hư đã trình bày ở trên, phong trào khủng bố trong thời cận đại được mở màn với cuộc cách mạng Pháp 1789.Trong những năm đó, khủng bố đã cướp đi chừng 50.000 sinh mạng. Tuy nhiên, mặc dầu phái Montagnards chủ trương khủng bố, quan niệm hành động của họ cũng chưa hoàn toàn ngả theo bá đạo.Vì Robespierre, Saint-Just, Danton, Couthon con là những người tin tưởng ở tín nghĩa, ở đạo đức, lý tưởng. Họ ít khi, hoặc không hề dối trá. Họ không vụ vào sự lluình công của chính họ, và chỉ muốn vun đắp sự thành công của lý tưởng! Họ có làm đổ máu kẻ khác, nhưng họ cùng sẵn sàng đổ máu của chính mình. Họ thường không vụ lợi, không ham sự thành công vị kỷ. Về lòng nhân, Robespierre và Saint-Just không có lòng thương xót đối với những kẻ sống trước mắt mình, nhưng họ muốn thực hiện một lòng Nhân trừu tượng đối với những thế hệ nhân loại mai sau. Do đó, tuy có mở màn cho khủng bố, các lãnh tụ 1789 chưa hề luân theo một quan niệm hành động bá đạo…
Tới 1871, Paris Công xã lại cắm một chặng đường nữa cho bạo lực và khủng bố. Nlung vì chỉ tồn lại trong một thời gian quá ngắn ngủi, nên phong trào khủng bố của Paris Công xã chưa gieo được những âm hưởng g lớn lao.
Tới cuối thế kỷ XIX, phơng trào cách mạng nổi dậy tại nước Nga, và nối thêm một chặng đường dài cho bạo lực và khủng bố. Nhưng lúc đó (như đã trình bày ở phần 1, chỉ có nhóm Xã hội cách mạng là thực thi chính sách khủng bố để tiêu diệt các yếu nhân của chế độ Nga hoàng. Tâm trạng của những phần tử cách mạng khủng bố ấy (như Kaliayev) đã được trình bầy ở trên… Vở kịch Les Justes của Camus cũng diễn tả tâm trạng phức tạp đó: Kaliayev là một sinh viên ngoài 20 tuổi, thi sĩ, cũng bỏ hoc, bỏ gia đình, khước từ tình yêu của người hạn gái Dora để đi vào cách mạng. Chàng nguyện làm một phần tử khủng bố! Trong thâm tâm, Kaliayev là kẻ có tín ngưỡng, nhưng chàng cũng khước từ cả tín ngưỡng để hoàn toàn phụng sự cho cách mạng. Chàng nhận được lệnh phải mang hom ném quận công Serge. Lần thứ nhất, chàng không ném nổi trái bom, vì trong xe của quận công có hai đứa trẻ nhỏ. Lòng thương đứa nhỏ vỏ tội khiến chàng không nỡ ra tay. Hai ngày sau, chàng ném được trái bom giết quận công. Nhưng chàng bị bắt. Ngồi trong ngục, chàng mong đọi cái chết, cho rằng cái chết sẽ rửa sạch tội sát nhân của chàng… Đó là một tâm trạng rất phức tạp về sự xử dụng bạo lực. Chàng dùng bạo lực đế đánh đổ chế độ Nga hoàng và thực hiện công lý xã hội. Nhưng dù sao, chàng vẫn coi việc ném bom là một việc sát nhân, tức là một trọng tội. Muốn rửa tội đó, chàng cần mang cái chết của mình để đền bù lại, do cái chết đó, chàng mới vượt khỏi cương vị một kẻ sát nhân để đạt tới cương vị một người làm công lý… Tâm trạng của chàng cũng tương tự như Saint-Just, Robespierre. Hai người này cũng ra lệnh giết người vì yêu công lý. Nhưng có lẽ họ vẫn thầm coi việc giết người là một tội trạng, và cần lấy máu của mình để gột sạch tội trạng đó. Cho nên, họ vừa là sát nhân, vừa là những bậc thánh tu tuẫn đạo. Họ là những Đấng Cứu thế bạo tàn!!… (1)
Tuy nhiên, những chặng đường trên đây chỉ là những giai đoạn sơ khai của phong trào khủng bố bạo tàn. Phải đợi đến những người Bolsevich, bạo lực và khủng bố mới trở thành một chính sách, và thuật hành động hoàn toàn bá đạo mới thoát thai. Chúng ta đều hiểu rằng hàng ngũ Bolsevich đề cao chủ nghĩa Marx-Engels. Nhưng nói cho đúng. Marx và'Engels không hề chủ trương khủng bố, mặc dầu họ chủ trương vô sản chuyên chính.
Trong một bức thư gửi cho Marx, Engels có viết: “Sự khủng bố chỉ là chính sách thống trị của những người quá sợ hãi. Trong đa số trường hợp, khủng bố chỉ là sự tàn ác vô ích. Tới tin rằng trong cuộc cách mạng Pháp, phong trào khủng bố của năm 1793 là do những kẻ quá sợ sệt hoặc, giả danh ái quốc, hoặc do những kẻ muốn lợi dụng tình trạng đục nước béo cò mà thôi!”. Marx cũng không chủ trương khủng bố, vì chính ông ta đề xướng rằng khi thi hành cải cách ruộng đất, nếu phải truất hữu đại địa chủ, cũng cần phải hồi thường cho những ngườí bị truất hữu, hơn nữa, đối với những nước tiền tiến như Đức, Pháp, Anh, Marx cũng chủ trương thực hiện cách mạng vô sản bằng những biện pháp tranh đấu hợp pháp!
Lénine mới chính là người phát huy chiến lược và chiến thuật của hàng ngũ vô sản. Do đó, ông cũng phát huy một quan niệm hành động khá bá đạo, và đồng thời làm phôi thai chính sách khủng bố. Đối với Marx, Lénine chỉ chịu ảnh hưởng trên phương diện thuần tuý chủ nghĩa, ông chịu ảnh hưởng của Clausewitz và Engels về chính sách và chiến lược quân sự. Nhưng còn về quan niệm hành động và chính sách khủng bố, Lénine chịu ảnh hưởng của Bakounine, Netchaiev như ở trên đã trình bầy…Ông là người đầu tiên dám áp dụng triệt đề phương châm: “Tất cả cả những phương tiện đều tốt cả, nếu nó giúp ta đạt tới cứu cánh”. Do đó, ông đã tạo nên một luân lý và tác phong tranh đấu. Ông từng viết: Tất cả những gì thuận lợi cho sự xây dựng cộng sản chủ nghĩa đều thích hợp với luân lý, và tất cả những gì cản trở mục tiêu đó đều trái với luân lý”. Hoặc: “Dù cuộc cách mạng 1917 có tiêu diệt tại Nga sô hàng chục triệu người chăng nữa, sự tiêu hủy đó không thấm gì với mục đích cao cả mà chúng ta theo đuổi”, ông lại thường khuyến cáo các cán bộ hoạt động trong nghiệp đoàn rằng họ có thế dùng đủ mọi cách, từ lường gạt dối trá cho đến bạo hành, để lôi kéo những phần tử nghiệp đoàn theo đường lối của đảng Bolsevich. Do đó, ông cũng tạo nên một quan niệm khách quan về sự phản bội: một người, dù không có ý định phản bội, cũng có thể phạm tội đó, nếu việc họ làm đã gây hậu quả tai hại cho cách mạng và sự xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bước vào cách mạng và nắm được chính quyền, Lénine cũng là người dám thẳng tay phát động những đợt khủng bố. Trong thời kỳ cách mạng bột phát, và thời nội chiến, Lénine ra tay triệt hạ những thù dịch của cách mạng, cùng các tầng lớp quý tộc và đại địa chủ…Tuy nhiên, trên phương diện khủng bố, Léuine còn kém xa Sỉaline, sở dĩ Lénine dám ra tay khủng bố, chỉ vì trong thời sơ khởi, chính quyền cách mạng còn bị đe doạ rất nhiều. Nên cần khủng bố để bảo vệ cách mạng. Tới thời nội chiến, sự khủng bố cũng có lý do của nó, vì đó là luật lệ sắt đá của chiến tranh. Nhưng một khi nội chiến đã tắt và chính quyền cách mạng tương đối vững chắc, Lénine không thể dám tiếp tục khủng bố, để đặt bạo lực thành một chính sách thường xuyên. Ngay trong những ngày tháng 10-1917, khi hai bên đánh nhau tại Moscou, quân cách mạng thắng thế và bắt được, một số tù binh, Lénine cũng ra lệnh phóng thích không dám trừng trị… Từ 1921 trở đi, Lénine đã nhân nhượng nhiều trên phương diện khủng bố. Rồi ông lùi bước với chính sách Tân kinh tế, và không dám khủng bô lương dân để thực hiện việc tập thể hoá ruộng đất! Ông cũng không hề dám dùng bạo lực để thanh trừng đảng và thanh toán đồng chí. Những đảng viên Bolsevich lúc bây giờ, nếu phạm lỗi, cũng chỉ bị phê bình, cảnh cáo, hoặc khai trừ. Khi ra khỏi đảng, họ vẫn có thể làm ăn như mọi người khác. Họ không hề bị đi đày, cầm tù, hoặc xử tử như dưới thời Staline. Tóm lại, mặc dầu đã phát huy một quan niệm hành động khá bá đạo, chính sách khủng bố của Lénine cũng chỉ thâu gồm trong phạm vi tương đối nhỏ hẹp đối với thù địch mà thôi!
Staline, rồi tới Mao Trạch Đông, đã phát minh nhiều về chính sách bạo lực và khủng bố. Trên hành động, mực độ bá đạo cũng đi xa hơn nữa. Với Staline, bạo lực đã trở thành một chính sách thường xuyên, và phố biến. Nghĩa là nó được áp dụng thường trực, và đối với hết thẩy mọi người, từ quần chúng cho đến đồng chí. Với Staline, tổng số nạn nhân lên tới ba chục triệu người, và Mao còn khốc liệt hơn nữa, có thể nói là chính sách Staline là chính sách bạo lực thuần tuý. Nó không những được dùng để trừng trị những kẻ đã phạm tội, nó còn được dùng để phòng ngừa những kẻ chưa phạm tội, nó không phải được dùng để bảo vệ chính quyền cách mạng trong thời chởm nở, nó còn được dùng ở thời kỳ mà cách mạng đã rất vững chắc. Nó không thể có một lý do gì bào chữa, ngoài dục vọng thống trị của các lãnh tụ. Vì tính chất thời đại của khủng bố Sô viết, nên những trang sau đây sẽ được dành để khơi đào một vài khía cạnh đặc biệt.
A. Cách mạng và khủng bố Nhưng trước khi đi sâu vào chính sách khủng bố Sô viết, thiết tưởng cần nhắc tới sự liên hệ giữa cách mạng và khủng bố. Trong hầu hết các cuộc cách mạng (nhất là trong những cuộc cách mạng kể trên đây), không có cách mạng nào là không gây khủng bố. Nên cần niêu câu hỏi: phải chăng khủng bố gắn liền với cách mạng? Trước, kia, Lénine đã từng nói: “bạo lực là bà mụ đỡ đầu cho cách mạng”. Và từ sự sử dụng bạo lực tới khủng bố, con đường cũng không xa!… Sở dĩ sự khủng bố thường đi đôi với cách mạng, là vì những lý do sau đây:
1) Một phong trào cách mạng, tương tự như tôn giáo, thường gây nên một tâm trạng cuồng nhiệt và thần bí muốn tiến tới sự đả phá toàn diện chế độ hiện có để thay thế bằng một nền trật tự mới. Các cuộc cách mạng xã hội, tuy nhiều khi đề cao chủ nghĩa vô thần, vẫn thường gảy nên những âm hưởng tương tự như một phong trào tôn giáo. Vì cách mạng cũng hàm chứa một ý nghĩa toàn triệt cùng một cao vọng tuyệt vời như tôn giáo!…Tôn giáo thường muốn giải quyết tất cả các vấn đề liên hệ, với thân phận con người, từ vấn đề siêu hình đến những vấn đề nhân sinh cụ thể. Nó muốn giải quyết từ cái số phận uyên nguyên của người đến những vấn đề thể chất, nghĩa là từ tâm trạng hãi hùng gây nên bởi lẽ sinh tử, cho đến sự đói rét. Cách mạng cũng thế! Cách mạng cũng muốn giải quyết tất cả các vấn đề liên hệ tới thân phận con người! Từ vấn đề chết cho đến mọi vấn đề sống. Chỉ khác một điều là những ý thức hệ của cách mạng xã hội đã hạ thấp các băn khoăn siêu hình của người, và chiếu rọi những băn khoăn đó sang lãnh vực xã hội. Do ý chí toàn triệt đó, cách mạng cũng gây nên những niềm hy vọng lớn lao, khiến các phần tử cách mạng thường sống một tâm trạng cuồng nhiệt thần bí. Đã có tâm trạng ấy, các phần tử cách mạng muốn đả phá hoàn toàn xã hội cũ, và tiêu hủy hết thầy những tầng lớp thù địch. Dưới mắt con người cách mạng, những tầng lớp thù địch cũng tương tự như nhưng người ngoại đạo đối với kẻ cuồng tín vì tôn giáo. Cho nên, khủng bố thường gắn liền với cách mạng, vì khủng bố là một cách hiến lễ tế thần trong nền tôn giáo mới là cách mạng. Hơn nữa, thời sơ khỏi bồng bột của cách mạng thường làm nẩy nở một tâm trạng lãng mạn đối với sự sống chết, Các phần tử tiền phong thường ưa tuẫn đạo, hoặc kẻ khác phải đổ máu, để thoả mãn niềm tin những thần bí, và đặt những viên đá đầu tiên cho giáo hội mới!
2) Tâm trạng cuồng nhiệt thần bí đó, thổi mạnh vào quần chúng, lại càng làm lan rộng khủng bố. Đó là một hiện tượng thuộc ngành phân tâm học của đám đông. Cách mạng vốn là một sự kiện quần chúng nên diễn tiến cách mạng thường đi tới cực đoan. Trên đà tiến tới cực đoan, bạo lực và khủng bố rất dễ phát hiện. Trong tiềm thức mỗi người, vẫn hàm chứa bản năng bạo lực, cùng một thứ khoái lạc muốn thống trị kẻ khác. Đặt vào thực thể quần chúng, bản năng bạo lực và khoái lạc thống trị còn được tăng lẽn gấp ngàn vạn lần! Nhất là trong sự sinh hoại của đám đông, lý trí thường mờ nhạt! Nên không có đám đông nào là không dễ kích thích đi tới sự tàn phá, chém giết, khủng bố. Vụ phá nhà ngục Rastille cùng sự chém giết tù nhân cũng do đó. Thêm vào với bản năng nói trên, còn có sự sợ hãi. Sợ hãi kẻ thù địch sẽ lợi dụng tình thế, lật ngược thế cờ và chém giết chính minh! Ngoài ra, quần chúng cách mạng thường mang máng cảm thấy rẳng càng phá huỷ chém giết bao nhiêu, càng chặt cầu đối với quá khứ bấy nhiêu! Một quá khứ mà họ căm thù chán ghét! Nên dù Louis XVI có là một ông vua nhân đạo, hoặc vồ tội, Louis XVI vẫn không thể tránh tử hình, vì đối với quần chúng, ông tượng trưng cho chế độ cũ.
Cho nên, khủng bố thường gắn liền với cách mạng. Cuộc cách mạng nào cũng kèm theo một tỷ lệ khủng bố. Tỷ lệ đó, Robespierre, Saint-Just đã tuân theo, và Lénine, Trotsky cũng vậy. Tỷ lệ thông thường ấy có những lý do của nó, khiến có thể bào chữa được… Nhưng Staline đã vượt qua tỷ lệ khủng bố! Chính sách của ông đã đạt tới mực độ thuần tuý, gần như vô duyên cớ, chỉ cốt hạ giá con người và nâng cao uy thế thống trị của mình. Hoặc cố tâm đày ải hàng chục triệu người, để có một đội quân nhân công khổ sai làm việc 16 giờ một ngày mà tốn kém rất ít…
B. Những khía cạnh đặc biệt của khủng bố Sô viết dưới thời Staline và Mao Trạch Đông 1) Chế độ luật pháp
Nhiều người đã từng biết một vài đặc điểm của luật pháp Sô viết. Tỷ dụ như công nhân không hề có quyền đình công, hoặc biểu tình! Staline đã cấm các việc đó, cũng như Hitler đã tuyên cáo rằng đùnh công là xúc phạm tới đoàn thể. Trên phương diện quốc tế, quân đội Sô viết cũng không chịu tuân theo những luật lệ chiến tranh. Trong cuộc nội chiến Hy Lạp 1945-1946, tướng cộng sản Markos vẫn để cho quân du kỉch bắt cóc phụ nữ vả trẻ con. Phụ nữ được mang đi để mua vui cho du kích quân, còn trẻ nhỏ được đưa sang Nga sô huấn luyện. Có những vùng mà trẻ con bị bắt đem đi gần hết, và người ta từng gặp những xác trẻ nhỏ ở dọc đường. Sau trận nội chiến đó, nhiều miền tại Hy Lạp không còn thấy bóng dáng trẻ con nữa. Đó là một đặc điểm của quân đội Sô viết mà có lẽ chính quân phát xít cũng ghê tay không muốn làm!
Tuy nhiên, đó chỉ là những đặc điểm lé loi. Song ở trên lãnh thổ Sô viết, một chế độ luật pháp thường xuyên đã được ban hành. Nó khác hẳn với luật pháp lại các nước khác. Đặc điểm chính của luật pháp Sô viết là tính chất co rãn của các tội trạng. Co rãn đến nỗi bất cứ người nào cũng có thể phạm tội, kể cả những kẻ không chịu đi tố cáo một tội trạng mình được chứng kiến. Chế độ luật pháp ấy đã được các nước chư hầu rập theo khuôn mẫu. Tại Tiệp Khắc, chính quyền ban hành nhiều đạo luật để bảo vệ nền dân chủ nhân dân. Điều thứ 15 qui định như sau: “Những kẻ nào toan tính làm một điều gì nguy hại cho chính quyền dân chủ nhân dân sẽ bị phạt từ 10 đến 25 năm khổ sai, hoặc khổ sai chung thân. Điều thứ 20 qui định: "Những kẻ nào xúi giục các công chức bất tuân mệnh lệnh sẽ bị phạt từ…“ … hoặc điều 21 qui định: “Những kẻ nào không chịu làm đầy đủ nhiệm vụ một công chức sẽ bị phạt…”. Đọc những đạo luật trên, ta đủ thấy rằng bất cứ người nào cũng có thể phạm tội. Một công chức, vì con ốm, hoặc lỡ tàu diện, đến chậm 5 phút, cũng có thể bị tội phạt tù mấy năm. Vì như thế là không làm đầy đủ nhiệm vụ. Một người thợ lỡ đánh gẫy một bánh xe trong guồng máy, cũng có thể bị phạt tù về tội phá hoại… Hơn nữa, không đi tố cáo cũng là một tội. Tỷ dụ như A trông thấy tèn B đi qua trước một bức ảnh Staline đã nhổ toẹt xuống đất, có thể sự nhổ toẹt chỉ là vô ý. Nhưng nếu A không đi tố cáo, y có thể bị tội! Theo thường lệ, A đi tố cáo, vì A e rằng rất có thể có người thứ ba trông thấy. Và nếu người thứ ba đi tố cáo, thì cả A sẽ bị tội… Do đó, một chế độ luật pháp khủng bố thường xuyên đã đè nặng trên đầu dân chúng, khiến ai nấy đều sợ sệt e rằng minh sẽ bị truy tố. Nên chế độ Sô viết là chế độ của sợ hãi. Mỗi người là một can phạm có án treo!
Đối với luật pháp tại các nước Tây phương, sự vô tội là một điều được ức đoán. Nghĩa là người nào cũng phải được coi là vô tội. Muốn khiến một người trở thành can phạm, công tố viện phải minh chứng rõ rệt tội trạng của người đó. Ở các nước Sô viết thì trái lại. Luật pháp co rãn khiến người nào cũng có thể có tội. Nếu vì một lý do gì, chính quyền muốn trừng trị kẻ đó, họ có thể tìm ngay thấy tội trạng. Do đó, bất cứ người nào cũng bị ức đoán là có tội. Muốn được vô tội, người đó phải minh chứng sự vô tội của mình. Cho nên, tại các nước Sô viết, từ những tầng lớp thù địch đến các phần tử lừng chừng, từ dân chúng cho đến các cán bộ cao cấp, ai ai cùng có thể đì Siberie hoặc Tân Cương được hết! Kỹ thuật hạ giá con người trong khủng bố Sô viết.
Trong phần 1, khi trình bầy về cách mạng 1917, chúng ta đã có dịp nhắc tới những vụ án Moscou. Từ 1930, Staline bắt đầu mở những vụ án về tội phá hoại kinh tế, trong đó các bị can là những người thợ hoặc chuyên viên. Từ 1936 đẽn 1938, trong lúc Đức xã đe doạ chiến tranh, Staline đã ra lệnh mở một loạt những vụ án chính trị lẫy lừng. Trong những vụ án này, các bị can đều là thống chế và đại tướng, hoặc các lãnh tụ Bolsevich cựu trào. Những kè được đưa ra xét xử trước toà án đều là những trường hợp đặc biệt. Đa số dân chúng bị bắt bớ thường chỉ được xét xử bởi một tiểu ban bí mật gồm ba nhân viên mật vụ, rồi sau đó đưa đi đày hoặc xử bắn, không kèn không trống! Những vụ nói trên được đưa ra trước toà án là vì có những lý do của nó… Các vụ án chuyên viên năm 1930 được đưa ra xét xử, vì lúc đó mới bắt đầu kế hoạch kỹ nghệ ngũ niên, và Staline cần có những kẻ chịu tội phá hoại để giải thích với dư luận tại sao kế hoạch bị trục trặc. Các vụ án chính trị từ 1936 tới 1938 có những lý do phức tạp hơn, về một phương diện, các bị can đều là những lãnh tụ cựu trào, khó lưu đày hoặc đem bắn như thường dân, về mặt khác, Staline muốn dùng hết mọi cách thức để buộc các lãnh tụ đó phải nhận tội phản bội trước pháp đình, khiến Staline có thể triệt hạ hẳn uy danh của phái đối lập trong dư luận quần chúng… Do những vụ án chính trị này, ta có thể thấy rằng kỹ thuật hạ giá con người của chế độ Staline đã đạt tới mực độ cao vời.
Khi các vụ án xảy ra tại Moscou, cả hoàn cầu đều bị sửng sốt, nóng lạnh. Sửng sốt vì các bị can đều là những đồng chí cựu trào của Lénine, thường được mệnh danh là những tay anh hùng của Cách mạng tháng Mười. Nhưng sửng sốt hơn nữa, vì các vụ án đều có một đặc điểm chung: tất cả các bị can đều thi nhau thú tội. Công tố viện nhiều khi chỉ buộc tội một phần, nhưng bị can lại nhận tội tới mấy phần. Nó là một cuộc thi đua giữa bị can và công cáo ủy viên Vychinsky. Tại các phiên toà, người ta thường thấy những đối thoại như sau:
Công cáo ủy viên: Anh đã phạm tội phá hoại kinh tế, vì anh đã cố tình để các máy móc đầu tầu bị hoen rỉ, và như thế, anh đã làm nguy hại tới kế hoạch ngũ niên!
Bị can: Các máy móc đó đầu có phải tự nhiên hoen rỉ! Chính tôi đã dội nước và át xít khiến nó hoen rỉ!
Công cáo ủy viên: Anh phạm tội phá hoại kinh tế, vì anh đã cổ tình trộn những chiếc kim nhỏ vào bơ và pho mát, để kẻ ăn bị thủng ruột!
Bị can: Thưa ông biện lỷ, có thế! Nhưng chính thực, tôi lưu tâm đến sữa của trẻ nho hơn. Chính tôi đã nhiều lần bỏ thuốc độc vào sữa trẻ nhỏ.
Công cáo ủy viên: Anh phạm tội liên lạc với phát xít để phản bội Cộng hoà Sô viết. Anh làm thế có phải vì anh không tán thành chính sách của chính quyền Sô viết không?
Bị can: Tôi nhận có phản bội, nhưng đâu có phải vì chính kiến bất đồng! Chỉ vì bọn phát xít mua tôi, và tôi đã tham tiền của chúng…
Trên đại cương, các vụ án nói trên đều lắp đi lắp lại những luận điệu như vậy. Tựu trung chỉ có 2 tội: tội phá hoại kính tế và tội lạc hướng tờ-rốt- kít làm nội phản cho phát xít!. Từ trước tới sau, chỉ có một hai bị can có thái độ hơi khác một chút. Có Boukharine cãi nhau một hồi với Vychinsky, nhưng rồi cũng nhận tội. Riêng chỉ có Kreslinky, trong phiên toà đầu, nhất định không chịu nhận tội. Ông cãi rằng những lời thú tội tại công an đều giả tạo. Vychinsky hò hét một hồi rồi xin đình phiên xử tới sáng hôm sau. Qua đêm đó, tới sáng hôm sau ra toà, Kreslinky lại ngoan ngoãn nhận tội… Dư luận thế giới lẽ dĩ nhiên bị sửng sốt. Vì không lẽ tất cả đồng chí cũ của Lénine lại phản bội cách mạng cả hay bao? Bất cứ ai đều hiểu rằng trước bất cứ toà án nào, cùng có những bị can nhận tội. Nhưng không đâu lại có lối nhận tội đồng thanh và nhất loạt như trong những vụ án Moscou! Dư luận đâm hoang mang, không hiểu thực giã ra sao. Tại Mỹ, nhiều nhà trí thức đã thành lập một Uỷ ban điều tra, mà chủ tịch là Deway, Uỷ ban có nhiệm vụ điều tra về lời khai của các bị can tại Moscou, nhất là về điểm liên lạc với Trotsky. Lúc đó, Trotsky đương lánh nạn ở Mexico. Uỷ ban đã sang Mexico hỏi cung Trotsky. Sau một năm trời điều tra, Uỷ ban kết luận rằng những lời khai của các bị can Moscou thường là mạo nhận. Nhiều trường hợp mạo nhận được chứng minh rõ rệt như sau đây:
- Vụ phi trương Oslo: Piatakov là một lãnh tụ Bolsevich, bị can trong vụ án 30-1-1937. Ra trước toà, ông thú nhận rằng vào giữa tháng 12-1935, ông đi công cán ở Berlin. Tới Berlin, ông đã làm giấy thõng hành giả, mướn máy bay đi tới phi trường Oslo để gặp Trotsky. Trong cuộc gặp gỡ này, Trotsky báo cho Piatakov biết rằng Trotsky đã thoả thuận với lãnh tụ Quốc xã Hess để khởi chiến đánh Nga. Và Trotsky ra lệnh cho Piatakov phải về Nga chuẩn bị làm nội ứng.
Uỷ ban điều tra có phái người tới hỏi viên giám đốc phi trường Oslo. Viên giám đốc nảy đã khai rõ rằng từ 19-9-1935 tới 1-5-1936, không có một chiếc máy bay ngoại quốc nào hạ cánh tại phi trường Oslo. Như thế, lời khai của Piatakov chỉ là mạo nhận.
Vụ khách soạn Bristol: trong một vụ án khác, bị can Holtzmann cũng khai trước toà rằng năm 1932, ông có tới Copenhague, gặp Trotsky và nhận chỉ thị tại lữ quán Bristol.
Nhưng khi tới điều tra, ủy ban thấy rằng tại Copenhague chỉ có một lữ quản Brislol, nhưng lữ quảu này đã bị phá hủy từ năm 1917. Sự sơ xuất của mật vụ Nga sô đứng tổ chức vụ án, đã khiến Holtzmann phải nhận một điều không có.
Đại để các vụ án chính trị Moscou là như vậy. Tại các phiên xử, không khí tương tự như ác mộng! Các bị can nhận hết, nhận những tội giả tạo, nhận cả những lội không thể có được!… Khuynh hướng của công tố viện là muốn cho các bị can càng nhận những tội đê tiện bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêuu. Có người nhận tội ăn tiền của phát xít, hoặc nhận tội làm chợ đen, chợ đỏ! Sau cuộc thế chiến, khi đã chiếm được các nước Đông Âu, Staline cũng mở những vụ án tương tự. Trong một vụ án tại Hung gia lợi, bị can là Hồng y giáo chủ Mindszenty. Ra trước toà, vị Hồng y này cũng phải nhận hết các tội, tử tội tư thông với Đức xã, đến tội buôn chợ đen quần đùi và áo lót mình!? Mục đích của công tố viên là bôi nhọ các can phạm, để giảm uy tín của họ trước quần chúng.
Song cần nêu câu hỏi: tại sao các bị can lại mạo nhận tôi trạng? Mật vủng hộ Sô viết đã dùng những biện pháp gì khiến họ thi nhau nhận tội? Các can phạm đều là những lãnh tụ có bản lĩnh, nên buộc họ mạo nhận đâu có phải là chuyện dễ dàng? Vậy tại sao?… Đó là vấn đề kỹ thuật hạ giá con người của chế độ Sô viết. Trng những vụ án chính trị tại các nước khác, những bị can cũng là kẻ chiến bại, nhưng họ còn có quyền tự bào chữa, có quyền chối cãi, có quyền chỉ trích đối phương để giữ phần danh dự về mình! Ngay dưới thời Nga hoàng, Trotsky đã có phen ra trước toà án diễn thuyết hùng hồn và được hoan hô nhiệt liệt. Nhưng trong những vụ án Moscou, các bị can không còn được mở miệng bào chừa chối cãi, đành chịu nhận những điều ô nhục và chịu tiêu ma danh dự! Dưới chế độ của Staline, kẻ chiến bại phải mất mạng và đồng thời phải tiêu ma danh dự! Hễ đạt tới kết quả đó, Staline đã dùng hết các kỹ thuật, từ tra tấn thể chất đến hành hạ tinh thần, và dùng cả đến những lập luận biện chứng nữa…
Tại các nước, tổ chức mật vụ chính trị cũng nhiều khi dùng tới sự tra tấn. Đó là một kỹ thuật khá thông thường, và Staline tất nhiên dùng nó. Khi đọc bài diễn văn hạ bệ Staline, Kroutchev công nhận rằng trong những vụ án Moscou, nhiều can phạm đã thú tội do sự tra tấn thể chất. Orlov, một yếu nhân mật vụ Sô viết, nhận thêm rằng trong những vụ án ấy, nhiều can phạm đã nhận tội vì sợ chính quyền sẽ giết vợ con minh. Nên họ đành nhận tội, còn hơn đề vợ con bị chết. Lại có một số đã nhận tội, vì cơ quan mật vụ hứa sẽ tha chết. Đó đều là những cách thức tương đối dễ hiểu… Còn có những biện pháp cao hơn một bực nữa là sự hành hạ cân não. Bị can được chứng kiến những cảnh tra tấn kẻ khác. Hoặc bị hỏi cung liên miên trong một tuần lễ, suốt ngày đêm, bởi một số nhân viên nĩật vụ luân phiên nhau. Bị can không được ngủ, đứng hoặc ngồi trước một ngọn đèn điện mạnh chói loà mắt, thỉnh thoảng được ăn một miếng bánh, rồi bị hỏi cung suốt hàng trăm tiếng đồng hồ! Các mật vụ viên thay phiên nhau, hỏi đi hỏi lại ngần ấy tội trạng và từng ấy câu hỏi. Cân não bị nhão ra, óc mờ đi, nên đến cuối cùng bị can chỉ còn muốn nhận tội cho xong để được dí ngủ. Dù có chết cũng đành, nhưng phải ngủ đã!…Đó cũng còn là một kỹ thuật dễ hiểu. Cao hơn nữa, là sự sử dụng các chất thuốc khiến cho trí não và sức đề kháng của người bị tê dại… Trên đây là những biện pháp làm hao mòn nghị lực đề kháng, có thể mang áp dụng với các hạng bị can. Nhưng đối với các tay lãnh tụ cựu trào của Lé nine. Staline đã áp dụng một kỹ thuật tế nhị hơn nữa: đó lã luân lý biện chứng cách mạng. Đồng thời với những cách thức hành hạ trên đây, luận ý hiện chứng đã khiến một số lãnh tụ trở thành nghi hoặc, không biết đằng nào phải, đằng nào trái. Do đó, họ đã nhận tội. Chúng ta có thể tìm hiểu lối luân lý này qua cuốn tiểu thuyết “Ngày và Đêm”của Koestler, hoặc “Truyện Iegor”của Plisnier.
Roubachov: Roubachov là nhân vặt chính trong cuốn “Ngày và Đêm”của Koestler và tượng trưng cho lãnh tụ Boukharine trong vụ án chính trị mở vào tháng 3-1938. Tác giả Koestler vốn là cựu đảng viên cộng sản tại một nước Đông Âu, nhưng sau khi được chứng kiến các vụ án Moscou, Koestler đã bỏ trốn ra ngoại quốc, và viết cuốn tiểu thuyết kiệt tác này.
Cũng như Boukharine, Roubachov là một lãnh tụ cựu trào Bolsevich. Ông là đồng chí cũ của Lénine, và là người đã lập nhiều công lao trong Cách mạng tháng Mười. Trong các bức hình được phổ biến tại Nga sô, Roubachov thường ngồi cạnh Lénine. Ông không những là một tay hoạt động cách mạng kỳ cựu, mà còn là một lýy thuyết gia cừ khôi. Chính vì ông là một lý thuyết gia, nên sau này, ông đã mắc vào bẫy luận Iý về cứu cánh cách mạng của Staline, và ông đã nhận tội!
Thực ra, Roubachov không có tội gì hết! Chỉ có một tội là sau sự tiếm quyền của lãnh tụ số 1 (tức Staline) Roubachov đôi khi bộc lộ một vài lời hoài niệmn đối với đường lối cách mạng của lãnh tụ số 1. Hoặc bộc lộ một lời trào phúng tế nhị… Những bạn bè cùng đệ tử của Roubachov lần lần bị bắt. Nhưng vì uy danh của của Roubachov rất lớn, nên số 1 chưa dám đụng đến. Thấy tình trạng trong nước khó thở, Roubachov thường xin đi công cán nước ngoài. Năm 1933, ông được phái di công cán tại Bỉ với nhiệm vụ sau đây… Năm đó, tại Đức, Hitler đã nắm chính quyền, và đương tiễu trừ cộng sản Đức. Lẽ dĩ nhiên là những phần tử cộng sản Bỉ rất ghét Hiller. Lúc đó, Hiller muốn sửa soạn chiến tranh, nẻn cần mua nhiều dầu hoá. Các nước Tây phương phong toả kinh tế Đức không chịu bán dầu hoả cho Hitler. Riêng có số 1, vì tham ngoại tệ, đã cho chở một đoàn tầu dầu hoả sang bán cho Đức. Đoàn lầu này sẽ cập bến tại một hải cảng nước Bỉ, rồi chuyển theo đường bộ vào nước Đức… Nên số 1 cử Roubachov sang Bỉ, với nhiệm vụ phải thuyết phục nghiệp đoàn khuân vác tại bến lầu để họ chịu khuân vác từng thùng dầu lên bờ. Nghiệp đoàn khuân vác Bỉ là một tổ chức cộng sản. Nhưng vì ghét Hitler, nên họ không chịu khuân vác. Trong một cuộc họp đảng, Roubachov đã cố thuyết phục các đồng chí Bỉ, và trình bầy những lý lẽ tại sao số 1 bán dầu cho Hitler. Song một số đồng chí Bỉ vẫn phản đối việc khuân vác, vì cho rằng bán dầu cho phát xít là phản cách mạng. Cuộc bàn cãi sôi nổi và gây tan vỡ, khiến ba ngày sau, một đảng viên cộng sản Bỉ, tên Loewy, treo cổ tự tử vì không tán thành việc bán dầu.
Vụ Loewy ăn sâu vào tâm não Roubachov như một vết thương, ông càng bị lung lay thêm và hoài nghi đường lối của số 1. Về đến nước, ông tới gặp số 1, lại ngỏ ý xin đi công cán nước ngoài. Roubachov lại được gửi sang một nước Đông Âu, cầm đầu một phái đoàn thương mại. Số 1 ngày càng nghi kỵ Roubachov! Được ít lâu, cô nữ thư ký Arlova, thân tín của Roubachov, cũng bị bắt và xử tử. Để minh oan cho mình, Arlova có cầu cứu đến Roubachov. Nhưng Roubachov cũng không dám lên tiếng để thanh minh cho cô ta… Lại thêm một vết thương nữa trong tâm não Roubachov! Ông ngày càng thấy buồn nản hiu quạnh.
Ít lâu sau, Roubachov bị gọi về nước, được giao phó những công tác lặt vặt. Những người thân tín của ông lần hồi đều bị bắt hết. Một đêm kia, nhân viên mật vụ tới nhặt nốt Roubachov. Ông thở dài, khoác một chiếc áo choàng, đeo cặp kính lên mắt, rồi theo họ tới khám những tù nhân chính trị. Tại khám, mỗi tù nhân bị giam ở một xà lim riêng. Họ không có cách gì thông tin với nhau, ngoài cách lấy đế giầy gõ vào bức tường ngăn hai xà lim. Họ gõ theo một lối mật mã mà Roubachov dần dần học được. Trong những ngày đầu, không có ai đả động tới Roubachov, ngoại trừ viên giám thị mở cửa đưa đồ ăn. Thức ăn kham khổ, ít ỏi. Ronbachov chỉ thèm có thuốc lá. Trong những ngày đêm đằng đẵng, ông hết nằm lại ngồi, hoặc xem những con kiến con mối. Đi cầu tiêu cũng đi ở trong xà lim! Ngoài ra, chỉ còn giải trí bằng cách đi bộ trong xà lim, hoặc gõ giầy đánh mật mã với xà lim bên cạnh. Ngồi trong khám, Roubachov cũng thản nhiên, duy có đôi chút xót xa cho thân mình. Và cũng thấy xót xa cho số phận của quê hương cách mạng có lẽ đã bị lầm đường dưới sự hướng dẫn của số 1…
Được chừng nửa tháng, có người vào thăm Roubachov. Đó là Ivanov, nhân viên cao cấp mật vụ phụ trách điều tra trong vụ Roubachov. Ivanov cũng là một tay trí thức, giỏi lý luận, và trước kia là bạn học của Roubacbov. Nhưng trong đảng, Ivanov là cấp dưới của lãnh tụ Roubachov… Lúc vào xà lim, Ivanov niềm nở vui vẻ, hỏi thăm sức khoẻ Roubachov, và mời thuốc lá. Lần gặp gỡ này là đợt tấn công đầu tiên của Ivanov với ý định thuyết phục Roubachov nhận tội. Có thể thâu tóm đại cương cuộc đối thoại đầu tiên như sau:
Ivanov: Tới tới thăm xem anh có khoẻ không!
Roubachov: Cảm ơn anh, nhưng ai sai anh đến đây?
Ivanov: Lẽ dĩ nhiên là tôi được lệnh, vì chính tôi là người phụ trách diêu tra vụ án của anh.
Roubachov: Anh có thể cho tồi biẽt tại sao tôi bị bắt không?
Ivanov: Anh bị buộc về nhiều tội: thuộc phe đối lập, liên lạc với một nước thù địch v.v…Nhưng có lẽ tội nặng nhất của anh là đã gia nhập một vụ âm mưu định bỏ thuốc độc giết vị lãnh tụ số 1. Anh nghĩ sao?
Roubachov: Những tội trạng ấy thực là trò hề, và tôi cũng khỏi cần trả lời các anh!
Ivanov: Cái đó tuỳ anh. Nhưng tôi có thể nói riêng với anh rằng chúng tôi đã có đủ nhân chứng và bằng cớ về các tội trạng ấy. Nẽn tôi hỏi lại anh, chỉ là vì sau này, cũng cần đối chất… Theo ý tới, anh đã làm nhiều công việc phương hại cho cách mạng và quyền lợi quần chúng!
Roubachov: Anh dám mở miệng nói tới quần chúng? Tới nghĩ rằng các anh không còn tượng trưng cho quần chúng nữa. Trước kia, Lénine cùng những người như tôi đã khuấy động được quần chúng, khuấy động đến đáy tầng tâm hồn họ! Nhưng mấy năm gần dày, với các anh, quần chúng lại trở thành câm và điếc, trở thành con số vô danh và vị trí của lịch sử! Tôi tưởng anh không nên nói tới quần chúng!
Ivanov: Nghĩa là anh cho rằng chúng tới đã lầm đường trong cuộc xây dựng cách mạng! Nhưng tại sao anh dám chắc thế? Anh có chắc rằng số 1 đã lầm đường, và có chắc là anh đủng không? Guộc cách mạng vĩ đại này, chì lịch sử mới phán xét đirợx, mà lịch sử thì chưa hè phán xét! Tại sao anh có thể tự cho quyền phán xét một cách vội vã?
Roubachov: Các anh lúc nào cũng nói tới lịch sử! Nhưng Lénine và chủng tôi cũng là những người đã làm lịch sử và đã làm cách mạng! Chúng tôi cũng hiểu lịch sử là gì và cách mạng là gì. Các anh chỉ nhân danh lịch sử và cách mạng đế tàn sát hết người này đến người khác. Song sự tàn bạo của các anh chỉ gây những đau khó khăn cần thiết cho cách mạng!
Ivanov: Anh còn nhiều lăng mạn tính của phái tiểu tư sản… Tôi chĩ xin nhắc anh rằng cá nhân không có nghĩa gì, và Đoàn thế phải ở trên hết! Cá nhân như một chiếc là, một chiếc cành nhỏ. Nhiều khi, nó phải héo bắt đi đề cho Đoàn thề sống. Vì Đoàn thễ là gốc của nó. Anh nên hiểu điều đó, vì chính anh là người, trong mấy chục năm trời, đã xây dựng cho cái gốc ấy. Tôi trộm nghĩ rằng tâm trạng của anh đã bị xúc động quá đáng do cái chết của cô nữ thư kỷ Arlova.
Roubachov: Dù sao, tới không thế nhận những tội trạng hoán toàn do các anh bịa đặt!
Ivanov: Anh không nên vội trả lời như thế. Anh cứ thử nghĩ kỹ xem. Anh có dám chắc rằng chúng tới lầm và anh đúng không? Anh cứ nghĩ kỹ đi trong 15 hôm. Rồi ta sẽ nói chuyện lại…
Đó là đợt tấn công đầu tiên, cốt để gieo nghi hoặc trong tâm não Roubachov, Thời gian dần dần trôi qua, và Roubachov không sao gột hết ám ảnh của những lời nói đó. Cũng từ đó trở đi, cứ mỗi đêm, lại có một toán lính tới khám, mang tù nhân đi tra tấn hoặc đem bắn. Tới đêm thứ 14, đến lượt một tù nhân tên là Bogrov bị mang tra tấn rồi mang bắn. Bogrov là thuộc hạ thân tín trước kia của Roubachov. Hai nhân viên mật vụ đã kéo lê Bogrov qua cửa xà lim của Roubachov để mang đi bắn. Khi qua cửa xà lim. Bogrov mặt mũi be eết máu, đã kêu lớn một tiếng: Roubachov… Tới mờ sáng hôm sau, Ivanov lại vào thăm Ronhachov. Đây là cuộc đối thoại lần thứ nhì có thể thâu tóm như sau:
Roubachov Các anh là bọn người thich dùng những thủ đoạn độc ác đê hèn. Anh đã dùng Bogrof để doạ tôi.
Ivanov: Anh lầm! Vụ Bogrof không phải là chủ trương của tôi, mà chỉ là thủ đoạn của Glelkin, người phụ việc của tôi trong vụ điều tra anh. Tôi không muốn dùng thủ đoạn tầm thường ấy. Tôi chĩ cần lấy lý luận thuyết phục anh. Anh cần phải nhận tội để phục vụ cho Đảng và cho cách mạng!
Roubachov: Các anh vẫn nhân danh Đảng, nhân danh cách mạng làm những điều tàn ác, trái với lương tâm và nhân đạo!
Ivanov: Anh vẫn lầm! Anh vẫn lý luận theo chủ quan của riêng anh, không phải trên lập trường cách mạng và lịch sử. Anh vẫn coi sự tranh đấu và cuộc sống như một thứ “phông” cảnh để các anh khoe khoang những xúc cảm chủ quan, và nói chuyện lương tâm nhân đạo! Tới hỏi thực anh: lương tâm là cáĩ gì? Luân lý là cái gì? Nhân đạo là cáí gì? Lòng thương là cái gì? Đó đều là những ảo tưởng của một tâm trạng chủ quan tiểu tư sản. Anh thử nghĩ xem: lịch sử đâu có cần lương tâm, vì lịch sử vốn phi luân lý! Anh chỉ trìu mến chủ quan cá nhân của anh, mà anh không nghĩ tới nhu cầu lớn lao của cách mạng và lịch sử.
Roubachov: Các anh phỉ báng lương tâm và nhân đạo. Thiết tưởng các anh nên nhớ rằng những tay đại cách mạng trước kia như Saint-Just, Danton, vẫn phải kính nể luân lý và nhân đạo!…
Ivanov: Sự kính nể ấy của những lay đại cách mạng Pháp cũng chỉ là một thái độ tài tử chủ nghĩa của bọn tiểu tư sản. Cũng vì họ tài tử nên họ đã chết! Đối với những thực hiện vĩ đại trong cuộc cách mạng của chúng ta, việc làm của Saint-Just, Danton, chỉ là trò con trẻ! Làm cách mạng không cho phép ta được làm luân lý. Anh trách chúng tôi tàn ác. Anh trách chúng tôi đã để chết hàng chục triệu người. Nhưng anh thử nghĩ xem: có cuộc biến chuyển lịch sử nào mà không chết người không? Anh thử nhìn thiên nhiên: một trận lụt, một năm hạn hán cũng có thể làm chết hàng chục vạn người! Thiên nhiên còn phung phí sinh mạng như vậy, huống chi là cuộc cách mạng của chúng ta! Đề xây dựng thiên đường cho loài người, nếu có phải trả bằng hàng triệu sinh mạng, đâu có phải là một giả quá đắt!
Roubachov: Tôi không hiểu tại sao chúng ta có thể tự cho quyền tiêu hủy hàng chục triệu người đề đổi lấy một viễn tượng còn thuộc về tương lai?!
Ivanov: Anh vẫn còn trìu mến chủ quan của anh quá! Anh thích đem câu chuyộn xót thương để trang sức chủ quan! Anh cho chúng tôi là tàn bạo, là sa tăng ác quỷ! Nhưng chúng tôi đâu có phải là kẻ chỉ nhắm mắt giết người! Chúng tôi có một thứ xót thương cao hơn, trừu tượng hơn, bao quát hơn, một thứ xót thương toán học đối với toàn thể nhân loại! Chúng tôi bắt buộc phải tàn sát để kết thúc những vụ tương tàn của nhân loại, bắt buộc phải hy sinh rất nhiều sinh mạng để sau này không còn ai bị hy sinh nữa. Chúng tôi phải chịu nỗi thống khổ đớn đau của những kẻ lãnh đạo cách mạng. Anh không đủ caa đảm để chịu sự đau khổ của kẻ lãnh đạo! Anh chỉ muốn giỏ những giọt nước mắt để dàng để được yên ổn với thứ lương tâm ảo ảnh của các anh. Theo ý tôi, đó là một thái độ phản bội!
Roubachov: Các anh không những sát hại tất cả kẻ thù chính trị, mà các anh còn muốn làm cho họ bị tiêu ma danh dự. Buộc một người phải nhận tội bịa đặt. Tức là dày xéo lên danh dự!
Ivanov: Danh dự cũng là một ý niệm tiểu tư sản. Đối với người Bolsevich, danh dự chỉ ở chỗ phụng sự cách mạng. Dù sự phụng sự đó có làm tiêu ma danh dự thông thường! Anh thử nghĩ kỹ xem: giữa anh và lãnh tụ số 1, chưa chắc đường lối của anh đã đúng! Ở bên ngoài, các nước phát xít và tư bản đương đe doạ. Sự chống đối của các anh chỉ nối giáo cho chúng. Nếu anh nhận tội, anh sẽ làm vững thêm cho chế độ Sô viết. Do đó, anh phụng sự cách mạng. Một cuộc cách mạng mà chính anh đã tận tuỵ xây dựng! Anh đâu có thể nhất đán chối bỏ quá khứ được?…
Cuộc đối thoại thứ hai nay đã khiến Roubachov lung lay một phần, Lung lay vì nghi hoặc. Tuy nhiên, ông vẫn không chịu nhận tội. Vì làm sao có thể nhận những tội bịa đặt được?… Sau đó được ít hôm, Ivanov bị cất chức. Gletkin lên thay. Gletkin thuộc hạng cán bộ mới, do lãnh tụ số 1 đào tạo nên. Một thứ người đơn giản, một chiều, như người máy, không cần biết tới quá khứ và uy danh của Roubachov là gì. Y thẳng tay áp dụng lối hành hạ tinh thần! Y mang Roubachov tới một căn phòng, đặt ngồi trước một ngọn điện sáng chỏi thẳng vào mắt. Rồi tiếp tục hỏi cung Roubachov trong bốn, năm ngày liền. Roubachov không được ngủ… Gletkin hỏi đi hỏi lại ngần ấy tội trạng, và đối chất với các nhân chứng do y tạo ra. Một phần lung lay do sự nghi hoặc gieo rắc bởi Ivanov, một phần bị sự hành hạ cân não của Gletkin. Roubachov dần dân mất hết nghị lực đề kháng, ông chỉ còn nghĩ tới mấy chữ mà ông đã nhìn thấy trên tấm bia nơi mộ Saint-Just khi ông đi công cán Paris: “Yên giấc ngàn thu”, ông chỉ còn muốn ngủ, muốn được nằm yên. Ông dần dần ký nhận các tội trạng. Ký cho xong chuyện!…
Iégor: Iégor là một trường hợp tương tự trong cuốn tiểu thuyết “Faux passeports” của Plisnier. Iégor vốn là một nông dân Nga, con hoang của một người đàn bà nô lệ. Sau khi sinh ra Iégor, người mẹ chết. Nhà quý tộc (chủ nhân của người mẹ nô lệ) có một người con gái nhỏ tên là Daria. Lúc Iégor sinh ra, Daria lên mười tuổi. Daria hết sức thương xót Iégor. Chính nàng chăm nom tắm rửa và cho Iegor ăn uống. Khi lớn lên, Iégor theo cách mạng. Cuộc cách mạng thành công, cha mẹ của Daria bị giết chết. Nhà cửa bị tịch thu. Daria trở thành bơ vơ nhưng Iẻgor đã trở về làng cũ, mang Daria đi. Rồi hai người lấy nhau…
Iégor tận tuỵ phụng sự cho cách mạng. Chính anh ta là người cầm quân chiếm điện Kremlin vào những ngày tháng mười, và bị thương tại trận ấy. Sau đó, anh làm hết công tác này đến công tác khác. Nhưng từ khi Staline lên, Iégor vốn là một chiến sĩ cựu trào, cũng bị hạ bệ. Tuy là một chiến sĩ Bolsevich, Iégor vẫn giữ kíin một vài khía cạnh tâm tình sâu sắc! Nhưng bề ngoài, anh vẫn tỏ ra một con người sắt đá. Anh chơi đàn dương cầm khá hay. Có lần đi công cán qua Salzbourg, anh tới thăm căn nhà cũ của nhạc sĩ Mozart. Nhân lúc vắng người, anh lén ngối xuống đánh một bản dương cầm đầy tình cảm. Chợt có người tới, Iégor sợ sệt đứng lên. Anh gần như thẹn thùng vì đã bộc lộ tình cảm! Vì đã mất tín nhiệm của Staline, anh bị hạ tầng cồng tác. Sau rốt, bị đưa ra toà án và xử tử. Trước toà, anh cũng nhận tội như Roubachov. Nhận tội vi một tâm trạng hoang mang, và cũng rớt vào cái bẫy luận lý về cứu cánh cách mạng như Roubachov!