Bùm! Bùm!
Bọn trẻ nhảy phắt xuống giường. Chúng dụi mắt nhìn nhau hoảng sợ. - Anh Karik, cái gì thế? - Anh không biết. - Hay là bom của chúng ta nổ? Trong hang ánh sáng xanh vẫn nhấp nháy như cũ. Vòm trần treo sát trên đầu. Những thùng mật màu trắng vẫn đứng thành hàng ở góc tường. Bùm! Bùm! Bùm! – vách tường rung lên vì tiếng nổ. Ivan Germogenovich ngóc đầu dậy, ngáp dài, lấy tay dụi mắt và lẩm bẩm: - À, à!... Hoạt đồng rồi!... Nổ rồi đó. Ivan Germogenovich có bọn tre theo sau bước tới bên chiến lũy ngăn ngừa lối vào hang. Ánh sáng ban mai lọt qua khe đá. Bãi cát vàng trước cửa hang phản chiếu anh nắng mặt trời sáng lóa. Vũng mật lấp lánh như vàng lỏng. Cái thùng trắng nằm lăn lóc một bên. Các du khách phải nheo mắt lại vì ánh sáng chói. Giáo sư ngắm nhìn bầu trời xanh trong và nói: - Hôm nay sẽ rất đẹp trời! Valia thở dài: - Thế thì ruồi sẽ rất nhiều, chắc sẽ còn nhiều hơn hôm qua. Ivan Germogenovich xoa tay vui vẻ, an ủi Valia: - Không hề gì! Chẳng bao lâu chúng sẽ còn ít hơn, it đi nhiều lắm… Và nói chung bây giờ chúng không còn đáng sợ cho ta nữa. - Sao vậy bác? - Thế cháu không nghe thấy bom của bác nổ hay sao? – Ivan Germogenovich ngạc nhiên hỏi. - Cháu có nghe thấy – Valia nói – nhưng hình như ruồi chẳng sợ bom của bác chút nào. Cháu nhìn thấy bom nổ tung giữa đám ruồi mà chúng vẫn tỉnh khô. Ivan Germogenovich thản nhiên vuốt râu nói: - Cháu cứ đợi một chút, đừng vồi! Ruồi trúng bom của bác chưa chết ngay đâu. Sau khi bị mảnh bom bắn vào, chúng còn bò độ 5, 6 tiếng đồng hồ, rồi mới bắt đầu chết một cách rất lý thú… Cháu xem sẽ thấy rất hay! - Thế những còn ruồi kia đã bị thương rồi ạ? - Chắc chắn như vậy! – Ivan Germogenovich trả lời đầy tự tin – Vì nếu bác không nhầm thì bom bắt đầu nổ từ lúc tinh mơ. Valia rút một viên đá khỏi chiến lũy và ghé mắt nhìn vào lỗ châu mai vừa tạo thành, quan sát bãi trống. Những con ruồi long lá xồm xoàm đang bò trên đá. Chúng lại gần vũng mật, chen chúc nhau thò vòi vào đó. Một con rất béo, có cái bụng trắng đậu trên thùng mật đổ. Cái thùng lắc lư. Con ruồi sợ hãi bay lên, liệng vòng tròn, ngắm nghía cái thùng từ trên cao bằng cặp mắt lồi to tướng. Sau đó nó thận trọng từ từ đậu xuống cái thùng. Đột nhiên nó dướn mình lên, lảo đảo như say rượu. Chân khuỵu xuống. Nó gục xuống đất. Kéo lê cái đầu nặng nề trên cát rồi lịm đi. Nhưng đôi cánh xòe ra hay còn hơi động đậy. - Một chú rồi – Karik kêu lên. - Thế chưa hết đâu! – Ivan Germogenovich nói – Cháu đợi xem còn chuyện nữa kìa. Một lát sau giáo sư và bọn trẻ lại gần chiến lũy. Trên bãi trống đã có vài con ruồi nằm lăn lóc. Một số hãy còn đang động đậy, những con khác nằm xòe cánh ra, đầu chúi xuống cát. Chúng bị phủ lên người, một lớp gì trăng trắng như sương muối. Còn con ruồi cạnh thùng mật thì trên bụng mọc ra một cái roi có gắn một cái mũ tròn ở trên đầu. - Nó mọc ra cái gì thế bác? – Valia hỏi – Bác xem kia giống một cái nấm ấy. - Thì đó chính là nấm empuza. Đột nhiên cái mũ nấm rơi ra lăn xuống đất. - Một cái nấm mới nữa đã trưởng thành - Ivan Germogenovich nói. - Cái tên gì nghe thật buồn cười: “empuza” – Valia cười hì hì nói. - Sao lại buồn cười? Bác chả thấy nó buồn cười tí nào cả. Từ lâu bác đã nghiên cứu nấm empuza. Đó là một người quen cũ. Nấm ăn thịt… một trong những loại nấm có ích nhất cho con người… nó giết ruồi… Đấy, cái nấm mới vừa rơi xuống đất ấy sẽ nổ ra khi có con ruồi lại gần. Mảnh của nó là các hạt giống sẽ bắn trùm lên con ruồi; đồng thời ném ra một quả bom nấm mới để tiêu diệt những con ruồi khác. - Thế nếu ruồi không lại gần thì sao ạ? - Thì nấm empuza sẽ nổ ra! - Thế nếu không phải ruồi lại gần mà là ong chẳng hạn thì nấm empuza có nổ không bác? - Không, không nổ đâu. - Như vậy nghĩa là nấm empyza không bắn vào ong? - Những cái nấm này thì không. Nhưng có loại nấm khác hại ong. Nó rơi vào các tầng ong và làm chúng bị hư. Cố nhiên đó không phải là loại nấm có ích, mà là còn rất hại nữa. “Bùm”! Lại có tiếng nổ trên bãi trống. Giáo sư thò đầu ra và nói: - Thêm năm chú ruồi nữa! Chẳng mấy chốc chúng sẽ nằm thẳng cẳng. Thật vậy, chẳng bao lâu cả bãi đất trống đã phủ đầy xác ruồi. Con đường ra hồ đã được giải tỏa. Sau bữa ăn trưa Ivan Germogenovich quyết định ra bờ hồ xem con tàu “Carabus” có ở nguyên chỗ cũ hay không, có bị gió cuốn đứt dây neo hay làm lật nghiêng không. Ivan Germogenovich gom một đống dây tơ nhện vác lên vai giắt một mẫu đã nhọn vào thắc lưng rồi đi ra cửa hang. - Nào, Valia, cháu đi với bác đi! Giúp bác một tay nhé. - Cố nhiên là cháu sẽ giúp, miễn là… - Miễn là làm sao? - Miễn là không có con ruồi nào trên bãi trống… - Không có và sẽ không có nữa đâu! – Ivan Germogenovich đáp. - Thế còn những còn ruồi khác? Chúng sẽ bay đến thì sao? - Không khi nào! Mà dù chúng có bay đến thì chúng sẽ chết ngay lập tức. Khắp bãi đất trống bây giờ được vãi đầy empuza. Valia yên tâm đi ra cửa hang. Karik nhảy xuông giường. - Còn cháu ạ! - Còn cháu thì cứ nằm đó đi cho mau hết bệnh. Hôm nay không có cháu thì bác và Valia cũng đủ rồi. - “Không có cháu”? – Karik phẫn nộ nói – thế bác có biết buồm chính là gì không, buồm lèo là gì không?... Cậu tuôn ra một tràng tiếng chuyên môn về thuyền ghe nghe lỏm được ở một anh thủy thủ dạo nào. Giáo sư cười mũi: - A, ghê thật! Một tay thủy thủ lão luyện kia! - Cháu không là thủy thủ cũng chẳng lão luyện. Nhưng cũng hiểu biết đôi chút về thuyền bè – Karik hãnh diện đáp. Giáo sư phẩy tay: - Thôi được rồi, nếu đã thế thì bác cho đi. Có điều cháu phải cẩn thận hơn, đừng có để cái chân đau thêm. Các khách du lịch ra khỏi hang. Ivan Germogenovich đi len lỏi giữa các xác ruồi chết và nói: - Như là bãi chiến trường thực sự! Valia cố đi vòng tránh những xác ruồi chết, mắt vẫn liếc nhìn chúng. Dẫu rằng ruồi đã chết rồi nhưng… cứ tranh xa chúng là hơn. Đột nhiên Karik kêu lên: Giáo sư và Valia vội ngoái lại. Karik đứng cạnh một con ruồi to nằm xộc cánh ra. - Cái gì thế, Karik? Karik dùng cả hai tay nâng cánh ruồi trong suốt lên nói: - Bác xem này! Cánh buồm đây! Bác hiểu cháu chứ? Ivan Germogenovich vui mừng: - Bác hiểu rồi! Cố nhiên, bác hiểu rồi! Ông lại gần con ruồi, lúc lắc cái cánh nó rồi nói: - Làm cánh buồm thì tuyệt lắm! Phải lợi dụng nó thôi! Rút mẫu đá nhọn ra khỏi thắt lưng giáo sư leo lên con ruồi cắt lấy cái cánh. Cái cánh rơi xuống chân Karik. Karik nhặt lên ngắm nghía rồi nói: - Một cánh thì ít quá. Chỉ đủ làm cho buồm lèo thôi. Chúng ta còn cần làm buồm cho cánh buồm chính. Giáo sư nói: - Được thôi! Sẽ đủ cho cả buồm chính! Và ông khéo léo dùng mẫu đá nhọn cắt những cái cánh ném xuống dưới. Bọn trẻ nhặt lấy xếp thành một đống. Cuối cùng Karik nói: - Có lẽ đủ rồi ạ! Họ xếp chồng những cái cánh lên nhau như những tấm sắt. Giáo sư buộc một đầu dây vào cái cánh cuối cùng, quăng dây lên vai và kéo cả khối nặng đó lại bờ hồ. kẻ lấy tay giữ những cái cánh vui vẻ nóid: - Đấy bác thấy không, cháu biết ngay phải cần những cánh buồm thế nào. Vừa nhìn thấy những cái cánh cháu hiểu ngay phải dùng chúng làm gì. Ivan Germogenovich cười giễu cợt: - Thôi mà, cứ khoe khoang mãi! Giữ nhưng cái cánh cho cẩn thân kẻo đọc đường đi rơi hết bây giờ! Các khách du lịch khó khăn lắm mới chở được đống hành lý nặng nề đó tới bờ hồ. Chiếc tàu Carabus vẫn đung đưa trong vịnh nước êm ả. Cái mũi cong của nó phản chiếu trên mặt nước xanh lặng lẽ. Hai bên sườn tàu nằm gần ngang mặt hồ. Xung quanh cột buồm cao là những thùng mật màu trắng. Karik nói: - Một con tàu chính cống. Chỉ thiếu có cánh buồm thôi! Ivan Germogenovich nói: - Cánh buồm sẽ có ngay bây giờ đây. Kéo những cánh ruồi lên, các khách du lịch bắt tay vào việc treo cánh buồm lên. Karik leo lên cột buồm rồi từ trên cáo gọi xuống: - Nào, đưa cánh lên đây cho cháu! Công việc tiến hành thật sôi nổi. Giáo sư chuyển những cái cánh cho Karik. Cậu buộc chúng vào cột buồm cái nọ ở cao trên cái kai. Chẳng bao lâu cả cột buồm chính phủ đầy những cánh buồm trong suốt. Gió thổi vào cánh buồm kêu sột soạt. Cánh buồm “Carabus” rung lên. Đột nhiên cọc buộc dây neo kêu răng rắc và gãy đôi ra. Valia kêu lên! - Ối chà! Ivan Germogenovich không nói năng gì nhảy ngay xuống nước. Karik từ trên cao hỏi vọng xuống: - Cái gì xảy ra thế? Không ai đáp lại cậu cả. Lách đầu qua những cái cánh cậu nhìn thấy giáo sư đang đứng, nước ngập tới thắt lưng mặt đỏ lên vì gắng sức, ráng kéo con tàu về phía bờ. Karik hỏi: - Nó tuột ra hả bác? - Không phải, con ong vẽ gặm cái cọc làm nó gãy. Ngạc nhiên qua Karik leo xuống boong tàu. Cậu hỏi: - Con ong vẽ hả bác? Nó điên hay sao mà lại gặm cành cây? - Không phải thế! – Ivan Germogenovich quấn đầu dây vào một gốc cây to, nói – Con ong vẽ không ăn cành cây, nó gặm để làm giấy, giấy cần cho ong vẽ để làm tổ. Valia tròn mắt ngạc nhiên: - Ong vẽ biết làm giấy hả bác? - Đúng thế!... Tiện thể bác nói cho cháu biết rằng chính con ong vẽ đã dạy cho người ta cách làm giấy từ gỗ - Ivan Germogenovich đáp, rồi ông đọc cho bọn trẻ nghe cả một bài giảng dài về con ong vẽ, về gỗ, về những phát minh đã bị quên lãng từ lâu. - Có một thời – Ivan Germogenovich kể - người ta chỉ biết làm giấy từ giẻ rách. Vào thế kỷ 18 nhà bác học Thụy Điển Jan kristian Sopher trong khi nghiên cứu con côn trùng đã học được chúng cách làm giấy từ gỗ. Có một lần ông quan sát tổ ong vẽ và nhận thấy tổ ong làm bằng chất liệu giống như bìa cạc tông. Ông liền theo dõi công việc của ong vẽ và phát hiện thấy ong vẽ gặm những mẫu gỗ rồi chế tạo thành giấy rất tốt. Vào thời đó chẳng ai chú ý đến phát minh của Sopher cả. Năm chục năm sau có một nhà bác học khác là Keler nhắc nhở cho mọi người biết về phát minh của Sopher và phải nói là ông nhắc nhở rất kịp thời. Dạo đó người ta đang thiếu giấy kinh khủng, giẻ rách không đủ để làm…. Người ta thử làm giấy từ gỗ như con ong vẽ… Lúc đầu không thành công, nhưng sau thì đạt được kết quả. Kể từ đó trở đi hầu như tòan bộ giấy được làm ra từ gỗ. Sau khignhe bài giảng xong, Valia nói: - Trời ơi! Nghĩa là gần đây có ong vẽ. Thế thì ta phải làm mau mau về nhà thôi! Ivan Germogenovich đồng ý: - Ừ, cũng đếnl úc phải về nhà thôi. Các khách du lịch quay trở về hang. Buổi sớm tinh mơ họ vần nốt những thùng mật cuối cùng lên tàu, chuyển giường chiếu lên đó và mang theo những cái trứng đom đóm. Karik gắn một cái trứng lên cột buồm làm hiều. Bây giờ cậu lăng xăng hơn ai hết. Cậu chạy khắp tàu, la hét lên giọng thuyền trường: - Ê! Ở phía mạn lái, cuốn lèo lại! Valia rụt rè hỏi: - Mạn lái là cái gì hả anh? - Thì chỗ em đứng đó gọi là mạn lái!... Tức là đuôi tàu đấy mà. Nào, cuốn lèo lại. - Thế lèo là cái gì hở anh. - Lèo là cái dây đó. Giáo sư rụt rè đề nghị: - Thế sao không gọi đuôi tàu là đuôi tàu, lèo là dây có hơn không. Karik cười nhạt: - Tùy bác thôi. Như vậy cháu sẽ gọi kén của kiến lá là trứng kiến vậy. Giáo sư ôm lấy đầu: - Không, không! Không phải trứng mà là kén! Thôi được bác sẽ cố nắm cho được cái tiếng lóng hàng hải của cháu, chỉ xin cháu đừng có gọi kén là trứng. Karik lại chạy loăng quăng khắp tàu. Cậu quát lên như sấm: - Căng buồm lên! Thủy thủ về chỗ! Kéo còi hiệu lên! Giáo sư kéo sợi dây neo, xếp lại cẩn thận ở đuôi tàu, Valia cuộn lèo lại. Bây giờ tàu “Carabus” đã sẵn sàng chuyến viễn dương. Kẻ nghĩ: “Giá có một loại đại bác nổ chào trước khi rời bến thì hay…” Nhưng tiếc rằng đại bác không có. Karik đi lại trên tàu như thủy thủ từng trải, ngắm nghía đoàn thủy thủ và nhổ nước miếng qua mạn tàu. Giờ phút trang nghiêm đã đến. Karik giơ tay lên cao: - Chú ý! Đoàn thủy thủ chăm chú theo dõi vị thuyền trưởng. - Đi theo hướng Tây Nam, mở hết tốc lực! - Thưa thuyền trường, xin tuân lệnh – Ivan Germogenovich gào lên, vui vẻ nháy mắt với Valia. Valia buông lèo ra. Gió căng những cánh buồm. Tùa Carabus rung chuyển lắc lưu tựa như còn ngẫm nghĩ xem nên bơi đi hay ở lại bến cảng, rồi từ từ rời bến. Vị thuyền trường dũng cảm hét lên: - Mở hết tốc lực thằng tiến! … Gió thổi. Những gợn sóng lăn tăn chạy trên mặt nước. Con tàu chòng chành trên sóng. Bụi nước ấm áp bay vào mặt các nhà vượt biển. Con tàu băng lướt đi, rẽ nước hai bên mạn tàu. Những con vật nào đó ngụp lặn xung quanh tàu “Carabus”. Chúng vượt qua con tàu nhảy lên khỏi mặt nước đùa giỡn như những con cá heo. Một con vật trông giống như con thỏ có sừng hươu, mình hoàn toàn trong suốt bơi sát bên cạnh tàu rất lâu. Có thể nhìn thấy hết ruột gan người bạn đường kỳ lạ của tàu “Carabus” qua lớp vỏ trong suốt. Valia hỏi: - Con gì thế bác? Giáo sư đáp: - Một loài bọ chét nước rất thông thường. Valia đập cái que vào đầu con bọ chét nước. Nó biến mất. Một con gì đó rất giống cái tàu ngầm vượt ngang qua con tàu. Con vật bơi dưới nước mà trên mặt nước thấy được dấu vết của nó. Nó suýt lao vào tàu Caraubus nhưng đến lúc cuối cùng lại ngoặt sang phải và biến mất. Valia hãi thì thầm: - Con gì thế bác? Ivan Germogenovich bình thản trả lời: - Đó là con ốc rất thông thường! - Con ốc hả bác? - Ừ! - Thế nó chuyển động thế nào ạ? Ivan Germogenovich mỉm cười: - Đó là một vấn đề rất khó đối với các nhà bác học. Tuy nhiên cuối cùng nó cũng được giải quyết mỹ mãn. Con ốc đi lại đầu chuối xuống nước. Giơ cái chân duy nhất lên, nó tiết ra mặt nước một chất nhầy để gắn nó vào mặt nước và trườn đi như cái bè. - Thế thì làm sao nó nhìn được ạ? - Nó nhìn rất tốt vì mắt nó nằm ở dưới chân. Karik kinh ngạc: - Thế thì lạ thật: Ivan Germogenovich làu bàu: - Hừ, thế thì có gì lạ? Chúng ta gặp những con vật không có miệng, những con vật nghe bằng chân, còn bay giờ thì ta thấy con vật nhìn bằng chân. Nhưng tất cả những cái đó chẳng có nghĩa lý gì so với điều bác có thể kể cho các cháu về những con vật kỳ quặc hơn… Tất cả những con vật này đều sống quanh ta. Đó hoàn toàn không phải là những con vật trong cổ tích của Anderson và anh em Grim. Những con vật này tồn tại trong truyện cổ tích hay nhất, tuyệt diệu nhất. Chuyện cổ tích đó chính là ‘đời sống”… Nhưng thôi, bác hay đọc bài giảng cho các cháu nghe quá. Bác sợ các cháu lại nghĩ rằng bác đến để giảng bài chứ không phải để đưa các cháu về nhà. Tốt nhất là chúng ta hát bài gì đi! Nhưng đề nghị này làm bọn trẻ phát hoảng. Các câu chuyện kể của giáo sư đôi khi cũng buồn tẻ nhưng còn có thể nghe được. Còn nếu Ivan Germogenovich hát thì… chỉ có điếc và câm mới nghe nổi ông thôi. Bởi vậy Karik và Valia chỉ sợ giáo sư cất tiếng hát (mà ông thì lúc nào cũng chực hát lên thôi). Chúng bắt đầu hỏi ông huyên thuyên mọi chuyện, bạ gì hỏi nấy: Ông hắng giọng nói: - Nào, hát nhé… E hèm! Thí dụ như bài “Hãy tiến lên”. Nào… Một… Valia vội vã hét lên: - Ôi! Bác xem kìa! Cái gì ở dưới nước thế kia.To ghê quá! Tàu Carabus đi trên những khối đất rằn ri nằm nghiêng trông chúng giống những cái tàu đắm. Giáo sư nhìn xuống hồn nhiên nói: - À, cái đó là thức ăn xưa kia của loài người đấy. Vỏ sò. Thuở xa xưa trước kia những con sò này là thức ăn chính của loài người cũng như bánh mì đối với chúng ta bây giờ vậy. Giờ đây chúng ta lại kinh tởm nhìn thứ bánh mì cổ xưa ấy. Karik nói: - Cháu không nghĩ con sò lại ngon hơn bánh mì! Ivan Germogenovich đồng ý: - Cháu nói phải, nhưng cũng rất tiếc là một khối lượng lớn thức ăn như vậy bị bỏ phí vô ích. Nếu tập trung những con sò ấy lại cũng được hàng triệu tấn. - Nhưng không thể ăn thì bắt chúng làm gì? - Ở nước Đức chẳng hạn, người ta bắt chúng nấu trong các chảo lớn và… - Không lẽ người ta ăn chúng sao? - Không!... Người ta nấu cho heo ăn… Heo ăn thức ăn này thì rất chóng béo, thịt lại mềm và ngon. Câu chuyện ngưng một lúc. Nhưng mỗi khi bọn trẻ nghe thấy tiếng hắng giọng đầy đe dọa – Có nghĩa là giáo sư chuẩn bị cất tiếng hát – là chúng vội hỏi ông điều gì đó. Cứ như vậy qua đi mấy tiếng đồng hồ. “Carabus” căng hết buồm lướt đi băng băng. Nhưng mặt trời lên cao rồi thì gió lặng đi. Bây giờ con tàu lười nhát lê đi trên ngọn sóng chết, chỉ hơi khẽ lắc lư một chút. Những cánh buồm rũ xuống, vị thuyền trưởng buồn rầu rỉ. Các khách du lịch ngồi trên mạn tàu thả chân xuống nước lạnh mát. Những con vật dưới nước đàu giỡn trong làn nước rung rinh. Chúng chạy loăng quăng giữa khu rừng xanh ở dưới nước mọc nhô lên từ đáy hồ tăm tối. Valia nằm dài trên boong. Cô thò đầu qua mạn tàu ngắm nhìn những bụi cây runh rinh dưới nước. Cuối cùng con tàu đi hết khu rừng dưới nước. Bây giờ ở phía dưới tàu Carabus là đáy hồ với những núi đồi xám. Những con rắn khổng lồ màu đỏ đang uốn khúc bò trên những sườn đồi. chúng đông đúc đến nỗi nhiều nơi đáy hồ tựa như màu đỏ. - Trời ơi, nhiều quá! Chúng là những con gì thế bác? - Culicida hyronomus… Nói giản dị thì đó là ấu trùng của muỗi giãy chân. Mồi ăn hảo hạng cho các. Thức ăn yêu thích của tất cả lũ ca tép nhỏ. - Tại sao gọi chúng là muỗi giãy chân hả bác? - Tại vì nó đốt và chân người làm nguời ta giãy lên. - Có nghĩa là tất cả muỗi đều là muỗi giãy chân vì chúng đều đốt vào chân người ta cả. Thế mà cháu không biết! - Không phải đâu! – giáo sư nói – Đó chỉ là tên gọi một loài muỗi thôi. Những loài muỗi khác lại có tên gọi khác. - Sao hả bác? – Karik ngạc nhiên – Muỗi cũng có nhiều loại ư bác? Thế mà cháu cứ tường muỗi nào cũng thế cả. - Ồ không đâu. Chúng có hàng trăm loài. Chỉ nội trong vùng chúng ta cũng đã có nào muỗi mắt, muỗi xét, muỗi mòng, muỗi sốt rét, muỗi thường… Thậm chí có cả muỗi tuyết nữa kia. - Nó trắng như tuyết hay sao bác? - Không phải! Gọi nó là muỗi tuyết vì nó sống trên tuyết. - Chẳng lẽ mùa đông muỗi cũng sống được ạ? - Cuộc sống có bao giờ dừng lại đâu dù mùa hạ hay mùa đông – Ivan Germogenovich đáp – Mùa hè thì có loài côn trùng mùa đông lại có loài khác. Thí dụ ta có thể gặp trên tuyết các loài bọ chét tuyết, giun tuyết, nhiện tuyết, muỗi không cánh và rất nhiều loài khác nữa. Valia e sợ nhìn những ấu trũng muỗi giãy chân hỏi: - Thế muỗi nào cũng đốt cả hả bác? - Ấu trùng muỗi không đốt. Thậm chí con muỗi giãy chân đã trường thành cũng không động đến cả người lẫn xúc vật khác. Và nói chung muỗi ở ta đốt có nghĩa lý gì? Chích một chút! Chuyện vặt vãnh! Ivan Germogenovich vuốt râu mỉm cười: - Muỗi ở trên đảo Barbado đốt mới thực sự là đốt. - Đốt ra sao ạ? Chắc đau lắm phải không? – Valia thì thầm. - Khá đau đấy!... Có một trường hợp xảy ra như thế này: Ở thành phố Veraruxe có một bà bị hôn mê. Người ta tường bà ấy chết vì mặt trắng bệt ra, người lạnh toát. Họ bèn đặt bà ấy vào quan tài rồi để ở ngoài hiên. - Thế rồi sao nữa ạ? - Khi đêm tới một đám muỗi Barbado bay đến hiên nhà: Chùng đậu đầy người bà tưởng chết đó và đốt bà đau đau đến nổi bà tỉnh lại và trong hơn hoảng hốt làm bật tung nắp quan tài, rồi cứ thế chạy ra đường phố với cái nắp quan tài trong tay. - Thế sau này bà ấy không chết nữa ạ? – Karik hỏi. - Đúng thế! Sau chuyện này bà ấy sống cho tới già. Đột nhiên Valia nhảy lên và kêu to: - Trời ơi! Bác xem kìa! Một con barbado đang bơi… Úi chà! Ở dưới nước phái cạnh tàu có một con vật dài màu xám đầu rất to đang bơi vút qua. Nó giống như được chắp lại từ những mẫu khác nhau. Cái đuôi rộng giống như ba cái lông gà trống ve vẩy nhanh kinh khủng. Chốc chốc con vật lại dừng lại, căng mình ra như sợi dây đàn rồi bỗng phồng mình lên rất mau. Phồng lên đến hết cỡ rồi nó bèn phóng ra phía sau một luồng nước rất mạnh, luồng nước đẩy nó lên cứ như một cái tên lửa. - Ấu trùng của chuồn chuồn đấy! – giáo sư nói. Karik tư lự nói: - Giá ta sử dụng nó thay cho động cơ nhỉ? Giáo sư bật cười: - Ta không kham được động cơ đó đâu! Các cháu ạ, ấu trùng chuồn chuồn là con vật rất nguy hiểm. Nó tấn công cả cá nhỏ và ăn thịt chúng. Thế mà một con cá nhỏ so với chúng ta thì to bằng cả co voi. - Mẹ chuồn chuồn của nó kia rồi! Bác xem kìa, nó đi đâu thế kia? Một con chuồn chuồn đầu to mắt lồi khép cánh vào lưng bám vào một thân cây mọc gần dưới nước bắt đầu bò xuống đáy, đầu chúc xuống dưới. Karik ngạc nhiên hỏi: - Nó làm sao thế? Muốn tự tử à? Valia ngắm con chuồn chuồn, nghĩ ngợi một lát rồi ngập ngừng nói: - Chắc là nó đi thăm con của nó. Nhớ con quá nên lại thăm. Đơn giản vậy thôi. Giáo sư cười ầm lên và nói: - Đơn giản hơn và chính xác hơn là thế này: chuồn chuồn xuống nước để đẻ trứng. Valia nói: - Úi cha, trông nó dễ sợ quá! Ivan Germogenovich phản đối: - Sao cháu lại nói thế, nó rất đẹp đấy chứ! Không phải vô cớ mà người Đức đặt cho nó cái tên rất nên thơ “thiếu nữ dưới nước”, còn người Pháp thì gọi chuồn chuồn là “cô gái”. Lúc này có một đợt sóng lan trên mặt hồ. Cánh buồn reo phần phật. Phía sau đuôi tàu nước vỗ ì ầm. Karik kêu lên: - Tất cả về chỗ! - Xin tuân lệnh thuyền trưởng! – Ivan Germogenovich đáp. Và con tàu lại rẽ sóng lao đi. Tàu Carabus hơi lượn quanh những hòn đảo phẳng màu xanh. Đó là những chiếc lá hoa súng dày dặn. Cuối cùng tàu Carabus đi tới vùng nước trống. Karik đưa tay lên che nắng chói nhìn ra xa. Cậu nhìn thấy bờ hồ đây sương mù tít ở xa sau mặt hồ xanh lấp lánh dưới ánh mặt trời. Bờ gần như hòa chung với nước. Những đám mấy trắng bồng bềnh trên dải đất xanh lơ. Khi Karik đã quen mắt nhìn, cậu trông thấy ở mãi chân trời một vệt mỏng manh như cái đanh ghim. Trên đầu có một vật rung rinh giống như là lông tơ màu đỏ. - Kia rồi! Ngọn hải đăng của chúng ta. Bác Ivan Germogenovich ơi, bác lái chếch về phía bên phải đi. Thế… thế… thêm chút nữa! Kéo mạnh lèo phải! Nữa đi! Nữa đi! Đủ rồi! Cứ giữ như vậy đi! - Xin tuân lệnh – giáo sư gào lên. Tàu Carabus lao thẳng về phái bờ. Đột nhiên khắp xung quanh vang lên những âm thanh. Khắp mặt nước và bầu trời tiếng hát ngân vang. Karik sợ hãi nhìn quanh, vội vàng từ cột buồm xuống boong tàu. Giáo sư nheo mắt nghiên đầu đăm chiêu lắng nghe tiếng nhạc kỳ diệu. Tựa hồ như có hàng ngàn cây đàn viôlông và Sáo đang dạo lên một khúc hát đơn giản nhưng rấ du dương. - Đây – giáo sư thở dài nói – thuở xa xưa chàng Ôđixê huyền thoại cũng bơi trên biển như thế này và các nữ thủy thần đã hát xung quanh con tàu của chàng. Karik hỏi: - Vậy là các thủy thần đang hát đó ư bác? Ivan Germogenovich nói: - Không phải đâu. Các nữ thủy thần là những cô gái huyền thoại ở trên biển mê hoặc các khách đi đường bằng tiếng hát của mình. Còn những còn vật lúc này đang hát đơn giản chỉ là những con rệp nước. Âm nhạc của nó êm ái thật đấy chứ? Valia nói: - Rất êm ái. Giáo sư nói: - Quả thật là những con thú hung ác hát hay thật. - Ác thú ư bác? - Chính vậy. Vì đó là những con rệp nước Corici. Một lũ kẻ cướp phàm ăn, tuy vậy thật tài năng như các nữ thủy thần trong thần thoại. - Thế chúng hát bằng cách nào ạ? Chẳng lẽ rệp biết nói hay sao? Ivan Germogenovich nói: - Chúng hát bằng chân. Một chân trước của con rệp đực có lông cứng… Con rệp vuốt cái chân trước thứ hai lên những cái lông cứng này như kéo vĩ đàn viôlông và tạo nên âm nhạc. Karik và Valia muốn thấy những con rệp kéo viôlông. Nhưng dù chúng có nghển cổ tìm kiếm cũng không thấy được những con rệp nước đâu cả. Những con rệp nước Corici đang ngồi ở đâu đó trong khu rừng dưới nước. Trong khi đó con tàu Carabus vẫn căng buồm lướt đi về phía bờ dốc thoai thoải đang hiện ra mỗi lúc một gần hơn. Đã thấy những viên đá nhô lên khỏi mặt đất và ở đôi chỗ có những bãi bồi màu vàng. Khu rừng cỏ ven bờ trông mỗi lúc một rõ hơn. Karik hỏi: - Chúng ta sẽ cặp bờ vào đâu ạ? Ivan Germogenovich đưa mắt nhìn bờ rồi đáp: - Vào chỗ nào cũng được. Gần hơn hay xa hơn một chút bây giờ cũng chẳng quan trọng lắm. Đằng nào chúng ta cũng sẽ phải đi bộ. Valia thở dài: - Chẳng lẽ phải đi bộ ư? Ôi chao, cháu chán ngấy chuyện đó rồi! Ivan Germogenovich nói: - Không sao đâu, cháu Valia ạ! Chịu khó một chút. Bác hy vọng là cuộc du lịch của ta rồi thế nào cũng kết thúc. Bác cũng muốn mau mau về nhà. Các sinh viên trường đại học đang đợi bác. Sắp có các kỳ thi đến nơi rồi! Đột nhiên giáo sư phá lên cười: - Giả sử như các sinh viên của bác nhìn thấy bác trên chiếc tàu bằng lá sồi này với những cánh buồn bằng cánh ruồi thì không biết họ nói sao nhỉ. Bất cứ ai trong bọn họ cũng có thể cho bác vào túi áo gilê hoặc giắt vào thắt lưng. Ha ha ha! … Lúc đó vào khoảng buổi trưa. Đang lướt qua những hòn đá, tàu Carabus nhẹ nhàng đi vào bờ, khẽ lắc lư trên gợn sóng lăn tăn. Các khách du lịch lên bờ. Câu cột hải đăng nhô lên sau khu rừng gần nhất. Karik ngoái lại nhìn. Cậu buồn bã trông theo con tàu Carabus, vẫy tay từ giã và thở dài não nuột: - Vĩnh biệt! Carabus! Đừng quên người thuyền trưởng của mày nhé! Valia nói: - Thế mà cháu cứ nghĩ là ta sẽ đi tàu đến tận cây hải đăng. Ivan Germogenovich nhún vai: - Cháu nghĩ thế thật vô bổ! - Thế tại sao chúng ta lại chất lên tàu nhiều thức ăn đến thế? Karik phẫn nộ: - Sao em lại hỏi thế? Ngộ lỡ gặp bão thì sao? Ngộ nhỡ ta rơi vào một tàu lá mọc trên mặt nước trơ trụi thì sao? Lúc đo em lấy gì mà ăn? Ivan Germogenovich nói: - Đúng lắm! Khi đi đường cần phải biết phòng xa. Chẳng thà sau đó phải vứt bỏ những thứ dư thừa, còn hơn là chết đói. Chừng hai ba tiếng đồng hồ sau đó, giáo sư và bọn trẻ an vị ở chỗ bìa rừng và ăn uống no nê. Ivan Germogenovich đứgn dậy, lấy cánh hoa chùi râu ria và tay rồi nói: - Nào, bây giờ chúng ta… Giáo sư không nói hết câu. Ông ném vội cánh hoa, chạy nhanh nhẹn như một chú bé lên một ngọn đồi gần đó. - Thế đó! – Ông ngẩng lên cao nhìn và nói – Tốt lắm! Rất tốt! Tuyệt diệu! Bọn trẻ cũng ngẩng đầu lên. Những con vật lông lá nặng nề đang bay trắng những cánh rừng trong thư thủy tinh lướt trên khu rừng. Bác Ivan Germogenovich đang ngắm nhìn chúng chăng? - Ong vẽ! – Karik nói: - Không phải ong vẽ mà là ong hoa! – Giáo sư chữa lại. Những con ong hoa màu vàng sẫm bay lượn trên khu rừng cỏ rậm rạp. Chúng vo ve hạ xuống những cái cây kỳ lạ có cái mũ màu đỏ tía hoa là thay cho vòm lá. Những con ong đậu lên những cái mũ ấy, loay hoay trong đó rồi bay vọt lên bay về phía ngọn hải đăng và biến mất ở đó. Hẳn là chúng đã hạ xuống đất. Giáo sư nắm lấy tay bọn trẻ, nhìn chăm chú vào chúng rồi nói: - Thế nàu các cháu ạ! Bác vừa nghĩ ra một kế hoạch rất táo bạo… Chúng ta sẽ đi tiếp bằng cách bay trên con ong hoa. Bọn trẻ sợ hãi bước lùi lại. - Ong hoa?... Cháu…. Cháu không muốn bay trên ong hoa đâu. Cháu sợ chúng lắm – Valia nói. Giáo sư quàng vai Valia: - Cháu đừng sợ! Hoàn toàn không có nguy hiểm gì cả. Ngay cả ấu trùng của bọ dừa yến cũng bay trên con ong hoa mà ong có làm gì nó đâu. - Hay ta bay trên con ong thường có hơn không? – Karik hỏi. Giáo sư lắc đầu: - Không được, không thể bay trên ong thường được. Chúng sẽ lôi ta về tổ ong và ta sẽ chết ở đó. Còn con ong hoa sẽ đưa ta đến ngọn hải đăng. Hình như tổ của nó ở đấy. Các cháu có nhìn thấy không, chúng nó đều bay về đó cả. Bởi vậy ong hoa thích hợp cho ta chứ không phải ong thường. Valia lắc đầu quầy quậy: - Không, dù thế nào cháu cũng sợ lắm! Cháu… Ivan Germogenovich ngắt lời cô: - Này, cháu khoan đã! Bác sẽ kể cho cháu nghe tỉ mỉ ấu trùng bọ dừa đi du lịch trên lưng con ong hoa ra sao. Lúc ấy chắc cháu sẽ hết sợ. Giáo sư ngồi xuống đỉnh đồi, để bọn trẻ ngồi sát bên và bắt đầu kể: - Bác tha thiết đề nghị các cháu đừng lẫn lộn bò dưa yếm với bọ dừa tháng năm. Đó hoàn toàn không phải là một loại. Con bọ dừa yếm có đặc điểm kỳ lạ… Hầu hết côn trung đều có ba lần biến hóa: trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng thành kén, rồi kén nở ra côn trùng. Nhưng con bọ dừa yếm lại có bốn lần biến hóa? Trứng, ấu trùng, triungulina, rồi ấu trứng, kén và bọn yếm trưởng thành. Các cháu nhớ nhé: Triungulina! Chính con ấu trùng triungulina này chỉ có ăn ong mật thôi… Làm sao nó tìm đường đến tổ ong?... Ai chỉ đường cho nó đến chỗ ong ở? Ai mang nó lên tổ ong? - Chắc là mẹ nó! – Valia nói. Ivan Germogenovich cười nhạt: Trông mong vào mẹ thì không xong rồi. Khi ấu trùng chui ra khỏi trứng thì thông thường mẹ của nó đã chết rồi… Để rơi vào tổ ong sống nưong nhờ ở đó hoàn toàn, ấu trùng triungulina phải leo lên bông hoa nấp ở đó chờ ong tới. Khi con ong vừa đậu và bông hao, thì ấu trùng triungulina bám ngay vào gấu áo lông lá của con ong, bám chắc vào đó cho tới khi con ong về đến tổ. Cháu hiểu chưa, Valia? Còn bây giờ cháu thử nghĩ mà xem: một con triungulina xuẩn ngốc nào đó không sợ bay đi trong không trung nữa là cháu. Valia thở dài: - Thì bởi vì nó là con triungulina! Nó lại xuẩn ngốc nữa.. Karik nói: - Thôi em đừng có nhút nhát như thế nữa! Nếu ta không bay trên con ong hoa thì đành phải đi bộ. Có thể ba tuần cũng có khi hàng tháng. Lại còn chưa biết sẽ xảy ra những chuyện gì nữa. Dọc đường có thể gặp hàng ngàn nguy hiểm mới nữa. Một con bọ cánh cứng nào đó chén chúng ta hay một con sâu nào đó dẫm bẹp. Cũng có thể con bướm nào đó hất chúng ta xuống vực. Thế thì thà bay trên con ong hoa còn hơn! Vả lại… thiếu niên tiền phong đâu có được nhút nhát. Valia giọng run run nói: - Thôi được! Thì bay trên con ong hoa vậy! Phải leo lên bông hao nào đây? - Đây này! Lên cái quả cầu to tướng đang đung đưa ở trên cao kia kài. Đó là hoa cỏ ba lá đỏ. Loại hoa ưa thích của ong hoa. Ivan Germogenovich và bọn trẻ leo lên thân cây cao vút tới bông hoa màu đỏ tím hoa cà rồi nấp vào sau những cái ống chưa trong mình một giọt mật trong tinh khiết. Valia thì thầm hỏi: - Liệu ong hoa sắp tới chưa? - Làm sao anh biết được? – Karik cũng thì thầm đáp lại. Giáo sư khẽ rít lên: - Có im đi không? Họ ngồi như vậy hơn một giờ đồng hồ. Cuối cùng có tiếgn cánh đập vù vù trên đầu họ. Một cái bóng to che khuất bầu trời tựa như có đám mây phủ lên mặt trời. Valia nép sát vào anh. Tim đập mạnh. Chân tay run rẩy. Cố muốn nói điều gì đó nhưng không thốt nên lời. Giáo sư nói rất nhỏ: - Chuẩn bị! Valia xiết chặc tay Karik. Những cái cánh hùng mạnh quạt vù vù ngày càng mạnh hơn. Một con ong hoa xù xì long lá liệng vòng rồi hạ xuống như tấm da gấu. Bọn trẻ nghe thấy tiếng khàn khàn của giáo sư: - Nắm cho chắc nhé. Chúng bám tay vào đám lông và lập tức bay vọt lên cao.