Người đàn ông gầy nhẳng đặt trước mặt Bách một tách trà. Anh ta có khuôn mặt không đến nỗi nào nhưng dáng người khô khan như một hình nhân bằng gỗ được tròng vào bộ quần áo cũ. Tóc mái anh ta bết dính vì gàu, vì chất nhờn tiết ra từ da đầu và cả mồ hôi cứ túa ra liên tục. Khi biết danh tính cảu Bách, anh ta hơi ngạc nhiên. Bách ngấp một ngụm trà, gần như không dám chạm môi vào chiếc chén cáu bẩn. Trà pha chát đắng đến xít cả cổ họng. Người đàn ông cũng uống trà, nhưng làm một hơi cạn sạch như thể đó là một ly cognac ngon lành. Vụ này đơn giản thôi mà, nhân chứng vật chứng hai năm rõ mười rồi. Thằng bé bị đánh bằng bất cứ thứ gì mà bà mẹ nuôi quý hoá của nó vớ được: nắp vung nồi đang đun trên bếp, đế guốc, thanh gỗ có cả đinh nhọn và lần gần đây nhất là một chiếc ghế đẩu vào đầu thằng bé. Nó phải nhập viện. Chính vì lần ấy mà mụ mẹ nuôi mới bị truy tố. Tôi vừa hoàn tất hồ sơ sáng nay và gửi sang bên Viện kiểm sát. Thằng bé tố cáo à? – Bách hỏi. Nó ngô ngọng, có biết nói tiếng Kinh đâu, cũng lại là hàng xóm phát hiện ra như tất cả các vụ ngược đãi trẻ em khác. Anh là điều tra viên theo sát vụ này,anh phỏng đoán toà xử thế nào? Có gì phải đoán. Cứ theo điều 151 mà làm, nặng nhất là ba năm, nhưng theo tôti thì con mẹ này chỉ một năm là cùng. Lão chồng còn nhẹ hơn, lão đi đánh hàng suốt nên thỉnh thoảng mới hứng lên thượng cẳng chân hạ cẳng tay với thằng bé, chỉ có thể xử phạt hành chính hoặc cải tạo không giam giữ thôi. Sao lại theo điều 151? Căn cứ vào đâu cho rằng hai vợ chồng kia có quan hệ thân thích với thằng bé. Sao lại không? – Tay điều tra viên có vẻ bực mình trước câu hỏi ngạo mạn của Bách. – Chúng tôi đã kiểm tra đầy đủ giấy tờ chứng nhận thằng bé là con nuôi do họ nhận về từ trại trẻ mồ côi. Cả tỉnh này biết nó là con nuôi của họ. Những vụ giả mạo giấy tờ không phải là hiếm. Giả mao để làm gì? - Điều tra viên ngạc nhiên. - Trẻ con vô thừa nhận đầy ra, nhung nhúc trong các trường từ thiện của Hội Bảo trợ xã hội,có người nhận về nuôi là may,cớ sao phải giả mạo. Điều này thì tôi thực sự chưa biết. Nhưng tôi khẳng định với anh, thằng bé không phải là một đứa trẻ được nhận về nuôi như thông thường. Nó bị bắt cóc. Tay điều tra viên đang loay hoay chế thêm nước sôi vào chiếc ấm tích có quai sắt kiểu thời bao cấp, bỗng ngừng phắt lại như một chú rô bốt được nhấn nút tạm dừng. Anh ta kêu lên. Anh có bằng chứng? Bách gật đầu, cố gắng nhấp thêm một ngụm trà đắng chát để xua đi cơn khát lúc nào cũng thường trực. Nhưng hai vợ chồng nhà lão bắt cóc thằng bé thiểu số gầy quắt queo ấy để làm gì? Thiếu gì trẻ con để nuôi. Tôi cũng đã hỏi tại sao lại nhận một thằng bé thiểu số, và nó ở đâu ra mà lại rơi vào trại trẻ mồ côi, nhưng mụ vợ giải thích rằng bố mẹ nó chết sớm, người họ hàng duy nhất đành phải xin cho nó vào một trường học của Hội bảo trợ vì người ta không có khả năng để nuôi thằng bé. Lý do vợ chồng mụ ta chọn nó là vì thấy thằng bé ngơ ngác, tội nghiệp, chẳng ai muốn nhận nuôi nên thương tình. Thú thực là chúng tôi cũng thấy khó tin cách giải thích này lắm, nhưng vẫn cứ cho rằng mụ muốn nuôi một đứa thực ngớ ngẩn, tiếng Kinh không biết nói để dễ bề biến nó thành nô lệ khổ sai. Đứa bé bây giờ ở đâu? Có một người trong thị xã nhận về nuôi tạm thời. Người ta hảo tâm nhưng nhà cũng nghèo, lấy gì mà nuôi nổi nó, sớm muộn rồi nó cũng quay lại các trại trẻ thôi. - Rồi như cảm thấy áy náy vì câu nói thản nhiên ấy, anh ta đế thêm. – Anh biết đấy, cả tỉnh này đều nghèo. Đất đai khô cằn sỏi đá, kinh tế thì tỷ lệ thuận với tham nhũng. Bách đi bộ loằn ngoằn theo sơ đồ vẽ trên tờ giấy nhàu nát. Cái nắng miền Trung như được cô lại giữa trưa hè. Quần áo giăng vắt vẻo hai bên ngõ bốc ra mùi bột giặt khê khét. Bách đứng trước ngôi nhà một tầng. Không phải hỏi gì nhiều, anh đã nhìn thấy ngay đứa bé nhỏ thó được in trên trang nhất của nhiều tờ báo đang đứng trước cửa nhà và chơi đùa với một con chó vàng. Nhìn thấy người lạ, nó sợ hãi chạy vụt vào sân, trong khi con chó nhảy chồm lên người Bách sủa ông ổng. Một người đàn bà gầy gò có khuôn mặt phúc hậu chạy ra. Ai rứa? – Bà mở to mắt nhìn Bách ngạc nhiên. Bách tự giới thiệu và nói rằng muốn gặp thằng bé. Nó có biết nói mô. – Bà ta thốt lên song vẫn dẫn Bách vào trong nhà. Đứa bé ngồi im trên một chiếc ghế đẩu. Nó không nhìn Bách khi anh bước vào. Thằng nớ rứa mà ngoan. Bữa tê tui đi vắng, cũng biết tự mần đồ ăn. Biết ri trước tau nhận về sớm con hí. Chừ anh nói chuyện với nó ra răng. Bách lặng lẽ quan sát thằng bé. Nó không lớn hơn so với tấm ảnh anh nhìn thấy ở Trại Hoa Đỏ là bao nhiêu, nhưng khuôn mặt già hẳn đi. Nếu không có nốt ruồi nơi chóp mũi, chưa chắc anh đã dám khẳng định nó chính là đứa con mất tích của Di. Đôi mắt đôi lúc lộ vẻ sợ hãi và hoảng hốt. Thằng bé bị ám ảnh bởi những trận đòn roi và hắt hủi của những con người không cùng chung ngôn ngữ. Nó không hiểu gì, không hiểu tại sao bị rơi vào tình cảnh ấy và bị đối xử như vậy, cũng đâu khác nào một đứa trẻ bị ném vào rừng sống cùng muôn loài cầm thú. Nhưng trong những bộ phim hoạt hình, chú bé người rừng còn được đối xử tốt hơn nạn nhân bé nhỏ đang ngồi trước mặt Bách. Đã ba năm trời sống cùng vợ chồng bố mẹ nuôi giả mạo mà thằng bé hầu như không nói được một câu tiếng Kinh nào, đủ biết nó đã bị hắt hủi và cô lập đến mức tàn nhẫn. Hai lần nó lén nhìn Bách rồi lại nhìn sang người đàn bà tốt bụng, rồi như chợt nhớ ra điều gì, thằng bé chạy vào nhà trong và lấy ra hai cốc nước. Pà, dak. Dị òm, tui quên khuấy mất, thằng nớ thông minh quá. Mời anh xơi nước. Tui đã dạy nhiều rồi mà nó vẫn quên. Dak mô. Nước con ạ. Nước. - Thằng bé nhắc lại hơi ngọng nghịu. Mang tê cho chú. Nó rón rén lại gần rồi khi chỉ còn cách vài bước chân, nó duỗi dài cánh tay ra để đưa nước cho Bách và nhanh chóng lủi về chiếc ghế như thể đó là một pháo đài cố thủ. Lúc ngồi xuống, ống tay áo nó xếch lên để lộ một thoáng gì đó sượt qua mắt anh. Bách lại gần thằng bé rồi kéo ngược lưng áo nó lên. Anh kinh hoàng khi nhìn thấy tấm lưng bé tẹo trông như một miếng da đang thuộc, vằn vện những vết lằn đỏ tía ngang dọc kéo dài đến tận mông và gáy. Anh xây người nó ra đằng trước. Bụng và ngực thằng bé tuy có đỡ hơn đôi chút song cũng đầy những vết tích ghê rợn như một tù nhân thời trung cổ vừa qua một cuộc tra tấn man rợ. Người đàn bà thở dài. Bữa ni còn đỡ chừ hôm mới về thằng nớ khóc hoài. Nó cứ chụi mắt suốt cả ngày lẫn đêm. Mà lạ chưa tề, nó bị đòn roi dữ rứa mà vẫn cứ khoẻ mạnh là răng. Như tui chắc bịnh chết mất tiêu rồi. Trong đầu Bách chợt loé lên một tia chớp, anh phát âm tên của Di bằng tiếng địa phương mà những cư dân ở Trại Hoa Đỏ vẫn thường gọi và quan sát gương mặt thằng bé. Trong vài giây đầu, nó không phản ứng gì, song bất chợt nớ khóc thét lên và nức nở không dứt. Một âm thanh phát ra chen lẫn những tiếng nấc. Mế, mế. Vậy là đủ, Bách không muốn hỏi thêm gì nữa. Thằng bé đã khẳng định lại băn khoăn cuối cùng vẫn lởn vởn trong đầu anh. Bách quay sang phía người đàn bà. Thằng bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nếu chị yêu quý nó, hãy làm phúc mà giữ nó lại. Lãm, tên người điều tra viên đã tiếp Bách hôm đầu tiên, cầm trên tay tờ giấy ghi chi chít chữ. Chẳng cần ngó vào Bách cũng có thể đoán được rằng chữ anh ta rất xấu. Lãm có vẻ đang rất sốt ruột. Anh ta không buồn pha trà mời Bách như lần trước nữa mà vào đề ngay. Chúng tôi đã cho điều tra giấy chứng xin con nuôi của vợ chồng mụ hàng vải. – Anh ta ngừng lại như đạo diễn một bộ phim bom tấn muốn kéo dài giây phút hồi hộp để mua vui cho khán giả. - Tất cả đều là giấy tờ giả mạo. Lần này anh ta im lặng thực lâu để quan sát phản ứng của Bách, song hơi thất vọng vì gã cảnh sát hình sự lúc nào cũng lạnh lùng như tảng băng mà chẳng tỏ thái độ gì. Mụ ta nhờ thằng em họ xa làm ở một trung tâm tiếp nhận trẻ mồ côi dẫn đường chỉ lối để mua chuộc lão phó giám đốc trung tâm. – Anh ta tiếp tục. – Lão này đóng cho một cái dấu khống. Thế là xong. … Mới đầu mụ ta chối loanh quanh, nhưng sau khi tôi nói ra nơi ở của thằng bé thì mụ cuống lên khóc tu tu, đổ tội cho lão chồng. Cuối cùng thì làm sao? - Lần này Bách đã hơi sốt ruột. Tất nhiên là nhận tội rồi. – Lãm khoái trá khi đã gây được ấn tượng với Bách. - Mụ nói rằng có một người dân tộc đã bán lại thằng bé cho mụ. Mụ có một mối hàng bên Thái Lan muốn đặt mua thằng bé. Mụ đã đưa nó sang Thái qua đường Lào,song người ta… trả lại vì thằng bé tệ quá, không đạt tiêu chuẩn, nên mụ đành giữ nó lại, coi như là ô sin, mà thực chất là một nô lệ lao động. Rồi sao,”người dân tộc”nào đã bán thằng bé cho mụ và kẻ nào bên Thái Lan muốn mua trẻ con, mua để làm gì? Tôi…chưa điều tra được. Mụ nói là bên ấy họ muốn nhận một bé trai làm con nuôi, nhưng thằng bé này khiến họ không ưng ý vì nó còm nhom xấu xí. Còn cái thằng cha bán đứa bé thì mụ nói không biết, chỉ gặp ông ta có một lần rồi mất liên lạc. Mụ ta nói dối. – Bách gằn tiếng. Tất nhiên. Tôi biết rồi. – Lãm thanh minh. – Nhưng vụ điều tra mới tiến hành được có thế. Để từ từ rồi chúng tôi làm tiếp. Thế nào cũng ra. Mụ ta buôn bán hàng tá trẻ con. Đây là con mụ mẹ mìn chuyên nghiệp có cả một đường dây hẳn hoi. Không chừng đầu mối cung cấp trẻ con cho mụ không chỉ có một, còn rất nhiều kẻ táng tận lương tâm ham mấy đồng tiền bẩn mà rứt trẻ con ra khỏi bố mẹ chúng. Và mụ này chỉ việc đi thu gom và phân phối lại thôi. Người điều tra viên phút chốc ngơ ngác như đang làm một bài tập chuyên ngành khó nhằn. Anh nói sao? Đường dây chuyên nghiệp? Mụ ta chỉ nhận có một đứa này thôi. Tôi biết đích xác kẻ đã cung cấp trẻ con cho mụ. – Bách nói giọng chắc nịch, tuy vẫn hơi run bụng. Nếu trực giác của anh sai…Lại là trực giác. Bách muốn xua đi cái từ này song nó cứ luẩn quẩn trong óc anh như hình ảnh người bạn duy nhất bị ngâm trong bồn máu. – Không chỉ là thằng bé này, cũng không chỉ là hai đứa, mà là hàng chục đứa, có khi hơn. Điều này thì tôi không chắc. Nhưng tụi Thái Lan muốn mua lắm trẻ con như thế để làm gì. Bên ấy họ cũng thừa mứa trẻ con rồi. Con nuôi thời buổi này mà không có giấy tờ nguồn gốc cũng khó nhận lắm. Nếu đứa bé là con gái thì còn có lý, nó sẽ được nuôi lớn để vài ba năm nữa khi bán trinh lấy giá cao rồi tống vào các ổ mại dâm, còn con trai thì được tích sự gì? Nhiều lợi ích lắm. Dùng để làm công cụ buôn ma tuý, tống vào các trại ở châu Phi làm nô lệ quân dịch hay lao động khổ sai, hoặc người ta sẽ dùng nó làm vật thí nghiệm cho các vũ khí sinh học thế hệ mới và tệ nhất là móc sạch nội tạng bán cho bố mẹ các bệnh nhân tý hon giàu có đang cần được cấy ghép sau đó vứt xác xuống sông ngòi như một động vật chết. Dù thế nào thì những đứa trẻ bị buôn bán như một thứ đồ vật sau cùng cũng không thể được tôn trọng như một con người được. Trước sau người ta sẽ chỉ coi chúng là một thứ công cụ mà thôi. Lãm đưa tay quệt trán. Anh ta dường như đã hiểu phần nào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Thế…bây giờ làm thế nào? Thằng bé đã gặp may mắn. Nó bị trả về, bịi đánh đập tàn nhẫn, song đó lại là điều may cho nó. Có thể số mệnh đã quyết định đứa bé này sẽ chấm dứt cái đường dây buôn lậu dã man kia. – Bách hạ giọng. – Hãy cứ để nó là người làm chứng. Nó sẽ nhận diện kẻ có tội. Anh biết hắn? Tôi cho rằng thế. – Bách hơi ngần ngừ, song chợt nhớ ra lời tuyên bố như đinh đóng cột khi nãy, anh khoanh tay quyết đoán. – Tôi biết chắc chắn. Vụ này nên kết hợp với công an địa phương. Tôi biết có một người còn giữ đầy đủ danh sách những đứa trẻ bị mất tích trong bản. Con dao nằm trong tay Vĩ nhẹ bẫng, song Vĩ thấy các múi cơ mỏi dừ. Cô đã nắm con dao quá chặt, và sự căng thẳng làm cho năm đầu ngón tay cô lả dần đi. Điện thoại của cô đổ chuông. Thật không đúng lúc chút nào. Nhìn thấy số điện thoại của Lưu, Vĩ vội vàng đáp lời, giọng thầm thì như gió thoảng. Em đây. Em và con ổn chứ? Mẹ con em khoẻ. Em nói to lên. Có chuyện gì vậy? Không có chuyện gì cả. Hai tay Vĩ đều bận nên cô di chuyển xuống dốc chậm chạp. Khi len bàn chân vào một hốc đất, nước từ bụi cây ứa ra khiến nó ẩm ướt và trơn như một hũ bọt xà phòng, cô trượt dài một quãng. Chiếc điện thoại bị văng ra xa. Vĩ nhoài người nhặt lấy nó. Giọng Lưu lặp đi lặp lại hốt hoảng. Em sao vậy? Có chuyện gì đó? Nói ngay đi. Chuyện gì? Không. Em đang đi dạo và vừa bị trượt chân. Không sao cả. Sao lại đi dạo giữa trưa nắng thế này? Ở đây không nắng. – Vĩ thì thầm. - Trời mát mẻ và dễ chịu. Em chỉ đi dạo thôi. Sao em lạ thế? Có chuyện gì vậy? Anh sốt ruột quá. Càng xuống dưới, sóng điện thoại càng yếu dần. Tiếng Lưu quãng được quãng không. Em quyết định thật sai lầm. Anh không muốn em ở lại cái trang trại chết tiệt ấy nữa…Ngay…anh…mẹ con em về… Em chưa về được. Em điên rồi… Sóng đã mất hẳn. Đầu dây bên kia rít lên. Em chưa về được. – Vĩ thì thầm. Cô nắm chặt con dao trong tay. Văng vẳng bên tai cô tiếng trẻ con hò hét và những bước chân nện thình thịch trên nền đất. Cô thấy mình là đứa trẻ cuối cùng đứng trong đoàn rồng rắn. Cô sợ hãi nhìn ánh mắt hăm dọa của kẻ đuổi bắt. Máu trong người cô đông cứng lại. Lúc này cô đã xuống tới khoảng đất trống. Tiếng côn trùng rền rĩ giữa trưa hè. Vĩ nói dối Lưu. Trời hôm nay không đẹp, không mát, mà nắng như hắt lửa xuống đất, nắng như muốn thiêu tàn cả vạn vật này. Cô đã lần mò ra tận đây để rình rập. Lúc nãy, khi Vĩ vừa chuẩn bị quay lên để dùng bữa trưa thì lại bắt gặp ánh mắt của lão. Lão chưa muốn buông tha cô, hoặc giả lão còn muốn điều gì đó ở Trại Hoa Đỏ này. Một bóng đen tuyền lao thẳng xuống từ trên dốc khiến Vĩ hết hồn. Tưc thì cô nhận ra con chó rừng hôm trước. Có lẽ nó chọn chỗ này làm nơi trú ngụ. Nó bị mất bạn nên cô độc. Nó cũng giống như cô vậy. Vĩ chợt thấy mình cô đơn giữa nơi thâm sơn cùng cốc này. Cô như được một ông thần đèn đặt giữa toà lâu đài đầy tiện nghi, rồi ông ta lại mang toà lâu đài ấy ném vào giữa chốn quỷ thần khôg thèm trú ngụ. Con chó dừng lại. Nó có vẻ gầy hơn bữa trước. Cái mõm đen dài ngoẵng và đôi mắt khôn ngoan. Nó chỉ không biết nói mà thôi. Cô ngờ rằng nó cũng biết chính cô là người đã ngồi trên chiếc xe ngày hôm ấy. Liệu nó có thù cô không? Vĩ chìa tay ra thân thiện. Con chó nguẩy đầu rồi nhấc hai chân trước lùi lại một bước. Vĩ nhớ ra miếng sô cô la trong túi quần mà cô tịch thu của bé Bảo đêm hôm qua, cô bóc vỏ và lại chìa tay về phía con chó. Nó bước hai nhịp một rồi dừng lại, lại bước tiếp hai nhịp. Cứ như vậy, nó đã đứng dưới chân Vĩ lúc nào không hay. Nó đánh hơi vài lượt rồi không kìm nổi cơn thèm muốn, ngoạm luôn miếng kẹo trên tay Vĩ. Cô chạm lên lưng con chó. Nó hơi ngoảnh lên rồi để yên. Lưng nó mượt và đen tuyền. Nó to gần bằng giống chó Lai của người Thổ, song eo gọn hơn và mõm đặc biệt dài. Thanh kẹo chẳng đáng gì với cái bụng đói ngấu của loài động vật háu ăn này. Nó gần như nuốt chửng rồi ngước mắt nhìn cô, vẻ dò hỏi”Có còn gì nữa không?”. Vĩ lắc đầu. Chính cô cũng đang đói. Liệu có phải là ý kiến hay khi theo lão thầy mo ra đây? Sức cô có đáng gì đối với lão. Cô lai thấy sợ. Nỗi sợ hãi suốt cả thời niên thiếu lại ập về. Lần này cô bị tuột tay rụng lại khỏi đoàn rồng rắn. Không còn người che chắn, không còn chỗ để ẩn náu. Cô đứng trơ trọi đối mặt với kẻ đuổi bắt. Bất chợt con chó rừng sủa lên oăng oẳng. Nó chồm hai chân trước rồi lại đập xuống đất khiến cát và đá răm tung lên. Vĩ rùng mình. Có người. Lão thầy mo hiện ra sau vách núi. Mớ tóc rũ xuống bết lại bẩn thỉu không khác gì gã điên vừa được lôi lên từ dưới vực thẳm. Đôi mắt lộ vẻ khả ố và gian ác. Đồ đê tiện. – Vĩ hét lên. Con dao trong tay cô hướng về phía trước. – Mày đừng nghĩ rằng có thể lặp lại điều này lần thứ hai nữa. Lão già chậm rãi tiến vài bước về phía cô. Song Vĩ không lùi lại. Cô nâng cao con dao. Hôm nay, mày sẽ phải thanh toán sòng phẳng. – Vĩ gằn từng tiếng dù biết rằng lão thầy mo chẳng hiểu gì. – Mày cứ tới đây, tao đang chờ. Con chó rừng đứng dưới chân Vĩ. Cổ họng nó phát ra những tiếng gầm gừ, song Vĩ không để ý, hơi nóng bốc lên đầu cô ngùn ngụt như đang đứng trong Hoả Diệm. Tiến tới đi, đồ đê tiện. Mày muốn thanh toán tao ư? Bằng cách nào? Vĩ kinh ngạc. Ai vừa nói? Lão thầy mo nói hay sao? Nhưng đúng là con chó rừng không thể nói được tiếng người. Lão thầy mo đã nói bằng tiếng Việt rất sõi, thậm chí còn chuẩn hơn cả Ráy, người phiên dịch của bản. Tại sao lão không nói bao giờ? Đến lúc này, Vĩ em rằng tất cả lũ người trong bản đều có thể nói được tiếng Kinh hết. Họ lừa cô. Họ lừa Lưu, lừa Sương. Họ để cho tất cả những người thành phố thấy họ là lũ ngớ ngẩn, và sau đó lại để những người này tự nhận ra rằng chính mình mới là ngu ngốc. Những con người dị kỳ ở đây vô cùng tinh quái và xảo quyệt. Họ đều đang âm mưu gì đó để cho cả gia đình cô vào tròng. Tốt. Mày có thể nói được. Mày có thể hiểu được những gì tao vừa nói. Tao muốn lấy lại những giọt máu của tao,những giọt máu đã mất vì hành động bẩn thỉu của mày. Lần trước mày đã làm tao không vừa ý. – Lão thầy mo đã đứng trước mặt Vĩ, chỉ cách cô dăm bước chân. – Mày tự động đến đây nào. Vĩ lao về phía trước. Con dao nhọn hoắt trong tay cô chí ít cũng có thể khiến da thịt lão lún sâu tới tận xương sườn. Nhưng trong nháy mắt, cô thấy cổ tay mình đau nhói và tê dại. Con dao biến mất. Cô choáng váng nhận ra nó đã ở trong tay lão thầy mo. Giờ cô không còn một tấc sắt phòng thân, giống hệt như lần trước. Lão thầy mo đứng chắn ngang đường xuống miệng vực như đã đọc được ý nghĩ trong đầu cô. Lão nhẩn nha. Tự đến đây nào cô bé. Đừng để tao phải sốt ruột. Ngậm cái miệng ghê tởm của mày lại. Đồ hạ tiện Mày cứ chửi đi. Tao thích xem mày chửi trong lúc… Lão nhảy xổ vào Vĩ. Cô bị quật ngã xuống đất. Vĩ lộn một vòng để úp mặt xuống. Đó là điều duy nhất cô có thể làm được trong lúc này để tranh thủ vài giây may ra nghĩ được cách nào chăng. Mắt mũi cô đầy cát. Đột nhiên, Vĩ thấy lão rống lên vì đau. Con chó rừng đang nhảy xổ vào lão. Nó không còn là con chó hiền lành vừa ăn sô cô la trong tay cô nữa, mà lộ nguyên hình bản năng hoang dã của một trong những loài động vật nhanh nhẹn nhất. Hai bên mép nó vén lên phô bày những chiếc răng nanh trắng nhọn đủ để ngập xương bất cứ kẻ thù nào. Song lão thầy mo là kẻ quen sống giữa núi rừng hoang dại và các loại thú dữ. Lão vợt con dao nhọn của Vĩ và lia vào con chó. Nó kêu oẳng lên đau đớn. Vĩ nhìn thấy màu đỏ tứa ra từ lớp lông đen. Lão cầm con dao định đâm con chó thêm lần nữa để dứt điểm. Vĩ vùng đứng dậy và chạy về phía con đường mòn ven núi. Đó là cách duy nhất. Nếu cô trèo lên con dốc, tất sẽ chậm chạp hơn và lão dễ dàng đuổi kịp cô như lần trước. Bị bất ngờ, lão thầy mo chững lại vai giây rồi bỏ mặc con chó rừng để phóng theo Vĩ. Lão chạy rất nhanh, khoảng cách thu hẹp dần. Bụng cô đang đói. Vĩ thấy hụt hơi và khó thở. Cô đã nhìn thấy bức tượng hình người cụt đầu. Cô vội vã lao xuống thân tảng đá đen khổng lồ. Hơi lạnh từ hang núi phả ra khiến Vĩ thấy tỉnh tảo được đôi chút. Cô luồn qua bên kia phiến đá, chính ở chỗ Di đã thắt cổ tự tử. Động tác này làm Vĩ lỡ mất vài nhịp và lão thầy mo đã chộp được cổ chân cô. Vĩ ngã dập mặt xuống nền đất bỏng rãy. Cô điên cuồng đạp chân vào mặt lão nhưng vô ích. Dường như lão cũng đang lên cơn điên. Lão kiên quyết thực hiện bằng được ý định ban đầu. Đúng luc ấy, tay Vĩ chạm phải một thứ gì đó nham nhám. Nó nóng như thể bên trong có một nùi lửa âm ỉ đang toả nhiệt. Là một tảng đá. Cô không thể túm lấy nó chỉ với một tay. Bằng sức mạnh kỳ lạ, Vĩ chồm người lên thúc mạnh đầu gối vào chính giữa mặt kẻ ác nhân, rồi tranh thủ cơ hội duy nhất mà cô có được, Vĩ dùng cả hai tay bê tảng đá ném vào giữa mặt lão. Cô ném chệch, nó không trúng mặt, song đã sượt qua thái dương con thú dữ. Tảng đá chỉ to chừng bằng quả bưởi, nhứng sức nặng và độ sần sùi của nó đủ khiến lớp da lão rách toạc. Lão ôm mặt chặn dòng máu đang túa ra như suối và tru lên một âm thanh kỳ lạ bằng tiếng địa phương. Nhanh như chớp, cô chạy lại nhặt tảng đá và ném vào mục tiêu cũ. Lần này, lão rú lên và nằm vật ra đất giống hệt con chó rừng vừa nãy. Vĩ nâng thứ vũ khí đầu tiên của thuỷ tổ loài người lên quá đầu và bước lại gần lão. Lần này cô không vội vàng gì. Lão thầy mo đang mọp dưới chân cô. Lão đã bị tước hết mọi sức lực. Vĩ giơ cao tảng đá, chỉ cần một cú thả tay, tảng đá sẽ rơi trúng đỉnh đầu lão, kết thúc mọi hận thù, kết thúc mọi lo âu sợ hãi mà cô phải hứng chịu từng khoảnh khắc. Song tảng đá này có thể kết thúc nỗi đau đớn của cô không? Vĩ thấy toàn thân âm ỉ như sắp bốc cháy. Lửa tràn khắp thân cô. Lửa thiêu đốt da thịt cô. Cô muốn kết thúc sự đau đớn này và trở về nhà. Tảng đá vẫn nằm trên tay cô nóng bỏng. Lửa thoát ra từ mắt cô dữ dằn. Tao sẽ kết thúc. – Vĩ thì thầm. - Kết thúc. Hãy quay về với địa ngục đi. Đúng lúc đó,có tiếng quát to. Vĩ, thôi đi. Cô ngơ ngác quay lại. Mặt trời rọi thẳng xuống đỉnh đầu cô nhói buốt. Đứng trên vùng đất cao này, dường như mặt trời ở gần hơn. Nắng loáng xung quanh như những tia lửa hàn điện loé ra trong đêm tối. Rõ ràng, mặt trời đang toả nắng, mà Vĩ lại nhìn thấy bóng đêm. Cô lờ mờ thấy Bách giằng tảng đá trên tay cô, lờ mờ thấy cánh tay của anh chạm vào lưng cô và khuôn mặt của lão thầy mo, con chó rừng, người đàn bà thổi sáo trộn vào nhau xoay tít quanh đầu Vĩ. Để cô ấy yên, sắp tỉnh rồi. – Trung tá Phả nói giọng vang như lệnh vỡ. – Cú xúm quanh như thế thiếu không khí còn nguy hiểm hơn. Bách hưởng ứng. Đúng rồi đấy, mọi người dãn ra đi. Toàn bộ cư dan của Trại Hoa Đỏ đang tập trung quanh Vĩ. Bé Bảo cố gắng không khóc, song mắt nó đỏ hoe, còn môi bậm cứng lại. Bách quan sát bà Miến nhúng chiếc khăn vào chậu nước lá, vắt khô rồi rón rén áp lên những vết thương của Vĩ. Bà ta làm cẩn thận và đôi lúc xuýt xoa như thế Vĩ chính là con đẻ của bà. Khi bà quay ra trụng lại chiếc khăn cho nóng, Bách giật mình thấy đôi mắt bà đỏ hoe. Anh vô cùng ngạc nhiên. Vĩ đã kể với anh rằng những người trong trang trại đều có thái độ thù địch và cảnh giác đối với cô, cả người đàn bà này cũng không ngoại lệ, song những gì anh nhìn thấy lại không như thế. Thậm chí A Bằng, thường ngày vẫn lạnh lùng như một gốc cây khô, giờ cũng loanh quanh bên Vĩ dù chẳng biết phải làm gì. Thỉnh thoảng ông ta trao đổi với vợ vài câu tiếng địa phương, nhưng Bách đoán chừng nội dung chỉ liên quan đến Vĩ. Thôi chúng ra tập trung vào chuyên môn. – Lãm có vẻ sốt ruột. – Đi đường mất gần ngày trời không phải để xúm quanh người bệnh đâu. Ừ, để tôi sang xem lão già tỉnh chưa. – Bách dợm bước đi song bị Lãm ngăn lại. Anh cứ để các em nó làm. – Lãm chỉ tay vào một cậu thanh niên mặt sắc phục đứng gần đấy. - Cậu xuống xem con cú già thế nào. Người kia vội vã chạy đi. Sau khi xin được công lệnh, Lãm đã chỉ huy một đội gần chục cảnh sát hình sự hành quân đến Trại Hoa Đỏ. Họ phải khởi hành từ tờ mờ sáng và mãi lúc mặt trời đứng đỉnh đầu mới tới được nơi. Trung tá Phả cũng vào cuộc. Ông lục toàn bộ hồ sơ những vụ mấy tích ở Trại Hoa Đỏ và liệt kê thành danh sách. Có mười ba đứa trẻ cả thảy. Vụ mất tích đầu tiên được người dân bẩm bảo xảy ra cách đây mười năm năm. Lãm đã rất khó khăn mới xin được lệnh tạm giữ và thẩm vấn lão thầy mo. Cấp trên của anh không thể ký lệnh truy nã trong khi chưa có chứng cớ rõ ràng. Qua phiên dịch, con trai của Di chỉ có thể miêu tả sơ qua kẻ đã bán cậu cho mụ mẹ nuôi. Song trí nhớ của một đứa trẻ con hết sức mù mờ. Lúc đó cậu mới chỉ hơn năm tuổi và đã ba năm trôi qua. Bách cũng như Lãm không hy vọng nhiều vào sự nhận diện của đứa trẻ, song họ đều chắc chắn rằng nếu kẻ ác nhân nhìn thấy nhân chứng thì sẽ khiếp vía thú nhận tội lỗi. Khi Bách cùng cả nhóm đến Trại Hoa Đỏ, việc đầu tiên là anh tìm gặp Vĩ. Anh đã đến gần đích, nhưng vẫn còn vài phần trăm chứng tỏ rằng Bách sai lầm. Người đàn ông cùng bản đã bắt cóc con trai Di, theo như lời miêu tả của thằng bé, cũng rất có thể là một gã X,Y nào đó khác. Nhưng trực giác của Bách nằm trong vài phần trăm ấy. Lần này, anh tin vào trực giác của chính mình. Vĩ cho biết rằng lão thầy mo vẫn lẩn quẩn đâu đây quanh khu trang trại, nên Bách đinh ninh rằng để tìm ra dấu vết của tên thổ dân tinh khôn này phải mất đến vài ngày trời. Không ngờ họ gặp may đến mức ấy. Lúc đầu, khi tất cả cư dân trong Trại Hoa Đỏ nói rằng họ không tìm thấy Vĩ, Bách đã hơi giật mình. Linh tính báo cho anh có sự chẳng lành. Ráy nói rằng con dốc là đường duy nhất dẫn ra ngoài trang trại, tất nhiên không kể lối vào. Họ đã xuống đên bãi đất trống hôm nào và ngay lập tức nhìn thấy con chó rừng bị thương, cạnh đó là một con dao nhọn. Họ theo những vết chân người ra chõ bức tượng hình người cụt đầu, cũng là nơi anh và trung tá Phả đã làm việc trên hiện trường vụ tử sát của Di. Khi vòng sang mé bên kia của tảng đá, Bách kinh hoàng nhìn thấy cảnh tượng một gã đàn ông địa phương đen đúa đầu và mặt đầy máu đang rên rỉ dưới nền đất và phía trên là Vĩ với tảng đá giơ cao quá đầu như một nữ thần báo thù. Đã gặp Vĩ vài lần, song anh chưa bao giờ thấy vẻ mặt ấy ở cô, một phụ nữ quý phái mà Bách vẫn tôn trọng. Ánh mắt Vĩ toát ra sự vô cảm, đờ dại và điện loạn. Bách rùng mình. Nếu anh không ngăn cô lúc ấy, tảng đá sẽ rời khỏi tay Vĩ và những sự về sau, Bách không muốn nghĩ tiếp nữa. Anh cảnh sát trẻ phút chốc đã quay lại. Lão ấy tỉnh tồi. Họ đã đặt lão thầy mo vào chính chiếc lán gỗ mà trước kia là của lão vì Ráy nhât quyết không để họ mang lão lên nhà chính. Ông bà chủ không cho phép đâu. - Chị ta một mực nói như vậy. Lãm nhún vai. Lũ người ở đây trung thành quá. Đấy là vì họ vẫn còn được bao bọc bởi núi rừng, văn minh thành thị chưa với được tới đây. – Bách bình luận. Đưa thằng bé xuống cùng. Mà nó ở đâu? – Lãm hốt hoảng. Đang chơi cùng một anh thổ dân. – Anh cảnh sát trẻ măng vừa nãy báo cáo. Lạc mất nhân chứng duy nhất là tôi đè cổ các cậu ra ăn vạ đấy. Anh kia nhe răng ra cười. Từ lúc thằng bé về trang trại, nó được những cư dân của Trại Hoa Đỏ bao quanh như đón chào vua Mèo về bản. Họ nhận ra ngay người đồng hương tí hon của mình. Họ xúm vào hỏi nó hết câu này đến câu khác song chưa ai dám tường thuật lại cái chết thê thảm của mẹ nó. Thằng bé còn nhớ mang máng những người hàng xóm cũ song hoàn toàn không nhận ra nơi chôn rau cắt rốn. Dễ hiểu, khi nó bị mang ra khỏi bản thì Trại Hoa Đỏ chưa thành hình. Nó vẫn sợ hãi và cảnh giác như thế, nói năng rất ít và hầu như không dám nhìn ai. Chỉ duy nhất bé Bảo khiến nó mỉm cười khi cậu đưa cho người bạn mới một cục gỗ bẩn thỉu được lắp bốn mẩu gỗ vuông ở dưới chân để làm bánh ô tô. Trại Hoa Đỏ không có trẻ con, và bé Bảo mừng rỡ khi nhìn thấy một đứa trạc tuổi mình. Nhưng sự chú ý đối với thằng bé không kéo dài, vì rất nhanh sau đó, những cảnh sát mặc sắc phục đã khiêng về hai thân người mềm oặt. Tất cả bọn họ đều biết hai người này và kinh ngạc không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Đối với những con người quanh năm chỉ quen hái lá và nấu ăn ngày hai bữa, những sự kiện xảy ra quá dồn dập trong một buổi sáng khiến họ lúng túng không biết phải làm gì. Bách dẫn thằng nhỏ về phía rừng cây nhân tạo. Bé Bảo nghển cổ qua cửa sổ nhìn theo đám đông đầy vẻ thèm muốn song nó còn phải ở lại bên mẹ. Bảo là một đứa bé ngoan,và trên tất cả, nó yêu mẹ. Bất kỳ người nào mới gặp lần đầu tiên đều có thể nhận ra điều ấy. Lãm ra hiệu cho mọi người đứng ngoài,chỉ có anh, Bách và người phiên dịch bước lên căn nhà gỗ. Lão thầy mo sau khi được Ráy băng bó cho những vết thương trên đầu đã dần dần hồi tỉnh. Nhìn thấy những người mặc sắc phục, lão giật bắn mình nhưng rồi trấn tĩnh lại rất nhanh. Ông thầy mo, - Lãm lên tiếng. - chắc ông biết chúng tôi là ai và đến đây vì việc gì. Người phiên dịch nhanh chóng dịch lại những câu vừa rồi của Lãm. Khi Lãm nói, Bách thấy mặt lão biến sắc, nhưng kỳ lạ, lúc người phiên dịch lên tiếng, nét mặt lão không hề thay đổi, trái lại còn tỉnh táo hơn lúc ban đầu. Lão chậm rãi lắc đầu. Chúng tôi đã tìm ra những đứa trẻ bị ông bắt cóc và đem bán đi. – Lãm cầm trên tay tờ danh sách của trung tá Phả và đọc to tên họ những đứa trẻ đã bị mất tích. Tôi không hiểu các ông đang nói gì. – Lão nói thông qua phiên dịch. Mời các anh mang thằng bé vào đây. – Lãm có vẻ mất hết kiên nhẫn và ngoảnh mặt ra phía cửa. Tức thì thằng bé được dẫn vào. Vừa mới nhìn thấy lão thầy mo, người nó co dúm lại và nước mắt lưng tròng. Nó úp mặt vào vách vẻ sợ hãi. Nhưng lão thầy mo còn sợ hãi hơn cả thằng bé. Mắt lão trợn ngược khi nhìn thấy nó và rối rít tuôn ra hàng tràng. Xin các ông tha tội. Đúng là tôi có đưa nó đi thật, nhưng chỉ một mình nó thôi. Những đứa khác tôi không biết. Tất cả những người xung quanh trợn tròn mắt. Lão biết nói tiếng Việt. Thế mà nãy giờ cứ giả ngô giả ngọng. Lão buôn bán với bọn buôn người dưới xuôi quen rồi mà. – Lãm đỏ mặt tía tai. - Đừng ngoan cố, mụ hàng vải khai hết ra rồi chúng tao mới có danh sách này chứ. Anh nói dối, song lời doạ dẫm này dường như vô cùng hiệu quả. Lớp da mặt xám như chì của lão giờ tím lại,nhưng đột nhiên, lão quay lơ ra đất cấm khẩu. Lãm hất cằm. Anh em canh giữ lão cho cẩn thận. Con cáo già này không đơn giản đâu. Lại đóng kịch mua rìu qua mắt thợ,phen này tha hồ ngồi bóc lịch dưỡng già, ông bạn thầy mo ạ. Lãm hất đầu ra hiệu rồi bước ra ngoài. Họ im lặng băng qua sân giữa. Lúc gần tới nhà chính, Lãm chìa tay ra cho Bách. Cực kỳ cảm ơn anh. Vụ này coi như xong rồi. Nếu không có anh chắc mụ hàng vải và lão vẫn còn nhởn nhơ phè phỡn với đống tiền bán trẻ con. Rõ kinh tởm. – Lãm nhăn mặt. Bách chìa tay ra. Bàn tay cả hai đều nhớp nháp mồ hôi và bụi đất. Song họ bắt tay nhau thật chặt. Bất ngờ, một người chạy về phía họ. Anh ta thở hổn hển. Thưa anh, lão già nói rằng liệu lão có được giảm án nếu như lão tiết lộ cho các anh một bí mật. Bí mật gì? - Cả Lãm và Bách đều đồng thanh. Em không biết. Lão nhờ em hỏi lại thế. Và liệu cái điều lão sắp nói sẽ đổi lại được những gì. Lão sẽ được ưu đãi như thế nào. Còn tuỳ xem lão phun ra những gì đã chứ. – Lãm lại nhún vai vẻ như biết tỏng con cáo già đang đóng kịch. Song Bách vội quay sang Lãm. Ta nên quan tâm đến điểm này. Tôi không cho rằng lão lừa đảo, có thể lão có thứ gì đó thật. Tôi chẳng tin. Lão thì có cái quái gì mà đánh đổi, nhưng cứ để xem lão phịa ra cái gì. Gì thì cũng phải ăn cái đã, sắp bữa chiều đến nơi rồi. Cậu cũng chỉ đạo mấy bà giúp việc ở đây mang cho lão ít đồ ăn. Người vừa mang tin sốt dẻo lại quay về căn nhà gỗ. Bách băn khoăn. Anh Lãm ạ. Tôi thực sự nghĩ rằng lão ta có điều quan trọng múôn nói thật, ta đừng nên chủ quan. Ừ thì tớ có chủ quan đâu, nhưng cứ để lát nữa,lão có biến đi đâu mà sợ. Dù gì cũng phải chén cái đã chứ. Tôi huyết áp thấp,cứ đói là hạ đường huyết đến hoa cả mắt. Mà thằng cha nào lắm tiền mò đến tận đây làm cả một dinh thự như lãnh chúa thế này nhỉ. Ở tỉnh tôi có hộ cả năm chỉ ăn ngày một bữa, thế mà có những kẻ tiền thừa mứa không biết làm gì. Ngày xưa chúng tôi… Bách không nghe thấy những câu cuối cùng của Lãm. Anh không thấy đói mà chỉ thấy cồn cào trong bụng. Một thứ gì đó cứ nhói lên khiến anh bồn chồn không yên. Hình như…đó lại là trực giác.