Chương 2 (B)
B. Đạo hay thuật hành động trong truyền thống Tây phương

    
ây phương cùng có một thời vua chúa như Đông phương, nên cũng như Đông phương, Tây phương có một quan niệm vương đạo để hành động và xuấl xử. Nhưng trong khi thời vua chúa tại Đông phương kéo dài tới gần 4.000 năm, thời vua chúa phương chỉ kéo dài chừng 2.000 năm. Nên Tây phương chưa đủ thì giờ để kết tập một quan niệm vương đạo đầy đủ và chặt chễ như các vua chúa Đông phương, vả lại, Tây phương vốn khuynh hướng về cá nhân chủ nghĩa, nên con người Tây phương thích nói đến quyền hơn là đến trách vụ của con người… Người Tây phương thời trước cũng nói tới sự trung thành đối với vua chúa. Nhưng ít nói tới nghĩa sư đệ, nghĩa phụ tử- về chữ đễ và nghĩa phu phụ, lại càng ít nữa. Tình bạn bè cũng có, nhưng không thắm thiết bằng bằng hữu Đông phương. Ân tình cũng nhạt hơn… Tóm lại, trong đạo làm người và quan niệm hành động, Tây phương ít xiển dương chữ Nhân. Chỉ có đạo Cơ đốc xiển dương lòng bác ái. Nhưng quan niệm bác ái chưa được phố biến thành những tương quan và trách vụ rõ rệt như Đông phương. Trong vương đạo của Tây phương, chỉ có Trí, Dũng, thêm chữ Tín, và il nhiều chữ Nghĩa. Mấy chữ đó đã được kết tinh trong quy luật hiệp sĩ của thời trung cổ Tây phương. Các hiệp sĩ phải có trí lựcc để xét việc và đo lường kẻ địch, phải có dũng cảm để đối đầu. Phải giữ chữ tín trong lúc đấu tranh. Tỷ dụ như đã giao ước đình chiến trong một thời gian nào, phải giữ đúng như thể. Không được đánh trộm, không đánh bất ngờ. Trong các cuộc đấu gươm, các hiệp sĩ phải lễ độ hoà nhã, và phải mời địch thủ lên đường gươm trước. Và các hiệp sĩ thường coi việc đấu gươm hoặc đấu thương như một cuộc phán xét của Thượng đế…
Tất nhíên là dưới thời vua chúa Tây phương, bá đạo cũng đầy rẫy. Có lẽ đầy rẫy hơn vương đạo. Nhưng mãi tới thời Phục hưng của Ý, mới thấy xuất hiện Machiavel tức là tay lý thuyết gia của bá đạơ Tây phương lúc đó, nhất là Ý, cũng bộc lộ một tình trạng tranh giành sâu xé giữa các vua chúa, tương tự như thời Chiến quốc.
Machiavel là một tay mặc khách, tương tự như các mặc khách Chiến quốc, thường di yết kiến từ chúa này đến vua khác, trình bầy sở học để mong đắc dụng. Ông đã chứng kiến nhiều hành động quắt quéo của các vua chúa. Nên ông viết cuốn “Thuật làm chúa” để hệ thống hoá bá đạo. Xuất phát từ một điểm triết lý chua cay về con người, coi bản chất của người là xấu xa và độc ác, Machiavel chủ trương rằng thuật làm vua chúa phải được căn cứ nhiều hơn hết trên bạo lực và dối trá. Và một khi có cao vọng vua chúa phải kiêm tính dối trá của con cáo và súc hùng mạnh của con sư tử. Tóm lại, thuật hành động của Machiavel thàu tóm trong mấy chữ: Lợi - Trí - Dũng,
Nhưng cuộc cách mạng 1789 đã đến! Biến cố này làm lóe lên một thời kỳ khủng bố, và một quan niệm hành động, trong đó những phương trau dồi trước kia gần như bị phá hủy. Tuy nhiên, sau một thói gian ngắn ngủi, các xã hội Tây phương lại trở nên tương đối ổn định, rồi bước dần vào kỷ nguyên của tự do chủ nghĩa trong thế kỷ XIX, tại thế kỷ này, cá nhân được đề cao. Trong đời sống xã hội, con người được hưởng nhiều tự do, chỉ bị kiềm toả bởi một giới hạn là nền công lý xã hội. Trước hiến pháp, mọi người đều tự do và hình đẳng. Trước luật pháp, mỗi người đều được ức đoán là vô lội, trừ khi nào tội trạng bị minh chứng rõ rệt. Hơn nữa, các tội trạng đều được xác định rõ rệt trong luật hình sự. Dân chúng có quyền đình công, biểu tình khi chính quyền tỏ ra quá xấu xa hà khắc. Trong sự đấu tranh xã hội, mỗi người đều có thể tranh đấu theo những hình thức hợp pháp. Trên phương diện quốc tế, chiến tranh phải tuân theo một số qui luật chung: tỷ dụ như không được khởi chiến mà không tuyên chiến, hoặc không được phép giết tù binh hay phá hoại nhà thương, trường học… Tóm lại, thế kỷ XIX đề cao một trật tự xã hội lớn trọng và muốn điều hoà tự do cá nhân với công lỷ xã hội. Đạo hành động của thế kỷ đó không vươn tới lòng nhân hoặc bác ái, nhưng còn giữ vững được ít nhiều công lý… Đó là tinh thần của nền dân chủ Tây phương tới nay còn tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới.
Nhưng tới cuối thế kỳ XIX và sang thế kỷ XX, nhân loại đã bước tới một tình trạng nhân mãn chưa hề thấy, cùng một tình trạng phát triển cơ giới đến cực độ. Hai sự kiện đó khiến các dân tộc phải đặt lại vấn đề cơ cấu xã hội, vấn đề chính thể, cũng như luân lý và quan niệm hành động. Từ đó trở đi xuất hiện kỷ nguyên của lý trí, của quần chúng, của những quan niệm khách quan, của kỹ thuật tổ chức, và của bạo lực… Quần chúng bị áp bức tại một số các nước, đã nghe theo lời kêu gọi của những ý thức tự giải phóng, để nổi dậy làm bột phát cách mạng, và thiết lập những chính thể mạnh mẽ, chuyên chính. Các chính thể này đã tạo nên những guồng máy đàn áp khủng khiếp, và khởi phát những phong trào khủng bố chưa từng thấy trong lịch sử. Đồng thời, quan niệm hành động cũng biến đổi khác hẳn, và trở thành một thứ bá đạo quái đản. Nền chuyên chính tượng trưng hơn hết là chế độ Sô viết. Vì đó là một vấn đề quan hệ, nên việc nghiên cứu chính sách khủng bố Sô viết và thuật hành động của họ được dành cho chương 3 sau đây.