Từ những giọt nước mắt của sự thất bại đã làm trào dâng cảm xúc mãnh liệt và tài năng của một người xuất chúng. Khi đảng của ông bị thất bại trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 1993, dưới con mắt của mọi người, Hun Sen là một người thua cuộc. Nhưng tình hình ở Campuchia không phải lúc nào dường như cũng như vậy. Mặc dù Ranariddh đã đảm đương vai trò Thủ tướng thứ nhất, nhưng ông không thể kiểm soát được hết bộ máy chính quyền ở các tỉnh lẻ được điều hành bở đảng của Hun Sen, vị Thủ tướng thứ hai. Đảng của Ranariddh ở cơ sở phân tán quá mỏng không đủ nhân sự. Ngược lại, đảng của Hun Sen đã kiểm soát chính quyền qua mạng lưới các cán bộ chỉ huy quân sự, các trưởng công an và cán bộ địa phương mà phần đông họ đã chiến đấu bên cạnh vị Thủ tướng của họ trong cuộc chiến tranh giải phóng chống lại quân Khơme Đỏ. Các cán bộ ở tỉnh lẻ có ảnh hưởng mạnh được Hun Sen tuyển chọn và họ vẫn còn trung thành với ông. Các đảng viên của Ranariddh thường mang hộ chiếu nước ngoài và hình như chẳng có tinh thần đâu để về các vùng quê nghèo xơ xác vốn phải chịu nóng bức và bụi bặm của phấn hoa và bông cỏ. So với Đảng CPP thì Đảng Fucnipec hết sức mờ nhạt. Không lâu sau cuộc bầu cử, Ranariddh và Hun Sen đã nỗ lực tạo ra bộ chính phủ gắn kết và đánh bóng nó trong một giai đoạn, họ đã thể hiện được tấm bình phong đoàn kết hòa hợp. Thủ tướng thứ nhất và thứ hai thậm chí còn đi ra nước ngoài cùng tham gia vào các cuộc viếng thăm chính thức và ca ngợi lẫn nhau một cách hào phóng. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài mỏng giòn, tất nhiên sẽ bị nứt nẻ dưới sức ép. Ông Ranariddh ngày càng trở nên không còn chi phối được sức mạnh khủng khiếp của Đảng CPP mà Đảng Funcipec của ông không sao bì kịp. Sự bấp bênh của họ mỗi lúc càng sinh lớn hơn. Hun Sen thì trở nên dễ cáu gắt, vì ông phải điều hành cả một đất nước rộng lớn với nguồn ngân sách ít ỏi; còn Ranariddh lại bận tâm vào Đảng của ông, đã không thể quản lý được công việc nội bộ của họ, huống chí đến việc điều hành đất nước. Một trong các lý do bất mãn của Ranariddh là ở cương vị Thủ tướng thứ nhất mà ông không thể bổ nhiệm những người trong đảng của ông vào các chức vụ của Bộ Thông tin hoặc các Thẩm phán – hai cơ quan chính phủ này đều được Đảng CPP sắp đặt. Nhưng Hun Sen cho biết “ Ông Ranariddh đã quên đi sự khác biệt giữa các nhiệm vụ đối với quần chúng và chính trị. Các quan chức này làm việc cho công chúng, người dân không có quan điểm thiên lệch về bên nào. Họ không phục vụ cho chính sách của đảng phái chính trị. Nói chung, họ phục vụ chính sách của chính phủ bảo hoảng. Hơn nữa, các Thẩm phán phải được độc lập và không do các đảng phái chính trị hoặc chính phủ chỉ định”. Điều đó nghe có vẻ như lý lẽ bênh vực cho mình. Tuy nhiên, bên trong chính phủ, thế lực của Hun Sen đã đạt tới đỉnh cao, dù bên trong đảng của ông, quyền lực và phong cách chính trị của ông bị chỉ trích và được đặt thành vấn đề. Đại hội Đảng CPP được tổ chức vào năm 1996, đưa ra sự suy đoàn là trong đảng này có các bè phái. Hun Sen nhanh chóng chặn đứng những lời đồn đại đó. Ông nói “ Đảng CPP là một đảng dân chủ nhất. Các thành viên trong đảng dám bày tỏ quan điểm của họ và phê bình các đảng viên khác khi phạm sai lầm. Chúng tôi không thể nói là có sự chia rẽ trong Đảng CPP, nhưng chúng tôi có thể nói là có những người dám bày tỏ quan điểm của họ. Đảng CPP dân chủ hơn các đảng phái chính trị khác “. Người ta cho là Đảng CPP được các doanh nhân Campuchia giàu có tài trợ, nhưng Hun Sen cũng đã bác bỏ các nguồn tin này. Ông cho biết “ Đảng CPP có được nguồn ngân quỹ nhờ vào sự hiến tặng và đóng góp của đại đa số các đảng viên. Kiểu luận điệu này là vu khống “. Khi các cuộc tranh luận ngày càng sôi sục hơn nữa, mối bất hòa giữa hai Thủ tướng dường như bắt đầu xảy ra. Các mối quan hệ với Ranariddh đã trở nên xấu đi như thế nào? Hun Sen nói “ Tình trạng căng thẳng trong chính phủ liên hiệp đã tan vỡ khi ông Ranariddh quyết định tìm kiếm thế cân bằng quân sự giữa Đảng Funcipec và Đảng CPP vào ngày 2 tháng 1 năm 1996, và ( đưa ra những lời tuyên bố kích động ) tại Đại hội Đảng Funcipec vào tháng 3 năm 1996. Tôi không có bất cứ sự mâu thuẫn nào với ông Ranariddh, nhưng ông ta đã phản bội lại các cộng sự của ông trong chính phủ bảo hoàng do mua lậu vũ khí, bí mật xây dựng các lực lượng vũ trang của ông ta, tổ chức các cuộc nói chuyện kín với Khơme Đỏ đang ở ngoài vòng pháp luật, đưa quân xâm nhập vào Phnom Penh, mà phần lớn trong số họ là quân Khơme Đỏ “. Hun Sen nói “ Sự khiêu khích cuối cùng là một hiệp ước bí mật giữa Ranariddh và Khơme Đỏ được ký vào đầu tháng 7 năm 1997. Một liên minh nguy hiểm không thể chối cãi. Vào ngày 4 tháng 7, các lực lượng của ông đã triển khai chống trả lại quân trung thành với Ranariddh và mau chóng tiêu diệt họ”. Đến lúc ấy điều nghi ngờ vốn có được xác định là Hun Sen đã trở thành nhân vật có thế lực nhất Campuchia. Nhiều cử tri, hơn 38% đã bỏ phiếu cho Đảng CPP trong cuộc bầu cử năm 1993, càm thấy rằng chỉ một người lãnh đạo đanh thép duy nhất có thể hàn gắn một đất nước đã bị phân hóa lại với nhau. Hơn nữa, 45% cử tri đã bỏ phiếu cho Ranariddh nhất mực không còn ủng hộ ông nữa. Họ muốn có một chế độ dân chủ theo kiểu tự do thực sự được đem đến cho một đất nước đã được xem là chỉ toàn những cảnh tối tăm của một chính phủ độc tài. NHÂN VẬT XUẤT CHÚNG Ở Vũng Tàu tin tức bao giờ cũng đến trễ. Một khu nghỉ mát trên bãi biển yên tĩnh ở miền Nam Việt Nam, Vũng Tàu còn được gọi là Cap Saint Jacques trong thời thực dân Pháp cai trị, gió biển Đông thổi thoang thoảng mát rượi quanh năm. Bở biển Vũng Tàu có nhiều du khách lui tới và vẫn còn khá nguyên vẹn. Chỉ có các nhân viên dàn khoan dầu người Liên Xô và vợ của họ nằm duỗi người trên các chiếc ghế xếp. Nó vẫn không mấy thay đổi với thời gian. Báo chí một đôi ngày mới ra một số đã tạo cho nó càng thêm xa xôi, tuy nơi ấy không quá xa Campuchia. Vì những lý do này mà Hun Sen chọn làm nơi nghỉ ưa thích của mình. Hun Sen, Bun Rany và các con của họ ngủ trong căn hộ sau một ngày thư giãn trên bãi biển, lúc ấy vào sáng sớm ngày 5 tháng 7, cú điện thoại di động đã làm ông thức giấc. Vẫn còn mắt nhắm mắt mở, Hun Sen trỗi dậy cầm điện thoại lên, người gọi đến là một thành viên trong ban tham mưu ở Phnom Penh, báo cho ông biết quân của Ranariddh kéo vào tấn công các lực lượng chính phủ. Đối với Hun Sen thì tin tức này đã đến sớm trong khi người dân Vũng Tàu vẫn còn đang ngủ. Rút ngắn kỳ nghỉ của gia đình, ông bay về bằng trực thăng tới dinh thực ở quê hương của mình tại Takhmau gần Phnom Penh vào khoảng 10 giờ sáng cùng ngày. Không giống như Vũng Tàu, tin tức đã đến Phnom Penh ngay từ sáng sớm. Khi Hun Sen nghe đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vào ngày đó và lắng nghe kỹ các bản tin vào các ngày hôm sau, ông thật ngạc nhiên và sửng sốt biết được đài này bất ngờ đưa ông lên địa vị của một “ người xuất chúng “. Ông kể với các tác giả là “ Gọi tôi là một người xuất chúng chưa đúng. Tôi sẽ công nhận mình là một người xuất chúng khi nào tôi đạt được việc loại trừ cảnh nghèo nàn của nhân dân Campuchia và mang lại hòa bình, sự phát triển kinh tế và an ninh cho Campuchia. Trong tương lai gần,tôi sẽ cố gắng bằng mọi nỗ lực để tổ chức cuộc bầu cử sắp đến theo kiểu tự do, công bằng và dân chủ mà không có sự hăm dọa”. Kỳ nghỉ của Hun Sen ở Vũng Tàu không phải ở trong tình trạng được giữ bí mật. Vì đó đã là thông lệ, mà hai Thủ tướng, Ranariddh và Hun Sen thường cho nhau biết, cũng như Hội đồng Bộ trưởng được biết trước về các kế hoạch đi nghỉ của họ. Hun Sen thông báo cho chính phủ là ông sẽ đi nghỉ ở Vũng Tàu từ ngày 1 đến 7 tháng 7. Đi cùng với ông và Bun Rany là các con của họ, những người này đang theo học ở Mỹ, Singapore và Pháp. Đó là lúc gia đình đoàn tụ cho tới khi kỳ nghỉ này được rút ngắn. Ranariddh không cho chính phủ biết chính xác khi nào ông sẽ đi ra nước ngoài. Ban đầu ông nói là sẽ đi Pháp vào ngày 9 tháng 7, nhưng bất ngờ ông lại bí mật rời khỏi nước vào ngày 4 tháng 7, ngay trước khi bắt đầu cuộc chiến. Thậm chí ngay trước khi các loạt súng nổ lách cách trên đường phố Phnom Penh, Ranariddh đã được báo trước về tình trạng lộn xộn này và đã vội vàng lên chuyến bay vọt sang Bangkok. Bằng các phản ứng nhanh chóng, Hun Sen đã lật đổ Ranariddh thật ấn tượng khi các lực lượng của ông chống lại và tiêu diệt quân đối địch của Ranariddh trong các cuộc xung đột vào ngày 4 và 5 tháng 7. Phnom Penh bị bốc cháy, dân chúng phải tản cư ra khỏi nhà và tiếng đại bác, súng cối cùng các loại súng máy đã làm mất đi cảnh thanh bình của thủ đô với nhịp sống thư thái. Người dân không thể hiểu tại sao giao tranh lại bùng nổ. Họ lo sợ cuộc nội chiến quay trở lại giống như bóng ma hãi hùng từ trong quá khứ. Dân chúng Campuchia mở đài Hoa Kỳ, họ nghe được Ranariddh tố cáo Hun Sen đã phát động cuộc đảo chính chống lại ông ta. Chính phủ đã được giải tán.. Người ta cho là nếu Hun Sen có ý định tiến hành cuộc đảo chính thì lúc ấy ông sẽ không đi nghỉ ở nước ngoài và sẽ có mặt ở thủ đô để điều hành diễn biến này. Có nguồn tin cho rằng đúng hơn là cuộc giao tranh đã được sắp đặt và phát động bở Ranariddh đang ở Phnom Penh vào ngay đêm xảy ra cuộc xung đột, trong khi Hun Sen đang ở nước ngoài. Và khi điều đó diễn ra thì Ranariddh đã bay sang Bangkok an toàn chỉ vài giờ trước khi chiến sự nổ ra. Lời giải thích của Ranariddh về biến cố này lại hoàn toàn trái ngược là: ông không làm điều gì phi pháp hoặc khiêu khích, và các lực lượng của Hun Sen đã phát động cuộc tấn công trước. Chính phủ cho biết “ Hoạt động khơi mào cho các cuộc xung đột là sự thành lập “ bất hợp pháp “ của hai thành lũy của quân đội Funcipec – một đơn vị đồn trú tại Wat Phniet ở tỉnh Kompong Speu và một đơn vị tập hợp các lực lượng chung quanh dinh thự của Tướng Chao Sambath, một cán bộ chỉ huy cao cấp của Funcipec. Khi chính phủ nhận được đơn khiếu nại của các giới chức ở Kompong Speu kêu ca là một đơn vị đồn trú “ bất hợp pháp” đã được dựng lên ở đó, họ đã yêu cầu Tướng Nhiek Bun Chhay của Funcipec chuyển quân của ông tới các doanh trại tại căn cứ Tang Krasang ở Phnom Penh. Nhưng ông ta từ chối. Tất cả quân đội thuộc các cánh chính trị của Campuchia đều được cho là đã được kết hợp với Lực lượng Vũ trang hoàng gia Campuchia (RCAF), nhưng cách lý giái thông tin này thường gây ra tranh cãi. Vào đêm ngày 4 tháng 7, trưởng ban tham mưu của RCAF, Tướng Ke Kim Yan đã cố thúc ép Nhiek Bun Chhay đóng cửa đơn vị doanh trại bất hợp pháp và chuyển quân của ông ta đi. Vị tướng này vẫn không mảy may lay chuyển. Một tối hậu thư đã được gửi tới Nhiek Bun Chhay buộc phải đóng cửa doanh trại của ông ta vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 5 tháng 7. Không có dấu hiệu nào cho thấy doanh trại ấy được đóng cửa, vào lúc 6 giờ sáng, Ke Kim Yan đã ra lệnh bao vây doanh trại này và vào lúc 6 giờ 30, quân của RCAF đã kéo vào và giải giới binh lính mới nhập ngũ bất hợp pháp. Cùng thời gian ấy, dinh thự của Tướng Chao Sambath đã biến thành một pháo đài nhỏ. Nhiều lần cố gắng kêu gọi binh lính của ông ta bỏ vũ khí đầu hàng không được. Sau khi các lực lượng bất hợp pháp ở Kompong Speu đã giải giới, thì quân đội dưới quyền của Nhiek Bun Chhay đóng tại phi trường Pochentong đã lấn chiếm sân bày vào ngày 5 tháng 7 và đóng cửa phi trường. Họ đă bắt nhốt một số viên chức của phi trường. Vào khoảng 5 giờ chiều, quân tăng viện từ căn cứ quân sự Tang Krasang của Nhiek Bun Chhay kéo đến phi trường để yểm trợ cho vị trí chiếm đóng của họ. Chính phủ coi việc đánh chiếm phi trường là lực lượng đối địch nhằm mục đích ngăn chặn Hun Sen từ Vũng Tàu trở về. Buổi sáng cùng ngày đó, Hun Sen xuất hiện trên truyền hình của nhà nước. Ông nói với dân chúng hãy giữ bình tĩnh và cố thuyết phục binh lính trở lại các doanh trại của họ. Khoảng 3 giờ chiều, lần đầu tiên sự yên bình của Phnom Penh đã không còn nữa kể từ ngày giải phóng Campuchia vào năm 1979. Khi vệ binh kéo đến dinh thự của Chao Sambath, họ đã mai phục nổ súng từ bên trong và ở các vị trí gần dinh thự này. Khi ấy lực lượng vệ binh dùng xe tăng T-55 để biểu dương sức mạnh, nhưng quân chống đối đã bắn vào bánh xích của xe tăng bằng hỏa tiễn chống tăng. Vì khu chiến sự này dân cư đông đúc, nên lực lượng vệ binh không thể trả đũa lại cho tới khi các cư dân ở đấy rời khỏi nhà của họ. Ngay sau đó, hai bên đụng độ với nhau ở ba nơi: dinh thự của Nhiek Bun Chhay, tại phi trường Pochentong và tại doanh trại quân đội Tang Krasang. Dân chúng ngồi co cụm lại vì sợ thành phố đang bị vang dội tiếng gầm thét của súng cối DK-82 và DK-75 được gắn trên các loại xe bọc thép và hàng loạt tiếng nổ của đại bác 100 ly gắn trên các xe tăng. Khi màn đêm buông xuống, thành phố còn bốc cháy và tiếng gầm thét của các loại hỏa lực đã lắng dịu, cư dân thành phố, những người phải chịu những tiếng nổ đinh tai, đã trút ra những tiếng thở dài để vơi bớt nỗi sợ. Hun Sen và các sĩ quan chỉ huy của ông đã không ngủ cả đêm đó. Họ đã phải ngồi xổm để xem xét tình hình. Từng được huấn luyện là một cán bộ chỉ huy du kích, Hun Sen buộc phải ra tay đảm đương trách nhiệm. Vào những giờ phút đầu tiên của sáng ngày 6 tháng 7, ông quyết định mở các cuộc hành quân truy quét. Nhưng các lực lượng của Ranariddh không chịu bỏ cuộc. Họ tiếp tục tấn công. Vào lúc 4 giờ sáng, đội hình với hai hàng xe tăng và quân đội của Funcipec đã di chuyển ra khỏi doanh trại Tang Krasang và chạy về hướng thủ đô. Chính phủ phản ứng lại bằng cách thiết lập ngay hàng rào quân đội chung quanh nơi ở của Chao Sambath và cố ngăn chặn hai hàng xe tăng này tiến vào thành phố. Trên đường tiến vào thành phố, các lực lượng của Nhiek Bun Chhay đã chiếm được các kho của quân đội, phần lớn vũ khí được Ranariddh nhập khẩu về cất giữ ở đấy. Khi quân của ông ta đến phòng tuyến bên ngoài thành phố, cánh quân đi đầu của họ bị các lực lượng của chính phủ chặn đứng. Các lực lượng thiện chiến của Nhiek Bun Chhay đã được lệnh đào hầm để chống lại vệ binh. Trước tình hình nguy ngập này, Hun Sen đã ra lệnh cho lực lượng cảnh vệ tinh nhuệ của ông gấp rút kéo từ Takhmau tham gia vào trận chiến vì các đơn vị khác của RCAF đã được dàn trận trong thành phố, còn các đơn vị tỉnh đội ở quá xa không thể hành quân về kịp thời. Lúc 9 giờ 30 sáng, lực lượng cảnh vệ phối hợp với trung đoàn 70 được 3 xe tăng và 3 xe bọc thép yểm trợ đã đến chiến tuyến để tiếp viện cho vệ binh và lực lượng đặc nhiệm. Hai xe tăng của chính phủ đã bị phá hủy trong các cuộc giao chiến vào buổi sáng. Một mặt trận mới được mở ra vào buổi chiều. Các lực lượng đã được triển khai tại dinh thự của Ranariddh và ngoại vi của nó đã bắt đầu nổ súng. Quân của Funcipec, Tướng Serey Kosal đã tấn công dinh thự Bộ trưởng Sok An, nhưng đã bị đẩy lùi. Kế tiếp, các lực lượng quân chính phủ đã tấn công dinh thự của Ranariddh và buộc quân phòng thủ bên trong phải đầu hàng. Lúc 2 giờ 30 chiều. các lực lượng của Ranariddh đóng bên trong sở chỉ huy của Đảng Funcipec ở gần cầu Chroy Changva đã bắn vào quân chính phủ được triển khai ở gần đó. Quân của Ranariddh nhanh chóng bị áp đảo. Cuộc tấn công cuối cùng tại doanh trại Tang Krasang bắt đầu vào khoảng 3 giờ 30 chiều, khi quân tăng viện gấp rút đến yểm trợ cho lực lượng vệ binh của Hun Sen. Các lực lượng của Quân khu II đã đến sau khi chiếm lĩnh được trận địa ở sở chỉ huy của Đảng Funcipec. Lữ đoàn 444 của Quân khu III được 6 xe tăng yểm trợ đã từ tỉnh Kompong Speu kéo đến. Cùng nhau đánh bọc hậu vị trí của quân Nhiek Bun Chhay, đã gây cho đối phương của họ bị thương vong nặng nề. Lúc 6 giờ chiếu, quân của lữ đoàn 444 đã chiếm lĩnh được dinh của Chao Sambath và lúc 7 giờ tối quân của Ranariddh đã rút chạy tán loạn. Vào các ngày sau đó, Hun Sen đã giải thích lý do tại sao ông đã phải phát động trận chiến phủ đầu ác liệt chống lại các chỉ huy quân đội của Ranariddh, những người này đã âm mưu thiết lập quân đội bí mật và di chuyển các lực lượng của họ đến Phnom Penh mà không có sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng. Để tăng thêm sự khiêu khích, ông Ranariddh đã nhập khẩu một khối lượng vũ khí rất lớn mà không có sự nhất trí của Bộ Quốc phòng. Các tướng lĩnh của ông ta đã củng cố các đơn vị của họ bằng cách tuyển mộ quân Khơme Đỏ. Các cuộc đàm phán bí mật của Ranariddh với Khơme Đỏ nhằm mục đích gây dựng liên minh được xem là một sự khơi mào chiến tranh. Một Ranariddh ôn hòa đã được thay bằng một chính khách thèm khát cân bằng lực lượng với Hun Sen, và do muốn có được sự che chở cho vị thế của mình bằng cách dùng lực lượng vũ trang. Đó là một sai lầm tai họa đã thách thức thẳng thừng nhân vật xuất chúng này nổi lên. Khi Ranariddh thấy Hun Sen đã thành công trong việc tách rời một người lãnh đạo Khơme Đỏ, Ieng Sary ra khỏi Pol Pot vào năm 1996, vị hoàng tử này đã cố gây dựng lên một liên minh gồm các phe phái du kích khác. Nhưng vẫn có sự khác biệt. Hun Sen không tuyển mộ quân Khơme Đỏ vào các lực lượng của ông, trong khi liên minh của Ranariddh nhắm vào việc dùng quân Khơme Đỏ để củng cố các lực lượng của ông ta, một động cơ để Khơme Đỏ còn tồn tại. Cuộc họp bí mật của Khơme Đỏ đã bị tờ Phnom Penh Post phát hành vào ngày 22 tháng 5 đến ngày 4 tháng 6 năm 1988 phơi bày, đã xác định những nghi ngờ Ranariddh lại gia nhập các lực lượng vào các lực lượng với các liên minh kháng chiến trước đây. Bài báo cho rằng Khơme Đỏ đã chấp nhận các lời đề nghị của Ranariddh gia nhập Mặt trận Thống nhất Dân tộc, nhưng cốt để nó tự củng cố sức mạnh mà sẽ phản bội lại Ranariddh sau này, và cướp chính quyền để hoàn tất cuộc cách mạng nông dân còn dở dang. Sự vạch trần này đã cho thấy những lời tuyên bố của Ranariddh rằng ông không bao giờ hợp tác với Khơme Đỏ sai sự thật. Chúng còn thanh minh cho cuộc tấn công của Hun Sen tiêu diệt quân đội của Ranariddh. Các tờ báo của Khơme Đỏ này vốn bị cháy sém gần hết đã được phóng viên của tờ Post nhặt được tại một ngôi nhà gần nhà của Pol Pot vào ngày 15 tháng 5 năm 1998 ở Choam, cách Anlong Veng khoảng 14 ki lô mét, còn lại sau đám hỏa táng của ông ta. Các tài liệu này đã được Pich Chheang, nguyên Đại sư Khơme Đỏ ở Trung Quốc và Yim San, Tư lệnh của sư đoàn 980 Khơme Đỏ xác nhận. Một trong những nội dung ở các tài liệu thu giữ được cho biết “ Một chiếc tàu của Ranariddh đã bị chìm ở biển, nhưng tàu của chúng tôi không bị. Chúng tôi phải giúp ông ta, nhưng cách chúng tôi giúp là đưa cho ông ta cây gậy – chứ không phải là bàn tay, không phải ôm lấy, không phải để cho ông ta leo lên tàu của chúng tôi, nếu không tất cả chúng tôi đều chết. Chúng tôi buộc phải dùng mánh lới ấy”. Một quan chức của Khơme Đỏ, Ta Tem, với lời trích dẫn cho biết “ Mặt trận không quan trọng. Ký kết gia nhập vào Mặt trận chúng tôi mới hợp pháp. Một khi chúng tôi hợp thức hóa thì thế giới sẽ giúp chúng tôi … Mặt trận chỉ là sự chuyển tiếp để nắm lấy quyền lực, chứ không phải để chết, nhưng để nắm giữ quyền lực và chống lại yuon “ ( Một từ có ý miệt thị người Việt Nam ). Khi bị mất ảnh hưởng bên trong chính phủ và trong hàng ngũ đảng viên do họ không còn chịu đựng kiểu độc tài của ông ta, Ranariddh đã trở nên thất vọng và cần gây dựng lên một liên minh với những người Campuchia khác để củng cố cơ sở chính trị của mình và tuyển mộ quân đội có thể dũng cảm đương đầu với các lực lượng trung thành với Hun Sen. Con đường duy nhất để đạt được nhiệm vụ khó có thể thực hiện như thế, ông ta phải ngả sang Khơme Đỏ cầu viện. Vào năm 1996, Đảng Funcipec của Ranariddh chỉ còn là bóng mờ của bản thân nó trước đây. Đảng này đã bị suy yếu đi do việc sa thải Bộ trưởng Bộ Tài chính Sam Rainsy khỏi chính phủ năm 1994, và khỏi đảng năm 1995, cũng như việc bắt giữ và trục xuất Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Norodom Sirivudhdh vào năm 1995. Vào giai đoạn ấy, Ranariddh đã tố giác ông Sirividhdh âm mưu giết Hun Sen. Tệ hại hơn nữa, Đảng Funcipec của ông ta bị rối rắm vì sợ Đảng CPP có thể thắng cử trong cuộc bầu cử năm 1998. Còn về phần mình, cứ mỗi bước Ranariddh càng thêm thất vọng. Ông không thể có người của mình được bổ nhiệm vào các chức vụ trong Bộ Thông tin hoặc các thẩm phán ở các tòa án. Ông cảm thấy bị áp đảo bởi sức mạnh đáng sợ và tầm tay của chính quyền dân sự thuộc Đảng CPP. Do đó, Ranariddh đã mở ra sự công kích quyết liệt đối tác liên hiệp với mình, Đảng CPP tại Đại hội Đảng Funcipec vào tháng 3 năm 1996. Đại hội này mở đầu là bài phát biểu hòa dịu. Thậm chí Ranariddh đã mời Hun Sen tham dự phiên khai mạc, nơi các biểu ngữ trong hội trường tuyên bố “ Liên minh Funcipec – CPP Muôn năm “. Không lâu sau khi Hun Sen rời khỏi phiên họp, Ranariddh đã nói toạc ra ý tưởng chia sẻ quyền lực và tố cáo chính phủ là bù nhìn của Việt Nam. Sau đó, ông đe dọa rút khỏi chính phủ liên hiệp này. Một Ranariddh suy nhược đã bắt đầu đưa ra lới thương lượng với Sirivudhdh. Đảng CPP đã thấy rõ được đây là một kiểu đòn xóc hai đầu có ý đồ phá rối chính phủ liên hiệp. Khi Đảng Funcipec xây dựng các lực lượng của họ, Ranariddh đã nhập khẩu gần 3 tấn vũ khí để trang bị cho binh lính của ông. Số vũ khí này được nhập vào bí mật với danh nghĩa của Ranariddh là “ các phụ tùng thay thế”. Khi container ấy được kiểm tra tại cảng Sihanoukville ở miền nam, các viên chức đã phát hiện các loại súng hỏa tiễn, súng trường AK-47, súng ngắn và đạn dược. Tướng Choa Phirun, Cục trưởng cục quân cụ và kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng, nói rằng “ các phụ tùng thay thế” của ông Ranariddh được nhập khẩu mà cục của ông không hay biết và không có sự chấp thuận của Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh hoặc Chính phủ Hoàng gia. Khi Ranariddh càng có quan điểm cực đoan, ông càng quyết liệt thăng cấp cho các cấp chỉ huy, chẳng hạn như, Serey Kosal và Nhiek Bun Chhay lên giữ các chức vụ cao hơn trong quân đội của ông, Khi Serey Kosal không cho đài truyền hình nhà nước phát sóng là khi ấy đài đã bị tấn công bằng hỏa tiễn và súng máy. Cuối cùng, các sự kiện bị bưng bít này đã nổ ra thành cơn bộc phát đấu tranh lật đổ Ranariddh. Mặc dù Ranariddh đã tìm được chỗ ẩn náu ở Bangkok, nhưng ông ta vẫn phải đương đầu với các lời buộc tội về việc nhập khẩu vũ khí bất hợp pháp. Ranariddh đã phải miến cưỡng đối diện với những lời buộc tôi này tại tòa án binh ở Phnom Penh. Sau hàng tháng bặt vô âm tín, trong khi ấy Hun Sen khăng khăng là nếu Ranariddh quay lại thì ông sẽ điệu ông ta thẳng từ phi trường vào nhà tù, nhưng rồi Hun Sen đã bớt gay gắt hơn và đề nghị ân xá cho ông ta. Cuối cùng, Ranariddh đã được ân xá của Quốc vương Sihanouk. Nhưng về mặt chính trị, Ranariddh đã trở nên yếu kém và Đảng của ông ta đã chia rẽ ít nhất thành 9 phe. Ông đã bị tước mất quyền bất khả xâm phạm của Quốc hội và bị thay chức vụ Thủ tướng thứ nhất trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội vào ngày 6 tháng 8 năm 1997. Sau sự tiếp quản của quân đội, Hun Sen cho biết “ Ông Ranariddh đã đi ngược lại luật pháp. Tòa án sẽ phải phân xử trường hợp của ông ta theo đúng luật pháp. Tôi chưa bao giờ coi ông Ranariddh là kẻ thù của mình, do đó tôi đã đề nghị tòa tuyên án ân xá cho ông ta “. Ông nói thêm “ Chúng tôi không kiện Funcipec quyết liệt, nhưng cực lực lên án nhóm cực đoàn quá khích do Ranariddh lãnh đạo và một số tướng lãnh của ông ta”. Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi đáng ngại. Rõ ràng là việc giết hơn 40 người ủng hộ Ranariddh có thể đã được tránh né. Hun Sen cho biết “ Tôi không muốn cuộc giao tranh xảy ra, nhưng Ranariddh và các tướng lãnh của ông ta đã không cho chúng tôi sự lựa chọn nào khác. Không thể nào tránh được sẽ xẩy ra thương vong cho cả hai bên cũng như trong dân chúng”. Tình trạng phá hoại dinh thự của Ranariddh có phải là một hành động cố ý hay do quân lính bị hăng máu lên trong lúc chiến sự nóng bỏng? Hun Sen nói “ Chiến sự lúc nào cũng gây thiệt hại về nhân mạng và tài sản, dù điều đó thuộc về cá nhân hay đảng phái chính trị. Tốt hơn là không nên gây ra chiến sự”. Nước cờ được Hun Sen tính toán đã cho thấy ông có thể không chịu nhượng bộ Mỹ và ASEAN, dù cho điều đó có nghĩa là trong tương lai gần sẽ bị Mỹ từ chối viện trợ hoặc sẽ không có được tư cách thành viên của nhóm các nước trong khu vực, mà ông hy vọng sẽ giành được cả hai mục tiêu đó vào đầu năm 1998. Không phải chỉ có một nước gán cho cuộc tấn công của Hun Sen là một cuộc đảo chính. Nhưng Ranariddh nói “ Chúng tôi phải gọi một con mèo là con mèo. Tất nhiên đó là một cuộc đảo chính”. Về phần mình, Hun Sen cho chúng tôi biết “ Tôi thật bực mình khi người ta nói rằng tôi đã tiến hành một cuộc đảo chính, vì vào thời điểm ấy, tất cả các con tôi đã từ New York và Singapore trở về nhà và mẹ tôi ở với tôi. Nếu tôi có ý phát động một cuộc đảo chính thì tôi sẽ không gọi con cái mình trở về nhà và chăm sóc mẹ tôi tại nhà của mình khi chiến sự đang diễn ra”. Hoa Kỳ mới chỉ tạm hoãn viện trợ hai phần ba trong số 35 triệu đô la số tiền viện trợ hàng năm, nhưng chính phủ Clinton không còn gọi đó là một cuộc đảo chính. Việc gọi như vậy sẽ làm bất kỳ việc viện trợ nào cho Campuchia đều bị xem là bất hợp pháp theo luật pháp của Hoa Kỳ: cấm tài trợ cho một chế độ được dựng lên do cuộc nổi dậy. Quá trình bắt đầu viện trợ trở lại sẽ càng phức tạp hơn trong các cuộc tranh luận của Quốc hội không biết bao giờ ngưng, và những người phải hứng chịu thiệt hại cuối cùng là người dân Campuchia. Nhật Bản vẫn không cắt giảm 70 triệu đô la viện trợ của họ; trong khi Trung Quốc, ASEAN, Úc và Liên Minh châu Âu không hoàn toàn phản đối sự nổi lên của một nhà lãnh đạo đanh thép, họ hy vọng người ấy cuối cùng sẽ chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài. Một trở ngại lớn cho Hun Sen là bị các nước ASEAN từ chối cho Campuchia gia nhập vào nhóm các nước của họ tại một cuộc họp cấp Bộ trưởng vào ngày 10 tháng 7 năm 1997. Rõ ràng đã bị thất vọng bởi các tiêu chuẩn nước đôi của ASEAN, họ đã chấp nhận Myanmar, dù ủy ban hành chính quân sự của nước này vi phạm nhân quyền, trong khi lại từ chối tư cách thành viên của Campuchia, Hun Sen đã quay sang tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc. Ông đã tôn Bắc Kinh lên bằng cách cho đóng cửa văn phòng đại diện của Đài Loan ở Phnom Penh sau khi kết tội họ ủng hộ Ranariddh. Tòa đại sứ Trung Quốc ở Phnom Penh cho biết họ đánh giá cao sự thay đổi của ông đối với chính sách một nước Trung Quốc. Với cuộc sống lưu vong tự gây ra cho mình của Ranariddh, Sihanouk đã ủng hộ bộ đội Hun Sen, vẫn ở cương vị phó Thủ tướng và Ung Huot đã được Quốc hội bổ nhiệm làm Thủ tướng thứ nhất qua một cuộc bỏ phiếu vào ngày 6 tháng 8. Sihanouk không ủng hộ cho sự nỗ lực vận động của con trai ông làm đại diện cho quốc gia tại Liên Hiệp Quốc khi ông không còn quá gần gũi với Ranariddh; và thay vào đó, ông chấp thuận những quan chức được hai nhân vật có thế lực ở Phnom Penh này bổ nhiệm. Ban đầu Sihanouk đã không lên án các cuộc xung đột quân sự vốn dẫn tới việc lật đổ Ranariddh. Vì thế, việc từ chối ủng hộ Ranariddh của ông đã cho thấy các tình trạng căng thẳng trong hoàng gia. Hun Sen nói “ Quốc vương không thiên lệch bên nào và nhất là các đảng phái chính trị. Hơn nữa, phụ hoàng và mẫu hậu của họ có đến 11 triệu người con lúc nào cũng gọi họ là cha và mẹ, là ông và bà. Do đó chắc chắn quốc vương không theo phe phái của người này chống lại người kia. Đó là tấm lòng nhân hậu của quốc vương mà tôi đã hiểu rõ”. Khi Pháp và Nhật Bản ủng hộ Hun Sen, thì Hoa Kỳ muốn thấy sự trở lại của Ranariddh. Hun Sen cho biết “ Khuynh hướng hiện thời là mở cửa cho tất cả các đảng phái chính trị và các chính khách, kể cả Ranariddh tham gia vào cuộc tuyển cử. Chính phủ hoàng gia làm mọi thứ có thể theo chiều hướng này”. Ngay cùng một lúc, 39 đảng phái chính trị đã đăng ký tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1998, nhân vật có thế lực nhất rõ ràng là Hun Sen mà dường như ông đã tự xác định cương vị lãnh đạo đất nước của mình có thể hội đủ điều kiện để đi vào thế kỷ mới. Được quân đội hậu thuẫn, một mạng lưới chính quyền rộng lớn ủng hộ và được các vệ binh bảo vệ, nhà lãnh đạo trẻ dường như đã không còn bị nao núng với bất cứ cuộc đảo chính nào trong tương lai bằng các rào chắn chặt chẽ của những người lãnh đạo trong chính quyền dân sự và các cấp chỉ huy quân đội được tuyển lựa kỹ vốn đều một lòng trung thành với ông. Hun Sen kể “Dựa vào nền tảng này tôi đã khuyên ông Ranariddh và các nhà lãnh đạo khác là nếu họ muốn lật đổ tôi bằng quân đội, họ sẽ phải chờ đến 10 hoặc 15 năm nữa. Họ sẽ phải chờ cho tới khi những người mà tôi tuyển mộ nghỉ hưu, vì 90% các tướng lãnh và các sĩ quan trẻ đều là người của tôi. Phó Chủ tịch tỉnh Siem Reap là một vị Tướng hai sao, người tôi đã tuyển dụng. Những người đã chia sẽ ( quyền lực ) với tôi hiện nay đã trải rộng ở khắp nước”. Ông nói tiếp “ Họ không thể quay súng bắn lại tôi. Họ sẽ không từ chối thi hành mệnh lệnh nếu Hun Sen đưa ra mệnh lệnh đó. Còn về phía ông Ranariddh mà nghĩ như vậy là một sai lầm lớn. Tôi khuyên ông ta là nếu ông ta muốn giành được thắng lợi hơn Hun Sen thì ông ta sẽ phải thể hiện đường lối chính trị tài tình hơn Hun Sen. Nếu ông ta phát động bất cứ cuộc phiêu lưu quân sự nào thì điều đó sẽ nguy hiểm cho ông ta. Chúng tôi chỉ cần 11 giờ trong vòng 24 tiếng để chấm dứt sự cố ấy”.