Hồi 18
Trương Tiên Giản Dùng Kế Mỹ Nữ,
Ngụy Thái Tử Sa Vào Lao Cung

Hàng chúa nhìn xuống xem thì vị lão quan ấy chính là Trương Tiêu
Giản, quan coi về việc ca nhạc ở Giáo phường, ngài bèn hỏi rằng:
- Trương tư nhạc đã già nua, đâu có thể đi qua Tề được?
Tiêu Giản tâu:
- Tâu bệ hạ lời xưa có nói: "Gừng già càng cay, người già càng lý".
Hạ tần đã già song tấm lòng vì nước, vì dân vẫn còn trẻ. Xin bệ hạ chuẩn
tấu cho hạ thần đi!
Hàng chúa phán rằng:
- Nếu khanh thật lòng như vậy thời giang san có phước lớn. Song lúc
khanh đi qua dinh Bàng tặc, hãy dè dặt kẻo bị họa nghe!
Tiêu Giản dạ dạ. Hàng chúa trao thơ cho, rồi lui chầu.
Trương Tiêu Giản lãnh mạng cầm thơ về phủ cho đòi ba nàng nữ
nhạc đẹp nhứt và hát hay nhứt trong giáo phường ra dặn dòn mưu mẹo
rồi cùng nhau sắm sửa hành lý ra đi.
Trương Tiêu Giản và ba nàng nữ nhạc lén ra vừa khỏi thành liền bị
tuần giải vào quân trường. Lúc bấy giờ Bàng Quyên đương chong đèn
xem binh thơ thấy quan giải vào một bọn người già và gái bèn hỏi:
- Các ngươi là người ở đâu, sao dám lén vào trong quân lúc ban đêm?
Trương Tiêu Giản thưa:
- Tôi là quan tư nhạc tên Trương Tiêu Giản gốc người nước Ngụy,
nhân lúc binh Tề vây thành Nghi Lương, tôi sợ nạn nên lén đem mấy ả
nữ nhạc sang Hàng. Nay Hàng bị phò mã phạt, thành sẽ bị hãm nay mai,
nếu chờ tới lúc hãm thành ắt vàng đá khó phân, vậy nên tôi đem mấy ả
này lén ra thành trốn về Ngụy. Vậy xin phò mã tha mạng cho chúng tôi.
Bàng Quyên gật đầu rồi hỏi:
- Trong đám này có ả nào biết hắt chăng?
Tiêu Giản chỉ một nàng mà đáp:
- Ả này tên Thảnh Nô con tôi, nó ca tốt giọng lắm!
Bàng Quyên bèn ngoắc Thảnh Nô lại, xem thấy nàng đẹp đẽ mỹ
miều thì hỏi rằng:
- Nàng ca hay lắm à? Ca cho ta nghe ít bản nghe đi!
Thảnh Nô đáp:
- Phò mã đã dạy, thiếp đâu dám chẳng vâng. Nhưng nếu ca không
hay xin phò mã thương mà hỉ xả cho!
Bàng Quyên gật đầu cười, Thảnh Nô bèn sửa giọng rồi cất tiếng ca
Bảnh "Cung nữ trốn nạn lúc đêm khuya" rằng:
"Mẹ nước ngơi ngon giấc.
Các cung nữ cùng nhau lật đật
Cùng nhau lật đật.
Sắp sửa tư trang, hòa phải cải trang.
Rón rén ra thành, rất cơ linh cùng cẩn mật.
DĐêm khuya thân gái ngại ngùng, giữa rừng hoang, lạ lùng,
quanh mình rừng rậm, kìa trời đây đất.
Nạn gần lánh khỏi, họa xa đâu chẳng biết khỏi chăng là.
Thượng cánh đào tơ, mơn mởn. Hoa xuân rỡ rỡ lưu lý khổ sở,
biết rồi đây, cơ trời đày, vùi dậy cỏ hoa, hoặc còn, hoặc mất!"
Nàng Thảnh Nô ca tiếng nỉ non ai oán, như khóc như than, khi bỗng
lúc trầm, làm cho Bàng Quyên ngồi nghe khi mê lúc tỉnh. Dứt bản đó,
Thảnh Nô ca tiếp mấy bản nữa, bản nào cũng hay, người ca đã tình,
giọng ca lại mùi làm cho Bàng Quyên sống tình dường đã phiêu phiêu
xem trong cử chỉ có nhiều lả lơi. Bây giờ Bàng Quyên muốn cầm bọn
Thảnh Nô ở lại trong trướng để ca đờn hầu rượu, song lại sợ tin ấy tới tai
vua Ngụy thì mắc tội, nên bèn hỏi Tiêu Giản rằng:
- Bây giờ ông định đi đâu?
Tiêu Giản đáp:
- Tôi định về Nghi Lương.
Bàng Quyên nói:
- Vậy thì ông nên đem mấy ả này về trước, kiếm chổ ở tử tế gần phủ
tôi, để khi tôi ban sư có kiếm cho dễ. Chừng tôi ban sư, ông đưa con ông
vào phủ cho tôi, tôi sẽ phong thưởng trọng hậu.
Nói dứt dạy quân lấy ra năm mươi lượng bạc cho Tiên Giản làm lộ
phí. Tiên Giản tạ ơn, hứa sẽ về Nghi Lương chờ đợi, rồi lãnh bạch cùng
ba ả nữ nhạc từ giã Bàng Quyên mà đi. Tiên Giản thấy bàn quyên trúng
kế thì cả mừng, riết tới một đổi xa, kiếm nơi quen biết gởi ba nàng nữ
nhạc ở đó, rồi một mình tách ra đi riết qua nước Tề.
Nói lại Tôn Tẩn ẩn thân giấu tiếng ở trong mấy gian phòng sau vườn
hoa tới nay đã ba năm rồi. Trong ba năm rồi. Trong ba năm ấy chỉ có một
mình Tôn phu nhân (vợ Tôn Tẩn) và một ả a hường tin cậy lui tới nuôi
dưỡng mà thôi. Ngoài ra, chỉ còn có một người biết nữa là Viên Đạt.
DNhưng trong khoảng ba năm đó Viên Đạt không nề thấy mặt Tôn Tẩn. Vì
vậy cái tin Tôn Tẩn chết giữ tới ba năm cũng còn là tin thiệt.
Ngày nọ, Tôn Phu nhân đem cơm vào cho Tôn Tẩn. Tôn Tẩn bèn nói:
- Ba năm tai nạn của tôi đã qua rồi. Vậy phu nhân cho dời Viên Đạt
tới cho tôi dạy việc.
Tôn phu nhân y lời lui ra đồng đi tới nhà Viên Đạt nói rằng phu nhân
có chuyện cho mời. Viên Đạt lật đật theo chân gia đồng tới Nam bình
vương phủ ra mắt Tô phu nhân. Tô phu nhân bèn đưa Viên Đạt ra sau
vườn yết kiế Tôn Tẩn. Viên Đạt thấy mặt Tôn Tẩn thì cả mừng nói rằng:
- Mấy năm rồi, tiểu nhân giữ kín việc này không hề hởi môi cho ai
biết. Nay chẳng rõ quận vương cho đòi tới có dạy bảo điều chi chăng?
Tôn Tẩn nói:
- Nay tai nạn ta đã qua khỏi rồi, muốn nói chuyện với Lỗ vương. Vậy
người đi mời Lỗ vương cho ta, song dặn ngài hãy đi cẩn thận chớ nên
dùng xa giá rần rộ làm chi mà chúng sinh nghi.
Viên Đạt vâng lệnh lui ra khỏi Nam Bình vương phủ thẳng tới Lỗ
phủ.
Viên Đạt vào Lỗ phủ ra mặt Lỗ vương Điền Kỵ rồi nói:
- Thầy tôi, Tôn Tẩn tiên sinh đã khỏi nạn ba năm rồi, dạy tôi tới mời
đại vương qua Nam bình phủ cho thầy nói chuyện. Song đại vương chớ
dùng xa giá.
Lỗ vương nghe bẩm mấy lời như mê mới tỉnh lật đật theo chân Viên
Đạt qua phủ Nam bình vương. Tôn phu nhân nghe nói có Lỗ vương tới
bèn ra tiếp rồi đưa thẳng vào hoa viên hội kiến với Tôn Tẩn. Lỗ vương
trông thấy Tôn Tẩn bèn nói:
D- Cách nhau ba năm bỗng gặp gỡ, cái vui này biết lấy chi cân!
Tôn Tẩn cười rồi nói:
- Hạ thần gặp lúc có nạn phải dùng phép trấn yểm ít lâu. Nay đã khỏi
ba năm, tới lúc ra mặt. Nhân có chuyện quan trọng nân thỉnh điện hạ tới
đây cùng luận bàn. Vả chăng đêm hôm, thần xem thiên tượng thấy Bàng
quyên cử binh chỉ Tề phạt Hàng rồi. Thần nhớ lúc trước thần có cho
Hàng chúa một phong thơ rồi. Thần nhớ lúc trước thần có cho Hàng chúa
một phong thơ dặn lúc có nạn sẽ coi. Nay Hàng chúa bị nạn ắt sai người
qua nước Tề ta mà xin binh cứu và dâng thơ ấy. Vậy hạ thần chắc thế
nào thánh thượng cũng mời điện hạ tới mà hỏi chuyện hạ thần chết giả
hay thiệt và sai điện hạ tìm kiếm. Nếu quả vậy xin điện hạ có vào triều
thì nên yêu cầu với thánh thượng nếu muốn tìm được hạ thần thì trước
cho một tờ chỉ tha tội khi trá cho hạ thầ, vậy hạ thần mới dám vào triều
phục mạng. Nếu hạ thần ra mặt đem binh đi dẹp Ngụy thì cái thù chặt
chân dễ trả như chơi.
Lỗ vương nghe Tôn Tẩn nói dứt bèn gật đầu cười rằng:
- Tôn xin vâng lời tiên sinh.
Tôn Tẩn cả mừng sai tả hữu bày tiệc rồi cùng Lỗ vương ăn uống.
Tiệc tan Lỗ vương kiếu từ mà về phủ. Nói lại Trương Tiêu Giản đi mấy
ngày mới tới thành Lâm Tri, liền vào cửa triều xin bái yết Tề vương.
Quan huỳnh môn vào trong tâu lại.
Tề vương cho triệu vào rồi hỏi rằng:
- Khanh là người ở đâu, tới đây có việc chi?
Tiêu Giản tâu:
- Thần là quan Tư nhạc nước Hàng tên là Trương Tiêu Giản vâng
lệnh Hàng chúa tới đây tâu lên bệ hạ rằng lúc Tôn quân sư và Lỗ vương
Dđi phạt Ngụy về có ghế viếng Hàng chúa và tặng cho một phong thơ dặn
thì khi có nạn hãy mở thơ ra xem. Nay nước Hàng bị binh Bàng Quyên
công phá, Hàng chúa mở thơ xem không hiểu ý chi, về sau có Nhạn
Trọng Tử giải rõ thì ấy là thi thàng đầu, nghĩa chiết sự là Tôn Tẩn bất tử
thượng tại Tề quốc. Vậy nên nay hạ thần đem thơ qua dưng lên bệ hạ để
hỏi dò tin tức Tôn quân sư. Và lúc Tôn quân sư chết đó, sứ Hàng qua
điều tế, bệ hạ có mở hội để liên hiệp nhau, phòng khi binh Ngụy công
phá một nước nào thì các nước khác liên kết mà cứu giải. Vậy nên hạ
thần tới xin bệ hạ nhớ lời mà giúp nước Hàng chúng tôi.
Trương Tiêu Giản tâu xong bèn dưng thơ lên. Tề vương cầm thơ xem
qua mấy lượt không hiểu ý gì, bèn đọc lên rồi phán hỏi các triều thần.
Đại phu Bốc Thương bèn bước ra tâu rằng:
- Cứ như chữ trong thơ ấy mà chiết ra thì có bốn câu có "Tôn Tẩn bất
tử". rồi lấy bốn chữ ấp thử thì là "Thượng tại Tề quốc". Như vậy rõ ràng
là Tôn tiên sinh chưa chết, còn ở tại nước Tề.
Tề vương phán rằng:
- Lúc đó chính mắt quả nhân thấy Tôn Tiên sinh đã chết, thây thể
nhập liệng rõ ràng, thế thì còn gọi sống sao được?
Bốc Thương tâu:
- Có lẽ lúc đó bệ hạ xem không kỹ chăng? Thây chết đó hoặc là
người nào hình dáng giống Tôn tiên sinh chăng?
Tề vương nghe nói hơi nghi bèn phán rằng:
- Từ lúc ghé Hàng cho thơ tới khi về phủ đều có Lỗ vương gần gũi
một bên. Vậy bây giờ phải hỏi lại Lỗ vương mới biết.
Phan dứt lời hạ lệnh cho mời Lỗ vương Điền Kỵ vào chầu.
Chẳng bao lâu, Lỗ vương vào chầu, tung hôn xong. Tề vương hỏi:
D- Ba năm trước ngự đệ có đi với Tôn Tẩn qua Hàng, và có cho Hàng
chúa một phong thơ phải không?
Lỗ vương tâu:
- Dạ có, lúc ấy Tôn Tiên sinh có cho Hàng chúa phong thơ dặn khi
nào có tai nạn thì giở ra xem.
Tề vương phản hỏi:
- Trong thơ ấy có đề bốn câu thơ tàng đầu kết chữ Tôn Tẩn bất tử,
thượng tại Tề quốc. Vậy nay Tôn Tẩn ở đâu chắc có lẽ ngự đệ biết chớ!
Lỗ vương tâu:
- Hạ thần không biết toán số âm dương nên chaÜng rõ tiên sinh sống
hay chết. Việc này nếu muốn biết rõ, xin hãy tới hỏi Tô phu nhân!
Tề vương phán rằng:
- Vậy thì ngự đệ hãy chịu khó đi hỏi thử coi!
Lỗ vương tâu rằng:
- Tâu bệ hạ, hỏi thì dễn song hạ thần sợ Tô phu nhân chẳng hề nói
thiệt vì nếu Tôn Tẩn giả chết, ắt phải có tôi khi quân. Vậy nay muốn hỏi
cho ra, xin bệ hạ hãy ban cho hạ thần một đạo chỉ văn tha cho Tôn Tẩn,
như vậy may Tôn Tẩn còn sống mới dám ra mặt.
Tề vương phán rằng:
- Bất luận là tội khi quân, dầu tội sát nhân mà nay Tôn Tẩn xin tha,
quả nhân cũng tha nữa.
Dứt lời, Tề vương dạy thị thần đem văn phòng tứ bửu ra rồi viết chỉ
Dân xá cho Tôn Tẩn mà trao cho Lỗ Vương. Lỗ vương tiếp chỉ từ tạ lui ra
khỏi triều rồi thẳng tới Nam bình vương phủ.
Tôn Tẩn nghe Lỗ vương tới, bèn ra tiếp, rồi đặt bàn hương án mà
lãnh chỉ. Đọc thánh chỉ xong, Tôn Tẩn ngó vào bệ khuyết mà lạy tạ ơn,
rồi đoạn mời Lỗ vương vào thính đường ngồi nói chuyện. Tôn Tẩn nói
rằng:
- Hạ thần mà còn sống thì cả đời Bàng Quyên không dám đem binh
đánh một nước nào. Vậy nên hạ thần phải giả chết để gạt nó kéo binh ra
hoành hành thiên hạ. Và nếu nay mà nó hay tôi còn sống, ắt nó kéo binh
lui về trốn biệt không ai làm sao cho nó ra. Vậy xin điện hạ dặt giùm.
Lỗ vương gật đầ, rồi cùng đi với Tôn Tẩn vào triều ra mắt Tề vương.
Tề vương trông thấy Tôn Tẩn còn sống thì cả mừng nói rằng:
- Tôn quân sư đã chết ba năm rồi, sao nay sống lại được?
Tôn Tẩn tâu rằng:
- Hạ thần làm như vậy thật tội đáng muôn chết, xin bệ hạ tha cho. Vả
chăng, hạ thần với Bàng Quyên có cái thù chặt chân, chưa hề trả được.
Nếu hạ thần còn sống thì không bao giờ Bàng Quyên dám ra binh. Vậy
hạ thần phải ếm sao, giả chết để gạt Bàng Quyên. Nay Bàng Quyên chỉ
Tề phạt Hàng rồi hạ thần phải đem binh ra dẹp. Nhưng muốn cho Bàng
Quyên đừng trốn thì chữ cờ chẳng nên lấy hiệu của hạ thần, hãy lấy hiệu
Lỗ vương và Viên Đạt mà thôi. Hạ thần ẩn trong trung quân sẽ có mưu
kế giúp được cả thắng.
Tề vương khen phải và chuẩn tấu, lập tức dạy Trương Tiêu Giản về
nước trước báo tin cho Hàng chúa hay.
Buổi chầu hôm ấy tan, Lỗ vương và Tôn Tẩn bèn thẳng tới giáo
trường điệm ba muôn nhân mã rồi cùng bọn Viên Đạt, Độc Cô Trần, Lý
DMục, Mã Thăng, Ngô Giải, Tu Văn Long, Tu Văn Hổ đồng kéo thẳng
qua Hàng.
Binh kép ít lâu tới một nơi đồng trống nọ, Tôn Tẩn liền hạ lệnh đồn
lại rồi sai Viên Đạt, Lý Mục, Độc Cô Trần đem một toán quân đi qua mé
Đông Bắc mà cướp lương thảo. Ba tướng lãnh mạng đem binh đi, đi được
hai mươi dặm quả gặp một đoàn quân vận lương bèn cản đường mà hét
rằng:
- Binh kéo đi đâu phải nói cho mau?
Tướng cầm đầu đoàn quân ấy là Từ Giáp xốc tới đáp rằng:
- Ta là Ngụy Vương giá hạ chúc đại phu tên Từ Giáp phụng hộ chỉ hộ
giá thái tử Tất Mao giải lương ra cho Bàng Phò mã đây.
Viên Đạt nghe dứt, dòm sau lưng Từ Giáp thấy có vị thiếu niên anh
tuấn, mặc y phục thật đẹp, tay cầm đao thì biết đó là thái tử Tất Mao bèn
hét rằng:
- Bất kể là ai, hễ gặp ta thì phải để hết lương thảo lại đó mới mong
khỏi chết!
Thái Tử Tất mạo nghe nói nổi giận nạt rằng:
- Lương thảo của triều đình há chịu để cho mi à?
Viên Đạt nói:
- Không chịu để lương thì đưa đầu cho ta!
Thái Tử Tất Mạo cả giận hươi đao xông tới chém Viên Đạt. Viên Đạt
đưa búa đỡ. Hai tướng đánh nhau hơn mười hiệp. Viên Đạt thừa cơ chụp
ngang hông thái tử quăng nhào xuống ngựa cho binh Tề trói lại rồi hạ
lệnh tấn tới. Quân Tề được lệnh áp tới chém giết quân Ngụy như bằm
chuối. Từ Giáp thất kinh sải ngựa chạy như gió. Chém giết một hồi binh
DNgụy chết hết, Viên Đạt bèn dạy quân Tề giải thái tử Tất Mạo và vận
tải xe lương thảo trở lại dinh rồi vào ra mắt Lỗ vương và Tôn Tẩn mà
bẩm việc thắng trận. Tôn Tẩn cả mừng dạy giam Tất Mạo sau trại, mỗi
ngày cho ăn uống tử tế, chờ khi bắt được Bàng Quyên rồi sẽ thả về nước,
còn lương thảo cướp được bao nhiêu thì đều chia ra cho ba quân. Xong
xuôi các việc, Tôn Tẩn bèn hạ lệnh nhổ trại kép đi.
Nói lại Từ Giáp thoát khỏi nạn về tới Ngụy triều vào tâu việc bị cướp
lương thảo và thái tử bị bắt cho Ngụy chúa hay. Ngụy chúa thất kinh, hỏi
các quan văn võ phải làm sao cứu thái tử. Các quan đồng tâu:
- Tâu bệ hạ, việc này đều do phò mã mà ra. Vậy thì dầu thế nào cũng
là trách nhiệm của phò mã. Lần trước đi phạt Tề, phò mã nghĩ cách chi
mà chỉ Tề áp triệu phạt Yên rồi gây cho Tề binh tới phá thành đến phải
dâng biểu chịu hàng và dâng châu Tị trần mới hòa được. Nay cũng cách
ấy, đánh Tề chẳng lo để phạt Hàng khiến nên thái tử bị bắt. Đầu đuôi
đều lỗi tại phò mã, thì phò mã nên lo chuộc lấy lỗi mình chớ chúng hạ
thần làm sao mà mo cho được!
Ngụy chúa nghe dứt bàn trao cho Từ Giáp một thanh bửu kiếm rồi
dặn rằng:
- Khanh đem gươm này ra giao cho Bàng Quyên bảo nó phải cứu thái
tử. Cứu được thì muôn việc đều êm, còn cứu không đước thì bảo nó hãy
tự liệu lấy thân rồi khanh đem gươm này trở về mà phục chỉ!
Từ Giáp lãnh mạng ra đi.
Lại nhắc qua việc Tôn Tẩn đem binh đi mấy ngày đã tới Hàng thành,
bèn dạy quân sĩ đóng trại, cách trại của Bàng Quyên mười dặm. Lập trại
vừa xong, Tôn Tẩn liền sai Viên Đạt đem binh đi rồi Tôn Tẩn lại sai anh
em Tu Văn Long và Tu Văn Hổ đem hai cây cờ tụ thần ra đứng trước cửa
trung quân dặn hễ khi thấy quân Ngụy rượt Viên Đạt về tới thì phất ba
lần. Hai tướng lãnh cờ đi ra.
DBàng Quyên ở trong trại Ngụy nghe quân vào báo có tướng Tề tới
khiêu chiến bèn dắt binh ra trận. Hai tướng gặp nhau bèn xưng họ tên rồi
xáp lại đánh. Đánh hơn ba mươi hiệp, Viên Đạt bèn quay ngựa chạy.
Bàng Quyên đem quân rượt theo. Tu Văn Long, Tu Văn Hổ thấy Viên
Đạt bị rượt gần về tới trại bèn phất cờ tụ thần. Tôn Tẩn thấy cờ phất bèn
niệm linh văn rồi hô "Lui". một tiếng. Liền ấy quân sĩ trong trại đều lui
ra sau ba mươi dặm bỏ trại không lại đó. Bàng Quyên kéo binh tới đánh
giết binh Tề tản lạc hết, nhân thấy trại bỏ không bèn vào lục soát. Khi
thấy bếp nấu bỏ lại nhiều quá bèn đếm thử thì có tới mười muôn ba ngàn
năm trăm cái, Bàng Quyên thất kinh không biết binh Tề đóng tới cơ man
nào. Liền đó, liền hạ lệnh quân Ngụy dời qua đóng trong trại Tề.
Dời trại vừa, bỗng có quân vào báo cho Bàng Quyên hay rằng có Từ
Giáp ở triều ra tới. Bàng Quyên liền ra tiếp Từ Giáp vào trung quân mời
ngồi và chuyện vãn. Từ Giáp dâng gươm lên rồi đem ý chỉ của Ngụy
chúa mà truyền lại. Bàng Quyên nghe dứt, kinh sợ vô cùng, lập tức điểm
binh ra trận hầu cứu thái tử.