Ngày xưa ở bên Tàu có huyện Đinh Hải, thuộc phủ Ninh Ba, tỉnh Triết Giang có quan kiểm sự tên Cao Khoa và quan Thị Lang tên Hạ Chánh là đôi bạn chí thân và ngụ cùng một làng. Hai người thường qua lại nhà nhau, “khi chén rượu, khi cuộc cờ, khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”, đàm đạo với nhau ra chiều tương đắc lắm. Một bữa hạ Chánh sưa soạn sang nhà Cao Khoa sẩy thấy bạn đến chơi, nét mặt hớn hở. Hạ Chách lật đật ra rước: - Tôi định sang bên bác đây. Bữa nay bác có chi mà vui tươi vậy? - Sang báo bác rõ nhà tôi đã có tin mừng và mời bác sang nhà chơi. Hạ Chánh vỗ tay reo: - Thiệt hả. Vậy thì tốt quá. Vợ tôi có tin vui và tôi đang sửa soạn sang nói để bác mừng cho thì bác đã sang. Cao Khoa tươi cười đáp: - Hay lắm, hay lắm. Bên tôi sẵn có tiệc rượu rồi, mời bác qua ăn mừng luông thể. Tới nhà Cao Khoa đôi bạn nhập tiệc nâng ly mừng nhau rồi cùng ước hẹn nếu sau này đôi bên sanh con trai và con gái thì sẽ cho chúng kết hôn với nhau. Tiệc rượu “chỉ phúc giao hôn” (làm sui khi con còn trong bụng mẹ) kéo dài đến khuya mới tan. Cuối năm ấy, vợ Hạ Chánh sanh con trai đặt tên là Hạ Xương Thời còn vợ Cao Khoa sanh con gái đặt tên là Quí Ngọc. Hạ Chách cậy bà mai thay mặt nhà trai đem đôi kim thoa đến làm lễ vật nơi nhà gái. Cao Khoa vui vẻ thâu nhận rồi trao lại một cặp trâm ngọc để làm tin.Từ đó hai nhà đi lại với nhau càng thêm thắm thiết. Sau Hạ Chách đổi về làm việc tại kinh thành. Tuy làm quan nhưng Hạ Chánh rất thanh liêm nên gia cảnh xem ra cũng thanh bạch lắm, trong khi ấy Cao Khoa khéo xoay xở nên ngày càng thêm giàu có. Ít năm sau, Hạ Chánh lâm bạo bệnh và từ trần tại kinh đô. Được tin cấp báo, Cao Khoa vội lên phúng điếu sui gia. Khi biết gia cảnh bạn, Cao Khoa liền xuất tiền giúp đỡ vợ Hạ Chánh mới đem được xác chồng về xứ chôn cất. Mấy năm sau, Cao Khoa đến tuổi về hưu. Vì giàu có nên ngày lại ngày ông ta chỉ ngao du sơn thủy, đi dưỡng tuổi già. Nói về Hạ Xương Thời tuy nhà nghèo và cha mất sớm nhưng nhờ tư chất thông minh lại siêng năng chăm chỉ nên học hành ngày càng lấn tới, nổi tiếng khắp vùng. Đến nănm Hạ xương Thời được mười sáu tuổi, Bà quả phụ Hạ Chánh cậy người mai tới nhà Cao Khoa hỏi cưới Quí Ngọc cho con trai. Cao Khoa nghe xong, cười lớn mà rằng: - Trước ta có hứa gả con Ngọc cho thằng Thời nhưng phàm việc cưới xin ph3i giữ cho đủ lễ để con gái ta khỏi hờn duyên tủi phận. Vậy ngươi há về nói với thằng thời so sắm cho đủ sáu lễ ta mới thuận gả con gái ta cho nó. Còn như nghèo túng không kham nổi, thì nên hồi đi là hơn rồi ta sẽ ban cho chút tiền bạc đặng đi kiếm vợ khác. Thôi ngươi về báo cho mẹ con nó hay. Ý ta đã nhất định rồi, đừng nài nỉ vô ích. Người mai lủi thủi về thuật lại cho mẹ con Hạ Xương Thời nghe. Bà quả phụ Hạ Chánh thở dài, ứa lệ nhìn con. Hạ Xương Thời kiếm lời an ủi mẹ già rồi từ đó, chỉ chăm lo dùi mài kinh sử. Về phần Quí Ngọc được mẹ cho biết quyết định của cha, nàng đau khổ vô cùng, bèn vào can cha: - Xin phụ thân chơ ùqua khắt khe, kẻo người ngoài cười chê cha con mình bội ước. Cao Khoa gắt: - Cứ đủ một trăm lượng bạc vàng sính lễ là ta cho mi theo nó còn không thì thôi. Đừng có nhiều lời. Quí Ngọc òa lên khóc, rồi chạy vô phòng. Nữ tỳ Thu Hương kiếm lời an ủi cô chủ: - Tiểu thơ cũng chẳng nên buồn rầu làm chi. Quan muốn tiểu thơ vào nhà quyền quí cao sang đặng sung sướng tấm thân. Nay phải từ hôn Hạ Xương thời, quan cũng biết là không phải đạo song vì thương tiểu thơ… Quí Ngọc ngắt lời nữ tỳ: - Như vậy cha mẹ ta sẽ mang tiếng tiếng là người bội ước. Vả lại, Hạ Xương Thời tuy nghèo song học giỏi lại điềm đạm dễ thương, diện mạo khôi ngô, tất sau này cũng mở mày mở mặt với thiên hạ được. Sự nghèo nàn của chàng nhất thời. Nếu ta không giúp đỡ chàng thì uổng mất một nhân tài. Em nghĩ sao. Nữ tỳ Thu Hương đáp: - Tiểu thơ nghĩ thế cũng phải hiềm một điều Hạ Công tử lấy đâu ra một trăm lạng bạc vàng dẫn lễ bây giờ? Quí Ngọc nghĩ thế dài không đáp. Hồi lâu nàng lẩm bẩm: - Ta đã có cách. Nữ tỳ nghe không rõ mới hỏi lại: - tiểu thơ dạy điều chi. - Ta nói ta có cách rồi, miễn là cha ta dừng sớm nhận lời gả ta cho người khác là được. Từ sau bữa đó, Quí Ngọc lén lấy trộm vàng của cha đem giấu vô phòng. Sợ bại lộ, lâu lâu nàng mới dám lấy chút ít, thành ra trong suốt một năm trường nàng mới gom góp được lối vài lượng quý kim. Trong khi đó nàng vẫn sai nữ tỳ Thu Hương lén tới thăm hỏi Hạ Xương Thời để chàng thư sinh đừng thất vọng. Nhưng tuyệt nhiên nàng không tiết lộ kế hoạch của nàng cho nữ tỳ hay biết. Nói về công tử Hạ Xương Thời từ ngày bị Cao Khoa thách thức quá nhiều, chàng làm thinh luôn, không nghĩ tới việc lấy vợ nữa. Nhờ mẹ chàng vất vả sớm hôm tần tảo quyết tâm nuôi con ăn học đến thành tài nên trong nhà cũng không đến nỗi túng thiếu lắm. Hạ công tử suốt ngày quanh quẩn nơi thư phòng, đọc sách ngâm thơ, ít khi đi ra đến ngoài. Chàng chỉ có một người bạn tâm giao là Lý Thiện Phụ, bạn đồng môn, thường hay lui tới nhà chàng cùng chung họợc chiếc bên mặt còn chiếc bên trái nó loay hoay mãi chẳng lấy xong, phần vì trời còn tối nó không nhìn ra chỗ tháo phần vì Quỳnh Nương vẫn vùng vẫy, kháng cự kịch liệt. Chừng sợ e kéo dài có người đi tới, tên Trương mới rút dao cạo heo chém nhát tay trái nạn nhân. Quỳnh Nương thét lên một tiếng rồi bất tỉnh. Tên Trương tháo được nốt chiếc vòng nơi tay trái bèn hô hai tên kia lượm đò nghề rồi chuồn êm. Lát sau trời sáng tỏ thì cháu họ của Quỳnh Nương là Tấn An cũng vừa đi tới.Thấy cô nằm sóng soài dưới đất máu me đầy người Tấn An chạy về cấp báo cho nhà chồng Quỳnh Nương. Huỳnh Thiện vội hô gia nhân mang võng đi khiêng vợ về chạy chữa thuốc men. Nhờ sẵn có lương y và có lẽ nàng cũng chưa đến ngày tận số, nên sau khi được chở về nhà một lát. Quỳnh Nương dần dần hồi tỉnh. Huỳnh Thiện liền viết đơn đệ lên Bao Công xin tra xét. Bao Công đọc xong đơn của Huỳnh Thiện, liền truyền lính kêu Tấn An tới để ông xét hỏi. Bao Công hỏi Tấn An: - Ngươi là cháu nạn nhân phải không? - Dạ phải. - Biết ba người lạ mặt đó không? - Dạ không biết song lúc tôi chạy trở về nhà Huỳnh ông có thấy ba người đàn ông đi từ đường nhỏ lên lộ. Lúc trời còn tối trông không rõ mặt, xem hình dạng giống như người lái heo. Bao Công suy nghĩ một lát rồi hỏi tiếp: - Quỳnh Nương đã tỉnh chưa? - Dạ mới tỉnh. - Có nói gì không? - Cô tôi còn mệt, chắc chưa nói chuyện được. Vả lại cô tôi vừa hồi tỉnh thì Thượng quan cho đòi lên hầu nên tôi không được rõ. Bao Công gật đầu nói: - Thôi được, ngươi hãy ra ngoài chờ lệnh ta. Tấn An ra khỏi, Bao Công kêu mọt thám tử vô và dặn rằng: - Ngươi hãy dẫn Tấn An đi theo biểu y chỉ rõ nơi y đã gặp ba tên lái heo. Sau đó ngươi đi theo Tấn An về nhà họ Huỳnh vô gặp Quỳnh Nương lấy lời khai của nạn nhân, nhớ phải hỏi cho rõ về hình dạng bọn cướp. Không cần đưa Tấn An trở lại Nha nữa. Xong việc, ngươi phải dò la coi thử làng Bưu Thạnh có ai làm nghề cạo heo, láo heo không. Việc thứ ba: trên đường về, ngươi hãy lần theo đường ruộng mà Tấn An gặp ba gã đàn ông để coi thử xem đường ấy đưa tới xóm làng nào, rồi về trình gấp. Thám tử vâng lệnh cùng Tấn An lên đường ngay tức thì. Bao Công cho chồng Quỳnh Nương là Huỳnh Thiện lúc này còn chờ ở ngoài vô và dạy rằng: - Ngươi hãy về nhà lén lấy một cái áo ngắn đàn ông rồi chấm máu trước ngực và gói kín lại, mang ngay lên cho ta. Lát sau Huỳnh Thiện trở lại đem trình Bao Công chiếc áo ngắn vấy máu. Bao Công cất kín một nơi rồi cho Huỳnh Thiện về nhà. Gần trưa, viên thám tử trở về Nha phúc trình kết quả cuộc điều tra. Anh ta nói: - Tôi đến nhà họ Huỳnh có gặp Quỳnh Nương. Nạn nhân đã hồi tỉnh, nhưng còn mệt lắm. Nàng có cho biết bị ba tên cạo heo chẹn đường lột sạch nữ trang. Bao Công ngắt lời thám tử: - Liệu nạn nhân có nhận diện được bọn nó không? Dạ tôi có hỏi thì được biết nạn nhân có nom rõ mặt ba tên vì chúng đốt đuốc. Một tên cao lớn có râu, mắt xếch, tên thứ hai gầy ốm, tên thứ ba mập lùn. - Xóm của họ Huỳnh có ai làm nghề đó không? - Xóm họ Huỳnh là xóm Đông không có ai làm nghề lái heo cả. - Nhà ngươi có tìm ra xóm làng ở gần chỗ Tấn An gặp bọn họ không? - Dạ thưa có. Từ chỗ lộ đi qua đường ruộng lối hai dặm đường có một làng kêu là xóm Đoài dân cư đông đúc. Bao Công gật gù đáp: - Ta chắc bọn cướp ở đó mà ra chớ không phải đâu xa. Thôi được, cho ngươi lui ra. Thám tử quay gót sắp đi ra thì Bao Công đã gọi giật lại: - Aáy khoan, chút xíu ta quên mất. Ngươi đi kiếm một người phu mạnh khẻo dẫn về đây. Cứ nói là ta thuê công một buổi, còn việc làm sẽ cho biết sau. Thôi đi cho lẹ lên nhưng nhớ phải làm cho kín đáo đó nghe. Thơ lại và lính hầu đều thì thầm bàn tán với nhau không hiểu Bao Công lập mẹo gì để tra ra thủ phạm. Một thơ lại hỏi viên cai lệ già: - Bác theo hầu quan đã lâu có thấy vụ nào tương tự như vụ Quỳnh Nương không? Chớ theo tôi vụ án này khó lắm. Không biết quan làm thế nào để tìm ra thủ phạm. - Kể ra các vụ cướp của chém người cũng chẳng hiếm gì nhưng tình tiết mỗi vụ khác nhau. Làm sao mà biết quan sẽ dùng cách nào. À thám tử đã trở về kia. Thôi tụi mình ráng chờ chút coi. Thám tử để dân phu đứng ngoài rồi vô trình Bao Công. Bao Công vẫy thám tử lại gần trao gói áo vấy máu mà chồng Quỳnh Nương vừa nạp và dặn nhỏ thám tử hồi lâu. Xong xuôi Bao Công hỏi: - Ngươi đã hiểu rõ chưa? - Dạ hiểu rõ. - Vậy thì tốt lắm. Cứ y kế mà thi hành. Thôi ngươi đi gấp kẻo chậm rồi. Thám tử lui ra lấy một người lính tên là Huỳnh Thắng đi cùng và ngoắc người dân phu đi theo. Tới chỗ vắng, thám tử biểu hai người đến ngồi bên gốc cây và nói: - Sớm mai này dâu họ Huỳnh là Quỳnh Nương bị ba tên cướp đoạt nữ trang và chém gần lìa tay trái ở rừng Chi Lâm. Theo lời khai của nạn nhân và cháu là Tấn An thì đó là ba tên cạo heo. Bao đại nhơn cho rằng thủ phạm ở trong bọn cạo heo ở xóm Đoài, bởi vậy, ngài mới biểu mướn anh này (trỏ dân phu) đóng vai người cạo heo để tra ra trước giờ Ngo nhữn tay cạo heo nào ỡ xóm Đoài đã ra đi sớm nay. Hai anh đã hiểu sơ qua mẹo của quan rồi chứ? Bác dân phu khoát tay nói: - Thôi để bác kiếm người khác. Công việc khó khăn lắm tôi không kham nổi đâu. Thám tử đáp: - Có gì mà không kham nổi. Anh cứ làm đúng như lời tôi dặn đây này. Anh lính Huỳnh Thắng đây sẽ dắt anh đến xóm Đoài và rao rằng; “Hồi sáng nay, người lái heo này đi qua rừng Chi Lâm trông thấy ba người lái heo bị một bọn cướp đón đường đánh: một bị chết còn hai lanh chân chạy thoát được. Quan truyền ai có thân nhân đi sáng nay thì lên Nha mà nhận diện đặng đem về chô cất”. Theo quan dự đoán thế nào cũng có người ra nhận.Anh thấy chưa, có chi khó? Bác dân phu chưa hết thắc mắc: - Làm sao họ tin tôi là lái heo được và khi họ hỏi hình dáng người chết, tôi biết trả lời sao đây? Thám tử đưa gói áo ra và cười hề hề đáp: - Điều đó bác khỏi lo. Đây nè trong gói này có cái áo ngắn vấy máu, anh mặc vô tất họ hết nghi ngờ. Còn về hình dáng người chết cũng chẳng khó gì. Để trả lời của hỏi của họ, hai anh chỉ cần nhớ kỹ hình dáng 3 tên cạo heo đã cướp Quỳnh Nương. Tên thứ nhất cao lớn, mũi to, còn tên thứ ba gầy ốm cao như sếu vườn. Hai anh đừng để cho người ta kịp biểu mình tả hình dáng người chết, trái lại phải gợi để cho người ta hỏi rồi chụp lấy cơ hội nói thêm ra thì phải trúng ngay một trong ba tên đó. Muốn vậy hai anh lắng tai nghe cho kỹ lời quan dặn đây. Đoạn thám tử hạ giọng dặn hai người các câu hỏi và trả lời rồi bắt cả hai lặp đi lặp lại cho đến thuộc lòng mới thôi. Ngưng một lát, thám tử nói tiếp: - Thôi tốt lắm rồi. Bây giờ anh này (trỏ dân phu) hãy mặc áo này vô để ta lên đường cho kịp. Lính Huỳnh Thắng hỏi thám tử: - Sau khi có người hỏi rồi tụi tôi làm chi nữa bác? - Anh hỏi thân nhân ấy tên họ chi rồi làm bộ giục anh dân phu này theo anh về trình quan. Đoạn hai anh đi trở ra đến quán nước đầu làng ghé vô giải lao. Hễ thấy đứa nào gánh heo về thì anh cứ xô ra mà bắt, tôi sẽ phụ cho. À hai anh phải làm như không quen biết gì tôi cả nghe, thôi ta đi thì vừa. Ba người đứng dậy đi ngược lại đoạn đường Quỳnh Nương đã qua hồi sớm nay. Tới chỗ Tấn An đã chỉ, ba người rẽ xuống đường ruộng để tới xóm Đoài. Thám tử nói: - Để tôi đi trước, hai anh sau. Nhớ làm như không quen biết tôi. Trong trường hợp không có ai ra nhận thì cứ theo tôi qua xóm khác. Nào lẹ lên sắp tới giờ ngọ rồi còn chi. Nói rồi thám tử xăm xăm bước tới. Lính Huỳnh Thắng hỏi với: - Nè bác, sao quan lại biểu phải làm xong trước giờ ngọ? Thám tử đáp vọng lại: - Cái đó ngoài quan ra hoạ may chỉ có… thiên lôi biết. Thôi anh đừng bép xép nữa, sắp tới nơi rồi đó. Tới xóm Đoài, thám tử vô quán đầu làng kêu nước uống, để không ai chú ý đến. Lát sau lính Huỳnh Thắng dẫn anh cạo heo giả hiệu đi ngang qua quán nước, miệng rao lớn như lời thám tử đã dặn. Mọi người đổ xô ra nghe, rồi đám người hiếu kỳ kéo nhau đi theo thì thào bàn tán nhưng chưa thấy ai hỏi han chi cả. Hai người tiếp tục đi. Thám tử vội trả tiền nước rồi nhập ngay vào đám đông. Khi lính Huỳnh Thắng và người dân phu đi rao tới giữa làng xẩy có một người đàn bà hớt hải chạy từ trong nhà ra đón đường mà hỏi: - Chồng tôi sớm mai này có đi mua heo. Hay là chồng tôi bị nạn? Nói đoạn bà ta rưng rưng nước mắt. Một thiếu phụ chừng là người giáp vách vội nắm tay bà ta mà nói: - Ô hay, bác trương sao bác lại nói thế cho nó vận vào người. Người được gọi là bác Trương đáp: - Tôi sốt ruột quá bác à. Mọi lần vào giờ này thì chồng tôi về nhà rồi sao lần này chưa thấy về. Người đàn bà kia lại nói: - Thì để hỏi người ta xem hình dạng kẻ bị nạn ra sao đã. Chắc không phải là bác giai nhà ta đâu. Lính Huỳnh Thắng toan giở câu mẹo ra hỏi, theo đúng chiến thuật phản công trước để khỏi dồn vào ngõ bí. Nhưng người đàn bà kia đã mau miệng hỏi trước: - Bác Lệ ơi, bác trương giai to lớn, lực lưỡng còn người bị cướp hình dáng thế nào? Lính Huỳnh Thắng mừng rỡ đáp: - Người bị giết gầy ốm và cao còn hai người chạy thoát thì một người to lớn lực lưỡng, một người mập lùn. Rồi anh ta day qua bác dân phu hất hàm làm bộ hỏi: - Phải không anh này? Bác dân phu gật đầu đáp: - Dạ phải, người lực lưỡng, mắt xếch,có râu chạy thoát cùng với người mập lùn. Vì họ chạy về phía tôi nên tôi nhìn rõ. Thiếu phụ reo lên: Bác Trương gái đã nghe rõ chưa. Tôi đoán không sai mà. Trương thị vẫn chưa hết thắc mắc: - Thế sao giờ này chồng tôi chưa về? Một cụ già đứng gần đó chậm rãi lên tiếng: - Thì cứ biết nó thoát nạn là được rồi. Nó thất đởm chạy có cờ, chắc cũng sắp về tới chứ gì. Lính Huỳnh Thắng hỏi vợ họ Trương: - Vợ chồng mụ tên chi? - Chồng tôi là Trương mỗ, tôi là A Chân. Lính Huỳnh Thắng quay lại biểu bác dân phu: - Thôi ta đi về trình quan. Nói rồi hai người đi ngược trở lại và làm bộ ghé vô quán nghỉ giải lao. Thám tử cũng đã vô ngồi chờ từ trước rồi. Đến trưa, một gã to lớn, mặt mày hớn hở, mắt xếch, cằm để râu, lon ton gánh heo tiến vô làng. Đúng là Trương Mỗ rồi. Lính Huỳnh Thắng liền nhảy ra thộp cổ y về quan. Vừa thấy mặt Trương Mỗ, Bao Công đã quát mắng: - Phải mi sớm nay hiệp cùng hai tên nữa lột nữ trang của dân họ Huỳnh rồi lại chém người ta gần lìa tay trái, phải không? Trương Mỗ chối dài: - Thưa Thượng quan, tôi là người làm ăn lương thiện, xin quan minh xét. Bao Công không đáp chỉ hất hàm bảo lính hầu: - Bay đâu, hãy khám tên này cho ta. Lính dạ ran xúm lại xét người Trương Mỗ thì lòi ra đôi vòng vàng và bông tai. Trương Mỗ hết dg chối cãi phải thú nhận hết tội lỗi. Bao Công hỏi: - Còn hai tên nữa là ai? Ơû đâu? Mau khai cho thiệt. Trương Mỗ đành khai hai tòng phạm ở làng bên ra. Bao Công liền sai lính hỏa bài tức tốc đến bắt cả đôi. Xét trong người ch1người thấy có một phần nữ trang của dâu họ Huỳnh. Hai đứa nhận tội. Huỳnh Thiện – chồng Quỳnh Nương – được gọi đến, nhìn nhận đúng là nữ trang của vợ mình nên được lãnh đem về. Bao Công lên án tử hình cả ba tên lái heo. Sách có chép rằng Trần Quỳnh Nương nhờ được lương y hết lòng chạy chữa nên qua tháng sau vết thương đã lành, tay trái chỉ hơi bị tật. Thiệt là có phước lắm vậy.