P 5 - Chương 16
Người Mông Cổ đã mở đường như thế nào

... Bức màn đã được kéo lên không phải nhờ những người lính viễn chinh châu Âu, cũng không phải do những thủ đoạn của các nhà chính trị châu Âu. Thật ngạc nhiên, việc mở đường vào Trung Hoa phải được kể là do công của những người Tartar, một tộc chủng Mông Cổ ở Trung Á...
Những nhà thám hiểm đường bộ của Kỷ Nguyên Khám Phá đầu tiên của châu Âu trên đường tiến về phương Đông vào giữa thế kỷ 13 đã cần đến những nguồn lực khác hẳn với những nhà thám hiểm trên biển của thời đại sau. Colombô sẽ phải tìm ra thật nhiều tiền bạc, tàu thuyền, tuyển mộ và tổ chức một thủy thủ đoàn, bảo đảm lương thực, giữ cho thỿt, nên phải chuyển sang một cánh đồn và đi trên những đại dương không có bản đồ. Mc đại hội ngoài trời, bằng những lời lẽ hết sức hùng hồn, Giáo hoàng đã kêu gọi mọi tín hữu hăng hái lên đường giải phóng Đất Thánh.
Để giải phóng Đất Thánh, mọi t qua lại trước đó. Họ có thể kiếm thức ăn thức uống dọc đường. Họ không cần phải là những người gây vốn hay những nhà tổ chức bậc thầy, nhưng họ phảiời chỉ đạo, thánh giá trắng sẽ là Những thủy thủ của Colômbô đã nổi loạn khi cuộc hành trình kéo dài mấy tuần lễ quá thời gian họ chờ đợi, trong khi những nhà thám hiểm trên bộ có thể kéo dài hành trình của mình tùy theo nhu cầu có thể một tháng, một năm, hay thậm chí mời năm. Trong khi người đi biển lênh đênh trên những khoảng mênh không không một bóng người và trên biển tin tức thường là tin xấu, thì ngược lại, những người đi trên bộ - thương gia hay nhà truyền giáo - có thể làm nghề của mình dọc đường, học hỏi đang khi trên đường. Nếu người đi thám hiểm đường bộ đi một mình phải dùng thuyền bè cho một quãng đường nào đó, họ là hành khách. Chiếc thuyền thường do một người địa phương chỉ huy và cung cấp những thứ cần thiết. Người đi đường bộ có thể vừa cô đơn hơn, vừa ít cô đơn hơn người đi trên biển. Vì dù họ có thể thiếu bạn đồng hành hay những người địa phương giúp đỡ, giống như những người đi với Colômbô trên chuyến tàu Santa Maria, nhưng họ có cơ hội để gặp gỡ nhiều điều mới lạ, thích thú, hay thỉnh thoảng gặp được một vài người để trò chuyện trong những ngày đêm dọc đường.
Những hiểm nguy trên biển hầu như ở đâu cũng giống nhau - sóng to và gió lớn, mất phương hướng - nhưng những nguy hiểm trên bộ thì cũng muôn màu muôn vẻ như những phong cảnh, tạo cho cuộc hành trình nhiều thích thú và bất ngờ. Có thể có cướp trong quán trọ này chăng? Bạn có thể tiêu hóa được thức ăn địa phương không? Bạn nên mặc trang phục của bạn hay trang phục địa phương? Người ta có cho bạn vào cổng thành này không? Bạn có vượt qua được hàng rào ngôn ngữ để giải thích điều bạn cần và cho thấy công việc của bạn vô hại đối với người ta?
Thám hiểm đường bộ không phải một bước nhảy mạo hiểm của tập thể, mà là một chuyến đi vất vả cực nhọc của cá nhân. Thế mà đã có một ít người tiên phong làm cuộc hành trình gian nan này và mở đường từ châu Âu đi đến Cathay (= Trung Hoa).
Người châu Âu đã từ lâu được nghe nói đến những truyền thuyết về một phương Đông bí ẩn. Một ít người đã được thưởng thức những món xa hoa kỳ lạ từ phía bên kia trái đất - lụa mịn của Trung Hoa và kim cương lấp lánh của Golconda. Trong những căn phòng trải thảm đất tiền từ Ba Tư, họ có những bữa tiệc với những món ăn có gia vị đem từ Ceylon và Java và giải trí hàng giờ với những quân cờ tướng làm bằng ngà của Xiêm La.
Nhưng những nhà buôn của Venice, Genoa, hay Pisa từng phát đạt nhờ việc buôn bán những thứ vật dụng của phương Đông xa lạ này lại chưa bao giờ được trông thấy ấn Độ hay Trung Hoa. Sự giao thương của họ với phương Đông là ở những cảng phía đông của biển Địa Trung Hải. Những mặt hàng quý của họ đã được đem đến bởi một trong hai con đường chính. Một là Con Đường Tơ Lụa huyền thoại, một đường bộ dọc suốt từ đông Trung Hoa sang Trung Á, đi qua Samarkand và Baghdad, cuối cùng dẫn tới những thành phố ven Hắc Hải hay tây Địa Trung Hải. Con đường thứ hai đi qua Biển Đông, Ấn Độ dương và Biển Ả Rập, rồi hoặc đi lên Vịnh Ba Tư đến Bastra, hay đi lên Biển Đổ để đến kênh Suez. Để đến được thị trường châu Âu, những hàng hóa này còn phải đi tiếp trên bộ, qua Ba Tư hay Syria hay qua Ai Cập. Trên cả hai con đường này, các lái buôn người Frank hay ý thường không thấy con đường nào từ các cảng Địa Trung Hải để đi tiếp lên hướng đông. Các lái buôn Hồi giáo sẵn sàng trao đổi hàng hóa với họ ở Alexandria, Aleppo hay Damascus, nhưng những người Thổ Hồi giáo không cho phép họ đi tiếp về hướng đông. Đây là Bức Màn Sắt của thời cuối Trung cổ.
Rồi bức màn ấy đã được kéo lên trong vòng chỉ có một thế kỷ, từ khoảng 1250 tới 1350 và đã có giao thông trực tiếp giữa châu Âu và Trung Hoa. Trong thời kỳ này, những lái buôn ý gan dạ đã không còn phải chờ cho những mặt hàng đặc sản của họ tới được Aleppo, Damascus, hay Alexandria. Bây giờ, họ tự mình đi thành từng đoàn qua Đường Tơ Lụa tới những thành phố ở ấn Độ và Trung Hoa. Cứ tưởng đây sẽ là khởi đầu cho một sự trao đổi liên tục và kéo dài để Đông và Tây làm giàu lẫn cho nhau, nhưng trong thực tế thời gian này chỉ là một giai đoạn mạo hiểm tạm thời, để rồi bức màn lại rớt xuống một cách nặng nề. Bóng tối lại tiếp tục phủ lên phần lớn lịch sử tầm nhìn của cả Đông và Tây thời cận đại. Nhiều thập kỷ nữa sẽ còn phải qua đi trước khi có cuộc khám phá đại dương để làm cho châu Âu một lần nữa lại có thể tiếp xúc với các bờ biển của ấn Độ và Đông Nam Á. Nhiều thế kỷ nữa sẽ còn phải qua đi trước khi người châu Âu lại được phép viếng thăm những hải cảng Trung Hoa và còn lâu nữa người châu Âu mới có thể đặt chân đến Trung Á và đất liền Trung Hoa.
Nhưng ngay cả trong những chuyện cơ bản như xác định vị trí của vườn Eđen, thì các nhà địa lý Kitô giáo cũng không nhất trí với nhau. Một trong những người lữ hành nổi tiếng nhất tìm đến được Địa Đường là Saint Brendan, một tu sĩ gan dạ người ái Nhĩ Lan (484-457). Tin rằng Địa Đường ở một vị trí nào đó trên Đại Tây Dương, ông đã lênh đênh mạo hiểm trên thuyền mãi về hướng tây cho tới khi ông tới một hải đảo xinh đẹp, đất đai mầu mỡ chưa từng có. Saint Brendan tin chắc đây là địa đàng, “Đất Hứa của các Thánh”. Và ngay cả những người thích đặt Địa Đàng ở một nơi khác cũng vẫn giữ “Đảo Saint Brendan” trên các bản đồ của mình. Câu chuyện về người tu sĩ gan dạ này được kể đi kể lại bằng rất nhiều thứ tiếng châu Âu. Hòn đảo thánh này của ông đã được vẽ rõ nét trong các bản đồ trong hơn một ngàn năm, ít là cho tới 1759. Và các nhà bản đồ học thời cận đại cũng đã cố gắng đi tìm vị trí của nó. Nhà chế tạo địa cầu kinh điển Martin Behaim năm1492 đã Đảo Saint Brendan gần xích đạo, tây Canaries, trong khi một số nhà địa lý đặt nó ở gần Ái Nhĩ Lan hơn, số khác đặt nó ở vùng Tây Indies. Mãi sau hai thế kỷ có các cuộc thám hiểm Bồ Đào Nha (1526-1721) đi tìm Đảo Saint Brendan, các người Kitô giáo mới dứt khoát từ bỏ cuộc tìm kiếm. Họ đã tìm ra một chỗ khác tốt hơn cho Địa Đường.

Xét về nhiều phương diện, sự thất bại của các cuộc Thập tự chinh lại là sự may phước cho các nước Kitô giáo và là một chất xúc tác cho châu Âu khám phá ra thế giới phương Đông. Khi không còn hi vọng tái chiếm Giêrusalem và những con đường hành hương đến đó, Kitô giáo phương Tây quay sang hoạt động truyện giáo. Hành hương thì quy tụ tín đồ về một nơi, còn truyền giáo thì tỏa ra để đến với những người xa lạ ở cả những miền đất mới. Lịch sử phát triển Kitô giáo là lịch sử của các cuộc truyền giáo.
--!!tach_noi_dung!!--

dịch giả: Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy
Nguồn: vnexpress
Được bạn: TSAH đưa lên
vào ngày: 19 tháng 6 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--