Gia đình ông hương trưởng Neo rất nổi danh ở làng Thạnh Hòa. Rồi mới đến lập nghiệp, ông hương trưởng chuyên nghề đốn củi trong rừng, bà thì bày ra sáng kiến nuôi heo nọc – heo đực, không thiến – dành để gây giống. Phương châm của hai vợ chồng trẻ thưở ấy là:“đại phú do thiên, tiểu phú do cần.” Ông hưởng trưởng tỏ ra bảo thủ, giữ cái búi tóc và trung thành với chánh phủ thuộc địa, đến mức chẳng bao giờ đốn củi lậu thuế. Bà hương noi theo thôn lệ cổ truyền. Hễ ai có heo để nái, muốn cho nhảy đực lấy giống thì bà dẫn con heo nọc tới, kiểm soát cẩn thận, để phòng trường hợp thân chủ lợi dụng con heo nọc nọ“nhảy” liên tiếp hai con heo nái, thay vì một con. Ðến ngày heo sinh đẻ, nhơn danh là là chủ heo nọc, bà được quyền “ưu tiên,” lựa chọn con heo nào khoẻ khoắn nhứt, đem về nuôi hoặc bán lại cho kẻ khác.Lần hồi, gia đình trở nên khá giả, ông hương trưởng bỏ nghề đốn củi, mua đất, lập vườn. Theo sáng kiến của bà, ông cũng cho hương chức đình, liên tiếp ba năm liền, một số tiền khá to khi tổ chức lễ kỳ yên hàng năm. Lẽ dĩ nhiên, ông được ngồi mâm trên tham dự phần xôi thịt hơi nhiêù và hơi ngon. Việc gì đến phải đến. Ông được chức hội tề phong cho làm hương trưởng, cai trị dân làng bằng cách suốt ngày ở không. Thỉnh thoảng đi nhậu nhẹt hoặc mặc ái dài khăn đóng trong dịp đón rước quan chủ quận, chủ tỉnh thời Pháp thuộc. Thật ra, ông không có quyền hạn gì ráo. Ông muốn như thế để có thời giờ rảnh rỗi lo việc chăn nuôi, lập vườn.Nhưng có tiền nhiều để làm gì? Trong làng Thạnh Hoà, từ mấy năm qua, thiên hạ đàm tiếu:- Vợ chồng hương trưởng Neo Khờ khạo quá. Có tiền mà sống như người nhà quê, thời“đàng cựu.” Không chừng ổng bả chưa thấy đèn điện hoặc chiếc xe hơi.Bà hương trưởng đã nhiều lần tỉ tê với chồng:- Bữa nào mình ra chợ... một lần cho thiên hạ biết mặt. Tôi sợ tốn tiền.Ông gật đầu:- Lâu lâu cho nó tốn môt lần. Hơi đâu bà ngán miệng lằn lưỡi mối của thiên hạ. Mấy người kiêu ngạo vợ chồng mình, bà thử nhớ mặt họ. Nè, thằng Tám Theo, làm cu li xe kéo ở chợ rồi thất bại, trở về xóm này để làm ruộng. Nó tưởng làm ruộng dễ lắm. Ruộng thất, nó sạt nghiệp. Lại còn thằng Tư Mít, vừa bán hủ tiếu, vừa cờ bạc. Nó bị“tổ trác” phần vì thua cờ bạc, phần vì nấu hủ tiếu không ngon. Nó thấy vợ chồng mình làm ăn khá giả rồi nó ganh tỵ.- Đâu phải! Nó khinh vợ chồng mình hạ tiện.- Mà bà hà tiện thiệt! Họ nói không oan đâu!- Hứ! lâu lâu tôi cũng dám xài tiền một lần. Ông đừng hùa theo người hàng xóm mà chê bai tôi. Bây giờ tôi nhứt định đi chợ Rạch Giá một chuyến cho... phỉ tình. Tôi sợ điều này...- Ðiều gì? Ðàn bà đâu có đóng thuế thân mà bà sợ lính bắt. Cònt ôi thì năm nào năm nấy, đóng đầy đủ. Tôi là người“chức việc” trong làng.Bà hương trưởng nói khẽ:- Ở nhà thì tôi biết khôn biết dại, ngặt ra chợ ra búa, đi làm sao, đứng làm sao, mua sắm làm sao, tôi chưa từng biết.Ðể tỏ rằng“ta đây xứng đáng làm chồng.” Ông hương trưởng quả quyết:- Bà đừng lo. Tôi chỉ dẫn cho bà từng đường đi nước bước. Tuy chưa ra chợ lần nào nhưng tôi giao thiệp nhiều với mấy người đã từng đi chợ. Bà tin tôi đi.- Tôi sợ ông xài lãng nhách, tốn kém nhiều quá.Ông hương trưởng Neo cằn nhằn:- Hà tiện gì dữ vậy? Chừng năm chục đồng đủ rồi.- Làm gì tới năm chục đồng... Tính ra là một con heo đúng tạ, hàng trăm con gà mái. Mình đi sáng sớm hoặc hừng đông, cho kịp chuyến đò. Tới chiều, mình đi tàu trở về. Ðể“thằng bạn” ở nhà, cho nó coi chừng trộm cướp. Tôi nghĩ cách: chèo ghe ra chợ. Ngặt tốn thêm một miệng ăn. Nghe đâu ở chợ, mỗi bữa ăn tốn kém bằng năm, bằng mười ở nhà quê.Ông hương trưởng thở dài:- Ra tới chợ, mình phải ăn, phải uống. Xuống tàu đò, mình phải ăn, phải uống.Bà hương trưởng như chợt nảy ra sáng kiến:- Ă uống dễ quá, tôi lo cho ông... ăn cành hông. Ðể coi! Tiền tàu mỗi người bảy cắc, hai người là một đồng tư, bận đi bận về là hai đồng tám cắc. Mình đem theo năm đồng đủ rồi. Năm đồng là một phần mười của số tiền mà ông dự định. SÁng mốt mình ra chợ, cho thiên hạ đừng khinh, ông chịu không?Chiếc tàu đò Phước Sanh tách bến từ lâu rồi - kiểu tàu xưa, không có tần trên - tất cả hành khách ngồi chen chúc nhau trên hai hàng“băng” đóng sát be tàu. Hành khách bắt đầu mệt mỏi: máy tầu nổ quá to, hơi xăng nhớt toả ra ngùn ngụt. Tim và phổi của hành khách đều sống chung trong tình trạng bất bình thường.Ông hương trưởng Neo đã khéo léo chen lấn, giành chỗ ngồi ở khoang giữa. Lẽ dĩ nhiên, bà ngồi kế bên ông. Ông cười tủm mãi vì tàu đò ít nhảy sóng. Nhiều người cho rằng hễ đi chưa quen thì hành khách có thể ụa mửa. Ông nói với bà:- Sướng hơn đi bằng ghe biển. Vậy mà thiên hạ đồn đãi lung tung.Bà đáp:- Chật chội quá. Làm sao ông nói với người kế bên... Xét dùm. Mỏi cái bắp đùi...Bây giờ ông mới sực nhớ đến mớ hành lý quan trọng mà bà vợ cụ bị mang theo. Ðó là mớ gà rô tiểu nhân, vịt luộc gói khéo léo trong tờ giấy nhựt trình. Bên ngoài, có hai ba sợi dây buộc chặt. Bà vợ lãnh phần gìn giữ, ôm sát vào mình. Lúc mới xuống tàu, ông đã chỉ dạy:- Cứ để bên“băng” còn trống. Nhưng dọc đường, hành khách tăng thêm. Bà hương trưởng đành ôm gói hành lý vào lòng, đặt trên đùi. Dưới tàu, vài em bé đi tới lui, bán đậu phộng rang, nước cam, nước xá xị.Bà nói khẽ với chồng:- Mấy thứ đó ăn uống vào sanh bịnh! Ðồ ăn thiếu gì, trong gói nè. Cái gì... gái đậu phộng nhỏ xíu, bán năm cắc!Ông hương trưởng bắt đầu áy náy. Kế hoạch tự túc của bà vợ tuy khôn khéo nhưng hơi khác thiên hạ. Bà nói:- Ăn được chưa?Khó xử quá! Nếu mở gói“hành lý” ăn tại chỗ thì thiên hạ cười chê. Ngược lại, nếu bắt buộc bà ôm cái gói khá nặng ấy vào lòng thì lại tội nghiệp. Ông nhớ rõ: đêm rồi, bà vợ thức từ hồi canh tư, bắc nước nhổ lông gà, lông vịt rồi thì luộc, rô tiểu nhân, bay mùi thơm phức. Bà lại còn thắp đèn, ra sau vườn hái thêm mớ rau sống: “rau tốt quá! Bao nhiêu đây, nghe đâu ở ngoài chợ họ bán tới giá hai đồng bạc. Tội tình gì mình không hái đem theo”.- Ăn chưa! Tôi đói bụng rồi!Nghe bà vợ thúc hối, ông hương trưởng bắt đầu hơi mệt. Ông cũng đói như bà. Ông rất thông cảm. Ở nhà quê, vào khoảng chín giờ sáng là ai nấy bắt đầu ăn cơm trưa, tức là buổi ăn lót lòng sáng và buổi cơm trưa nhập một. Nhưng trong lúc tất cả bộ hành đều tỉnh táo, chẳng lẽ hai vợ chồng ăn riêng, coi hơi kỳ.Ông nói nhỏ:- Chờ lát nữa. thiên hạ chưa ăn mà!Nói xong, ông ho lên một tràng. Bên hàng ghế đối diện, một người gọi thằng bé bán dạo, mua chai xá xị, nút ở nghe cái bốp. Nước ngột chảy từ từ vào cái ly, sôi bọt, ông hương trưởng không còn nhịn thêm được nữa:- Bà có đem nước theo không? Tôi thèm nước trà quá. Uống được rồi. Thiên hạ uống kìa!Gói giấy từ từ mở ra, rất lâu, theo ngón tay khéo léo của bà hương trưởng. Bà tháo gút dây cẩn thận rồi cuốn sợi dây lại, để dành.- Quăng bỏ đi! Ông nói.- Ðể buộc lại chớ. Gà tới hai con. Vịt luộc cũng vậy. Ăn sao hết, để ngoài gió, rủi bụi bặm vào hoặc có con dời nó bò, dính vào thịt gà. Ăn nhằm con dời là chết! Ông quên rồi sao?- Ðem làm gì nhiều dữ vậy! Tôi tưởng bà làm thịt một con gà, một con vịt, dè đâu tất cả tới bốn con...- Ăn sáng rồi còn bận về, mình ăn chiều. Mấy chục năm qua, mình sống bằng nghề nuôi gà vịt, bữa nay ăn một bữa thoả thuê. Tốn kém gì? Cây nhà lá vườn mà!Mấy người bên cạnh đều trố mắt, lắng tai nghe tâm sự của bà bộ hành đặc biệt ấy. Họ cố gắng che giấu nụ cười. Bà hưởng trưởng ngỡ mình có duyên, nói tiếp:- Hay là ông nhớ thịt heo! Nhà mình còn hai con heo đúng tạ, bán sớm quá, hơi uổng. Tôi biết tánh ông ưa ăn thịt heo luộc nên mua hồi hôm qua tới nửa cân thịt ba rọi.Ông hương trưởng nhăn mặt:- Nhiều quá, ai ăn cho hết?Bà vợ vẫn chưa hiểu:- Tôi xắt từng miếng nhỏ rồi. Tôi hiểu mà. Dọc đường như vậy, dễ gì mượn tấm thớt với cây dao.Ðể chấm dứt sự hiểu lầm ấy, ông gật đầu:- Lát nữa hãy ăn. Tôi muốn uống hà.Bà hương trưởng đưa ra chai nước, xung quanh chai có quấn giấy nhựt trình để khỏi dính mùi thịt gà:- Cái chai sạch thiệc sạch. Ông uống đi!- Bà gói lại đi. Ðể cái chai này ở ngoài.- Vậy hả?Thấy ông chồng hơi lúng túng vì chẵng lẽ đưa miệng chai vào miệng mà nốc, bà chắt lưỡi:- Tôi quên đem theo cái ly, cái chén. Hồi hừng sáng, tôi nhớ kỹ, đem theo hai đôi đũa để gắp thịt, nhè quên cái ly uống nước.- Ðược rồi!Vừa nói, ông vừ anâng chai, uống ừng ực mớ nước trà nguội ngắt trao cho bà. Bà uống, hạ chai xuống, thở ra khoan khoái.- Như vậy đỡ tốn một đồng bạc. Ủa! Hai đồng bạc chớ. Một chai xá xị là một đồng. Hai chai là hai đồng. Chai gì mà nhỏ xíu cái ruột. Mình coi kìa!Ông hương trưởng ngồi im, không dám gợi chuyện thêm. Tàu cứ chạy. Hành khách bắt đầu uể oải vì đường còn khá xa. Vài người dựa đầu vào vách mui tàu mà ngủ hoặc bàn tán chuyện riêng tư, chẳng còn ai chú ý tới sự thắc mắc của hai vợ chồng người đồng hành.Ông hương trưởng hỏi người kế bên:- Gần tới chợ Rạch Giá chưa?Người nọ đáp:- Chừng hai giờ nữa.Ông buồn rầu. Như vậy là đúng ngọ tàu mới cặp bến. May thay, tiếng rao lanh lảnh của thàng bé bán hàng rong đã mở cho ông một lối thoát kỳ diệu:- Ai ăn cơm sườn không?Nó bưng hai đĩa cơm nghi ngút. Ði tới lui. Bà vợ mừng quýnh:- Chừng này ăn được rồi. Mình đem thịt gà thịt vịt ra ăn. Tệ quá. Coi đĩa cơm kìa! Bán năm cắc, đâu chừng một chén cơm với nửa miếng sườn. Tôi đói quá.Ông đáp:- Ăn hấp tấp quá, người ta cười. Mình cứ chờ.- Kìa! Có người mua cơm. Họ ăn kìa.- Nãy giờ tôi suy nghĩ điều này, bà có nhớ hay quên? Ăn thịt gà thịt vịt với món gì? Ðể tôi biểu thằng nhỏ đó bán một cắc bạc cơm, cơm không rẽ tiền. Chẳng lẽ mình ăn thịt gà thịt vịt trừ cơm!Bà cười tủm tỉm, như kẻ đắc thắng, thắng một ván cờ khá gay go, với chồng:- Tôi nấu cơm nếp đem theo. Nhiều lắm.- Sao tôi không hửi mùi?- Hửi làm sao được. Hồi khuya, rô tiểu nhânxong con gà, tôi thấy nó chảy mỡ quá nhiều. Tôi tiếc hùi hịu, nên nấu cơm nếp, trộn với mỡ gà. Cơm nếp đó nằm trong gói này. Nó thơm như thịt gà vậy!Thế là hành khách lại chứng kiến một cảnh vui vui: gói hành lý, lương thực được mở ra. Bắp đùi của ông và của bà kề sát lại, trở thành cái mâm cơm. Họ ngồi kề vai nhau; bà tặng cho ông một cái đùi gà, ông nói lẩm bẩm:- Bậy quá! thiếu rượu đế!- Hí! Uống rượu say sưa, thiên hạ phiền. Nè, nem sống thiếu gì! Cây nhà lá vườn. Rau răm, rau húng cây, rau húng lủi... nè dưa leo, nè ớt.Hành khách đổ dồn hàng chục đôi mắt về hía đôi vợ chồng già. Bà nói với ông:- Mời họ ăn không? Mình nên mời một tiếng.- Theo tục lệ, không ai mời ai cả. Ra đường, mạnh ai nấy lo, tiền ai nấy xài. Thí dụ như chiếc tàu này gặp dông bão, rủi chìm thì mạng ai nấy lội. Chết ai nấy chịu. Mình mời lung tung, thiên hạ không ưa. Bộ mình khinh khi, cho rằng thiên hạ đói hay sao? Họ no hết rồi. Họ không ăn như mình chì vì... họ no hoặc họ chưa muốn ăn. Mình cứ tự nhiên, đừng mắc cỡ.