Abixini (Abyssinie), tên gọi cũ của Ethiopie thuộc vùng Đông Bắc Phi Châu bên bờ Biển Đỏ. Bị phát xít Ý xâm chiếm năm 1935-36. Abơraham Linhcôn (Lincoln Abraham), 1809-1865, nhà chính trị đảng Dân Chủ chống chủ nghĩa nô lệ, giữ chức vụ tổng thống Hoa Kỳ và lãnh tụ miền Bắc trong thời kỳ nội chiến phân tranh. Ácsimét (Archimède), 287-212 trước T.L., nhà bác học Hy Lạp, tìm ra nguyên tắc mang tên ông về sức đẩy của vật lỏng. Ađôn Giofe (Joffé Adolf), 1883-1927, nhà ngoại giao Liên Xô, tự sát năm 1927 để phản đối sự đàn áp những thành phần trốtkýt trong đảng. Amua (Amour, Heilong Jiang), con sông chia ranh giới Nga-Hoa ở Đông Bắc Trung Quốc do hai giòng Chilka và Argon họp lại. Anđơrê Git (Gide André), 1869-1951, nhà văn Pháp nhân bản, tác giả Trở về Từ Liên Xô, 1936. Giải Nobel văn chương, 1947. Anđôreiep (Andreiev Leonid), 1871-1919, nhà văn và soạn kịch Nga biểu hiệu cho trường phái tượng trưng. Axin (Achille), nhân vật trong hùng ca Cổ Hy Iliade, được truyền tụng là ông chỉ có mỗi nhược điểm ở gót chân. Babớp (Babeuf Gracchus), 1760-1797, nhà cách mạng Pháp, tiền thân của chủ nghĩa Cộng Sản với thuyết bình đẳng. Bị Hội Đồng Chấp Chánh (Directoire) xử tử. Bácbuýt (Barbusse Henri), 1873-1935, nhà văn Pháp, thuộc đảng Cộng Sản Pháp. Giải thưởng Goncourt năm 1915. Thành lập tổ chức cựu chiến binh và các nhóm trí thức cách mạng Clarité. Báctu (Barthou Louis), 1862-1934, nhà chính trị Pháp, chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng 1913, bộ trưởng Ngoại Giao năm 1934, bị thiệt mạng trong vụ ám sát Alexandre Đệ Nhất của Nam Tư ở Mácxây (Marseille). Banđuynh (Baldwin Stanley), 1867-1947, nhà chính trị Anh, thủ tướng thuộc phe Bảo Thủ 1935-1937. Bara (Barras Paul), 1755-1829, nhà chính trị Pháp, đại biểu Hội Nghị Quốc ước (Convention) 1793, chống lại Robespierre, ủy viên Hội Đồng Chấp Chánh 1795-/799. Bắt buộc từ chức sau 18 Sương Mù (18 Brumaire). Beclinơ Tagơbơlat (Berliner Tageblatt), Bá Linh Nhật Báo. Belakun (Kun Béla), 1886-1938, nhà cách mạng thành lập Cộng Hòa Hội Nghị Hungari năm 1919, thành viên Đệ Tam Quốc Tế (Komintern) bị Stalin xử tử. Phục hồi năm 1956. Bitmác (Bismarck Otto von), 1815-1898, thủ tướng nước Phổ (Prusse) thống nhất đế quốc Đức 1871, thủ tướng bảo thủ Đức cho đến 1890. Bônapactơ (Bonaparte) 1769-1821, chỉ Napoléon Đệ Nhất. Ông tham gia cuộc đảo chính 18 Sương Mù (18 Brumaire) ngày 9- 11-1799, trở thành Tổng Tài Thứ Nhất (Premier Consul). Ngày 1-5-1804, ông được Thượng Viện nước Pháp tôn lên ngôi Đại Đế. Ngày 2-12 được Giáo Hoàng La mã phán lễ đăng quang. Sau cuộc thất bại tại Oa-téc-lô (Waterloo), ông bị đưa đi đầy ở đảo Xanh Hêlenơ (Saint Hélène) tới khi chết. Bơret-Litôp (Brest-litovsk), thành phố Liên Xô xứ Cộng Hòa Xô Viết Biélorussie, gần biên giới Ba Lan nơi chính quyền Xô Viết Nga ký hòa ước với các đế quốc Đức và Áo-Hung năm 1918. Bơritxo (Brissot Jacques), 1754-1793, lãnh tụ của nhóm tư sản Girôngđanh ở Hội Nghị Quốc ước trong thời kỳ Cách mạng Pháp, chống lại phe Giacôbanh, bị Công Xã Paris xử tử. Budienni (Boudienny Siméon), 1883-19?, chỉ huy Đệ Nhất Kỵ Binh Hồng Quân trong thời kỳ phôi thai, phong hàm Thống Tướng 1935, Anh Hùng Liên Xô 1958. Bukharin (Boukharine Nikolai), 1888-1938, nhà kinh tế Liên Xô, lý thuyết gia của Đảng Cộng Sản, lãnh tụ của nhóm đối lập cánh Hữu. Mất chức chủ tịch Đệ Tam Quốc Tế năm 1928, bị kết án và xử tử 1938. Phục hồi 1988. Catơrin Đệ Nhị (Catherine II) (tên gọi La Grande), 1729-1796, nữ hoàng Nga, mẫu mực của những nhà cai trị “chuyên chế sáng suốt.” Dưới triều bà, cải tổ hành chánh và mở mang bờ cõi nước Nga (xâm lấn Ba Lan), đàn áp cuộc nổi loạn nông dân của Pougachev. Cớcdơn (Curzon George, hầu tước), 1859-1925, bộ trưởng Ngoại Giao Anh 1919-1924, đặt tên cho lằn ranh giữa Nga và Ba Lan do phe Đồng Minh đề nghị vào năm 1919. Cơpecnich (Copernic Nicolas), 1473-1543, nhà thiên văn Ba Lan đánh dấu cách mạng tư tưởng và khoa học với thuyết vận chuyển của trái đất chung quanh mặt trời Cơrôngstat (Cronstadt), đảo và căn cứ hải quân gần Léningrad trong vịnh Phần Lan, nơi xảy ra các cuộc nổi loạn của lính thủy các năm 1905, 1917 và chống lại chính quyền Xô Viết năm 1921. Cơrupcaia (Kroupskaia Nadejda), 1869-1939, vợ của Lênin, người được ông ủy thác bản Di chúc năm 1924. Dinôviép (Zinoviev Grigori), 1883-1936, đồng chí thân tín của Lênin, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ tịch đầu tiên của Quốc Tế Cộng sản (Đệ Tam Quốc Tế), bị kết án và xử tử (vụ án Matxcơva) 1936. Phục hồi 1988.Đavít (David), 1010-970 trước T.L., vua thứ nhì của Do Thái, theo truyền thuyết, đánh thắng lực sĩ khổng lồ người Philixtanh là Goliát, tượng trưng cho cái mưu trí có thể chiến thắng được sức mạnh. Đônét (Donetz), con sông và đồng bằng mỏ than miền Tây Liên Xô, một nhánh của giòng Don. Đôngkisốt (Don Quichotte), nhân vật kiếm hiệp trong tiểu thuyết của nhà văn Tây Ban Nha Cervantès (đầu thế kỷ XVII) đánh dấu sự thành hình của tiểu thuyết cận đại. Đơniép (Dniepr), con sông Liên Xô ngang thành phố Kiev và đổ ra Hắc Hải. Đập thủy điện. Đuma (Douma), Quốc Hội dưới thời Nga Hoàng. Ettôni (Estonie), quốc gia vùng Ban-tích thuộc Đế Quốc Nga từ 1721 đến 1920. Độc lập từ 1920 đến 1940 trước khi trở thành một Cộng Hòa trong Liên Bang Xô Viết. Etiopi (Ethiopie), quốc gia thuộc vùng Đông Bắc Phi Châu bên bờ Biển Đỏ. Bị phát xít Ý xâm chiếm năm 1935. Hội Quốc Liên (Société des Nations) (S.D.N.). Tiền thân của Liên Hiệp Quốc (O.N.U.) thành lập năm 1920, trụ sở đặt tại Giơnevơ. Hội Đồng Hàng Tỉnh (Zemstvo), dưới thời Nga Hoàng, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cơ chế với quyền lực rất giới hạn. Galilê (Galilée), 1564-1642, nhà bác học người Ý, nhờ phát minh ra ống viễn kính làm đổi mới quan niệm về vũ trụ vào thời của ông. Galix (Galicie), vùng đất Trung Âu giữa Ba Lan và Ucơren và là mối tranh chấp giữa hai quốc gia trong thời kỳ giữa hai thế chiến. Ghiôm Đệ Nhị (Guillaume II), 1859-1941, vua nước Phổ (Prusse) và Đại Đế Đức Quốc trong thời kỳ Đế Chiến Thứ Nhất. Từ ngôi và biệt xứ sau khi bại trận. Giacôbanh (Jacobins), nhóm chính trị phái tả dưới thời Cách mạng Pháp, từ 1792 do Rôbetspie lãnh đạo, phong trào tiên phong đối lập với phe ôn hòa phái hữu. Giuhô (Jouhaux Léon), 1879-1954, tổng thư ký Nghiệp Đoàn Lao Động C.G.T. cho đến năm 1940. Giuyđê (Judée), miền nam Paléttin dưới thời Cổ Hy Lạp. Gôliát (Goliath), lực sĩ khổng lồ người Philixtanh bị Đavít đánh bại. Gơben (Goebbels Joseph), 1897-1945, bộ trưởng Tuyên Truyền nước Đức dưới thời Quốc Xã Hítle. Giơócdi (Georgie), Cộng Hòa Xô Viết phía Nam, bên bờ Hắc Hải. Ghêpêu (Guépéou), tổ chức công an mật vụ dưới thời Stalin, tiền thân của NKVD cho đến năm 1934. Iagođa (Iagoda), 1891-1938, vào đảng năm 1907. Một trách nhiệm (lãnh đạo?) của Tchéka (công an chính trị) năm 1920. Bộ trưởng Nội Vụ năm 1934. Bị cách chức năm 1937, bị kết án tử hình và trảm quyết trong vụ án Matxcơva năm 1938. Ibêrich (Ibérique), chỉ bán đảo ở Tây Nam Âu Châu gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Jdanôp (Jdanov Andrei), 1896-1948, ủy viên Bộ Chính Trị Đảng CS Liên Xô (1939), lãnh đạo chính sách văn hóa dưới thời Slalin. Ông là người đã nêu ra quan niệm “Văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Kamênep (Kamevev Lev), 1883-1936, đồng chí thân tín của Lênin, ủy viên Bộ Chính Trị (1919-1925) bị Stalin kết án và xử tử 1936 (vụ án Matxcơva). Phục hồi năm 1988. Kenlô (Kellog Frank), 1856-1937, ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Coolidge (1927-1929), cùng ngoại trưởng Pháp Aristide Briand chủ trương hiệp ước khước từ chiến tranh (Hòa ước Briand-Kellog) năm 1928. Kêrenski (Kerenski Alexandre Fidorovitch), 1881-1970, đảng Xã Hội Cách Mạng, chủ tịch Chánh Phủ Lâm Thời tại Nga 1-7-1917 sau cách mạng Tháng hai và bị Cách mạng Tháng mười lật đổ. Kirốp (Kirov S.M. Kostrikov), 1888-1934, một lãnh đạo Cộng sản thân tín của Stalin. Cuộc đại hội nghị XVII (tháng 3-1934) bầu cử ban T.U. Đảng, trong đó Stalin đứng đầu rồi đến Kirốp. Nhưng trong thực tế Stalin kém phiếu Kirốp rất xa. Ông Kaganovich trách nhiệm tổ chức đại hội nghị, sợ đại hội kiểm soát thùng phiếu, đã ra lệnh đốt hết số phiếu trong thùng, rồi tuyên bố Stalin trúng cử. Ngày 1-12-1934, Stalin sai người giết Kirốp rồi sử dụng cái chết đó để tiễu trừ bạn hữu của Kirốp và các lãnh tụ đối lập. Vụ ám sát Kirốp mở đầu cho các vụ án Mátxcơva 1936-38. Lavan (Laval Pierre), 1883-1945, chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Pháp 1935-36, về sau thủ tướng của chính phủ Pétain (1942) cộng tác với Đức Quốc Xã. Lêông Bơlum (Buôn Léon), 1872-1950, lãnh tụ đảng Xã Hội (S.F.I.O.) Pháp, chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng của Mặt Trận Bình Dân từ tháng 6-1936. Lêttôni (Lettonie), một trong ba quốc gia ban-tíc cùng với Lituani và Ettôni, thuộc Đế chính Nga cho đến cuối Thế Chiến Thứ Nhất và độc lập trong thời gian 1920-1940, trước khi trở thành một Cộng hòa trong Liên bang Xô viết Litvinôp (Litvinov Maksim), 1876-1951, ngoại trưởng Liên Xô (1930-39) chủ trương gần gũi với Pháp và Hoa Kỳ để chống lại khối Trục phát xít. Bị Molotov thay thế năm 1939. Lôi Gioocgiơ (Lloyd George David), 1863-1945, thủ tướng Anh (1916-1922) thuộc cánh tả của Đảng Tự Do (Libéral). Maiacôpski (Maiakovsky Vladimir), 1893-1930, nhà thơ Nga thuộc trường phái vị lai, ủng hộ Cách mạng Tháng mười. Chỉ trích chiều hướng mới của chế độ dưới thời Stalin trong những vở kịch của ông. Sau này tự sát. Micôian (Mikoyan), 1895-1978, nhà chính trị Nga. Vào ban T.U. năm 1923, kinh tế gia rồi chủ tịch Xô viết Tối cao (1964-196 5) và mất chức vụ đồng thời với Krupxếp, rồi bỏ hoạt động chính trị năm 1976. Mirabô (Mirabeau Honoré, Comte de), 1749-1791, nhà chính trị Pháp, đại biểu Đệ Tam Giai Cấp năm 1789, cổ võ một nền quân chủ lập hiến. Môlôtốp (Molotov Viatcheslav), 1890-1986, ủy viên Bộ Chính Trị 1926, thay thế Litvinov ở chức ngoại trưởng Liên Xô 1939-49. Môlôtốp ký với Ribăngtrôp (Ribbentrop) ở Điện Cơremlanh, ngày 28-9-1939, Hiệp định Đức Nga. Sau này tham gia Hội đàm Yalta và Téhéran. Sau khi Stalin chết, 1953, ông trở lại chức ngoại trưởng, đại diện cho khuynh hướng stalinin thủ cựu nhất. Bị Kruxếp hạ bệ khỏi chức Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng năm 1957. Đại sứ ở Mông cổ (Mongolie) 1957-1961. Năm 1964 bị đuổi ra khỏi đảng Cộng Sản. Nicôla Đệ Nhị (Nicolas II), 1868-1918, Nga hoàng 1894-1917, bị Cách mạng Tháng hai lật đổ, bị trảm thủ ngày 17-12-1918 cùng với cựu Hoàng gia. Oocgiônikitze (Ordjonikidze), 1886-1934, vào đảng năm 1903, mật sứ của Lênin, rồi đồng minh với Stalin. Chủ tịch T.U. Đảng Bônsêvich và ủy viên Bộ Chính Trị (1926). ông chết trong bí mật. Theo tin tức công khai là tự vẫn, nhưng công luận nghi ngờ là bị ám sát. Panmecxtơn (Palmerston Henri, Lord), 1784-1865, ngoại trưởng và thủ tướng Anh, chống chọi ảnh hưởng của Pháp và của Nga trong thời kỳ chiến tranh giữa Đế quốc Thổ và Ai Cập (1839-1840). Pho (Ford Henry), 1863-1947, nhà kỹ nghệ Hoa Kỳ, áp dụng phương pháp chế tạo dây chuyền trong các xưởng xe hơi. Phơrundê (Frounzé), 1885-1925. Tư lệnh quân đội từ 1947 và trong cuộc nội chiến, kế tiếp Trôtky trong bộ Quốc Phòng. Chết sau một cơn đau tim. Pierơ Đệ Nhất (Pierre Le Grand), 1672-1725, Nga Hoàng cải tiến và Tây phương hóa nước ông. Thắng Thụy Điển, thu phục các quốc gia Ban-tíc và dựng nước Nga thành Đế chính năm 1721. Pinxuýtki (Pilsudsky Josef), 1867-1935, thống chế, chủ tịch Nhà nước Ba Lan, tổng tư lịnh 1918-1923. Đảo chính năm 1926 và nắm quyền độc tài cho đến 1935. Pôtemkin (Potemkine), 1739-1791, nhà chính trị và là thống chế nước Nga dưới triều Catơrin II. Ông xây dựng hải cảng Xêbattôpôl (Sebastopol) và thiết bị hạm đội ở Hắc Hải (được đặt theo tên ông). Thủy thủ đoàn thiết giáp hạm Pôtemkin nổi loạn chiếm tàu vào dịp Cách mạng 1905. Pôn Đệ Nhất (Paul 1er), 1754-1801, Nga hoàng, đồng minh với đế quốc Áo để chống Pháp (1799) tại Bắc Ý. Bị ám sát. Pôngxơ Pilát (Pilate Ponce), thái thú Giuyđê, ra án tử hình Giêxu Kitô. “Rửa tay như Pôngxơ Pilát” mang nghĩa giống như “rũ áo” khước từ mọi trách nhiệm. Pơrêôbơragienski (Preobajensky), 1886-1937, vào đảng năm 1903, thư ký đảng năm 1920-1921. Đồng ý với Trôtky trên vấn đề nghiệp đoàn. Phản đối Bukharin trên vấn đề kinh tế. Trong Đại hội nghị thứ XI (1920), ông phê bình đảng trao cho Stalin quá nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1927 ông bị khai trừ khỏi đảng, năm 1928 bị đi đày biệt xứ. Năm 1937 bị trảm thủ không được xét xử. Pờlatông (Platon), 427-347 trước T.L., triết gia Hy Lạp. Công trình của ông được coi là căn bản của tư tưởng Tây phương. Racôpski Cơritchian (Rakovsky Christian), 1873-1941, tham gia phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nhiều xứ châu Âu, ủy viên Ban T.U. đảng Bônsơvich. Một lãnh đạo của Tả đối lập. Chết trong nhà ngục. Rađech Các (Radek Karl), 1885-1939, nhà cách mạng Ba Lan, nhà báo và một thời cộng sự viên của Trốtky. Bị trục xuất khỏi đảng 1936. Mất tích sau vụ án Matxcơva. Chết năm 1939. Raisơ (Reich), tiếng Đức để chỉ “Đế quốc”.Ranh (Rhin), con sông lớn ở Tây Âu, đi ngang các nước Đức, Pháp, Thụy Sĩ và Hà Lan. Cảng quan trọng ở các nước nói trên. Đập thủy điện. Rapalô (Rapallo), tỉnh ở Ý Đại Lợi, nơi ký hòa ước giữa Liên Xô và nước Đức (Hòa ước Rapalô) năm 1922. Rôbetspie (Robespierre Maximilien), 1758-1794, lãnh tụ đảng Giacôbanh thời cách mạng Pháp. Đại biểu Quốc hội Lập hiến, Hội nghị Quốc ước, ông dựa vào Công xã Pari và nắm trọn quyền nước Pháp trước khi bị lật đổ và xử tử hình (9 técmiđo năm II của Cách mạng tức 27 tháng 7-1794). Rômanh Rolăng (Rolland Romain), 1866-1944, nhà văn Pháp, sáng lập tập san Europe, giải Nobel văn chương 1915. Rudơven (Roosevelt Franklin), 1882-1945, lãnh tụ đảng Dân chủ, Tổng thống Hoa kỳ 1933- 1945, tìm cách cứu vãn kinh tế tư bản sau cuộc khủng hoảng 1929-1932, lãnh đạo phe đồng minh trong thời thế chiến.Rycốp (Rykov Alexis), 1881-1938, Thủ tướng Liên xô, lãnh tụ cánh Hữu đối lập năm 1928. Bị xử bắn sau vụ án Mátxcơva 1938. Sisêrin (Tchitcherine Gueorgui), 1872-1936, ngoại trưởng Liên Xô (1918-1930), ký kết Hòa ước Rapalô với Đức. Stakhanốp (Stakhanov), anh hùng lao động dưới thời Stalin, điển hình tuyên truyền cho năng suất phi thường. Sunit (Schuschnigg Kurt von), 1897-1977, thủ tướng Áo năm 1934, chống lại liên kết Đức-Áo do Hitle ép buộc vào năm 1938. Sự Thật (Pravda), nhật báo Liên Xô, cơ quan trung ương của đảng Cộng Sản. Técmiđo, Tháng Nóng (Thermidor), tháng 7/8, theo lịch Cách mạng. Ngày 9 Técmiđo, năm II, Robetspie bị thành phần bảo thủ của nhóm Giacôbanh lật đổ, kết liễu giai đoạn cấp tiến của Cách mạng Pháp. Chỉ bước ngoặt phản động độc tài và cơ hội chủ nghĩa của cách mạng (Pháp, Liên Xô v.v...) trong khi các thành quả xã hội, về mặt hình thức vẫn được duy trì. Tin Tức (Izvestia), nhật báo, cơ quan của Xô viết Tối cao. Tômski (Tomsky Mikhail), 1880-1936, là lãnh tụ công đoàn Bônsơvích, ủng hộ cánh Hữu đối lập năm 1928, tự sát trước vụ án Matxcơva 1936.Tơrôianopski (Troyanovski), sinh ở Matxcơva 1911. Nhà văn Pháp được giải thưởng Gôncout: Tant que la terre durera, (triologie) 1947-1950. Hàn lâm Pháp 1959. Tác giả các tiểu sử Tolstoi, Gogol, Zola, Balzac... Tukhasepski (Toukhatchevsky Mikhail), 1893-1937, thống chế Liên Xô, tư lệnh mặt trận miền Tây thời kỳ nội chiến, tham mưu trưởng (1925-1928) phong hàm thống chế năm 1935, bị buộc tội phản bội năm 1937 và xử bắn. Phục hồi 1961. Vôrôsilôp (Vorochilov Kliment), 1881-1969, vào đảng năm 1903, thống chế Liên Xô, dân ủy quốc phòng 1925-1940, chủ tịch Xô Viết Tối Cao 1953-1960, tay sai của Stalin. Vangđêen (Vendéen), thuộc về vùng miền Tây nước Pháp, nơi giặc Bảo hoàng liên tục nổi loạn chống lại chính phủ trung ương trong thời kỳ cách mạng 1793- 1796. Vichtơ Xecgiơ (Victor Serge), 1890-1947, sinh ở Bỉ, cha mẹ người Nga. Nhà văn đầu tiên ở châu Âu ủng hộ cách mạng Nga 1917. Cộng sản Tả đối lập. Viết văn hai thứ tiếng Nga-Pháp, dịch những vãn kiện và tác phẩm của Trôtky sang tiếng Pháp. Vônma Gioóc (Vollmar Georges), 1850-1922, thuộc đảng Xã hội Dân chủ bavarois chống lại chiến thuật giai cấp (tactique de classe). Xaritxin (Tsaritsyne), thành phố, trung tâm kỹ nghệ thuộc Cộng Hòa Xô Viết Nga, ngày nay tên gọi Volgograd. Mang tên Stalingrad trong thời gian 1925- 1961. Xibêri (Sibérie), Tây Bá Lợi Á, miền Viễn Đông của nước Nga, về phía Bắc của châu Á. Xôtnôpski (Sosnovsky), 1886-1937, vào đảng năm 1904. Nhà báo Sự Thật, bị khai trừ khỏi đảng năm 1927, đầu hàng năm 1934, được trở lại đảng năm 1935. Lại bị khai trừ rồi bị bắt năm 1936. Xuvôrop (Souvorov Aleksandre Vessilievitch), 1729-1800, tướng Nga dưới thời Pôn Đệ Nhất. Đánh bại quân Thổ và dẹp cuộc nổi loạn Ba Lan. Cầm đầu đạo quân chống Pháp tại Bắc Ý nhưng bị chặn đứng tại Zurich (1799). Zarôtlap (Iaroslave), thành phố thuộc Cộng Hòa Xô Viết Nga, trên giòng Volga thượng.