mile đã xin được việc làm trong ngành đường sắt. Mỗi người trong chúng tôi đều cố kiếm một công việc. Tất cả chúng tôi đều cần một khoản tiền lương, phải trả tiền thuê nhà, tự nuôi sống mình được chăng hay chớ, và lực lượng Kháng chiến đang phải vất vả để phụ cấp hàng tháng cho chúng tôi. Một vàm cũng có cái lợi nữa là đánh lừa được mọi người về các hoạt động ngầm của chúng tôi. Ta sẽ khiến cảnh sát hoặc hàng xóm ít để ý hơn, khi sáng sáng ta đều đi làm. Những ai thất nghiệp không có sự lựa chọn nào khác ngoài cách xem như mình là sih viên, nhưng những người này dễ bị phát hiện hơn nhiều. Dĩ nhiên, nếu công việc kiếm được có thể giúp ích cho sự nghiệp thì thật lý tưởng! Chỗ làm của Émile và Alonso ở nhà ga Toulouse nơi sắp xếp các đoàn tàu là rất quý giá đối với đội. Cùng vài nhân viên hỏa xa các bạn đã thành lập một nhóm nhỏ chuyên trách công việc phá hoại đủ loại. Một trong những chuyên môn của các bạn là bóc ngay trước mặt bọn lính Đức những tờ nhãn trên thành các toa tàu rồi lập tức dán lại trên những toa khác. Như vậy vào lúc tập hợp các đoàn tàu, những máy móc tháo rời mà bọn quốc xa mong ngóng chờ đợi ở Calais lại đang phóng tới Bordeaux, những bộ biến áp mà Nantes hy vọng lại đến Metz, những động cơ gửi sang Đức lại được giao ở Lyon. Bọn Đức lên án ngành Đường sắt Pháp về tình trạng lộn xộn ấy, chế nhạo sự kém hiệu quả của người Pháp. Nhờ vào Émile, vào Francois và một vài nhân viên hỏa xa đồng nghiệp của các bạn, đồ tiếp tế cần thiết cho kẻ chiếm đóng tản đi mọi hướng, trừ hướng đúng, và lạc đi đâu không biết. Trước khi hàng hóa dành cho kẻ địch được tìm thấy lại và đến đúng chỗ, một hoặc hai tháng trôi qua, và cũng là chừng ấy điều được. Nhiều lần, vào chập tối, chúng tôi đến gặp các bạn để len lỏi giữa những đoàn tàu đang dừng. Chúng tôi rình mỗi tiếng động xung quanh mình, lợi dụng một tiếng bẻ ghi rin rít hay một xe kéo có động cơ đi qua để tiến tới mục tiêu mà không bị các đội tuần tra Đức bắt gặp. Tuần trước, chúng tôi đã luồn x dưới một đoàn tàu, trườn ngược lên dưới các trục bánh xe cho đến một toa rất đặc biệt mà chúng tôi thích mê mẩn: Tankwagen, dịch ra là "toa-bồn chứa". Mặc dù bắt tay vào làm mà không để mình bị phát hiện là điều đặc biệt khó khăn, nhưng một khi đã xong xuôi thì thủ thuật phá hoại sẽ hoàn toàn không ai nhận thấy. Trong lúc một người của chúng tôi canh phòng, thì những người khác leo lên bên trên một bồn chứa, mở nắp rồi trút xuống xăng dầu hàng kilô cát và bã mật. Vài ngày sau, đến nơi, chất lỏng quý hóa mà chúng tôi đã bỏ công pha phách được bơm ra để cung cấp cho các thùng chứa xăng của máy bay ném bom hay máy bay tiêm kích Đức. Kiến thức về cơ khí của chúng tôi cũng đủ để biết rằng ngay sau khi cất cánh, viên phi công chỉ có thể chọn một trong hai giải pháp: tìm hiểu xem tại sao động cơ của hắn vừa tắt ngấm hoặc nhảy dù ngay tức khắc trước khi máy bay của hắn tan tành; trong trường hợp tệ nhất, các máy bay sẽ bị hỏng không dùng được khi chạy đến cuối đường băng, thế cũng là tạm được rồi. Với một ít cát và cũng chừng ấy liều lĩnh gan góc, các bạn tôi đã hoàn thành được một phương pháp phá hoại không lực địch từ xa hết sức giản đơn, nhưng hết sức hiệu quả. Và khi tôi vừa nghĩ về điều đó vừa cùng các bạn quay về lúc mờ sáng, tôi tự nhủ rằng bằng việc làm của mình, các bạn đã tặng tôi một phần nho nhỏ trong ước mơ thứ hai của tôi: gia nhập Không lực Hoàng gia Anh. Cũng có khi chúng tôi lướt đi dọc các đường xe lửa tại nhà ga Toulouse-Raynal, để nhấc những tấm vải bạt che các sàn tàu và hành động tùy theo những gì mình thấy được. Khi phát hiện ra các cánh máy bay Messerschmitt, các thân máy bay Junkers hay các cánh bình ổn ở đuôi máy bay Stuka được làm tại các nhà máy Latécoère địa phương, chúng tôi cắt những dây dẫn của các bộ phận điều khiển. Khi gặp các động cơ máy bay, thì chúng tôi dứt bỏ dây điện hoặc các ống dẫn xăng. Tôi không đếm được con số máy bay đã bị chúng tôi giam chân như thế ở mặt đất. Về phần tôi, mỗi lần phá hoại một phi cơ địch theo cách ấy, thì làm cùng một bạn khác bao giờ cũng tốt hơn, vì bản tính lơ đãng của tôi. Hễ vừa bắt tay vào dùi thủng tấm kim loại trên một cái cánh, là tôi lập tức tưởng tượng mình đang ngồi trong khoang chiếc Spitfire, ấn chiếc lẫy của cần lái, với tiếng gió vi vu ở thân máy bay. May mắn cho tôi, bao giờ những bàn tay nhân đức của Émile hay Alonso cũng vỗ vỗ vào vai tôi, và tôi liền thấy vẻ mặt buồn phiền của các bạn vì phải dẫn tôi trở về với thực tế, khi họ bảo tôi "Nào, lại đây, Jeannot, bây giờ phải về thôi." Chúng tôi đã trải qua mười lăm ngày đầu tháng Mười hoạt động như vậy. Nhưng đêm nay, miếng đòn sẽ hệ trọng hơn thường lệ rất nhiều. Émile đã biết được điều này, ngày mai mười hai đầu máy sẽ được đưa sang Đức. Nhiệm vụ có tầm cỡ lớn, và để thực hiện, chúng tôi sẽ gồm sáu người. Hiếm khi chúng tôi hành động đông người như thế; nếu bị bắt, đội sẽ mất gần một phần ba số chiến sĩ. Nhưng sự được mất biện minh cho việc mạo hiểm đến như vậy. Nói mười hai đầu máy cũng là nói mười hai trái bom. Tuy nhiên không có hoặc di thành đoàn đến nhà Charles. Chỉ một lần này, chính anh sẽ giao hàng tận nơi. Trời vừa sáng, anh bạn của tôi đã xếp những kiện hàng quý giá của anh dưới đáy chiếc xe chở hàng nhỏ móc vào xe đạp, phủ lên trên hàng các loại rau sống vừa mái trong vườn và một tấm vải bạt. Anh rời nhà ga nhỏ Loubers, vừa đạp xe vừa hát trong miền quê Toulouse. Chiếc xe đạp của Charles, được làm bằng những bộ phận nhặt nhạnh từ các xe chúng tôi lấy trộm, thật có một không hai trong kiểu loại xe đạp. Với tay lái kềnh càng gần một mét, yên được nâng cao, khung nửa xanh lam nửa vàng cam, bàn đạp không đồng bộ và hai túi da của phụ nữ buộc ở hai bên bánh sau, quả thật nó có một dáng dấp kỳ cục, cái xe đạp của Charles. Charles cũng có một dáng dấp kỳ cục. Anh không lo lắng khi vào thành phố, thường thường cảnh sát chẳng để ý gì đến anh, tin chắc anh là một gã vô gia cư lang thang trong vùng. Một sự bực mình cho dân chúng, hẳn thế, nhưng nói cho đúng thì không phải là một mối nguy hiểm. Quả thực, với dáng dấp kỳ cục của anh, cảnh sát mặc xác anh, trừ hôm nay, hỡi ôi. Khi Charles đang băng qua quảng trường Capitole, kéo theo xe hàng hết sức đặc biệt, hai hiến binh chặn anh lại để kiểm soát theo lệ thường. Charles chìa thẻ căn cước trên đó ghi anh sinh ra ở Lens. Cứ như thể gã đội trưởng không biết đọc cái điều tuy thế được viết rõ ràng mực đen giấy trắng, hắn lại hỏi Charles sinh quán ở đâu. Charles, vốn không hay phản bác, trả lời không do dự. - Lountz! - Lountz? gã đội trưởng phân vân hỏi. - Lountz! Charles nhấn mạnh, hai tay khoanh lại. - Anh bảo anh sinh ở ountz còn tôi, trên giấy tờ của anh đây, tôi đọc thấy mẹ anh sinh ra anh ở Lens, thế thì hoặc anh nói dối, hoặc đây là giấy tờ giả? - Hôông phãi mà, Charles ra sức nói với cái âm sắc hơi đặc biệt của anh. Lountz, đún như tui bão mà! Lountz ỡ Pas-dé-Calais! Tên cảnh sát vừa nhìn anh, vừa tự hỏi liệu có phải cái gã mình đang chất vấn đang chế nhạo mình hay không. Hắn bẻ lại: - Có lẽ anh cũng tự xưng là người Pháp chắc? - Túng dồi, hoàng toàng túng! Charles khẳng định... (Xin hãy dịch là: "Đúng rồi, hoàn toàn đúng!") Lần này tên cảnh sát tự nhủ quả thực nó coi thường cái mặt mình. Hắn hỏi bằng một giọng hách dịch: - Anh sống ở đâu? Charles thuộc bài làu làu, trả lời tức khắc: "� Brist!" - Ở Brist? Thế Brist ở cái chỗ nào? Tôi thì tôi không biết Brist, tên cảnh sát vừa nói vừa quay sang gã đồng nghiệp. - Brist, ỡ mìn Finistire! Charles đáp với chút bực bội. - Tôi cho rằng hắn định nói Brest ở miền Finistère, thưa chỉ huy! gã đồng nghiệp thản nhiên nói xo. Còn Charles, hân hoan, gật đầu ra hiệu đồng ý. Tên đội trưởng, phật lòng, khinh bỉ ngắm anh từ trên xuống dưới. Phải nói rằng với chiếc xe đạp sặc sỡ, tấm áo khoác ngắn của dân vô gia cư và các thứ rau sống đang chuyên chở, Charles không thật có dáng dấp một dân đi biển đánh cá miền Brest. Tên hiến binh, chịu không thể tiếp tục được nữa, bèn ra lệnh cho anh đi theo hắn để kiểm tra căn cước. Lần này, chính Charles nhìn hắn chằn chằm. Và phải tin rằng những bài học từ vựng của cô bé Camille đã có kết quả, vì anh bạn Charles đang ghé vào tai gã hiến binh và nói khẽ với hăn: - Ta chở bom trong xe hàng; nếu mi dẫn ta về đồn, họ sẽ bắn chết ta. Và ngay mai chính mi sẽ bị bắn chết, vì bạn bè Kháng chiến sẽ biết được kẻ nào đã bắt ta. Thế đấy, khi Charles chịu khó, anh nói tiếng Pháp khá ra trò! Bàn tay tên cảnh sát đặt trên khẩu súng công vụ. Hắn do dự, rồi bàn tay hắn buông báng súng; một cái liếc nhìn trao đổi với gã đồng nghiệp thế là hắn bảo Charles. - Thôi, cuốn xéo khỏi đây, gã người Brest! Vào giữa trưa, chúng tôi nhận mười hai trái bom. Charles kể cho chúng tôi sự biến của anh và điều tệ nhất là chuyện ấy làm anh cười lăn. Jan thì không thấy chuyện đó tười chút nào. Anh khuyến cáo Charles, bảo rằng anh quá mạo hiểm, nhưng Charles vẫn cười cợt và bẻ lại rằng ngay sau đây, mười hai cái đầu máy sẽ không bao giờ còn kéo được những chuyến tàu chở người đi đày nữa. Anh chúc chúng tôi tối nay may mắn rồi lại lên xe. Giờ đây thỉnh thoảng, vào ban đêm, trước khi thiếp ngủ, có khi tôi vẫn còn nghe thấy anh đang đạp xe về phía nhà ga Loubers, ngất nghểu trên chiếc xe cao sặc sỡ, với những tràng cười ha hả cũng đầy màu sắc y như vậy.