bàng Quyên cho Tôn Tẩn để cầu hòa. Ngụy chúa nghe tâu chưa
kịp phán sao, Bàng Quyên bèn quỳ xuống tâu rằng:
- Hàng Hậu nương nương là ngự muội của bệ hạ, nay đem binh cứu
Ngụy không được, lại bị tướng giặc bắt, đáng lẽ phải liều chết để qở
nhục cho quân vương. Chớ có lý đâu nương nương mến đức yêu tài Tôn
Tẩn nghe lòi nó dụ dỗ trở về tâu những lời hại mạng giết người như vầy
thì thanh thế nước Ngụy còn gì? Ấy là nương nương bỏ Ngụy theo Tề rồi.
Xin bệ hạ thẩm xét.
Ngụy vương nghe Bàng Quyên tâu dứt bèn vỗ long án quát mắng
Hàng Hậu thậm tệ. Hàng Hậu không nói sao được chỉ nhỏ nước mắt mà
chịu, rồi từ giã lui ra ngoài thành thẳng tới Tề dinh đem câu chuyện
Ngụy chúa nghe lời sàm tấu của Bàng Quyên mà.