Thái tử Thừa Càn (con trai Đường Thái Tôn) thích gái đẹp và săn bắn... lại rất thích ngôn ngữ và trang phục Đột Quyết, chọn trong đám tả hữu những người có khuôn mặt giống Đột Quyết, năm người thành một nhóm, bện tóc mặc áo cầu chăn dê, may cờ phướn có 5 đầu sói, đắp bếp lò, Thái tử trong đó nướng cừu, dùng dao găm xẻo thịt ăn. Lại bảo tả hữu: Ta giả làm Khan (vua) chết, các ngươi tổ chức cúng bái theo nghi lễ. Bèn nằm thẳng cẳng trên mặt đất, mọi người gào khóc, dắt ngựa đi quanh... Thái tử nói: Một ngày nào đó ta có thiên hạ, dẫn vài vạn quân kỵ đi săn ở Kim Thành Tây, sau đó xõa tóc làm dân Đột Quyết... Tư Mã Quang "Tư trị thông giám. Quyển thứ 198" Sau trận mưa xuân, dưới nắng ấm, khu lều trại gần núi và đồng cỏ sặc mùi thối. Qua một mùa đông dài, những con vật chết rét vì yếu, những con gia súc bị sói cắn chết ăn không hết, đều thối rữa, xác chết chảy nước màu đen, cỏ thu bị vùi thối chảy nước, tất cả thấm vào cỏ. Rồi thì phân cừu, phân bò, phân chó, phân sói, phân thỏ, phân chuột đều chảy nước đen tưới cho thảo nguyên. Trần Trận không vì mùi thối ấy mà cụt hứng. Thảo nguyên già nua cần nước thối, những chất bài tiết của gia súc trong cả mùa đông, thịt thối vương vãi trong cuộc chiến giữa người và sói, máu và xương phân hủy, tất cả đem lại chất bổ dưỡng đạm, kali và lân cho thảm cỏ mỏng tang. Ulichi nói: Cán bộ thành phố và các nhà thơ thích về đây ngửi hương thơm của hoa xuân, còn tôi, rất thích ngửi mùi thối của mùa xuân. Một con cừu một năm cho gần 1500 cân phân, bón cho cỏ, hỏi được bao nhiêu cỏ? "Phân bò lạnh, phân ngựa nóng, phân cừu bằng công sức hai năm". Nếu như điều chỉnh tốt số lượng gia súc, bò cừu sẽ không phá hoại, mà còn nuôi dưỡng đồng cỏ. Trước đây các đầu mục giỏi còn biến trảng cát thành trảng cỏ nữa kia. Thảo nguyên Ơlon mùa xuân nước phân đầy đủ, cỏ lớn như thổi, nắng ấm liên tục trong nửa tháng, mặt đất phủ màu xanh, đồng cỏ sườn dốc đã lục hóa hoàn toàn. Cỏ xuân, hoa xuân cắm rễ trong đất màu, gia cố tầng đất mỏng trên mặt khiến sa mạc và Gôbi phía dưới vĩnh viễn không thể trồi lên. Trần Trận cưỡi con ngựa to lớn lông vàng của ông Pilich chạy nước kiêu, dọc đường thưởng thức màu xanh mới của thảo nguyên. Cậu cảm thấy cuộc cạnh tranh tàn khốc giữa người và sói trene vũ đài thảo nguyên, cuối cùng chuyển hóa thành tình cảm ấm áp cho mẹ thảo nguyên. Bầu sữa cừu mẹ đã căng, màu lông cừu con đã trắng, tiếng rống của bò đã tròn vạnh, ngựa bắt đầu thay lông, súc vật trên thảo nguyên sống lại vì cỏ chăn nuôi đã trở lại màu xanh. Thảo nguyên Ơlon lại có một vụ thu hoạch hiếm có. Đợt rét đầu xuân chết rất nhiều cừu non, nhưng tỉ lệ sống của cừu non là 101% không ai nghĩ rằng cừu đẻ sinh đôi lại nhiều đến thế, mỗi đàn cừu tăng chí ít trên một nghìn con cừu non, bãi chăn vốn được coi là bất tận, nay trở nên căng thẳng. Cừu non tăng đột ngột, bãi chăn thả bốn mùa của mục trường Baolico vùng Olon bị quá tải. Nếu như để cân bằng sức chứa mà bán bớt hoặc giao nộp lên trên, mục trường sẽ không hoàn thành chỉ tiêu đã ấn định của cấp trên. Đội đã triệu tập mấy cuộc họp, Ulichi cho rằng, lối thoát duy nhất là mở một bãi chăn mới trong khu vực mục trường. Trần Trận cùng Ulichi và ông Pilich đi khảo sát mục trường mới. Ông già có ý cho cậu cưỡi con ngựa vừa chạy nhanh vừa dai sức của ông. Ông Ulichi kháoc khẩu bán tự động, ông Pilich đem theo con Balua, Trần Trận thì đem theo con Nhị Lang, để con Vàng ở lại trông nhà. Dân du mục đi đâu thường không quên đem theo vũ khí và chó săn. Hai con chó săn rất háo hức, dọc đường ra sức đánh hơi, phấn chấn không khác Trần Trận. Ông Pilich cười, nói; Dương quan và chó canh cừu bị đàn cừu níu chân hơn một tháng, mệt bã. Trần Trận nói: Cảm ơn bố cho con một dịp xả hơi. Ông già nói: Tôi sợ cậu cứ dán mắt vào mấy quyển sách đến mù mắt! Tận cuối mạn đông bắc nông trường bộ có một quả núi hoang diện tích chừng bảy tám chục dặm mà theo lời ông Ulichi thì xưa nay chưa hề khai phá, cỏ dày, cao hơn một mét, có đầm nước rất to, cỏ lụi trên mặt đất dày hàng thước. Nước nhiều cỏ dày, nên ruồi muỗi ở đây cũng kinh người. Đến hè và thu, muỗi ở đây cắn chết bò. Mỗi bước chân có hàng ngàn con muỗi bay lên, sợ như đi trên đất cỏ gài mìn. Người và gia súc vật không dám bén mảng đến quả núi này. Cỏ già dày quá, cỏ non phải vươn cao mới đón được ánh sáng mặt trời nên vừa dài vừa mảnh, súc vật không thích ăn, cỏ ăn cũng không béo. Ông Ulichi với tư cách một trưởng bãi lâu năm, rất muốn khai phá bãi chăn thả mới này. Từ lâu ông đã tiên đoán, chính sách trọnng số lượng hơn chất lượng sớm muộn bãi chăn ở Ơlon sẽ quá tải, nhiều năm nay ông đã để ý quả núi hoang, mong một cuộc cháy đồng thiêu trụi hết cỏ già, để rồi sang xuân, ông lùa hàng vạn gia súc lên núi giẫm tơi đất, ăn sạch cỏ non, khống chế chiều cao của cỏ. Và như vậy là đất thì xốp, nhiều màu, cỏ mọc thấp, muỗi cũng không còn. Chỉ vài năm sau, nơi đây trở thành bãi chăn thả mùa hạ chất lượng cao, thêm một bãi chăn nữa cho cả mùa hè của mục trường. Tiếp đó, sẽ cải tạo bãi chăn mùa hạ thành bãi chăn mùa xuân và mùa thu, tính ra gia súc của mục trường có thể tăng gấp đôi mà không quá tải. Những năm trước lửa đồng mấy lần chiếu cố bãi chăn Ơlon, đáng tiếc là chưa lần nào lan đến nơi này, mãi đến cuối thu năm ngoái, đám cháy mới lan đến núi hoang. Sau đó trời mưa, núi hoang đen như dầu. Ulichi quyết tâm thực thi kế hoạch của ông, Bao Thuận Quý ủng hộ không điều kiện, nhưng bị một số m trên bàn đạp áp sát tai ngựa, hai chân kẹp chặt hai bên mỏm yên. Đó là động tác duy nhất khó thực hiện nhưng bảo đảm tính mạng cho kỵ sĩ. nếu như lúc này tỏ ra mềm yếu, chắc chắn hồn cậu sẽ lên trời. Sau đó mấy hôm cậu trở lại chỗ này, mới phát hiện có đến bảy tám cái hang chuột, sợ toát mồ hôi. Batu bảo, trời rất thích những người dũng cảm, nên xê dịch những cái hang đó, ngựa không bước hụt. Xuống đến chân dốc, Trương Kế Nguyên thấy cậu chỉ cách Batu nửa thân ngựa. Batu ngoảnh lại nhìn cậu, cười khoái trá. Trương Kế Nguyên cảm thấy nụ cười của Batu quý hơn vàng ròng. Dân chăn ngựa Ơlon có đặc điểm là thắng kiêu, bại nản. Hai con ngựa thấy chỉ một con dốc đứng đã rút ngắn một phần ba khoảng cách với hai con sói thì như được tiêm một liều đôpinh, vọt lên với tốc độ dê vàng, rút ngắn thêm một đoạn đường dài trước khi sói lên tới đỉnh dốc. Batu nhìn thoáng sói và địa hình nói: Chúng sắp chia hai ngả. Con nhỏ ta cho qua. Truy kích hai con lớn. Lát nữa cậu xem tôi bắn con nào, cậu liền nhắm phiến đá trước mặt con ấy mà nổ súng, bắn con bên phải trước. Hai người giương súng đợi. Ngựa chạy nhanh nhưng thân ngựa không lắc, rất dễ ngắm bắn. Ba con sói đã nghe thấy tiếng đuổi gấp nên tăng tốc lên đỉnh dốc. Ngựa và sói không chạy được lâu với tốc độ cao. Batu đợi con sói chạy rẽ ngang, chạy thẳng mục tiêu nhỏ, rẽ ngang mục tiêu lớn. Khi chia đường, một con rẽ ngang là lúc nổ xuống. Ba con sói thấy không bứt khỏi cuộc truy kích thì hơi hoảng. Hình như chúng sắp chia đường mà chạy. Chia đường thì tối thiểu có một con không bị đuổi theo. Chạy được ba trăm mét, hai con chạy bên con đầu đàn rẽ sang hai phía. Batu lập tức bắn con lớn bên phải nhưng không trúng. Trương Kế Nguyên nhắm phía trước con đó nổ liền hai phát, một trúng mặt đất, một trúng phiến đá toé lửa, tung lên một đám bụi trắng. Con sói sợ chững lại, chính trong khoảnh khắc đó, Batu nổ súng. Con sói gục xuống, chỗ lưng bung lên một chùm hoa. Trương Kế Nguyên vui sướng reo lên, còn Batu thì buồn rầu than thở: Hỏng rồi, hỏng mất bộ da rồi! Hai người chỉnh hướng cho ngựa đuổi theo con sói đầu đàn. Batu dặn: Cậu không cần nổ súng, mình sẽ có cách đối pos với nó. Hai con ngựa săn thấy chủ đã hạ được một sói thì vô cùng hưng phấn, leo dốc với tốc độ nhanh nhất. Nhưng lên được mấy chục mét thở không ra hơi, tốc độ giảm dần. Trái lại, sói trổ tài leo núi, càng leo càng khoẻ, bước chân càng dài, bước chân càng tự tin. Batu và trương kế Nguyên vụt liên tiếp lên mông ngựa, còn thúc cực giày vào sườn ngựa. Hai con ngựa ngày thường không bị đòn, giờ sùi bọt mép, phóng như điên. Con sói đầu đàn không giảm tốc độ, càng chạy càng ung dung chững chạc. Batu cúi xem dấu chân sói thấy bước chạy của sói dài hơn bước chạy của ngựa, con sói đầu đàn ngày càng tới gần đỉnh dốc - nơi tiếp giáp giữa trời và đất. Nếu con sói vượt qua nơi ấy, thợ săn đừng hòng thấy lại nó. Đúng lúc ấy, Batu hét to xuống ngựa, rồi gò cương. Phàm là ngựa săn, con nào cũng có tuyệt kỹ: Dừng đột ngột. Đây là bản lĩnh rèn luyện được trong quá trình bắt ngựa bằng thòng lọng, đem dùng lúc này rất hợp. Hai con ngựa dừng đột ngột khiến hai người suýt văng khỏi yên theo quán tính. Batu nhân đà nhảy xuống đất, nhanh nhẹn nằm xuống giương súng, nín thở nhằm chuẩn đỉnh dốc. Trương Kế Nguyên cũng nằm xuống giơ súng lên. Con sói đang chạy như điên, chợt không còn nghe tiếng chân ngựa phía sau, liền cảnh giác dừng lại nghe ngóng. Sói thảo nguyên cổ ngắn, muốn nhìn lại phải xoay hẳn người, với lại bình thường lên dốc phải dừng lại lấy hơi và quan sát lần cuối đường chạy và vị trí kẻ đuổi theo để đối phó. LÚc này trên đỉnh dốc, nơi tiếp giáp giữa trời và đất, hình thù con sói quay ngang hiện lên sắc nét như tranh trổ, to gấp ba lần so với hình dọc theo thân, y hệt tấm bia vẽ con sói trong trường bắn. Đây là thời cơ duy nhất cho thợ săn nổ súng, nhưng phần nhiều sói không cho thợ săn có thời cơ ấy. Nhưng Batu đã lừa cho sói sinh nghi, quay lại xem thợ săn giở trò gì. Lúc này con sói đã trúng kế. Batu nổ súng, chỉ thấy nó gục xuống rồi không còn thấy trên đỉnh dốc. Batu nói: Rất tiếc! Xa quá không trúng chỗ hiểm. Nhưng nó không thoát đâu, đuổi mau! Hai người phóng ngựa lên đỉnh dốc, chỉ thấy máu vương trên cỏ và đá vụn, không thấy bóng dáng con sói. Dùng ống nhòm cũng không thấy, hai người đành cho ngựa chạy chậm theo vết máu. Trương Kế Nguyên than thở: Giá cho chó đi theo thì hay biết mấy. Nhưng hai người từ đàn, xưa nay trên thảo nguyên, chó lều trại không theo đàn ngựa, chỉ theo dương quan, ngưu quan, không theo mã quan, trừ phi dắt theo. Phải đuổi gấp. Vết máu lúc có lúc không, hai người đuổi theo đã hơn một tiếng đồng hồ. Tới một trảng cỏ, hai người đứng sững: Một bàn chân sói xương trắng hếu trên mặt đất, trên đó còn lưu nhiều vết răng sói. Batu nói: Cậu xem, con sói vướng cái chân bị thương, liền cắn bỏ. Trương Kế Nguyên thót tim như bị sói đớp. Cậu nói: Từng nghe tráng sĩ chặt đứt cánh tay khi trúng tên độc, nghe nhưng chưa nhìn thấy. Nhưng sói tự cắn đứt chân thì tôi đã chứng kiến hai lần, lần này là thứ ba. Batu nói: Người có người thế này người thế khác, sói thì con nào cũng tiếc... Hai người tiếp tục tìm kiếm. Dần dà phát hiện ra, sau khi cắn đứt chân, bước chạy con sói dài hơn. Điều đáng ngại là hình như con sói chạy về phía đường biên phòng, mà phía bắc đường biên là khu vực cấm. Batu nói: Con này lợi hại thật, chúng mình không thể đuổi theo từ phía sau. Hai người chạy tắt lên đường biên phòng. Càng lên phía bắc cỏ càng cao. Những trảng cỏ màu vàng rơm như những tấm da sói lớn. Trương Kế Nguyên cảm thấy tìm sói trong cái đám "vàng rơm" còn khó hơn tìm cừu non trong đống lông cừu. Trời và người rất khó hợp nhất. Nhưng sói và thảo nguyên thì hòa vào nhau như sữa với nước. Một con sói thọt có thể chạy ngay dưới mũi mà anh không nhìn thấy. Trương Kế Nguyên một lần nữa nhận ra mối quan hệ sâu xa giưa sói và thảo nguyên, giữa sói và đức chúa trời: Mỗi khi gặp nạn nguy hiểm đến tính mạng, con sói lại dựa vào thảo nguyên mà thoát hiểm. Mỗi khi gặp nguy hiểm, thảo nguyên như gà mẹ, xoè cánh ra che chở cho sói. Thảo nguyên và sói như một cặp vợ chồng già khăng khít bên nahu, suốt đời chung thủy. Người Mông Cổ rất mong trung thành với thảo nguyên hơn sói mà vẫn chưa thay thế được vị trí của sói. Vậy mà người Mông Cổ ở mạn nam khai phá thảo nguyên thành ruộng, chuyển đổi chăn nuôi thành trồng trọt ngày càng nhiều. Trương Kế Nguyên không ngờ con sói bị mất một chân mà còn có thể chạy xa và lâu đến thế, bỏ lại người và ngựa phía sau. Cậu không muốn đuổi nữa, cậu cảm thấy có một ông thầy nữa như ông thầy Batu bên cạnh. Hai con ngựa lúc chạy lúc dừng, dần đã lại sức, lại bắt đầu truy kích. Dãy núi lớn phía bắc ngày càng gần, mà trảng cỏ này chạy dài mãi tới chân núi. Nghe mục dân nói, núi này có nhiều hang động to và sâu, lạnh thấu xương, là căn cứ địa cuối cùng của sói mà không ai làm gì nổi. Nhưng con sói thọt vào đấy rồi sẽ sống như thế nào? Cậu lấy mình để đánh giá sói. Người ta có thể giết hết sói, nhưng không bao giờ hủy diệt được ý chí và tính cách kiên cường của sói. Cuối cùng, hai con ngựa đã đặt chân lên đường biên phòng. Gọi là đường, thực ra chỉ là một loại đường rất đất để lính biên phòng đi tuần, chính xác hơn là con đường cát. Xe com măng ca và xe tải chuyên chở vật tư xẻ một cái rãnh sâu một mét, toàn bộ con đường là một cái máng chỗ cao chỗ thấp, quanh co khúc khuỷu, xa trông như một con rồng màu vàng đáng sợ chỉ chực bay lên. Vó ngựa tung cát bụi, người và ngựa như biến vào trong sa mạc Gôbi mịt mùng. Hai người men theo con đường biên phòng chạy về hướng đông, trên đường không thấy dấu chân sói. Vượt qua quả đồi nhỏ, chợt trông thấy nó cách ba chục mét. Nó đang bên rìa đường phía bắc, khó nhọc trèo lên gờ đường. Bình thường chỉ một bước nhảy là qua, vậy mà giờ đây gờ đường trở thành cái ngưỡng cuối cùng không thể vượt của cuộc đời! Con sói trèo không qua, nó co rúm khi ngã xuống, chỗ chân đau đụng cát. Xuống ngựa! Batu vừa nói vừa nhảy xuống mặt đường. Trương Kế Nguyên cũng xuống ngựa. Cậu sốt ruột quan sát từng động tác của Batu và cây gậy sắt nặng trịch bên yên ngựa. Nhưng Batu không gỡ cây gậy, cũng không tiến lên. Anh thả cương cho con ngựa đi ăn cỏ, còn anh thì ngồi xuống gờ đường lấy ra bao thuốc rút một điếu đưa lên miệng, lặng lẽ châm lửa hút. Qua làn khói, Trương Kế Nguyên thấy mắt anh có vẻ đăm chiêu. Cậu cũng xuống ngựa tới ngồi bên Batu, hỏi xin một điếu thuốc, hút chậm rãi. Con sói mệt nhọc lật nghiêng người ngồi dậy, đám máu trước ngực dính đầy cát. Nó nhìn hai kẻ đuổi theo bằng ánh mắt điên dại. Nó chưa quên đẳng cấp và thói quen, rùng mình mấy cái để giũ cát và cỏ rác bám trên người, sạch sẽ và oai vệ như cũ. Nhưng nó không kìm được cái chân đau co lên trước ngực, chốc lại run lên bần bật, nhưng cặp mắt thì hung hãn lạ thường. Nó thở dốc, gắng thu gom sức lực cuối cùng để liều mạng. Trương Kế Nguyên cảm thấy cậu không dám nhìn thẳng vào mắt con sói. Trên thảo nguyên cổ kính, đứng trên lập trường thảo nguyên, chính nghĩa hình như đã thuộc về sói! Batu ngừng hút thuốc, đăm chiêu nhìn con sói, ánh mắt đầy vẻ hối lỗi của một học sinh đã lỡ làm tàn phế thầy giáo của mình. Con sói thấy rất lâu không hạ thủ, liền dùng một chân bới gờ đất. Đất mặt không dày, chỉ ba mươi phân là tới cát và đá cuội. Rồi thì nó bưới được một chỗ, mảng cỏ lăn xuống, gờ đường sụt một đoạn nhỏ, con sói trườn lên rồi cà nhắc cà nhót chạy về phía con đường phòng hỏa và mốc giới. Phía bên này đường phòng hỏa, trạm phòng cháy dùng xe ủi một dải dài theo đường biên giới, rộng khoảng trăm mét. Dải này năm nào cũng cày xới, nhưng đã bị xa mạc hóa, không mọc được bất cứ cây gì, chỉ có tác dụng ngăn lửa từ phía bên kia biên giới cháy sang hoặc những đám cháy từ phía bên này. Dân du mục chỉ chấp nhận con đường này. Người già ở thảo nguyên Ơlon nói, đây là mặt tốt duy nhất của nông khẩn. Bụi đỏ trên đường bốc lên trong gió tây trông còn đáng sợ hơn lửa đồng, may mà nó chỉ là một dải. Con sói vừa chạy vừa nghỉ một hồi rồi chui vào đám cỏ cao, tiếp tục tiến lên, trước mặt nó, không còn gờ đất nào nữa. Batu đứng dậy lặng lẽ nhìn theo hồi lâu rồi cúi xuống nhặt mẩu thuốc lá trên cát tắt đi bằng nước bọt, lại dùng ngón tay chọc một lỗ trên cát chôn hai mẩu thuốc, nén chặt, bảo Trương Kế Nguyên: Phải tập thành thói quen. Dứt khoát không được ẩu trên thảo nguyên. Rồi anh đứng lên: Về thôi, về tìm con sói bị bắn chết! Hai người lên ngựa chạy gấp về Ơlon. Tuyết tan, chân ngựa nhẹ tênh, hai người không nói gì trên đường về.