PHẦN II - Chương 3

  Trở về khách sạn, tuy đã gần hai giờ sáng, anh thấy đám ký giả đang chờ đợi để phỏng vấn anh. Ðến sáng hôm sau còn nhiều hơn nữa. Như vậy báo chí đã thay cho kèn trống để chào đón anh đến Nữu Ước và một lần nữa hình anh cùng những lời tán dương ầm ĩ lại được đăng suốt các trang báo. Vua của Vùng Klondike, vị anh hùng vùng Bắc Cực, nhà triệu phú ba mươi triệu đó la của phương Bắc, đến Nữu Ước cũng như anh đã vét tiền của trị trường Chứng khoán Tonopan ở Nevada chăng? Giới tài phiệt của Phố Wall tốt nhất là nên cẩn thận, bởi vì con người bạt mạng của vùng sông Klondike đã xuất hiện rồi. Hoặc cũng có thể Phố Wall sẽ vét sạch túi biết bao tay bạt mạng rồi. Rồi ra số phận của anh cũng sẽ như thế chăng? Ánh Sáng Ban Ngày chỉ cười, đưa ra những câu trả lời lập lờ. Tất cả những điều đó có lợi cho công việc của anh, và anh lại mỉm cười khi nghĩ rằng phố Wall cũng phải vỡ nợ ít nhiều trước khi có thể vét sạch túi của anh.
Dư luận đã được chuẩn bị để đón nhận những bước đi của anh, và khi có hiện tượng thu mua các cổ phần đồng ở thung lũng Ward, người ta nhanh chóng nhận ra chính anh là tác giả. Giới tài phiệt xì xầm bàn tán. Vậy là anh lại tấn công công ty Guggenhammer một lần nữa rồi. Câu chuyện về vụ Ophir lại được thuật lại một cách giật gân đến độ chính Ánh Sáng Ban Ngày cũng khó nhận ra nó.
Tuy vậy, cứ vào lưới là cá rồi. Ðám đầu cơ chứng khoán rõ là đang bị lừa. Họ bán cổ phần ra ào ào đến độ tuy mỗi ngày Ánh Sáng Ban Ngày nói thầm một cách vui vẻ khi chứng kiến cái cảnh xáo trộn mà anh đang gây ra. Báo chí cứ đoán già đoán non, và Ánh Sáng Ban Ngày bị cả một tiểu đoàn phóng viên liên tục bám sát. Những bài phỏng vấn anh được mọi người đọc đi đọc lại. Khi thấy báo chí vui sướng ghi nhận những thành ngữ lạ tai mình dùng, anh lại càng hay nói theo kiểu địa phương và dùng cả những cụm từ mà anh đã nghe dân vùng biên thuỳ sử dụng, đôi khi lại tự chế thêm một vài từ mới.
Suốt tuần lễ trước ngày thứ năm 18 đối với anh thật là nhộn nhịp. Không phải chỉ vì lý do anh đang đánh bạc như trước kia, mà anh còn đang đánh canh bạc lớn hơn trước kia, mà anh còn đang đánh canh bạc lớn nhất thế giới và ăn thua nhau những số tiền lớn tới mức ngay cả những kẻ đã quá quen với chuyện này đến độ nhàm chán cũng phải ngồi dựng dậy để theo dõi. Mặc dù số cổ phần được bán ra vô hạn định, thung lũng Ward dần dần lên cao. Gần đến ngày Thứ năm tình hình rất căng thẳng, chắc chắn là sẽ có kẻ phá sản. Tay cờ bạc vùng sông Klondike này sẽ mua được bao nhiêu cổ phần? Khả năng anh có thể mua được bao nhiêu? Lúc này Công ty Ðồng thung lũng Ward đang làm gì để đối phó? Ánh Sáng Ban Ngày rất hài lòng với những bài phỏng vấn họ, bởi vì chúng bình thản và vô thưởng vô phạt đến độ đáng mừng. Leon Guggenhammer đưa ý kiến là có lẽ anh chàng khổng lồ vùng Bắc cực đang sai lầm. Nhưng họ chẳng thèm quan tâm đến việc đó, John Dowsell giải thích thêm như vậy. Mà họ cũng chẳng phản đối. Họ bảo là tuy chưa hiểu rõ ý đồ của anh, song họ có thể chắc chắn một điều là anh đang đẩy giá cổ phần đồng thung lũng Warrd lên. Nhưng họ cũng chẳng màng đến chuyện đó. Không cần biết chuyện gì sẽ xảy ra với anh và với việc làm của anh. Công ty Ðồng thung lũng Ward vẫn cứ vững như bàn thạch. Không, xin cám ơn, họ không bán đi một cổ phần nào của họ cả. Cái biến động giả tạo của thị trường này rồi cũng sẽ mau chóng qua đi, và cơn sốt điên rồ về giao dịch chứng khoán này cũng chẳng làm Công ty đồng thung lũng Ward thay đổi chút nào.
Letton nói:
- Chúng tôi chẳng muốn dính dáng và cũng chẳng muốn để tâm đến chuyện ấy làm gì.
Trong suốt thời gian này, Ánh Sáng Ban Ngày vẫn thường xuyên gặp gỡ những tay chung hùn với mình, một lần với Guggenhammer, một lần với John Dowsett, và hai lần với ông Howison. Ngoài những lời ngợi khen ra họ chẳng có gì phải bàn cả, bởi vì, theo lời họ nói với anh, mọi chuyện đang diễn biến hết sức tốt đẹp.
Tuy vậy, vào sáng Thứ Ba, có một tin đồn làm Ánh Sáng Ban Ngày mất tinh thần. Tin đó sau lại được đăng trên Nhật báo phố Wall, mục đích là để thông báo nội bộ, rằng đến Thứ Năm này, ban giám đốc công ty sẽ họp, và thay vì tuyên bố mức lời chia cho cổ phần như mọi khi, họ sẽ tuyên bố công ty bị phá sản. Lần đầu tiên Ánh Sáng Ban Ngày khựng lại. Anh hoảng hốt nhận ra rằng nếu đúng như vậy thì anh sẽ bị phá sản. Anh cũng nhận ra rằng từ trước đến giờ anh toàn bỏ tiền túi ra để mua lại các cổ phần. Dowsett. Guggenhammer và Letton thì chẳng bỏ ra một đồng nào cả. Tuy cơn hoảng hốt của anh chỉ thoáng qua nhưng cũng làm anh nhớ đến vụ Holdsworthy và cái lò gạch và buộc anh phải ngưng ngay việc mua gom và cầm lấy ống điện thoại.
- Có gì đâu, chỉ là tin đồn ấy mà, - giọng nói khán khàn của Leon Guggenhammer vang lên trong ống nghe.
Nathaniel Letton nói:
- Ông biết đó tôi là một thành viên trong ban giám đốc, nếu có một chuyện như vậy thì tôi phải biết chứ.
John Dowsett cũng nói:
- Tôi đã báo trước với ông là đừng tin những lời đồn đại ấy rồi mà. Không có một tí sự thật nào trong tin đồn ấy cả, không có gì cả. Tôi xin lấy danh dự của một người quân tử mà nói với ông như thế.
Hổ thẹn vì chuyện mất bình tĩnh vừa qua, Ánh Sáng Ban Ngày lại tiếp tục việc thu mua. Việc anh đột ngột ngừng thu mua các cổ phần vừa rồi đã làm Sở giao dịch chứng khoán náo loạn cả lên.
Những tay đầu cơ có liên quan đến vụ này tưởng mình bị phá sản đến nơi. Riêng về giá cổ phần đồng ở thung lũng Warrd, vì chịu ảnh hưởng trực tiếp nên tụt hẳn xuống đến mức không còn gì, Ánh Sáng Ban Ngày lặng lẽ tăng gấp đôi sức thu mua.
Suốt ngày thứ Ba. Thứ Tư, và Thứ Năm, anh tiếp tục thu mua và đẩy giá cổ phần đồng Thung lũng Ward lên cao một cách đáng kiêu hãnh. Vậy mà cổ phần cứ tiếp tục được bán ra và anh cứ tiếp tục mua với số lượng vượt quá khả năng tài chính của anh đến nhiều lần. Sau hết là chuyện bàn giao chính thức. Thì đã sao nào? Hôm nay người ta sẽ công bố tăng gấp đôi số lời chia cho các cổ phần, anh tự trấn an như thế. Bàn giao chính thức xong rồi thì bọn người đã bán cổ phần cho anh sẽ thấy họ bị thiệt và đến điều đình với cho mà xem.
Và rồi sấm chớp nổ ra. Ðúng như tin đồn, Công ty đồng thung lũng Ward tuyên bố vỡ nợ. Ánh Sáng Ban Ngày tung hai tay lên trời. Anh xem lại bản báo cáo rồi vứt nó đi. Những tay bán cổ phần ra lúc trước đã thắng lợi. Họ đã kềm được giá, không những của các cổ phần đồng thung lũng Ward mà còn của tất cả các chứng khoán khác nữa. Ánh Sáng Ban Ngày chẳng màng quan tâm xem giá cổ phần đồng thung lũng Ward đang xuống hay đã xuống đến mức chót rồi hay chưa.
Trong khi cả phố Wall như phát rồ lên thì Ánh Sáng Ban Ngày rút lui khỏi thị trường để suy ngẫm về toàn bộ chuyện ấy, không bàng hoàng cũng không hoang mang. Sau khi hội ý với những nhân viên thu mua cổ phần của mình, anh trở về khách sạn, trên đường đi tiện tay mua mấy tờ báo buổi chiều và liếc nhìn các hàng tít lớn: Ánh Sáng Ban Ngày hết nhẵn túi; Ánh Sáng Ban Ngày đã nhận lãnh số phận của mình; thêm một người miền tây nữa đã thất bại trong việc làm giàu, anh đọc thấy như vậy. Khi anh bước vào khách sạn, một tờ báo phát hành trễ hơn lại công bố vụ tự tử của một anh chàng trẻ tuổi non nớt đã bắt chước việc mua cổ phần như anh. Ánh Sáng Ban Ngày làu bàu bình luận: "Mẹ kiếp, sao nó lại tự tử nhỉ?". Anh lên phòng, gọi một ly rượu cocktail, cởi giày và ngồi suy nghĩ. Sau nửa giờ, anh với tay lấy ly rượu uống. Khi men rượu ấm nóng lan toả khắp nhân thể, gương mặt anh giãn ra và trên môi anh từ từ nở một nụ cười thật lòng nhưng đầy ẩn ý. Anh đang cười nhạo chính mình: "Mẹ kiếp, đúng là bị lừa rồi".
Nụ cười tắt hẳn. Gương mặt anh trở lại vẻ nghiêm trang một cách lạ lùng. Gạt qua một bên các phần hùn trong các công trình khai hoang đang bị đánh thuế rất nặng, anh đã mất tất cả.
Nhưng bị thương tổn hơn hết là lòng kiêu hãnh của anh. Anh đã quá dễ dãi. Bọn họ đã lừa anh, vậy mà anh không có gì để chứng minh điều đó. Ngay một anh nông dân khờ khạo nhất cũng phải đòi giấy tờ chứng cứ, vậy mà anh chẳng có gì ngoài sự đồng ý của một con người quân tử, mà lại là một lời đồng ý trên cửa miệng. Sự đồng của một người quân tử! Thật đáng phỉ nhổ. Giọng nói của John Dowsett lại vang lên trong tai anh, hệt như khi anh nghe nó qua máy điện thoại: "Xin lấy danh dự của một người quân tử". Chúng nó là những tên ăn cắp vặt, những tên lừa đảo. Bản chất của chúng là như thế và chúng đã chơi trò lường gạt anh. Báo chí đã nói đúng. Anh đến Nữu Ước là để cho thiên hạ làm thịt anh, và các quý ông Dowsett, Letton, và Guggenhammer đã làm điều đó. Anh chỉ là một chú cá con, và họ đã bỏ ra mười ngày để nuốt gọn anh và cả số mười một triệu đô-la của anh. Dĩ nhiên là trong suốt quãng thời gian đó họ liên tục lột tiền của anh. Bây giờ thì họ đang mua lại các cổ phần đồng Thung lũng Ward dễ như ăn cườm sườn trước khi thị trường ổn định trở lại. Có lẽ là Nathaniel Letton sẽ dùng phần tiền cướp được của anh để dựng thêm vài cơ sở cho trường đại học của hắn; Lon Guggenhammer sẽ mua thêm mấy động cơ mới cho chiếc du thuyền của hắn. Còn tên quỷ Dowsett sẽ làm gì thì anh không biết chắc - có lẽ là hắn sẽ xây thêm một loạt ngân hàng mới.
Ánh Sáng Ban Ngày ngồi uống rượu và ôn lại cuộc đời của anh ở Alaska, sống lại những tháng năm gian khổ mà anh đã phải chiến đấu để có được mười một triệu đô-la. Trong một thoáng, cái ý đồ sát nhân gậm nhấm trái tim anh, những ý tưởng ngông cuồng và những kế hoạch vội vã nhằm giết cho được những kẻ đã phản bội loé lên trong đầu anh. Chính đấy mới là điều cái anh chàng trẻ tuổi cần làm thay vì tự tử. Lẽ ra anh ta phải bắn chết hết bọn chúng. Ánh Sáng Ban Ngày mở chiếc va li lấy ra một khẩu súng lục tự động - một khẩu Coll 44 to. Anh mở khoá an toàn và xoay ổ đạn. Tám viên đạn theo nhau chạy ra. Anh lại lắp đạn vào, cho một viên lên nòng, kéo cần mổ lên, rồi đóng khoá an toàn lại. Anh đút khẩu súng vào túi trong của chiếc áo khoác, đứng lên gọi một ly Martini nữa rồi lại ngồi phịch xuống ghế.
Anh nghĩ ngợi liên tục trong suốt một tiếng đồng hồ, lần này không cười nữa. Mặt anh nhăn nheo lại, và trong những nếp nhăn ấy có thể thấy được cái gian khổ của phương Bắc, cái lạnh cắt da, tất cả những cái mà anh đã đạt được và chiu đựng - những tuần lễ bám đường tưởng chừng như vô tận, bờ biển Point Barrow lạnh lẽo, hoang vắng và không có lấy một bóng cây, những tảng băng kẹt cứng đang nghiến vào nhau trên dòng Yukon, những cuộc đấu tranh với người và vật, những ngày đói rét đến mòn người, những tháng ngày dài dằng dặc chịu muỗi cắn trên dòng Koyokuk, công việc đào bới nặng nhọc, những vết sẹo, vết thương do dây ràng quất vào người để tải đồ gây ra, những bữa cả người và chó chỉ ăn thịt sống cùng quãng đời hai mươi năm cật lực lao động đến vã mồ hôi.
Lúc mười giờ, anh đứng dậy và tìm quyển sách hướng dẫn về thành phố để đọc. Ðoạn anh xỏ giày, gọi tắc xi và biến vào bóng đêm. Anh đổi xe hai lần, rồi cuối cùng dừng lại văn phòng làm việc về đêm của một sở mật thám. Anh tự tay điều khiển lấy công việc, bỏ ra một số tiền lớn ứng trước, chọn sáu người anh cần và chỉ dẫn cho họ việc phải làm. Chưa bao giờ họ được trả công hậu hĩ như thế để làm một việc quá đơn giản như vậy, bởi vì, ngoài số tiền công mà họ được hưởng, mỗi người còn được anh thưởng thêm một tờ giấy bạc năm trăm đô-la kèm theo lời hứa sẽ cho thêm một tờ nữa nếu thành công. Anh tin rằng không sớm thì muộn, nội nhật ngày hôm sau, ba tên hùn thạp thầm đặng của anh sẽ họp lại. Cứ hai thám tử p do lao động mà có. Sau khi đã được lao động sản xuất ra, chúng được phân phối, và đây là lĩnh vực mà trò lừa đảo mon men vào. Ánh Sáng Ban Ngày chẳng bao giờ thấy những đứa con của chai phồng có đàn dương cầm để chơi và có ô tô để đi. Chuyện này chỉ có thể dùng cái trò lừa đảo thì mới giải thích được thôi. Có cả mười ngàn hoặc cả trăm ngàn người thức suốt đêm trường để nghĩ kế làm sao chen vào được giữa người thợ và sản phẩm do anh ta làm ra. Bọn này chính là lũ thương gia. Khi mà họ đã chen vào giữa người thợ và sản phẩm, họ sẽ thu được một phần tiền lời. Phần tiền lời lớn hay nhỏ khống tuỳ thuộc vào luật công bằng, mà tuỳ thuộc vào sức mạnh và sự bẩn thỉu của họ. Luôn luôn là cái kiểu lập luận "bọn lao động chịu đựng được mà". Anh thấy tất cả bọn thượng gia ai cũng nghĩ như vậy.
Một hôm, cảm thấy vui vui sau một bữa ăn trưa đầy đủ và mấy ly rượu cốc tay, anh bắt chuyện với tay điều khiển thang máy tên Jones. Jones gầy guộc, đầu tóc bù xù, vóc dáng đã ra vẻ người lớn, luông luôn có vẻ muốn gây gổ với khách. Chính điều này làm Ánh Sáng Ban Ngày chú ý đến anh ta, và chẳng bao lâu đã tìm hiểu được tại sao anh ta lại như thế. Theo sự xếp loại có tính chất gây hấn của anh ta thì anh ta vốn là một người vô sản muốn kiếm sống bằng nghề viết lách. Bị các tạp chí từ chối, anh buộc lòng phải đi tìm cái ăn chốn ở trong một thung lũng nhỏ ở Petacha cách Los Angeles không đầy một trăm dặm. Ban ngày anh ta lao động, ban đêm anh ta học thêm và viết lách chút ít. Nhưng bọn chủ công ty hoả xa đã bòn rút của anh ta theo cái kiểu "bòn lao động chịu đựng được mà". Petacha là một thung lũng hẻo lánh, chỉ sản xuất được ba thứ: bò, củi và than đốt. Giá cước chuyên chở bò mỗi toa là tám đô-la. Jones giải thích là vì bò có chân, nếu thuê người chăn đến Los Angeles thì sẽ mất một số tiền công bằng với tiền chuyên chở trên xe lửa. Nhưng củi lại không có chân nên bọn chủ hoả xa lấy đúng hai mươi bốn đô-la tiền cước trở củi mỗi toa. Sự tính toán như vậy kể cũng được, bởi vì sau mười hai tiếng đồng hồ lao động cật lực mỗi ngày và trừ tiền cước chuyên chở củi đến Los Angeles ra, thợ đốn củi còn lời được đúng một đô-la sáu mươi xu. Jones tính qua mặt công ty hoả xa bằng cách biến gỗ thành than. Theo tính toán của anh ta thì như vậy sẽ lời hơn. Nhưng bọn chủ hoả xa cũng tính toán và ra giá cước chuyên chở một toa than là bốn mươi hai đô-la. Sau ba tháng, Jones tổng kết lại và thấy rằng anh ta cũng chỉ kiếm được đúng một đô-la sáu mươi xu một ngày.
- Thế là tôi bỏ cuộc, - Jones kết luận - Tôi đi làm công lang thang suốt một năm trời, sau quay về chơi cho công ty hoả xa một vố. Bỏ qua những cái không đáng giá, tôi vượt qua dãy núi Sierras hiểm trở vào mùa hè rồi châm một que diêm vào dãy nhà trú tuyết. Ngọn lửa đó nhỏ thôi, chỉ làm cho công ty hoả xa thiệt có ba mươi ngàn đô-la. Tôi nghĩ rằng tôi với họ như thế là huề.
- Này chú bé, bộ chú không sợ khi nói với tôi điều ấy ư? - Ánh Sáng Ban Ngày nghiêm giọng hỏi.
- Có gì mà sợ, - Jones đáp - Họ chẳng chứng minh được điều đó. Ông có thể đi mà không nói điều ấy, như vậy thì bồi thẩm cũng chẳng biết đâu mà mò.
Ánh Sáng Ban Ngày trở về căn phòng ngồi suy nghĩ. Ðúng là cái luận điệu "bọn lao động chịu đựng được mà". Từ thượng tầng đến hạ tầng, luật chơi là như vậy. Cái làm cho trò lừa đảo có thể tiếp tục được là vì cứ mỗi phút lại có thêm một thằng ngốc ra đời. Nếu cứ mỗi phút lại có người như Jones được sinh ra thì cái trò lừa đảo đó ắt là không tồn tại được lâu. Thật may cho đám chủ là công nhân không giống Jones.
Những trò lừa đảo còn có ở cấp khác, cao rộng hơn. Những tay thương gia, chủ tiệm cò con và những hạng đại loại như vậy kiếm lời trên sản phẩm của người công nhân. Nhưng nói cho cùng thì chính những tay làm ăn cá mập đã nhờ những tay cò con ấy mà tổ chức lại công nhân. Khi mọi việc đã xong thì thợ thuyền - những người như Jones lúc còn ở thung lũng Petacha - chẳng nhận được gì ngoài số tiền công trích từ số lợi nhuận của bọn chủ. Như vậy thân phận của họ cũng chỉ là những thân phận của những kẻ làm thuê. Rồi trên nữa, lại còn những tay cá mập lớn hơn nữa.
Họ dùng những phương tiện phức tạp to lớn để kiếm lợi nhuận theo quy mô cộng hơn, chen vào giữa hàng trăm ngàn công nhân và sản phẩm của họ. Những tay cá mập lớn này không chỉ là những tên ăn cướp mà còn là những tay cờ bạc nữa. Vì là phường cờ bạc nên khi không thoả mãn với số tiền bòn rút được trực tiếp của người công nhân, chúng quay qua cướp của nhau. Chúng gọi việc này là nền tài chính phỗng tay trên. Chủ yếu vẫn là cướp của thợ thuyền, nhưng thảng hoặc chúng lại thành lập tập đoàn để cướp tiền lời tích trữ của nhau.
- Ðiều này giải thích tại sao Holdsworthy đã cướp của anh năm mươi năm ngàn đô-la cũng như Dowsett, Letton và Guggenhammer đã cướp của anh mười triệu. Khi anh tấn công Công ty Dịch Vụ Bưu Ðiện Panama, anh cũng làm một chuyện giống hệt như thế. Vậy thì, anh kết luận, cướp của kẻ cướp vẫn là lành mạnh hơn cướp của đám công nhân nghèo khổ và ngu muội.
Theo cách trên, Ánh Sáng Ban Ngày, tuy chẳng hiểu biết gì về triết học, đã dành cho mình địa vị và cách làm ăn của một siêu nhân thể kỷ hai mươi. Anh nghiệm ra rằng không có noblesse oblige(1) giữa những siêu nhân về chuyện làm ăn và tài chính cả, ngoại trừ một số rất ít trường hợp bí hiểm. Có một du khách thông minh đã ghé lại Câu Lạc Bộ Alta-Pacific, và sau bữa ăn tối đã phát biểu như sau: "Có sự trọng vọng nhau giữa những tên trộm cướp, và điều này đã phân biệt chúng với những người lương thiện". Ðúng thế. Anh ta đã nói trúng phoóc, những tên siêu nhân hiện đại là hạng đầu trộm đuôi cướp dám muối mặt truyền giảng cho nạn nhân của chúng đạo lý đúng sai mà bản thân chúng chẳng tuân theo. Ðối với chúng thì lời nói của một người chỉ có giá trị khi người đó bị bắt buộc phải giữ nó. Ðiều răn "người không được ăn cắp" chỉ để đem áp dụng cho những chải bám sát một người trong bọn họ. Các tay thám tử phải báo được cho anh thời gian và địa điểm họ sẽ gặp nhau.
- Các anh phải đạp bằng mọi trở ngại, - anh nhắc lại lần cuối với họ như vậy - Tôi phải có tin tức về việc đó. Dù các anh có làm gì, dù có chuyện gì xảy ra, tôi cũng sẽ theo các anh. Trên đường trở về khách sạn, anh lại đổi xe như lúc đi. Khi lên đến phòng, anh uống thêm một ly rượu cocktail rồi lên giường ngủ. Buổi sáng, khi thức dậy, anh mặc quần áo, cạo râu, gọi người phục vụ dọn bữa điểm tâm và đem lên vài tờ báo, và ngồi đợi. Anh không uống rượu, khoảng chín giờ, chuông điện thoại reo vang, các thám tử gửi tin tức về. Nathaniel Leiton đang đáp tàu hoả ở Tarrytown. John Dowsett đang đi tàu điện ngầm đến. Lon Guggenhammer không ra khỏi nhà mặc dù chắc chắn là hắn có trong nhà. Cứ theo cách đó, với tấm bản đồ thành phố trải rộng trước mặt, Ánh Sáng Ban Ngày theo dõi hành động của ba người đang tiến lại gần nhau. Nathaniel Letton đã đến phòng làm việc của hắn ở cơ sở Mutual-Solander. Kế đó Guggenhammer xuất hiện. Dowsett vẫn còn ở lại văn phòng riêng của hắn. Nhưng đến mười một giờ, các thám tử báo về là hắn cũng đã xuất hiện. Mấy phút sau, Ánh Sáng Ban Ngày đã ngồi trong một thiếc ô tô thuê phóng hết ga đến sở Mutual-Solander.

Truyện Cùng Tác Giả Chúc kẻ lên đường Cô gái băng tuyết Đánh trống bỏi ng cái gay gắt cay đắng của việc vật lộn với đồng loại.
Ðôi lúc anh vẫn còn giữ được tính hoà nhã vui vẻ, nhưng điều đó chỉ xảy ra theo cơn và không tự nguyện, thường là sau khi uống vài ly rượu cocktail trước bữa ăn. Khi còn ở phương Bắc, anh uống nhiều nhưng không đều. Bây giờ anh uống có hệ thống và kỷ luật. Tuy đây là một thói quen không tự giác song nó là kết quả của một trạng thái tinh thần và thể xác. Những ly rượu cocktail có tác dụng hạn chế bớt. Dù không nghĩ ngợi hoặc lý luận gì về chuyện ấy, anh cũng biết rằng sự căng thẳng khi ở văn phòng, kết quả của những cú làm ăn táo tợn và bạt mạng, cần phải được hạn chế lại, hoặc làm cho quên đi.
Qua năm tháng anh khám phá rằng những ly rượu đem lại cho anh điều này. Chúng tạo ra một bức tường đá. Anh không uống rượu vào buổi sáng hay trong giờ làm việc. Nhưng một khi đã rời văn phòng thì anh lập tức dùng rượu tạo quanh mình bức tường cảm này. Lúc đó, chuyện làm ăn biến ngay thành một chuyện khép kín, không còn tồn tại nữa. Vào buổi chiều, sau bữa ăn trưa, chuyện làm ăn lại sống lại thêm một hoặc hai giờ đồng hồ nữa, để rồi, khi rời văn phòng, anh lại dựng lên bức tường cản đó lần nữa.
Đương nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Những khi anh phải ăn tối hoặc dự họp với kẻ thù hoặc người cùng cánh để bàn về những chiến dịch làm ăn, những lúc ấy anh tuân thủ kỷ luật và không uống rượu, anh lại quay về với tiếng réo gọi muôn đời của một ly rượu Martini, với số lượng gấp đôi rót vào một cái ly dài hơn.
Chú thích:
(1) Tiếng Pháp trong nguyên văn: Hành động đúng địa vị.
 
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Mọt Sách - Hiệu định: Mõ Hà Nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 19 tháng 10 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---