Kỳ nghỉ hè cuối cùng của Mêmê trùng đúng vào thời gian để tang ngài đại tá Aurêlianô Buênđya. Trong ngôi nhà cửa đóng im ỉm suốt ngày này không có chỗ cho các cuộc vui. Người ta thì thầm nói chuyện, lặng lẽ ăn, cầu kinh một ngày ba buổi và ngay đến các buổi chơi đàn tiểu phong cẩm cũng mang âm điệu tang tóc. Mặc dù thầm ghét ngài đại tá, nhưng do cảm kích trước lòng thành kính trang trọng mà chính phủ đã bày tỏ để tưởng niệm kẻ tử thù của mình, Phecnanđa là người đã tổ chức thật chu đáo đám tang đó. Như thường lệ Aurêlianô Sêgunđô lại ngủ ở nhà trong lúc con gái ông nghỉ hè, và Phecnanđa cần phải làm một việc gì đó ngõ hầu lấy lại danh dự một người vợ chính thức, vì năm sau, Mêmê đón nhận đứa em gái vừa mới sinh, được đặt tên là Amaranta Ucsula, một cái tên do mọi người đặt bất chấp nguyện vọng của bà mẹ.Mêmê đã học xong. Văn bằng chứng thực cô là một nghệ sĩ đàn tiểu dương cầm đã được công nhận nhờ trình độ điêu luyện mà cô đã sử dụng để chơi các bản nhạc dân gian thế kỷ XVII trong buổi lễ mừng kết quả học tập và với buổi lễ ấy người ta cũng làm lễ đoạn tang cho ngài đại tá. Các vị khách mời khâm phục cô không chỉ ở nghệ thuật biểu diễn mà hơn nữa còn ở tính cách nhị nguyên của cô… Tính nết bông lông và có khi nhõng nhẽo trẻ con của cô dường như không phù hợp với bất kỳ một hoạt động nghiêm chỉnh nào nhưng khi ngồi xuống bên cạnh cây đàn tiểu dương cầm lập tức cô trở nên một cô gái khác hẳn. Nét chín chắn không lộ trước đã đem đến cho cô dáng vẻ người lớn. Cô luôn luôn như thế. Thực ra Mêmê không có thiên hướng nào rõ rệt, nhưng cô đã giành được những kết quả cao nhất nhờ luôn luôn làm việc với một kỷ luật nghiêm khắc cất để tránh mâu thuẫn với mẹ mình. Giá có buộc cô học bất kỳ nghề nào khác thì chắc chắn cô cũng sẽ giành được kết quả tương tự. Ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi, tính cách nghiêm khắc của Phecnanđa đã làm cô khó chịu, nhưng cô vốn có thói quen hy sinh vì người khác, và nhiều lúc thói quen này còn lớn hơn cả việc học tiểu dương cầm mà cô theo đuổi chỉ để khỏi va chạm với bà mẹ cố chấp của mình. Trong buổi lễ bế giảng, cô có cảm giác hân hoan rằng tấm bằng được viết với những con chữ gôtích và những chữ viết hoa có hình trang trí kèm theo sẽ giải thoát cô khỏi lời cam kết mà cô đã chấp nhận không phải chỉ để vâng lời, cũng chẳng phải để yên thân, và cô tin rằng kể từ phút giây này, ngay cả Phecnanđa cố chấp cũng sẽ khỏi phải bận tâm đến cây đàn đã bị các cô nữ tu sĩ coi là vật lỗi thời trong viện bảo tàng. Trong những năm đầu tiên, cô tin rằng những tính toán của mình sai bét bởi vì sau khi một nửa thị trấn đã ngủ rồi, thì không chỉ trong phòng khách nhà cô, mà trong không biết bao nhiêu buổi vui chung, các buổi họp mặt ở nhà trường và các buổi lễ kỉ niệm được tổ chức ở Macônđô, mẹ cô vẫn tiếp tục mời đến những thính giả mới mà bà biết chắc họ có khả năng đánh giá những phẩm chất của cô con gái. Sau khi Amaranta mất và chỉ đến khi ấy thôi, khi mà mọi người đều không bước chân ra khỏi nhà trong thời gian để tang, Mêmê mới có thể hoàn toàn không bị lệ thuộc vào cây đàn tiểu dương cầm và có thể bỏ quên chùm chìa khoá ở bất kỳ tủ quản áo nào mà không còn phải lo Phecnanđa sẽ khó chịu lục soát xem lúc nào và ai đã làm mất thìa khoá. Mêmê chịu đựng những sự phô trương của mẹ với lòng nhẫn nại mà cô đã có trong lúc học. Ðó là cái giá cô phải trả cho tự do của mình. Phecnanđa quá đỗi sung sướng trước thái độ hiền lành của con gái, quá đỗi tự hào trước lòng thán phục của mọi người đối với tài nặng của cô, đến mức bà không ngăn cản việc các cô bạn gái đến chơi chật cả nhà, việc cô đi chơi cả buổi chiều ở ngoài đồng chuối và đi xem những bộ phim luôn được cha Antôniô Isaben công khai cho phép chiếu cùng với Aurêlianô Sêgunđô hoặc với các bà bạn tin cậy của gia đình. Trong những lúc vui vẻ ấy, những sở thích đích thực của Mêmê được bộc lộ rõ nét. Hạnh phúc của cô ở đầu bên kia của kỷ cương nền nếp, trong các cuộc vui ồn ĩ, trong các cuộc nói chuyện tầm phào về tình yêu, trong những buổi các cô gái khoá trái cửa buồng để cùng nhau tập hút thuốc lá và nói về bọn con trai, và đã có lần họ chuyền tay nhau tu hết ba chai rượu trắng rồi cuối cùng họ khoả thân để so đọ các bộ phận trên cơ thể mình. Sẽ chẳng bao giờ Mêmê quên dược cái đêm cô bước vào nhà miệng nhai rễ cam thảo và vì không ai phát hiện ra mình đang bị rượu vật đổ, cô ngồi xuống bên chiếc bàn Phecnanđa và Amaranta đang lặng lẽ ăn cơm tối. Trước đó cô đã trải qua hai giờ khủng khiếp ở trong phòng một người bạn gái, khóc lóc hoài vì buồn và vì sợ hãi, và ở bờ bên kia cuộc khủng hoảng tâm trạng ấy cô bắt gặp một cảm giác dạn dĩ rất lạ lùng mà mình vẫn còn thiếu để trốn khỏi trường học, để nói với mẹ mình bằng những lời này lời nọ khiến bà phải nổi cáu về cây đàn tiểu dương cầm. Ngồi ở ngay đầu bàn ăn, đang húp bát nước canh gà mà khi vào tới dạ dày nó giống như một thứ thuốc tiên làm sống lại người chết, Mêmê nhìn thấy Phecnanđa và Amaranta chìm trong vắng ánh sáng khắc nghiệt của thực tại. Cô phải cố gắng tự kìm mình để khỏi nói thẳng vào mặt họ về những sự giả tạo, về trí tuệ nghèo nàn và những thèm khát danh dự hão của họ. Kể từ kỳ nghỉ hè thứ hai trở đi, cô biết rằng cha mình chỉ sống ở nhà để giữ thể diện và nhờ hiểu Phecnanđa như đã hiểu bà và nhờ đã giúp bà để sau đó hiểu Pêtra Côtêt, cô đã tán thành cha mình. Cũng có lúc cô muốn làm con gái của người tình của cha mình. Trong hơi men chếnh choáng, Mêmê đã nghĩ rằng nếu như thời điểm ấy cô bày tỏ những suy tư của mình thì chắc mọi người không khỏi ngạc nhiên và niềm vui thầm lặng của trò ranh mãnh lộ ra quá ư mạnh mẽ đến mức Phecnanđa đã nhận ra:- Con làm sao vậy? - bà hỏi.- Chẳng làm sao cả, - Mêmê trả lời. - Hầu như đến tận bây giờ con mới phát hiện ra là con yêu bà trẻ và mẹ biết nhường nào.Amaranta giật mình nhận thấy rất rõ trong câu trả lời ấy có hàm chứa ý tứ căm giận. Trái lại Phecnanđa rất cảm động đến nỗi bà thấy mình lại phát điên khi Mêmê thức dậy vào lúc nửa đêm đầu cứ ngọ nguy vì đau đớn và cứ nghẹn thở vì những cứ nôn ra mật. Bà đưa cô một lọ dầu hải ly, đắp lên bụng cô một lá cao mù tạc và chườm lên đầu cô một túi nước đá, rồi bà bắt cô ăn kiêng và ở trong nhà kín gió suốt năm ngày liền theo đơn thuốc của viên bác sĩ ngông cuồng người Pháp mới đến, người sau hai giờ khám bệnh đã đi đến kết luận quái gở: cô gái bị rối loạn kinh nguyệt. Trong trạng thái tinh thần suy sụp, Mêmê không còn cách nào hơn là nín lặng. Ucsula lúc này tuy đã mù hẳn nhưng vẫn hoạt bát và sáng láng, là người duy nhất đã chẩn đoán chính xác. "Ðối với ta, - cụ nghĩ, - những triệu chứng này là những triệu chứng biểu hiện rõ ở bọn say rượu. Nhưng không những cụ bác bỏ ý nghĩ ấy mà cụ còn tự trách sự hời hợt trong suy nghĩ của mình. Aurêlianô Sêgunđô cảm thấy nhức nhối lương tâm khi nhìn thấy tình trạng kiệt sức của Mêmê do đó ông hứa trong tương lai sẽ quan tâm đến cô nhiều hơn. Quan hệ thân mật và vui vẻ giữa người cha và cô con gái đã nảy sinh như thế đấy, và quan hệ này trong một thời gian đã giải thoát ông khỏi những cuộc vui cô đơn và nó cũng giải thoát Mêmê khỏi sự quản thúc của Phecnanđa mà không gây ra những cuộc cãi vã không thể tránh khỏi trong gia đình. Thế là lúc ấy, Aurêlianô Sêgunđô phớt lờ mọi lời cam kết để ở bên cạnh. Mêmê, dành cho cô phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình để dẫn cô đi xem phim hay xem xiếc. Trong những ngày gần đây, thân xác ục ịch chậm chạp không cho phép ông cúi xuống buộc nút giày, và sự sung mãn đã khiến cho ông bắt đầu kim hồ hởi. Sự phát hiện về cô con gái đã làm sống lại trong ông tâm tính hồ hởi của thời trẻ, và nỗi thích thú được ở gần con gái đã dần dằn tách ông khỏi sự ăn chơi phung phí. Mêmê nở rộ trong tuổi trưởng thành. Cô không đẹp cũng như Amaranta không bao giờ đẹp, nhưng cô cởi mở, dễ gần và ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên đã cho ta cảm giác dễ mến. Cô có đầu óc tân tiến. Và cái đầu óc tân tiến này thương hại cho tính kiêu ngạo lỗi thời và trái tim chai sạn của Phecnanđa, và được Aurêlianô Sêgunđô rất hài lòng ủng hộ. Ông chính là người đã quyết định lôi cô ra khỏi phòng ngủ từ lúc còn bé, nơi những con mắt hãi hùng của các vị thánh vẫn tiếp tục làm cô sợ hãi ngay khi cô đã ở tuổi thành niên, và ông đã sắp đặt cho cô một phòng có giường đệm, một phòng trang điểm rộng rãi và những tấm rèm cửa bằng nỉ mà ông không biết rằng đó chính là hình ảnh thứ hai của căn phòng Pêtra Côtêt. Ông quá ư hào phóng đối với cô đến nỗi ngay cả số tiền ông có bao nhiêu ông cũng không biết, vì rằng chính cô đã móc chúng từ các túi ra, và ông đã cung cấp cho cô biết bao đồ trang sức mới mỗi khi cô đến các đại lý của Công ty chuối. Căn phòng của Mêmê đầy những túi đựng đá bọt đánh bóng móng tay, những lô uốn tóc, những cái đánh bóng răng, những hộp thuốc tô cho xanh mi mắt, rồi cơ man nào là thuốc mỹ phẩm và các đồ trang sức lạ lẫm đến nỗi cứ mỗi bận bước vào phòng Phecnanđa lại đâm lo lắng với ý nghĩ rằng phòng trang điểm của cô con gái chẳng khác gì phòng trang điểm của bọn điếm tân thời. Tuy nhiên, trong thời kỳ ấy, Phecnanđa hoạt động theo một thời gian biểu được chia sẻ giữa nhiệm vụ chăm sóc bé Amaranta Ucsula lúc này hãy còn làm nũng và hay bệnh tật với việc viết những bức thư đầy cảm động cho các vị thầy thuốc không thể nhìn thấy Vậy là, khi phát hiện ra sự đồng loã giữa chồng với con gái, thì lời hứa duy nhất bà đòi hỏi ở Aurêlianô Sêgunđô là ông sẽ không dẫn Mêmê tới nhà Pêtra Côtêt. Ðó là một sự đòi hỏi vô nghĩa vì ả nhân tình đang lộn ruột trước tình thân mật giữa cha con Aurêlianô Sêgunđô, đến mức ả chẳng thiết làm quen với Mêmê nữa. Một nỗi lo chưa hề biết tới làm cho ả đau đớn khắc khoải như thể bản năng đã mách cho ả hay rằng Mêmê chỉ cần yêu ỏng ta thôi là đã có thể giành lầy cái điều mà Phecnanđa không thể giành được: chiếm mất của ả một thứ tình yêu vốn được coi là tình yêu bền chặt gắn bó với nhau cho đến chết. Lần đầu tiên Aurêlianô Sêgunđô phải chịu đựng cảnh mặt sưng mày sỉa và những cú đá thúng đụng nia khủng khiếp của nhân tình đến nỗi ông đâm sợ rằng những chiếc hòm từng mang đi mang lại của mình lại lên đường trở về nhà vợ. Nhưng điều này không xảy ra. Không một người đàn bà nào hiểu kỹ một người đàn ông như Pêtra Côtêt hiểu nhân tình của mình, và ả biết rằng những chiếc hòm ấy sẽ ở nguyên vị trí từ khi chúng được mang đến, bởi vì nếu có cái gì mà Aurêlianô Sêgunđô ghê tởm thì đó chính là việc phải đảo lộn cuộc đời vì những sự tu tỉnh và thay đổi nếp sống. Vậy những chiếc hòm đã ở đâu thì cứ ở nguyên đấy, và Pêtra Côtêt lao vào việc giành lại người đàn ông ấy bằng cánh mài sắc thứ vũ khí duy nhất mà cô con gái không thể nào địch nổi. Ðó cũng là một cố gắng không cần thiết, vì rằng Mêmê không bao giờ có ý định tham dự vào những vấn đề riêng của cha mình. Cô không có thừa thời gian để mà làm phiền ai. Chính cô tự quét lấy phòng và sửa sang giường chiếu đúng như các nữ tu sĩ đã dạy bảo cô. Buổi sáng cô lo thêu may váy áo của mình, lúc thì ngồi thêu ở ngoài hành lang, lúc thì ngồi may bên chiếc máy may quay tay của Amaranta. Trong lúc mọi người ngủ trưa, cô ngồi luyện đàn tiểu dương cầm trong hai giờ liền vì biết rằng sự cần mẫn hàng ngày sẽ giữ yên lòng Phecnanđa. Cũng chính vì lý do đó, cô vẫn tiếp tục trình diễn các bản giao hưởng trong các buổi bán hàng từ thiện và các buổi vui trong trường học mặc dù những lời mời ngày một thưa hơn. thiều đến, cô chải chuốt, mặc bộ quần áo giản dị nhất, đi đôi giày cao cổ và nếu như không cần phải đi theo Aurêlianô Sêgunđô, cô sẽ đến nhà các bạn gái là nơi cô sẽ ở chơi cho đến giờ cơm tối. Hãn hữu lắm Aurêlianô Sêgunđô mới không đến tìm cô để dẫn đi xem phim.Trong đám bạn của Mêmê có ba cô gái Mỹ đã phá bỏ cái hàng rào của khu nhà chung cư giống "khu chuồng gà mắc điện" và có quan hệ bạn bè với các cô gái làng Macônđô. Một trong ba cô ấy là cô Patrixia Brao. Do cảm kích trước tấm lòng hào hiệp của Aurêlianô Sêgunđô, ngài Brao đã mở cửa nhà mình cho Mêmê và mời cô tham dự các buổi khiêu vũ ngày thứ bảy vốn là những dịp duy nhất người Mỹ cùng vui chơi với người bản xứ. Khi Phecnanđa biết chuyện, bà tạm thời gác chuyện chăm sóc bé Amaranta Ucsula và việc viết thư cho các thầy thuốc không thể nhìn thấy của bà, để làm cho to chuyện thêm. "Con hãy nghĩ mà xem, - bà nói với Mêmê, - ngài đại tá nằm dưới mồ sẽ nghĩ gì nào?". Bà tìm sự đồng tình ủng hộ của Ucsula. Nhưng cụ già mù loà này, trái với điều mọi người chờ đợi đã cho rằng chẳng có gì đáng phải lo ngại trong việc Mêmê tham dự các buổi khiêu vũ cũng như chăm chút các quan hệ bạn bè với những người Mỹ cùng lửa tuổi, miễn sao cô chắt gái lúc nào cũng biết giữ vững quan điểm của mình và đừng để mình trở thành đồ đệ của đạo Tin lành là được rồi. Mêmê lĩnh hội rất đúng tư tưởng của cụ cố nội, và vào ngày hôm sau các buổi khiêu vũ cô dậy sớm hơn thường lệ để đi lễ mixa. Sự phản đối của Phecnanđa được duy trì cho đến ngày Mêmê báo tin người Mỹ muốn nghe cô chơi đàn tiểu dương cầm và điều này đã làm bà thay đổi lập trường. Lại một lần nữa cây đàn được đưa ra khỏi nhà và được đưa đến nhà ngài Brao, nơi cô nghệ sĩ đàn tiểu dương cầm trẻ tuổi đã nhận những tràng vỗ tay chân thành nhất và những lời chúc mừng nhiệt liệt nhất. Kể từ dạo ấy, cô được mời đến nhà không chỉ vào các buổi khiêu vũ chiều thứ bảy mà còn vào các buổi tắm ngày chủ nhật ở bể bơi, và mỗi tuần một bữa cơm trưa. Mêmê tập bơi như một vận động viên chuyên nghiệp, chơi tennis và tập ăn xúc xích xứ Virginia với dứa lát. Cô học tiếng Anh rất nhanh trong các buổi khiêu vũ, tập bơi và tập tennis. Aurêlianô Sêgunđô phấn chấn quá đỗi trước những bước tiến của cô con gái đến mức ông đã mua một cuốn từ điển bách khoa tiếng Anh dày sáu tập gồm nhiều tranh ảnh màu của một người bán sách rong, để cô đọc vào những lúc rỗi rãi. Việc đọc sách lôi cuốn hết tâm tri mà trước đây cô vẫn dành cho cô bạn gái đáng yêu hoặc cho các buổi đóng kín phòng để ở trong đó với các bạn gái, đó không phải vì người ta buộc cô phải đọc như một thứ kỷ luật mà vì cô không có thú tán nhảm vốn là một thứ bệnh chung của mọi người. Cô nhớ lại lần bị say rượu như một cú mạo hiểm ngây thơ mà cô cảm thấy hết sức ngộ nghĩnh, đến mức cô kể lại cho Aurêlianô Sêgunđô nghe, và khi nghe, cha cô còn cảm thấy thích thú hơn cả cô. "Nếu mẹ con mà biết được", ông nói với con gái trong lúc sặc sụa cười. Như vẫn thường nói với cô rằng hãy tin ở mình, ông cũng đã nói với cô rằng với chính lòng tin ấy cô có thể lộ cho ông biết mối tình đầu của cô. Và do đó Mêmê đã kể cho ông biết cô thân với một chàng thanh niên Mỹ tóc đỏ, người đã đến đây nghỉ hè với bố mẹ anh ta. "Bợm nhỉ?", Aurêlianô Sêgunđô cười: "Nếu mẹ con mà biết được". Nhưng Mêmê còn kể cho ông biết chàng trẻ tuổi người Mỹ ấy đã trở về nước và cô vẫn chưa được biết tin tức gì của anh ta. Vậy là sự chín chắn trong cách suy nghĩ của cô đã bảo đảm cho gia đình được êm ấm yên vui. Lúc này Aurêlianô Sêgunđô dành nhiều thời gian hơn cho Pêtra Côtêt, và dẫu rằng thể xác và tâm hồn ông không cho phép ông lao vào các cuộc vui chơi bạt mạng như trước đây, ông vẫn không để lỡ dịp tổ chức chúng và không để yên cho cây phong cầm lúc này đã có nhiều phím phải buộc lại bằng dây giày. Ở nhà, Amaranta khâu khăn liệm cho mình mà không biết đến bao giờ thì xong, còn Ucsula cứ để mặc cho tuổi già lôi kéo mình đến đáy sâu của sự mù loà, là nơi cái hình ảnh duy nhất có thể nhìn thấy được là hình ảnh cụ Hôsê Accađiô Buênđya ở dưới gốc cây dẻ. Phecnanđa củng cố quyền lực của mình. Những bức thư đều đặn gửi hàng tháng cho con trai bà là Hôsê Accađiô lúc này không hề có lấy một dòng nói dối, ngoại trừ quan hệ thư từ với các thầy thuốc không thể nhìn thấy, những người đã chuẩn đoán rằng bà có một chỗ viêm tấy ở ruột già và họ đang chuẩn bị cho bà được thực nghiệm một cách chữa bệnh bằng điều khiển từ xa.Người ta đồn rằng trong ngôi nhà mệt mỏi của dòng họ Buênđya sẽ êm ấm và hạnh phúc đời đời nếu như cái chết đột ngột của Amaranta không làm cho cả thị trấn lại một lần nữa nhốn nháo lên. Ðó là một sự kiện không ngờ. Dẫu rằng bà đã già và sống hoàn toàn cách biệt mọi người nhưng người ta vẫn thấy bà chắc chân mạnh tay, đi đứng ngay ngắn với cái sức khoẻ bền chắc như đá mà xưa nay bà vốn có. Không một ai biết được ý nghĩ của bà kể từ khi bà dứt khoát từ chối đại tá Hêrinênđô Mackêt và đóng chặt cửa buồng để một mình ở trong nhà mà khóc lóc. Khi ra khỏi phòng bà đã cạn sạch nước mắt.Người ta không thấy bà khóc trước việc Rêmêđiôt - Người đẹp bay lên trời, trước việc trong một thời gian ngắn cả mười bảy người con trai của đại tá Aurêlianô Buênđya bị tàn sát, trước cái chết của chính ngài đại tá, vốn là người bà yêu mến nhất trần đời. Tuy bà đã biểu lộ lòng thương của mình khi mọi người bắt gặp thi hài ngài ở dưới gốc cây dẻ, nhưng tuyệt nhiên bà không nhỏ một giọt nước mắt. Bà đã giúp một tay dựng tử thi dậy. Bà mặc cho ngài bộ trang phục chiến binh, cạo râu, chải tóc cho ngài và bà trang điểm bộ râu cho ngài còn đẹp hơn cả ngài trang điểm nó trong những năm tháng vinh quang của mình. Không một ai nghĩ rằng trong cử chỉ ấy, bà đã để lộ tình yêu vì mọi người đã quen với sự thông thạo tang lễ của Amaranta. Phecnanđa đùng đùng nổi cáu cho rằng Amaranta không hiểu những mối quan hệ của đạo Cơ đốc với cuộc sống mà chỉ duy nhất hiểu những quan hệ của nó với cái chết, như thể nó không phải là một tôn giáo mà chỉ là một tờ giấy quảng cáo cho thói câu nệ hình thức ma chay. Amaranta chìm đắm quá sâu trong những kí ức bề bộn của mình để hiểu cho được những lời nói ngụ ý sâu xa ấy. Bà đã bước tới tuổi già với tất cả nỗi hoài nhớ tươi roi rói. Khi nghe những bản nhạc van của Piêtrô Crêspi, bà vẫn có những khao khát muốn khóc như cái thuở mới lớn, như thể thời gian và sự tự trừng phạt mình chẳng có nghĩa lý gì. Những băng nhạc mà chính bà từng ném vào sọt rác với cái cớ chúng bị hơi ẩm làm cho mục hết, cứ tiếp tục quay và gõ nhịp trong kí ức bà. Bà đã định nhấn chìm những khao khát ấy trong nỗi đam mê tội lỗi ở giới hạn được phép với người cháu của mình là Aurêlianô Hôsê và bà đã định ẩn nấp dưới sự che chở lành mạnh và cao thượng của đại tá Hêrinênđô Mackêt, nhưng bà đã không tìm được cách đánh đổ hoàn toàn những khát vọng ấy ngay cả trong hành động tuyệt vọng nhất của tuổi già; ấy là lúc tắm cho thằng bé Hôsê Accađiô ba năm trước khi gửi nó đi học và bà đã mân mê nó không như một người bà đối với đứa cháu mà lại như một người đàn bà đối với người đàn ông, như chính cô điếm tân thời đã làm theo lời đồn của thiên hạ và như chính bà ở tuổi mười hai, mười bốn từng muốn làm đối với Piêtrô Crêspi, khi thấy chàng vận quần áo khiêu vũ và tay cầm cây gậy chỉ huy huyền diệu để lấy nhịp từ chiếc máy đo nhịp. Ðôi lúc cái vết sẹo trên tay kia khiến bà đau khổ vì đã để nó theo mình và đôi lúc nó khiến bà giận dữ quá đỗi đến mức phải lấy kim châm vào các ngón tay, nhưng cái vườn ổi chín rộ thơm lựng của tình yêu đang tiến dần tới cõi chết làm bà đau khổ hơn cả, khiến bà giận dữ hơn cả và cay đắng hơn cả. Như đại tá Aurêlianô Buênđya nghĩ đến chiến tranh, Amaranta nghĩ tới Rêbêca, nghĩa là không thể đừng được. Nhưng trong lúc anh trai bà đã tìm được cách làm cho những kỷ niệm ấy khô cằn đi thì bà chỉ tìm cách khiến chúng nóng bỏng thêm. Ðiều duy nhất bà cầu khẩn Thượng đế trong rất nhiều năm là ngài đừng để bà chết trước Rêbêca. Cứ mỗi bận bà đi qua nhà Rêbêca và nhận thấy ngôi nhà đang ngày một đổ nát thì bà cảm thấy sung sướng với ý nghĩ Thượng đế đang nghe lời cầu khẩn của mình.Có một buổi chiều, khi đang may vá ở ngoài hành lang, một ý nghĩ sáng tỏ bỗng nảy sinh trong tâm trí bà và bà thấy rằng bà sẽ ngồi ở ngay chính cái chỗ ấy, trong chính tư thế ấy và cũng trong chính ánh sáng ấy, khi người ta mang tin Rêbêca đến cho mình. Bà ngồi đợi tin ấy như ai đó đợi một bức thư, và rõ ràng là có thời kỳ bà dứt hết cúc để rồi đơm lại, chả là vì ngồi rồi không thể địch nổi với ngồi chờ vốn dài lê thê và đau khổ hơn nhiều. Trong gia đình không một ai biết rằng Amaranta lúc này dệt một tấm khăn liệm quý giá cho Rêbêca. Sau đó, khi Aurêlianô Tristê kể chuyện rằng anh đã thấy bà ta biến thành một bóng ma da dẻ nhăn nheo và trên đầu lơ thơ còn lại mấy mớ tóc vàng thì bà chẳng ngạc nhiên tí nào bởi vì hình ảnh được miêu tả ấy đúng y hệt với hình ảnh Rêbêca mà bà đã mường tượng thấy từ rất lâu. Bà đã quyết định dựng lại thi hài Rêbêca, lấy sáp đánh cho da mặt Rêbêca căng mọng lên và lấy tóc của các bức tượng thánh để làm cho Rêbêca một bộ tóc giả. Bà sẽ chế tạo ra một thi hài đẹp với khăn liệm bằng vải lanh và một chiếc quan tài bọc nỉ có những tua dải đỏ và bà sẽ đặt quan tài này trong sự túc trực của những kẻ hầu người hạ vốn thường thấy ở những đám tang lộng lẫy. Bà xây dựng kế hoạch này với biết bao hận thù đến mức bà phải rùng mình trước ý nghĩ rằng bà đã làm đám tang này như thể với tất cả lòng yêu của mình, nhưng bà đã không thể để cho sự nhắm lẫn làm cho mình lúng túng mà trái lại bà tiếp tục hoàn thiện những chi tiết hết sức nhỏ nhặt đến mức bà trở thành một người còn tinh thông hơn cả một nhà chuyên môn trong các lễ tang. Ðiều duy nhất bà không nhận ra trong kế hoạch dày công xây dựng này là bà có thể chết trước Rêbêca, mặc dù bà đã tha thiết khẩn cầu Thượng đế Quả nhiên điều đó đã xảy ra. Nhưng trong những ngày cuối cùng của đời mình, Amaranta không cảm thấy đau khổ, trái lại bà cảm thấy mình được giải thoát khỏi mọi nỗi đắng cay, bởi vì thần chết đã đem lại cho bà vinh dự được báo trước về cái chết sẽ xảy ra sớm hơn dự định của mình vài năm. Có một buổi trưa trời oi ả sau khi Mêmê đến trường được ít bữa, trong lúc đang ngồi khâu ở hành lang bà đã nhìn thấy thần chết. Bà nhận ra ngay nó, và nó chẳng có gì là đáng sợ cả, bởi vì nó là một phụ nữ vận đồ xanh màu thanh thiên với mái tóc dài như suối, nom nó có vẻ lỗi thời một tí, từa tựa như hình ảnh Pila Tecnêra trong cái thời ả vẫn đến nấu nướng giúp gia đình mình. Ðôi lúc Phecnanđa đứng ngay trước mặt bà nhưng bà không nhận ra mặc dù Phecnanđa hiển hiện một cách rất đích thực, rất con người, ngay cả lúc nhờ bà xâu hộ kim. Thần chết không báo cho bà biết khi nào bà chết và cũng không nói cho bà biết giờ chết của mình có phải xảy ra trước giờ chết của Rêbêca không, mà chỉ bảo bà hãy bắt đầu khâu khăn liệm cho chính mình vào ngày mồng sáu tháng tư tới. Thần chết đã cho phép bà làm khăn liệm thật cầu kỳ và thật đẹp mắt như bà mong muốn, nhưng cũng hết sức danh giá như bà đã làm khăn liệm cho Rêbêca. Và thần chết còn cho bà biết rằng bà sẽ chết không đau đớn, không sợ sệt, không cay đắng vào ngay đêm may xong tấm vải liệm cho chính mình. Vì cố ý kéo dài thời gian, Amaranta tự mình kéo lấy sợi lanh, rồi tự tay dệt lấy tấm vải. Bà làm rất cẩn thận đến mức chỉ với công việc này bà đã tốn mất bốn năm. Sau đó bà bắt đầu công việc thêu thùa trên tấm khăn liệm. Vậy là ngày kết thúc công việc không thể tránh được ấy cứ ngày một nhích gắn đến và do đó bà ngày càng hiểu rõ rằng chỉ có phép màu mới cho phép bà kéo dài công việc đến sau ngày chết của Rêbêca, nhưng chính sự tập trung sức làm việc lại trả lại cho bà lòng thanh thản bà vốn còn thiếu để chấp nhận ý nghĩ bất hạnh. Ðó là lúc bà hiểu được cái vòng luẩn quẩn có phần bệnh hoạn trong việc sản xuất - tiêu thụ để rồi sản xuất - tiêu thụ những chú cá vàng của đại tá Aurêlianô Buênđya. Thế giới bên ngoài thu lại trên mặt làn da của ngài, còn nội tâm ngài ở ngoài mọi nỗi đắng cay. Bà lấy làm đau đớn trước việc đã không hiểu điều đó trong rất nhiều năm trước đây, khi mà bà vẫn còn có thể thanh lọc những kỷ niệm và dựng lại một thế giới mới dưới một ánh sáng mới và nhớ lại mìn oải hương của Piêtro Crêspi vào lúc chiều xuống mà không rùng mình, và giải thoát Rêbêca khỏi sự thù hằn của mình, không hề căm giận cũng chẳng hề yêu thương mà chỉ bởi lòng cảm thông với nỗi cô đơn. Lòng căm thù mà bà nhận ra trong những lời nói của Mêmê một đêm nọ làm cho bà bị kích động không phải bởi nó xúc phạm tới bà, mà vì bà cảm thấy mình được lặp lại trong một tuổi dậy thì khác dường như cũng rất trong sáng như cái tuổi dậy thì bà nên có, và rằng rất đáng tiếc nó đã bị sự hằn học cá nhân làm cho vẩn đục đi Nhưng đó chính là lúc sự cam c ỉu với số phận mình cũng rất sâu sắc đến mức nó không làm cho bà dao động trước sự thật hiển nhiên rằng những cánh cửa mở lối cho việc cải hối đã bị đóng kín háp bà càng cảm thấy chúng ít thuyết phục hơn. Do biết rằng Aurêlianô Sêgunđô sẽ xử mọi việc như đã xử sự, nghĩa là với tất cả sự thích thú của người ông ngoại, bà đã không theo dõi và ngăn cấm cậu bé khắt khe như trước nữa mà trái lại kể từ năm ngoái bà đã giải thoát nó khỏi nỗi nhục nhã. Ðối với Amaranta Ucsula lúc này đã thay răng sữa, thằng cháu như một thứ đồ chơi biết chạy nhảy sẽ mua vui cho mình trước cảnh mưa dầm dề buồn bã. Lúc này Aurêlianô Sêgunđô nhớ tới bộ bách khoa bằng tiếng Anh để trong phòng ngủ của Mêmê. Trước tiên ông cho bọn nhóc xem tranh ảnh, đặc biệt là tranh ảnh vẽ con vật, sau đó cho chúng xem các bản đồ và ảnh các nước xa xôi và cổ xưa, các vĩ nhân. Vì ông không biết tiếng Anh và vì hầu như ông chỉ biết các thành phố quen thuộc nhất và các nhân vật hay được nói đến nhiều nhất, ông liền phịa ra các tên và chuyện huyền thoại để thoả trí tò mò của đám trẻ.Phecnanđa thật dạ tin rằng chồng bà đợi cho trời tạnh để rồi trở về nhà nhân tình. Trong những tháng mưa đầu tiên bà sợ rằng ông ta sẽ lần mò tới phòng ngủ của mình và rằng bà sẽ xấu hổ chết được khi phải cho ông biết rằng mình hoàn toàn không còn khả năng để chiều theo ý ông ngay từ khi sinh bé Amaranta Ucsula. Ðó là nguyên nhân của mối quan hệ thư từ tha thiết với các thầy thuốc không thể nhìn thấy, một quan hệ đã bị đường thư thường xuyên thất thường làm cho gián đoạn.Trong những tháng đầu, khi được biết rằng tàu hoả bị lật bánh vì mưa bão, một bức thư của các thầy thuốc không thể nhìn thấy đã báo cho bà biết rằng thư của bà bị thất lạc hết đã không đến tay họ. Sau đó, khi các quan hệ với những người nhận thư xa lạ bị gián đoạn hoàn toàn, bà nghiêm chỉnh nghĩ đến cách phải đeo tấm mặt nạ con hổ mà chồng mình đã đeo trong vũ hội Cacnavan đẫm máu ấy, với một cái tên mạo xưng để nhờ các thầy thuốc Công ty chuối khám bệnh cho. Nhưng một trong số những người vẫn thường mang đến nhà này đủ mọi tin tức bất hạnh về trận mưa lụt đã báo cho bà biết rằng Công ty chuối bãi bỏ mọi hoạt động của các cơ sở phúc lợi của nó ở Macônđô để chuyển tới vùng đất tạnh ráo. Thế là bà mất hết mọi hi vọng. Bà quyết chí ngồi chờ cho đến khi tạnh ráo và dường thư được lập lại bình thường, và trong lúc đó bằng cách an ủi, bà xoa dịu những cơn đau thầm lặng của mình, bởi vì bà đã thề rằng thà chết chứ không chịu rơi vào tay viên thầy thuốc duy nhất hành nghề ở Macônđô, một người Pháp quái dị chuyên sống bằng các thứ rau cỏ vốn dùng để nuôi lừa. Bà lân la đến gần Ucsula vì tin rằng cụ già trăm tuổi này có thể biết phương thuốc nào đó ngõ hầu làm giảm những cơn đau đến lả người của mình. Nhưng thói quen không gọi tên sự vật bằng chính tên nó đã đưa bà đến việc dùng tráo các khái niệm để đỡ thẹn thò hơn; đáng lẽ nói đằng trước bà lại nói đằng sau, đáng lẽ nói về việc chửa đẻ bà lại nói về việc bài tiết, đáng lẽ nói đến cảm giác choáng váng bà lại nói đến cảm giác nóng rát. Vậy là việc đánh tráo khái niệm trong lúc miêu tả các triệu chứng lâm sàng của bà đã làm cho Ucsula đi đến kết luận đáng tin rằng những cơn đau ấy không phải là đau tử cung mà là đau đường ruột và cụ khuyên bà nhịn ăn để dùng thuốc tẩy. Nếu không phải là thứ bệnh chẳng có gì đáng phải xấu hổ ấy và nếu thư từ của bà không bị thất lạc, thì mưa đối với Phecnanđa chẳng có ý nghĩa quan trọng gì vì rằng cuối cùng cuộc đời đối với bà cũng buồn bã chẳng khác gì trời đang dầm dề mưa. Bà không thay đổi giờ giấc cũng không bỏ bê các buổi cầu kinh. Khi chiếc bàn ăn còn phải kê chân trên những viên gạch xếp chồng lên nhau, và những chiếc ghế ngồi vẫn phải đặt trên những tấm ván để khách ăn khỏi ướt chân, bà vẫn trải những tấm vải lanh và đặt lên bàn bộ đồ ăn bằng sứ Tàu và đến bữa ăn tối bà vẫn thắp sáng những cây đèn cắm nến, bởi vì bà cho rằng không thể lấy tai hoạ để làm cớ cho việc buông lỏng các tập quán. Không một ai thò mặt nhìn ra đường. Nếu bị phụ thuộc vào Phecnanđa thì họ sẽ chẳng bao giờ thò đầu nhìn ra đường, không chỉ từ khi trời bắt đầu mưa mà từ trước đó rất lâu, bởi bà ta cho rằng cửa rả được làm ra là để đóng kín nhà lại, và thói tò mò về những chuyện xảy ra ngoài đường là thói xấu của bọn ớ điếm. Tuy nhiên, chính bà lại là người đầu tiên trong gia đình đã thò đầu nhìn ra đường khi người ta loan báo đám tang của đại tá Hêrinênđô Mackêt đang đi qua, dẫu rằng cái điều bà nhìn thấy qua cửa sổ hé mở đã đưa bà đến tình trạng xấu hổ mà đã từ lâu bà ân hận vì sự hèn yếu của mình.Chưa hề thấy một đám tang nào buồn bã hơn đám tang này. Người ta đặt cỗ quan tài trong túp lều lá chuối dựng trên một chiếc xe bò, nhưng vì mưa quá nặng hạt và đường sá lầy lội bùn, đến mức cứ mỗi bước đi các bánh xe lại bị sa lầy và cái túp lều ấy xiêu vẹo suýt nữa thì đổ. Những giọt nước buồn bã rơi trên cỗ quan tài dần dẩn làm ướt sũng lá cờ phủ bên trên, và thực tế đó là lá cờ vấy bẩn máu và bụi trường chinh, và nó đã từng bị các cựu chiến binh danh dự nhất từ chối. Trên nắp cỗ quan người ta còn đặt cả thanh kiếm với các tua ngù bằng lụa, chính là thanh kiếm mà đại tá Hêrinênđô Mackêt treo lên giá mắc áo ở phòng khách để bước vào phòng máy may của Amaranta. Ðằng sau chiếc xe bò là những người sống sót cuối cùng sau khi ký hiệp định Neclanđia, có một số đi chân đất còn tất cả mọi người đều xắn quần ngang bẹn, bì bõm lội trong bùn, một tay mang chiếc ba-toong, tay kia mang vòng hoa giấy bị nước mưa làm cho phai màu. Bọn họ xuất hiện như hình ảnh không có thực trên con đường vẫn mang tên đại tá Aurêlianô Buênđya và tất cả đều nhìn vào nhà Buênđya khi họ đi qua, rồi họ rẽ ngoặt qua quảng trường, ở đây họ phải cầu cứu mọi người giúp tay vì xe bị sa lầy. Ucsula đã được Santa Sôphia đê la Piêđat dìu ra tới cửa. Cụ chăm chú theo dõi mọi diễn biến của đám tang đến mức không một ai nghi ngờ rằng cụ đang nhìn, nhất là vì cái cánh tay thánh của cụ cứ chỉ trỏ theo đám tang.- Tạm biệt nhé, Hêrinênđô con trai ta, - cụ gào. - Hãy thay ta chào những người thân của ta và bảo với họ rằng chúng ta sẽ gặp nhau khi trời tạnh ráo.Aurêlianô Sêgunđô giúp cụ đi về giường và với thái độ trêu chọc thường có, ông hỏi cụ ý nghĩa của lời từ biệt ban nãy.- Thật đấy cụ nói. - Ta chỉ đợi cho trời tạnh ráo để chết mà.Quang cảnh trên các đường phố khiến Aurêlianô Sêgunđô phải tỉnh ngộ. Vì lo lắng quá muộn màng cho số phận của đàn gia súc, nên ông đã đội tấm vải sơn và vội vàng đi đến nhà Pêtra Côtêt. Ông gặp ả ở ngoài sân, ngâm nước tới ngang lưng đang cố đẩy xác chết một con ngựa đi nơi khác. Aurêlianô Sêgunđô cầm lấy một cái thang chèn cửa giúp ả đẩy xác con vật và cái xác chết trương khổng lồ này xoay trong một vòng rồi bị dòng nước ngầu bùn cuốn phăng đi. Kể từ khi trời bắt đầu mưa, Pêtra Côtêt không làm việc gì khác hơn là lùa xác những con vật chết cho nước cuốn đi khỏi sân nhà mình. Trong các tuần đầu, ả nhắn tin cho Aurêlianô Sêgunđô để ông lấy làm trọng mà về, và ông đã trả lời rằng chưa vội gì, rằng tình huống chưa đáng phải lo lắng lắm, rằng khi nào trời tạnh sẽ nghĩ cách khác. Ả nhắn đến tai ông rằng các ruộng cỏ cho ngựa ăn đã bị ngập nước, rằng đàn gia súc đã chạy ráo lên các miền đất cao, và ở đấy chúng đang không có cái ăn và phải làm mồi cho hổ và dịch bệnh. "Không cần phải làm gì cả", Aurêlianô Sêgunđô trả lời ả: "Khi nào trời tạnh ráo chúng lại đẻ ra vô khối, lo gì". Pêtra Côtêt đã nhìn thấy gia súc chết hàng đàn hàng đàn và hầu như ả không đủ sức để xả xác những con còn mắc cạn. Với thái độ bất lực, ả hậm hực nhìn nạn lụt đã phá không thương tiếc cả một gia sản như thế nào, một gia sản từng có thời được coi là lớn nhất và đảm bảo nhất ở Macônđô và giờ đây nó chỉ còn lại một mùi thối khăn khẳn. Khi Aurêlianô Sêgunđô quyết định trở về để xem điều gì đã xảy ra, ông chỉ còn thấy xác chết một con ngựa đực và một con lừa cái gầy còm còn sống đang bị nhất trong cái chuồng ngựa đổ nát. Pêtra Côtêt nhìn ông trở về mà không hề thảng thốt, không hề mừng vui, cũng chẳng rầu rĩ, và hơn nữa, hầu như ả còn nhoẻn một nụ cười khẩy:- Về đúng lúc nhỉ, - ả nói.Ả đã già khọm đi, xương hóc bày ra, đôi mắt xanh như mắt mèo, vì nhìn mưa mà trở nên ủ dột và hiền lành hơn. Aurêlianô Sêgunđô ở lại nhà ả ba tháng liền, không phải vì ở đấy ông thấy dễ chịu hơn ở nhà mình mà vì ông phải cần tới ngần ấy tháng mới quyết định đội lại tấm vải sơn để trở về nhà. "Không có gì phải vội vã", ông nói như trước đây đã nói khi ở nhà mình, "chúng ta đợi trời tạnh trong những giờ tới". Trong suốt tuần đầu ông dần dần làm quen với cái vẻ tàn tạ mà thời gian và cơn mưa dầm dề đã gây nên cho sức khỏe của người tình và dần dần ông lại thấy ả như xưa, qua cách nhớ lại những mềm vui buông thả của ả cũng như tính chất mắn đẻ như điên mà tình yêu của ả đã kích thích đàn gia súc, rồi một tối nọ trong tuần lễ thứ hai, phần vì tình, phần vì thích thú, ông đã cò kè để đánh thức ả dậy. Pêtra Côtêt vẫn thờ ơ, không hào hứng. "Hãy ngủ yên nào", ả nói thầm thì, "Những ngày này chẳng phải là lúc để chúng ta hú hí nữa đâu". Aurêlianô Sêgunđô nhìn mình trong tấm gương gắn trên trần nhà, nhìn sống lưng Pêtra Côtêt giơ những chiếc xương sườn thiểu não, ông hiểu rằng ả có lí, và không phải vì thời gian mà chính vì họ lúc này đã quá thì rồi.Aurêlianô Sêgunđô xách hòm xiểng của mình trở về nhà mà lòng đinh ninh tin chắc rằng không chỉ một mình Ucsula, mà tất cả dân chúng Macônđô, đang đợi cho trời tạnh ráo để chết. Khi đi ngang qua nhà ông đã nhìn thấy họ ngồi trong các phòng khách với ánh mắt đờ đẫn, hai tay ôm lấy đầu mà lắng nghe thời gian đang qua đi, đó là một thời gian trọn vẹn, một thời gian không hề hao phí, bởi vì thật là vô ích việc chia nó thành năm, tháng và chia ngày thành giờ khi người ta không thể làm gì khác hơn là ngồi ngắm mưa rơi. Bọn trẻ reo mừng đón Aurêlianô Sêgunđô vì ông sẽ chơi cây đàn phong cầm đã long phím cho chúng nghe. Nhưng buổi hoà nhạc không lôi cuốn bọn trẻ như các buổi xem từ điển bách khoa, vậy là cha con, ông cháu họ lại kéo nhau tụ họp tại phòng ngủ của Mêmê, và ở đây trí tưởng tượng của Aurêlianô Sêgunđô đã biến khinh khí cầu thành con voi bay đang tìm chỗ ngủ giữa các đám mây. Có lần ông bắt gặp hình ảnh một người đàn ông cưỡi ngựa mà bất chấp bộ quần áo rất lạ ông ta mặc, ông vẫn nhận thấy cái dáng vẻ thân thuộc và sau khi kiểm tra kĩ ông đã đi đến kết luận đó là chân dung của đại tá Aurêlianô Buênđya. Ông đem nó cho Phecnanđa xem, và bà ta cũng nhận thấy dáng vẻ bên ngoài của chàng kị sĩ không những chỉ giống đại tá mà còn giống tất cả các thành viên của gia đình này, mặc dù đây thực ra là chân dung một chiến binh người Tácta. Rồi cứ thế ông để cho thời gian trôi đi trong lúc xem tượng đài Rôđa(l) và những bức tranh kì thú về loài rắn, cho đến khi bà vợ báo cho ông hay rằng trong kho lương thực chỉ còn lại sáu kilỏ thịt ướp và một tải gạo.- Bây giờ em muốn anh làm gì nào? - ông hỏi.- Em không biết, - bà trả lời. - Cái đó là chuyện của đàn ông.- Thôi được, - Aurêlianô Sêgunđô nói. - Sẽ làm một cái gì đó khi nào trời tạnh.Ông vẫn mải mê xem từ điển bách khoa hơn là lo lắng cho cái ăn hàng ngày, ngay cả khi buộc phải bằng lòng ăn thịt cày và một ít cơm vào bữa trưa. "Quả thật là lúc này không thể làm gì được", ông nói: "Nhưng mưa không thể mưa suốt cả đời được". Và trong lúc ông càng chậm trễ lo lắng cái ăn đang thức bách bao nhiêu thì Phecnanđa càng nổi cơn tam bành kịch liệt hơn, kể cả những lời chửi bới, những câu văng tục ít thấy của bà cứ tuôn ra trong một cái thác không thể nào kìm được, nó bắt đầu từ sáng sớm như một khúc dạo đầu đơn điệu của một cây đàn ghita, và nó tiến triển theo kiểu ngày cứ trôi đi thì nó càng cao giọng hơn, mỗi lúc một du dương hơn và hấp dẫn hơn. Aurêlianô Sêgunđô vẫn chưa ý thức được những lời chửi bới như hát hay ấy mãi cho đến ngày hôm sau, sau bữa điểm tâm, khi ông cảm thấy khó chịu bởi tiếng vo ve mà lúc này nghe át cả tiếng mưa rơi và đó là Phecnanđa, người đang đi lại khắp nhà để ta thán rằng cha mẹ bà đã nuôi dạy bà như một bà hoàng để đến nỗi giờ đây bà là con ở trong một cái nhà toàn những người điên, với một ông chồng lười chảy thây, lại trai lơ và buông tuồng, rằng ông ta lúc nào cũng nằm ngửa há miệng chờ sung rơi trongt cả. Mục đích duy nhất của bà lúc này là hoàn thành chiếc khăn liệm. Ðáng lẽ phải làm chậm hơn nữa như lúc đầu đã làm, nay bà vội vã làm cho mau xong. Một quắn trước bà đã tính rằng vào đêm ngày mồng bốn tháng hai bà sẽ may mũi khâu cuối cùng. Và không hề để lộ lý do, bà yêu cầu Mêmê biểu diễn sớm hơn buổi hoà nhạc đàn tiểu dương cầm đã dự định vào ngay ngày hôm sau, nhưng cô cháu không chịu. Thế là Amaranta tìm cách kéo dài công việc thêm bốn mươi tám giờ nữa và bà nghĩ thần chết đã đồng tình với mình vì đêm ngày mồng bốn tháng hai một cơn bão đã làm đổ cột điện. Nhưng sang ngày hôm sau, vào lúc tám giờ sáng bà đã khâu mũi chỉ cuối cùng cho chiếc khăn liệm cực kỳ đẹp đẽ mà không một người đàn bà nào đã làm được, rồi không hề đau khổ bà báo tin rằng mình sẽ chết vào buổi chiều. Bà không chỉ báo trước cho gia đình mình mà còn bác cho cả làng biết. Bởi vì Amaranta nghĩ rằng một cuộc đời nhỏ mọn đã có thể dừng lại với việc giúp đỡ cho cả bàn dân thiên hạ, và bà cho rằng không có một ân huệ nào lại hay hơn việc mang hộ thư cho những người chết.Tin tức nói rằng vào lúc hoàng hôn Amaranta Buênđya sẽ ra đi khỏi cõi đời này có nhận mang thư từ cho người chết được truyền đi khắp thị trấn Macônđô và đến ba giờ chiều tại phòng khách đã có một thùng đầy ắp thư. Những ai không muốn viết thì nhờ Amaranta nhắn miệng hộ và bà đã ghi lại trong một cuốn sổ lời nhắn cùng với tên và ngày chết của người được nhận lời nhắn. "Ðừng lo", bà an ủi những người nhắn tin, "Ðiều tôi làm trước tiên khi đến nơi sẽ là việc hỏi thăm ông ta và tôi sẽ nhắn lại giùm bác". Dường như đó là một trò hề. Amaranta không hề để lộ một nỗi lo lắng nào, cũng không hề nhăn nhó vì đau đớn, hơn nữa nhiệm vụ được thực hiện còn làm cho bà trẻ ra chút ít. Như mọi bữa, bà vẫn son sẻ và hoạt bát. Nếu như đôi má không nhăn nhúm, và cái miệng không bị rụng mất vài chiếc răng thì chắc hẳn nom bà sẽ bớt già hơn cái hình hài già nua hiện tại. Chinh bà đã ra lệnh rằng cần phải để thư vào một cái hòm sơn và chỉ dẫn cách đặt cái hòm ấy trong ngôi mộ nhừ thếnào để bảo quản nó tốt hơn trước sức phá hoại của hơi ẩm.Ngay buổi sáng bà đã cho gọi một bác phó mộc tới và bà đứng ở phòng khách để bác ta đo kích thước đóng chiếc quan tài như thể bác phó may vẫn làm để cắt một bộ quần áo vậy. Cái sức lực ấy bỗng sống dậy trong bà ở những phút chót của cuộc đời khiến cho Phecnanđa nghĩ rằng bà đãng trêu chọc, đùa giỡn tất cả mọi người. Ucsula, với kinh nghiệm của bản thân cho thấy những người thuộc dòng họ Buênđya này sẽ chết vô bệnh tật đã không nghi ngờ răng Amaranta nhận được điềm báo của thần chết, nhưng trước hết cụ lại sợ rằng trong cái việc chuyển thư cho người chết và sự nôn nóng muốn cho thư mau đến tay người nhận, người ta sẽ chôn sống Amaranta mất. Thế là cụ đích thân đi đuổi bớt người ta ra khỏi nhà, có lúc cụ phải gào lên để cãi nhau với những kẻ quá ư mặt dạn mày dày, cuối cùng đến bốn giờ chiều cụ cũng đã làm cho ngôi nhà vãn khách đi nhiều. cũng vào giờ ấy, Amaranta phấn phát xong đồ dùng cá nhân của mình cho những người nghèo và bà chỉ để lại trên chiếc quan tài mộc mạc được làm bằng những tấm ván không bào một bộ quần áo sẽ thay và một đôi hài nhung kẻ mà bà sẽ đi trong cõi chết. Cái sự thận trọng ấy không vô ích khi bà nhớ lại rằng lúc đại tá Aurêlianô Buênđya chết, bà đã phải sắm cho ngài một đôi giày mới vì ngài chỉ còn lại có đôi dép lê dùng trong xưởng kim hoàn. Trước lúc năm giờ một ít, Aurêlianô Sêgunđô về tìm Mêmê để cùng đi dự một buổi hoà nhạc và ông ngạc nhiên thấy ngôi nhà đã được chuẩn bị cho đám tang. Nếu có ai đang sống vào giờ này chính lại là Amaranta khoẻ mạnh, người mà thời gian vẫn còn đủ cho bà cắt đi những nốt sần chai trên da dẻ. Aurêlianô Sêgunđô và Mêmê tạm biệt bà bằng những lời chào chế giễu và hứa với bà rằng ngày thứ bảy tới cha con mình sẽ tổ chức một cuộc vui của ngày phục sinh. Bị lôi cuốn bởi những lời đồn của dân chúng nói rằng Amaranta Buênđya đang nhận thư để chuyển đến tay người chết, cha Antômô Isaben mang bánh thánh ban cho người hấp hối tới nhà vào lúc năm giờ và cha buộc phải chờ mười lăm phút để đọi người sắp chết từ nhà tắm đi ra. Khi thấy bà xuất hiện với chiếc áo ngủ bằng vải bông và mái tóc buông xoã ngang lưng thì vị cha cố già lão tin rằng đó là một trò cười rồi lập tức bãi bỏ việc làm lễ sám hối. Tuy nhiên, cha nghĩ rằng cần tranh thủ dịp này để buộc Amaranta xưng tội vì sao hai mươi năm hay không hề đi nhà thờ. Amaranta đã trả lời cha một cách thật giản dị rằng bà thấy chẳng cần phải tham dự bất kỳ một buổi lễ nhà thờ nào vì lương tri mình lúc nào cũng rất trong sạch. Phecnanđa đâm bực bội không cắn phải giữ mồm giữ miệng, đã hỏi thật to rằng Amaranta sẽ còn phạm một tội kinh tởm nào hơn khi bà ta mong muốn một cái chết phạm thánh không chịu xưng tội vì xấu hổ. Thế là Amaranta đi nằm, và buộc Ucsula công khai chứng thực con người trinh tiết của mình.- Ðừng có mà tưởng nhé, - bà gào thật to cốt để Phecnanđa nghe rõ, - Amaranta Buênđya sẽ đi khỏi thế gian này như đã sinh ra trên thế gian này.Bà không ngồi dậy nữa. Bà nằm dựa trên gối như thể ốm thực, tết những bím tóc đuôi sam dài rồi cuộn lại ngang tai, như thần chết đã bảo bà rằng nên nằm vào quan tài. Sau đó bà đòi Ucsula mang cho mình chiếc gương, và lần đầu tiên trong bốn mươi năm nay bà nhìn gương mặt xương xấu đi vì tuổi già và đau khổ, và ngạc nhiên thấy nó giống y hệt gương mặt tưởng tượng mà bà tự nghĩ ra cho mình. Qua cái lặng lẽ ngoài hành lang, Ucsula hiểu rằng trời bắt đầu tối.- Con hãy từ biệt Phecnanđa đi, - cụ khuyên - Một phút làm lành còn hơn cả đời chơi thân với nhau, con ạ.- Bây giờ thì không cần nữa rồi, mẹ ạ.Mêmê không thể không nghĩ đến Amaranta khi đèn báo kết thúc phần một đã bật sáng và phần hai đêm biểu diễn sắp bắt đầu. Khi cô chơi được một nửa bản nhạc thì có người nói nhỏ vào tai cho biết tin Amaranta đã từ trần và thế là cuộc vui bị bỏ dở. Khi về tới nhà, Aurêlianô Sêgunđô buộc phải lấy cùi tay hích đám đông để lấy lối vào nhìn mặt tử thi của bà già trinh nguyên, một gương mặt xấu và xám ngoét, bàn tay vẫn mang i rằng bà đã làm một bài văn tế đả kích kịch liệt đám đàn ông suốt ngày chỉ biết ngắm vuốt cái bụng thế mà lại dám đòi ăn gan chim chiền chiện đấy. Như thường lệ, Aurêlianô Sêgunđô dẫn bọn trẻ đi xem từ điển bách khoa, và Phecnanđa vờ vịt vào phòng Mêmê dọn dẹp đồ đạc để chỉ thầm thì nói cho một mình ông nghe thôi: rõ dơ cái mặt thớt dám bảo bọn trẻ là đại tá Aurêlianô Buênđya được in ảnh trong từ điển bách khoa đấy. Buổi chiều ngày hôm đó, trong lúc bọn trẻ ngủ, Aurêlianô Sêgunđô ngồi ở ngoài hành lang thì Phecnanđa đã theo ông ra tận đấy, bằng lời chửi bới lầm rầm như tiếng nhặng xanh để mà khiêu khích ông, để mà xỉ vả ông, bảo ông rằng trong lúc nhà chẳng còn gì ngay đến cả đá để mà ăn thì chồng bà ngồi như một ông vua Ba Tư để ngắm mưa rơi, chỉ quen sống bám bọn đàn bà và sẵn lòng cưới mụ vợ của thánh Giônat, người ngồi lặng yên nghe câu chuyện cá voi. Aurêlianô Sêgunđô không nhúc nhích, cứ như một thằng điếc nghe bà chửi liền trong hai giờ. Ông không ngắt lời bà, cứ để bà chửi cho đến chiều tà, khi ông không thể chịu đựng hơn nữa cái tiếng kêu bong bong làm nhức nhối đầu ông.- Làm ơn, có im đi không nào?Ngược lại Phecnanđa càng cao giọng hơn. "Tôi chẳng việc gì phải im mồm cả", bà nói: "Ai không muốn nghe tôi thì cứ việc cút đi" Thế là Aurêlianô Sêgunđô không tự chủ được nữa. Ông từ từ đứng dậy, làm như thể để giãn gân giãn cốt thôi, rồi với cơn giận dữ nhưng lại rất bình tĩnh và có phương pháp, ông đã bưng hết chậu thu hải đường này đến chậu khác, hết chậu dương xỉ này đến chậu khác, rồi hết chậu kinh giới ô này đến chậu khác, cứ thế ông ném từng chậu một xuống sàn nhà. Phecnanđa hoảng hốt; bởi vì thực ra bà vẫn chưa ý thức được sức mạnh bên trong của những lời chửi bới ấy, nhưng khi nhận ra thì đã muộn, không thể nào sửa đổi được tình huống nữa. Vì điên tiết trước lời chửi bới không ngớt ấy, Aurêlianô Sêgunđô đập vỡ tấm gương của chiếc tủ kính, rồi ông thong thả gỡ từng bộ phận tủ một đập vụn ra, sau đó theo thứ tự, vẫn với vẻ điềm tĩnh và hài hoà mà trước đây ông đã có khi dán những đồng tiền giấy lên tường, ông đập vỡ bộ đồ thuỷ tinh Bôhêmia, những bông hoa giả, những bức tranh vẽ các cô gái đồng trinh đứng trên những con thuyền chở đầy hoa hồng, những tấm gương ghép trong khung thếp vàng, ông đập hết cả những gì có thể đập được từ trong nhà cho đến kho lương thực, cuối cùng ông kết thúc với việc đập vỡ chum nước trong tiếng nổ vang vọng sâu lắng. Sau đó ông lau tay, quàng tấm vải sơn rồi ra đi, và trước lúc nửa đêm ông mang về một số vại thịt ướp, vài tải gạo và ngô cùng mấy buồng chuối. Kể từ lúc ấy, nhà lại không thiếu cái ăn.Có lẽ Amaranta Ucsula và chú bé Aurêlianô sẽ nhớ trận mưa lụt này như một thời kì đầy hạnh phúc. Mặc dù Phecnanđa luôn khắt khe đe nẹt, bọn trẻ vẫn bì bõm lội ở ngoài sân, săn bắt những chú thằn lằn để mổ bụng chúng và chơi trò đầu độc nồi xúp bằng cách bỏ vào đó phấn cánh bướm nếu Santa Sôphia đê la Piêđat không trông nom cẩn thận. Ucsula là một thứ đồ chơi lí thú hơn cả của bọn trẻ. Chúng nó coi cụ như một con búp bê cũ kĩ để trang điểm cho cụ: lấy nhọ nồi và phẩm đỏ bôi lên mặt cụ, buộc các mảnh vải đủ màu sắc lên người cụ rồi khiêng cụ đi lại khắp các xó xỉnh trong phòng, và suýt nữa chúng lấy mũi kéo làm vườn để móc mắt cụ như từng móc mắt những con cóc. Không có gì làm cho chúng thích thú bằng những câu nói lảm nhảm của cụ. Quả thế thật, kể từ năm thứ ba của trận mưa lụt này đã có cái gì đó không bình thường xảy ra trong tâm trí cụ, bởi vì cụ đã dần dần đánh mất ý niệm về thực tại đang sống, và nhầm lẫn thời đang sống với các thời kì xa xưa của cuộc đời mình, cho đến lúc cụ khóc lóc thảm thiết ba ngày liền cho cái chết của Pêtrônila Igoaran, bà cố nội của cụ, từng được chôn cất gần một thế kỉ nay. Cụ chìm sâu trong trạng thái nhầm lẫn hết sức kì quắc đến mức cụ tin rằng chú bé Aurêlianô này là con trai mình, ngài đại tá ấy, vào lúc chàng được cha dẫn đi xem nước đá và anh chàng Hôsê Accađiô đang theo học chuyên đề để trở thành Giáo hoàng ấy là đứa con trai đầu lòng của cụ, kẻ đã bỏ nhà để đi theo bọn digan. Cụ nói đi nói lại về gia đình mình quá nhiều đến mức bọn trẻ thuộc lòng tên người để tổ chức cho cụ những chuyến du chơi tưởng tượng với những người không những là những người đã chết từ lâu rồi mà còn là những người sống ở các thời kì khác nhau. Ngồi trên giường với mái tóc đã xám như tro và một chiếc khăn đỏ che lấy mặt, Ucsula thật là hạnh phúc sống giữa những người thân trong gia đình được bọn trẻ tưởng tượng và miêu tả lại không thiếu một chi tiết, làm như thể chúng thực sự có quen biết họ.Ucsula nói chuyện với các bậc bề trên của mình về những sự kiện từng xảy ra trước khi cụ chào đời, cụ vui sướng trước những tin tức họ cho cụ biết rồi cụ cùng họ khóc lóc cho những người chết gần đây hơn so với những người chết đang nói chuyện với cụ. Không lâu bọn trẻ biết được rằng trong suốt các buổi đi chơi tưởng tượng ấy, Ucsula luôn luôn nêu một câu hỏi nhằm xác định xem ai là người trong lúc chiến tranh đã mang tới nhà này một bức tượng thánh Hôsê bằng thạch cao to bằng người thực để gia đình trông nom hộ cho qua mùa mưa bão.Nhờ thế Aurêlianô Sêgunđô nhớ lại kho của được chôn ở một nơi nào đó mà chỉ một mình Ucsula biết, nhưng tất cả các câu hỏi cũng như mọi thủ đoạn ranh ma mà ông nghĩ ra được để dò hỏi Ucsula đều trở nên vô ích, bởi vì trong lúc lang thang trong các ngõ ngách bí hiểm của cơn mê muội, lúc nào Ucsula cũng giữ một điểm sáng trí tuệ để bảo vệ điều bí mật mà cụ vốn rắp tâm sẽ chỉ nói cho một ai đó biết nếu người này chứng minh được rằng mình là người chủ đích thực của số vàng được chôn giấu kĩ càng. Cụ quá ư lanh lợi và khôn khéo đến mức khi Aurêlianô Sêgunđô đạo diễn cho một trong số những người bạn nhậu nhẹt của mình đóng vai người chủ của số của cải bị chôn giấu ấy và đưa y tới gập cụ cố mình, thì y đã phải thất bại trước hàng loạt câu hỏi tỉ mỉ có gài bẫy sẵn của cụ.Do đã tin rằng Ucsula sẽ mang điều bí mật này xuống mồ nên Aurêlianô Sêgunđô thuê một đội thợ đấu với lí do để đào các mương rãnh thoát nước cho sân trước và sân sau và chính bản thân ông dùng cuốc chim và các dụng cụ dò tìm kim loại đã đào bới khắp nơi mà vẫn không thấy gì chứng tỏ có vàng trong ba tháng khai quật vô vọng. Sau đó, tin rằng quân bài nhìn rõ hơn mắt những người thợ đấu, ông vội tìm đến Pila Tecnêra; nhưng bà lão lại cũng báo trước cho ông biết rằng sẽ không tìm thấy nó trước khi trời tạnh mưa và hạn hán liên tục ba năm liền biến bùn lẩy thành bụi đất. Những số liệu có vẻ thâm thuý và không xác thực của lời tiên đoán ấy đã khiến cho Aurêlianô. Sêgunđô có cảm giác nó giống như truyện ngụ ngôn có tính chất thông minh muốn buộc ông dừng công việc của mình lại và phải chờ ít nhất là ba năm nữa để thoả mãn những dữ kiện của lời đoán. Ðiều đầu tiên khiến ông ngạc nhiên đồng thời khiến ông càng thêm bối rối là sự thực này: từ giường Ucsula đến hàng rào ở sân sau rộng một trăm hai mươi hài mét, đúng hệt như lời đoán của Pila Tecnêra. Phecnanđa sợ rằng ông chồng mình lại điên rồ như người anh em sinh đôi khi bà nhìn ông đăm chiêu tính toán, và còn tệ hại hơn thế nữa, khi ông ra lệnh cho bọn thợ đấu đào sâu thêm một mét nữa ở những lòng mương đã đào. Vì đam mê trong các cuộc đào bới đầy hào hứng - sự đam mê này hoàn toàn có thể so sánh với sự đam mê của cụ cố nội khì cụ đi tìm con đường của những phát minh lớn - Aurêlianô Sêgunđô gầy tọp đi và do đó sự giống nhau như đúc với người anh em sinh đôi trước đây lại càng thêm đậm nét hơn, không chỉ do hình hài ông hao gầy đi mà còn do cái vẻ xa lạ và thái độ trầm tư của ông nữa. Ông không lo lắng quan tâm đến bọn trẻ. Ông ăn vào bất cứ lúc nào, ngay cả khi người ông lấm lem bùn đất từ chân lên tận đầu, ông ngồi ăn ngay trong xó bếp và hầu như không trả lời những câu hỏi bâng quơ của Santa Sôphia đê la Piêđat. Vì thấy ông làm lụng trong hình thức khổ cực ấy, mà chưa bao giờ bà dám mơ rằng ông sẽ làm việc hăng say như vậy Phecnanđa tin rằng sự rụt rè của ông lại là sự cẩn thận, rằng tính hám của của ông lại là đức hi sinh, rằng tính ương ngạnh của ông lại là đức kiên trì và tự đáy lòng mình bà ân hận A-rập thuộc thế hệ thứ ba vẫn ngồi ở chính nơi đây và với thái độ của cha ông mình, nghĩa là vẫn trầm tư, hiên ngang, không hề đau đớn trước thời gian và hoạn nạn, vẫn sống và chết như họ đã từng trải qua dịch mất ngủ và ba mươi hai cuộc nội chiến của đại tá Aurêlianô Buênđya. Tâm hồn khoẻ mạnh và kiên trinh của họ trước sự đổ nát của những bàn cờ, những quán ăn, những quán chơi trò bắn súng, và cái ngõ hẻm nơi người ta vẫn đến để xem số và đoán mộng, là hết sức đáng ngạc nhiên đến mức Aurêlianô Sêgunđô với thái độ bông lơn vốn có đã phải hỏi rằng bằng những thủ thuật thần bí nào mà họ không bị chết đuối trong trận mưa lụt vừa qua, cứ y như có bàn tay ma quỷ nào đã giúp cho họ không bị chết chìm, và hết người này đến người khác, từ cửa nhà này sang cửa nhà khác họ đều trả lời ông bằng cái nhìn mơ màng và một nụ cười ranh mãnh, và tất cả không ai bảo ai, đều nói với ông một câu trả lời như sau: Bằng cách bơi. - Có lẽ Pêtra Côtêt là người địa phương duy nhất có trái tim A-rập. Ả tận mắt nhìn thấy những mảnh gỗ cuối cùng của các chuồng gia súc của mình bị nước lụt cuốn đi, nhưng chính ả đã giữ cho ngôi nhà của mình vẫn đứng vững trước mưa sa bão táp Trong năm cuối cùng của thời kì mưa lụt, ả đã nhắc Aurêlianô Sêgunđô phải mau mau trở về, và ông này đã trả lời rằng sẽ không trở về nhà ả đâu, rằng ả hãy quên câu hỏi đến bao giờ ông sẽ trở về nhà ả đi, nhưng thế nào ông cũng mang một hòm tiền vàng về để lát nền buồng ngủ của ả. Thế là ả trằn trọc suy nghĩ tự đào bới lòng mình để tìm một sức mạnh ngõ hầu giúp ả sống qua cái đận khó khăn này, và ả đã tìm thấy một tình cảm hờn giận được nung nấu suy nghĩ kĩ, vừa là thứ hờn giận chân chính và với chính tình cảm hờn giận này ả đã thề với lòng mình là sẽ giành lấy bằng được số tài sản đã bị người tình xài phí và bị mưa lụt làm cho khánh kiệt. Ðó là một quyết tâm không gì phá vỡ nổi đến mức tám tháng sau khi ả nhắn lời cuối cùng, Aurêlianô Sêgunđô trở về nhà và thấy ả xanh rớt, tóc tai bù xù, mắt sâu trũng và da mẩn đỏ loang lổ vì ngứa, thế mà vẫn đang cặm cụi ngồi viết số trên những tờ giấy nhỏ để mở xổ số. Aurêlianô Sêgunđô đứng chết lặng, và vì lúc này ông cũng gầy nhom với dáng vẻ trang nghiêm nên Pêtra Côtêt không thể tưởng được rằng người trở lại tìm ả là người tình suốt đời mà lại tưởng rằng người ấy là người anh em sinh đôi của ông.- Mình điên rồi sao, - ông nói. - Mình định lấy xương trắng ra mà trả thưởng sao?Ả vội bảo ông nhìn vào buồng ngủ và Aurêlianô Sêgunđô nhìn thấy một con la cái. Nó gầy guộc, chỉ còn da bọc xương như chủ nhân của nó, nhưng nó linh lợi và kiên quyết như bà chủ.Pêtra Côtêt đã nuôi nó bằng chính nỗi hờn giận của mình và khi hết nhẵn cỏ, ngô, rễ cây, ả đã mắt nó vào buồng ngủ của mình, cho nó ăn những tấm ga trải giường bằng phin nõn, những tấm thảm Ba Tư, những chiếc chăn dạ, những tấm rêm nỉ, tấm áo thụng thêu chỉ kim tuyến rồi đến cả những chiếc tua bằng lụa trang trí quanh chiếc giường đức Giáo chủ của ả.Chú thích:(1) Tượng đài bề mặt trăng được dựng ngay ở cứa vào của Roda (thuộc Hy Lạp) là một trong bảy kì quan thế giới, đã bị động đất làm sập đổ.(2) Một thứ hoa nhàu vàng có nhiều ở vùng đất Trung Mỹ quanh biển Caribê.