Thiếu tá có phần lo ngại về việc Ayrton đi ga Black – Point tìm thợ rèn. Nhưng ông không hé răng nói nửa lời về sự nghi ngờ của mình đối với viên hoa tiêu, mà chỉ chăm chú quan sát những vùng ven sông. Còn nói về Glenarvan thì ông chỉ sợ một điều là Ayrton trở về một mình. Cỗ xe không chữa thì không thể tiếp tục đi được. Việc mắc lại dọc đường có thể kéo dài mất vài ngày, mà Glenarvan thì nóng ruột muốn sớm đạt được kết quả, nên đã không cho phép bất kỳ sự chậm trễ nào. May sao, Ayrton đã không phí công uổng sức. Sáng sớm hôm sau anh ta trở về, cùng đi có một người được gọi là thợ rèn ở Black – Point. Đấy là một thanh niên cao lớn, vạm vỡ, nhưng nét mặt có cái gì nom kinh tởm và man rợ. Thực ra, điều đó chẳng quan trọng gì lắm, nếu anh ta có tay nghề giỏi. Anh ta lầm lì quá đỗi, không nói thừa một lời nào. Anh ta là một thợ rèn giỏi chứ? – John Mangles hỏi viên hoa tiêu. Tôi biết anh ta cũng không hơn gì thuyền trưởng, - Ayrton đáp, - ta hãy xem sao. Ngươi thợ rèn bắt tay vào việc. Cứ xem cách anh ta chữa xe thì thấy anh ta thạo nghề lắm. Anh ta làm việc nhanh nhẹn và mạnh mẽ khác thường. Thiếu tá để ý thấy quanh hai bàn tay người thợ rèn có một khoang máu đen đã khô, dấu vết mới bị thương mà hai ống tay áo không che lấp được. Mac Nabbs hỏi người thợ rèn về căn cớ những vết sây sát có lẽ rất đau ấy, nhưng anh ta không đáp lại lời nào, mà cứ im lặng tiếp tục làm việc. Hai giờ sau, chiếc xe đã được chữa xong. Ngựa của Glenarvan cũng được người thờ rèn đóng móng rất nhanh, bởi anh ta mang sẵn móng theo. Các móng có một đặc điểm không qua được mắt thiếu tá: trên mặt móng có khắc hình ba chiếc lá, đường nét thô thiển, Mac Nabbs chỉ cho Ayrton thấy điều đó. Đây là dấu hiệu của Black – Point, - viên hoa tiêu giải thích, - cốt để tìm dấu vết những con ngựa trốn chuồng và không lẫn lộn chúng với những con khác. Đóng móng ngựa xong, người thợ rèn đòi tiền công và bỏ đi không nói một lời. Nửa giờ sau, các nhà thám hiểm lại đi về phía trước. Đằng sau các bụi cây mắc cỡ mọc hai bên đường hiện ra cánh đồng mênh mông. Đến 11 giờ ngày hôm sau nữa họ đến Carlsbrook, một thành phố khá lớn. Ayrton nói rằng chỉ nên đi bên ngoài thành phố thôi để khỏi mất thì giờ. Glenarvan đồng ý, nhưng Paganel, một người rất ham thăm thú bất kỳ danh lam thắng cảnh nào, lại rất muốn vào Carlsbrook. Ông ta đã được tạo điều kiện ấy, còn cỗ xe bò vẫn tiếp tục cuộc hành trình nhưng đi chậm lại. Paganel, như mọi khi, cho Robert đi cùng. Họ vào Carlsbrook không lâu, nhưng thời gian ấy đủ cho nhà bác học hình dung được chính xác về các thành phố của Astralie. Ở Carlsbrook có nhà băng, toà án, chợ, trường học, nhà thờ và hằng trăm ngôi nhà gạch giống nhau được bố trí thành hình chữ nhật cân với những đường phố chạy song song, y hệt theo kiểu Anh. Không còn gì có thể đơn giản hơn thé, nhưng cũng không có gì buồn tẻ hơn thế. Tuỳ theo mức độ phát triển của thành phố, các đường phố của nó cứ việc kéo dài ra. Sự đối xứng ban đầu không bị phá vỡ. Paganel và Robert xem phố xa một tiếng đồng hồ, rồi trở ra thúc ngựa đuổi kịp những người trong đoàn. Suốt mấy ngày đi đường, đoàn thám hiểm không hề gặp một bộ lạc thổ dân nào. Glenarvan chợt nghĩ rằng ở Australie có lẽ sẽ không thấy người Australie, cũng như ở các thảo nguyên Argentine không hề gặp những người da đỏ. Nhưng Paganel đã giải thích cho ông rằng các bộ lạc cư trú chủ yếu ở châu thổ sông Murray, cách đây chừng một dặm về phía đông. Bỗng có tiếng còi tàu hoả rúc vang. Các nhà thám hiểm đang ở cách đường xe lửa độ chừng một dặm. Chiếc đầu tàu chạy chậm từ phía nam tới, dừng lại đúng ngay nơi cỗ xe bò vừa đi ngang qua đường sắt. Tuyến đường sắt này, theo lời Paganel, nối liền tỉnh lỵ Victoria với con sông lớn nhất Australie là Murray. Vĩ tuyến 37 cắt ngang nền đường sắt về phía Bắc Castlemaine vài dặm, gần cầu Camden bắc qua Lutton, một chỉ lưu của sông Murray. Ayrton cho xe đi về nơi ấy, còn những người cưỡi ngựa thì phóng nước đại lên trước. Đám đông đang ùn ùn kéo đến phía cầu xe lửa đã thu hút sự chú ý của các nhà thám hiểm. Hình như ở đay mới xảy ra sự kiện quan trọng nào đó, có thể một thảm hoạ lớn chăng? Glenarvan và những người cùng đi càng thúc ngựa phóng nhanh hơn. Vài phút sau, họ đã có mặt nơi cầu Camden. Đến đây, họ mới hiểu vì sao dân chúng tụ tập đông như thế. Một tai nạn khủng khiếp vừa xảy ra. Tàu hoả không đâm vào nhau, mà là bị trật đường ray và đổ nhào, giống như những vụ tại nạn xe lửa lớn nhất đã xảy ra trên các tuyến đường sắt nước Mỹ. Quãng sông nơi đường sắt chạy ra, ngổn ngang những toa xe và đầu tàu đổ xuống. Không biết do cầu không chịu nổi trọng tải xe lửa hay vì xe lửa bị trật bánh, nhưng trong sáu toa thì có năm toa đã bị lao xuống sông Lutton cùng với đầu máy. Chỉ còn toa cuối cùng may mà xích móc bị đứt nên vẫn còn nguyên vẹn trên đường ray, cách bờ vực thẳm không đầy một mét. Những mảnh nồi hơi bị nổ văng ra chung quanh khá xa. Từ đống sắt vụn không còn hình thù gì nữa vẫn bốc lên những lưỡi lửa và những cụm hơi nước quện lẫn khói đen. Sau khi tan nạn khủng khiếp xảy ra, lửa vẫn còn cháy dữ dội. Đó đây có những xác người chết, máu loang lổ. Không ai dám nghĩ có bao nhiêu người thiệt mạng bị vùi dưoiứ những đống sắt thép vụn ấy. Glenarvan, Paganel, thiếu ta, John Mangles chen lẫn vào đám đông lắng nghe xem chung quanh người ta nói gì. Ai nấy cố gắng tìm lời giải thích về tai nạn ấy. Trong khi đó công việc cấp cứu đã được bắt đầu. Có thể là cầu bị sập! - Một người nói. Sập làm sao được, - những người khách bác lại, - nó vẫn còn nguyên kia thôi! Chắc là trước khi tàu hoả đi qua, người ta quên không đóng nhịp cầu quay lại. Chỉ có vậy thôi. Đúng thế, đó là một chiếc cầu quay dùng cho tàu bè qua lại trên sông. Không có nhẽ người gác đường tắc trách đã quên đóng cầu để cho chiếc tàu đang chạy bị lao xuống sông? Giả thiết ấy có vẻ như đúng lắm… Tai nạn đã xảy ra về ban đêm với chiếc tàu tốc hành số 37 khởi hành từ Melbourne lúc 11 giờ 45 tối. Tàu đã bị đổ ở cầu Camden lúc 3 giờ 15 sáng. Khi ấy nó vừa rời ga Castlemaine được 25 phút. Hành khách và những người phục vụ trên toa xe cuối cùng còn nguyên vẹn đã định yêu cầu cứu cấp, nhưng cột điện đã bị đổ cả, nên điện báo không làm việc. Vì thế, các nhà chức trách Castlemaine mãi ba giờ sau mới có mặt ở nơi xảy ra tai nạn. Và đến sáu giờ sáng công việc cấp cứu mới được bắt đầu dưới sự chỉ huy của Mitchell, viên thanh tra trưởng vùng di cư, và đội cảnh sát, đứng đầu là một sĩ quan. Những người thổ dân chăn nuôi cùng với người làm của họ đã giúp đỡ đội cảnh sát thi hành phận sự. Trước tiên, họ dập tắt lửa, thu nhặt xác chết. Số hành khách bao nhiêu không biết, nhưng chỉ có mười người trên toa cuối cùng còn sống sót. Huân tước Glenarvan, sau khi tự giới thiệu với viên thanh tra xúc động nói: “Thật là một việc hết sức rủi ro!”. Viên sĩ quan cảnh sát bình tĩnh nhận xét: Còn quá sự rủi ro nữa, thưa huân tước. Còn quá nữa! – Glenarvan thốt lên, hết sức kinh ngạc trước câu nói ấy! - Vậy thì là gì? Sự phạm tội. – viên cảnh sát bình tĩnh đáp. Glenarvan nhìn Mitchell với vẻ dò hỏi. Vâng, thưa huân tước, - viên thanh tra trưởng lên tiếng. – Qua việc thị sát nơi xảy ra tai nạn, chúng tôi đã khẳng định rằng nguyên nhân của thảm hoạ này là một tội đại hình. Toa hàng cuối cùng đã bị cướp, những hành khách còn sống sót đã bị một toán tội phạm năm, sáu tên tấn công. Nhịp cầu quay rõ ràng là đã để ngỏ, nhưng không phải vì tắc trách mà là vì cố tình. Nếu như đối chiếu tình hình đó với sự mất tích của nhân viên gác đường sắt thì có thể kết luận rằng tên đê tiện ấy là tòng phạm. Sau khi nghe lời kết luận đó của viên thanh tra trưởng, viên sĩ quan cảnh sát lắc đầu. Tôi thấy ngài không đồng ý với tôi, - viên thanh tra nói. Tôi không đồng ý nói rằng sự can dự của nhân viên đường sắt. Nhưng chỉ có sự can dự của hắn ta thì bọn người dã man hoành hành trên bờ sông Murray mới gây ra được tội ác này, - viên thanh tra bác lại. Đúng thế. – viên sĩ quan cảnh sát nói. – Tôi cho rằng ở đây có bàn tay của “những hành khách không vé trên các tàu thuỷ” đó, thưa ngài. Tôi hy vọng chẳng bao lâu nữa tôi sẽ tặng chúng món quà đầu xuân này! - Vừa nói viên sĩ quan vừa chỉ vào những chiếc còng tay… Sao, bọn tù khổ sai à? – Paganel kinh ngạc, vì ông hiểu những từ lóng ấy ở các vùng di dân của Australie nghĩa là gì. Vừa lúc đó, cỗ xe bò đã đến ngã tư đường sắt. Glenarvan không muốn cho Helena và Mary trông thấy cảnh khủng khiếp này. Ông liền từ biệt viên thanh tra và ra hiệu mới mọi người trong đoàn đi theo mình. Glenarvan lại gần xe nói cho Helena biết rằng ở đây mới xảy ra tai nạn xe lửa, ông không nói gì về bọn tù khổ sai. Glenarvan định chỉ bảo cho Ayrton biết điều đó. Đoàn xe đi ngang đường sắt phía trên cầu chừng vài trăm mét và tiếp tục cuộc hành trình về phía đông.