Dịch giả: Đỗ Hùng
VỀ CÁC NGUÔN TƯ LIỆU

     ài liệu của Neil Sheehan được lưu trữ tại Thư viện Quốc hội có các ghi chép khi phỏng vấn ông Ẩn cũng như Lou Conein, David Halberstam và các nhân vật quan trọng của giai đoạn đó; ở đây được ghi chú là “Tài liệu của Sheehan”. Mối quan hệ gần gũi nhất trong nghề của ông Ẩn là Robert Shaplen, phóng viên thường trú vùng Viễn Đông của tờ New Yorker. Tài liệu của Shaplen được lưu tại Hội sử học Wisconsin nằm trong khu học xá Đại học Wisconsin. Tôi đã sử dụng rất nhiều tài liệu viết tay và các ghi chú đánh máy của Shaplen về hàng chục lần gặp Ẩn và những người khác; ở đây được chú thích là “Tài liệu của Shaplen”. Ẩn được Frank McCulloch chiêu mộ tới làm việc cho Time. Ẩn nhìn nhận McCulloch là người đã dạy cho ông làm thế nào để trở thành nhà báo giỏi. Tài liệu của McCulloch được lưu giữ tại Đại học Nevada ở Reno; ở đây được ghi chú là “Tài liệu của McCulloch”. Một trong những đầu mối liên lạc đầu tiên của ông Ẩn tại Việt Nam là Đại tá Edward Lansdale huyền thoại. Tài liệu của Lansdale tại Thư viện Viện Hoover chứa đựng các cuộc trao đổi giữa ông Ẩn và Robert Shaplen (một người bạn thân của Lansdale), cũng như các tài liệu của lịch sử chống quân nổi dậy tại Việt Nam; ở đây được ghi chú là “Tài liệu của Lansdale”. Cũng được lưu trữ tại Hoover là các tài liệu về Kế hoạch Staley. Trong những bản vi phim của báo Sacramento Bee tại Phòng lưu trữ và Trung tâm bảo tàng Sacramento, tôi tìm thấy những bài viết của Ẩn trong thời gian tập sự vào mùa hè 1959 cũng như một bài viết về Ẩn giúp ông tạo lập vỏ bọc về sau. Tại Trường Orange Coast, tôi đã tham khảo tất cả các bài của ông Ẩn trên tờ Barnacle. Trong Cục Lưu trữ Quốc gia, Ghi chép của Mỹ về Đông Nam Á, 1950-1975, Ghi chép Nhóm 472, chứa đựng những tư liệu quan trọng của cuộc chiến tranh. Tài liệu của David Butler ở Dartmouth có một cuộc phỏng vấn dài với bác sĩ Trần Kim Tuyến. Trừ khi có những ghi chú khác, tất cả các trích dẫn lời thoại đều lấy từ các cuộc phỏng vấn của tôi với từng cá nhàn.
Trước năm 1975, chính tả tại miền Nam Việt Nam thường sử dụng dấu gạch nối trong các từ ghép. Cách viết này hiện không còn được sử dụng nữa. Tôi chỉ sử dụng dấu gạch nối những lúc tài liệu gốc viết như vậy. Từ tiếng Việt đều có tính chất đơn âm, nên cách viết đúng phải là Việt Nam, Sài Gòn, Đà Nẵng và Hà Nội. Thời chiến tranh, người Mỹ nối hai âm tiết của các địa danh này lại với nhau làm một. Để tránh gây bối rối, tôi sử dụng hình thức phổ biến trong các tài liệu chính thức của Mỹ, đó là Vietnam, Saigon, và Hanoi, nhưng bất cứ lúc nào có thể, tôi đều sử dụng kiểu từ đơn âm cho các thành phố hoặc làng mạc khác xuất hiện trong câu chuyện, chẳng hạn Cần Thơ. Tên riêng của người Việt thường được viết theo thứ tự: họ, tên lót, rồi đến tên. Người Việt Nam thường được gọi theo tên, nên Phạm Xuân Ẩn thường được gọi là Ẩn.
________________________
Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang)
NHÀ BÁO TIME TỪ MỸ VỀ, PHONG CÁCH NGANG TÀNG, HÀO HOA LẢNG TỬ, MÊ CHÓ, MÊ CHIM LÀ VỎ BỌC TUYỆT VỜI CỦA PHẠM XUÂN ẨN
Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang)
Nguyên Cụm trưởng Cụm tình báo H63 hoạt động trong Chiến tranh chống Mỹ
Tôi phải công nhận Phạm Xuân Ẩn là bậc thầy về các phương thức che mắt kẻ thù. Lúc đó tôi là Cụm trưởng Cụm tình báo H.63 từ Củ Chi vào Sài Gòn để truyền đạt chỉ thị hoạt động cho Phạm Xuân Ẩn.
Anh ăn mặc sang trọng lái chiếc Renault-4, tôi ngồi bên cạnh, súng ngắn trong túi, con chó bẹc-giê to tướng ngồi chễm chệ ở băng ghế sau.
Thời kỳ đó, ở Sài Gòn phổ biến thú chơi chim, chơi chó. Thấy hai người ăn mặc đàng hoàng có dáng vẻ công chức bậc cao, ngồi ôtô, sau lưng lại có con chó bẹc-giê to lớn, có ai nghĩ rằng đó là hai cán bộ tình báo của cộng sản. Còn những tên an ninh mật vụ của Sài Gòn cũng như của cơ quan tình báo Mỹ (CIA), tên nào mà không biết Phạm Xuân Ẩn từng được đào tạo về nghiệp vụ báo chí từ Mỹ về làm phóng viên cho tuần báo Time, một tờ báo lớn của Mỹ có văn phòng tại Sài Gòn. Hơn nữa, Ẩn còn có nhiều mối quan hệ với giới chính khách cao cấp của chính quyền sài Gòn và chính giới Mỹ.
Thấy tôi đi với Ẩn, đôi khi cũng có đứa hỏi: “Ông này là ai vậy?”. Anh trả lời: “Bạn chơi chim, chơi chó với nhau ấy mà. Ông có sở cao su trên Bến Cát, thinh thoảng có được con khướu hay đem xuống biếu tôi” Khướu là loài chim quý, có tiếng hót rất trong, những năm ấy muốn bắt khướu về chơi phải lên rừng Tây Ninh hoặc bắc Bến Cát.
Tôi vốn không có cái thú chơi chim, đâu biết gì nhiều về các loài chim quý, nhưng một khi Ẩn đã nói vậy thì tôi cũng cố gắng nhập vai cho khéo. Các sách về chim, về chó có rất nhiều trên kệ sách nhà anh tôi phải ráng đọc cho hết để bổ sung kiến thức.
Trò chơi chim cũng khá công phu. Các quý ông đi ăn sáng tại nhà hàng Victory (nay là nhà hàng Tháng Lợi trên đại lộ Hàm Nghi, Quận 1 TP. HCM) thường xách theo mỗi người một lống chim rồi cho chúng đấu hót. Một thú vui tao nhã nhưng rất mất thì giờ. Để hòa đồng với mọi người, tạo bình phong cho công tác tình báo, tôi cũng phải “say mê” tham gia trò chơi ấy.
Trong khi mấy ông bạn chơi chim chưa tới, chúng tôi ăn sáng và tôi tranh thủ phổ biến nghị quyết của Trung ương Cục và chỉ thị điều tra của Trưởng phòng Tình báo cho Ẩn. Trong nhà hàng sang trọng này, mỗi bàn cách nhau 3-4 mét nên công việc của chúng tôi khô
  • Chương 2
  • Chương 2 (tt)
  • Chương 3
  • Chương 3 (tt)
  • Chương 4
  • Chương 4 (tt)
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương kết
  • LỜI CẢM ƠN
  • VỀ CÁC NGUÔN TƯ LIỆU
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!14951_18.htm!!!ng bị ai quấy ráy. Hơn nữa, nhóm nào vào đây cũng rì rầm bàn công việc làm ăn của mình, không ai chú ý đến người khác làm gì.
    Xong việc, Ẩn đi thanh toán. Thấy chủ đi, con chó tức thì đứng dậy đi theo chù. Ẩn quay lại nói lớn: “Reste la!” (Đứng lại đó!). Con chó đứng im tại chỗ. Thanh toán xong, Ẩn quay lại bàn với tôi. Con chó lững thững theo ông trở về bàn. Ẩn lại nói: “Couche toi!”(Nằm xuống!). Tức thì con chó ngoan ngoãn nằm khoanh dưới chân anh. Những người xung quanh nhìn chúng tôi trầm trồ kinh ngạc. Đúng là chuyện lạ! Có lẽ chưa ai thấy con chó khôn đến như vậy, nhất là nó biết nghe hiệu lệnh điều khiến bằng tiếng Pháp. Người chủ của nó thật đáng nể!
    Về sau, khi rảnh rỗi, tôi tò mò hỏi anh về chuyện con chó. Anh cười, trả lời: “Cái nghề tụi mình thì phài luôn luôn nghĩ cách 'đánh bóng' cái 'bình phong’của mình để mọi người, nhất là bọn một vụ an ninh, nể mình mà không bao giờ dám nghi mình là Việt Cộng”. Rồi anh kể tôi nghe chuyện về con chó: “Nó là của một nhà tư sản người Pháp tặng cho Nguyễn Cao Kỳ, lúc bây giờ đang là Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp (tương đương thủ tướng) trong chính phủ do Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu. Con chó do người Pháp chính cống huấn luyện nên nó chỉ biết nghe sự điều khiển bằng tiếng Pháp. Tôi rất thích con chó này và nghĩ nó có thể giúp ích nhiều cho công việc nên đã đề nghị tên quán lý chó trong Dinh Độc lập làm cho con chó ấy ốm và ghẻ lở rồi thanh lý cho tôi, tôi sẽ thưởng cho ba ngàn đông (thời ấy tương đương một lượng vàng). Việc làm cho con chó bị ốm và có ghẻ thì đâu có khó gì với tên quàn lý. Thế là con chó về tay tôi. Sau một thời gian được chăm sóc kỹ, nó trở thành con chó đẹp như ban đầu. Tối nó canh cửa cho tôi làm việc, ban ngày đi đâu tôi chở nó theo. Nhìn con chó oai phong và thông minh như vậy ai cũng nể chủ của nó. Ai mà nghĩ rằng Việt Cộng lại có nhiều tiền và thú đam mê chơi chó sang trọng như vậy!''. Ôi, anh bạn Phạm Xuân Ẩn của tôi quả là lắm “thủ đoạn”!
    Nhưng anh chỉ dùng thủ đoạn đối với kẻ thù, còn với đồng chí, đồng đội, Ẩn rất chân thật và khiêm tốn. Có lần, cùng đi trên xe với anh để tới Dinh Độc lập, tôi nói: “Tài liệu anh lấy được vừa rồi, cấp trên đánh giá rất cao và điện xuống cho tôi, báo là anh được tặng thưởng huán chương chiến công hạng nhất”. Anh trầm ngâm một lúc rồi nói: “Nghe anh phổ biến, tôi rất biết ơn cấp trên, nhưng đời làm tình báo trong lòng địch, biết đến bao giờ tôi mới có vinh dự được đeo tâm huân chương chiến công cao quý ấy… Chiến tranh còn kéo dời, vở kịch còn đang phài diễn, màn chưa hạ…
    Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, hai chúng tôi thường gặp nhau. Tôi nhớ mãi cái lần anh đạp xe từ nhà anh ở đường Lý Chính Thắng, Quận 3, vô nhà tôi tận khu vực Thanh Đa để xin một trái đu đủ xanh về làm thuốc cho chị. Thấy một con người hào hoa, trước đây đi mây về gió, thường vào những nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn, nay đạp xe đi thăm bạn, khi về đèo theo những quả đu đủ xanh, thương làm sao cái nghĩa, cái tình và tấm lòng trong sáng của một người đồng đội.
    Đến năm 2006, anh trở bệnh nặng. Tôi đến thăm, anh cầm tay tôi, nói với nụ cười vẫn hóm hỉnh như ngày nào: “Tôi với anh còn sống đến ngày nay là nhờ may mắn chớ mình đáu có giỏi gì hơn đồng đội. Các anh vào thành, bị bắt nhiều quá, còn hai đứa mình qua khỏi hết. Không nhờ may mắn là gì? Chắc lá số Tử vi của hai đứa mình tốt lắm!”.
    Đúng là một con người hay đùa, đùa đến tận phút chót đời mình.
    Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, Phạm Xuân Ẩn đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng và qua đời ngày 20/9/2006, chỉ 8 ngày sau sinh nhật thứ 79 của mình. Giáo sư tiến sĩ sử học người Mỹ Larry Berman đã tôn vinh Phạm Xuân Ẩn trong cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” của mình. Hiện nay, bức ảnh Phạm Xuân Ẩn dắt con chó bẹc-giê đi giữa Sài Gòn và chiếc xe Renault-4 cũ kỹ của ông được trưng bày tại Nhà bảo tàng Tình báo quốc phòng giữa thủ đô Hà Nội.
    Là bạn chiến đấu, từng sát cánh bên nhau vượt qua bao lần sinh tử giữa Sài Gòn trong những năm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, tôi đã làm bài thơ tiễn anh đi về cõi vĩnh hàng, có đoạn:
    Đời người tình báo thế là xong
    Tinh dân nghĩa Đảng, nợ non sông
    Làm trai trong suốt thời ly loạn
    Anh thật xứng đanh một anh hùng.
    Nay anh nằm đó, anh Hai Trung
    Nhớ giọng anh cười, thật ấm lòng
    Những lúc hiểm nguy căng sợi tóc
    Vẫn nói, vẫn cười, vẫn ung dung.
    Xuân Ẩn từ nay ẩn thật rồi
    Bạn bè thương tiếc mãi không nguôi
    Riêng tôi nhớ mãi người đồng chí
    Dũng cảm, thông minh, nhớ suốt đời…
    Đã có nhiều nhà văn, nhà báo, học giả trong và ngoài nước muốn đi sâu tìm hiều và viết hồi ký về cuộc đời ly kỳ của điệp viên Phạm Xuân Ẩn. Nhưng chỉ đến khi gặp Larry Berman - giáo sư tiến sĩ sử học người Mỹ đồng thời cũng là giảng viên môn Chính trị học của trường Đại học California, Ẩn mới thật sự mở lòng mình. Có thể anh tin rằng, con người có học hàm học vị và không hề dính líu đến cuộc chiến tranh này sẽ có đủ độ tin cậy, kiến thức và cả sự khách quan trong ngòi bút của mình. Mà cũng có thể, bằng sự sắc sảo, mẫn cảm của một điệp viên siêu hạng, anh đã nhìn thấy một tố chất đặc biệt nào đó ở Larry Berman, giúp anh có thể tin tưởng để chia sẻ câu chuyện cuộc đời đặc biệt của mình, với nghề báo và nghề tình báo. Và về những điều chưa có cơ hội được thổ lộ kể từ sau cuộc chiến tranh, đặc biệt là với những người bạn Mỹ - những phóng viên chiến trường, đồng nghiệp một thời của anh. Dù vì lý do gì, tôi luôn tin tưởng vào sự lựa chọn của anh. Và rõ ràng, anh đã đúng.
    Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman, theo tôi, đã phản ánh tương đối khách quan và trung thực về những gì đã diễn ra trong cuộc chiến tranh Việt Nam thế kỳ 20. Và trên hết, nó đã khác họa được chân dung điệp viên Phạm Xuân Ẩn ở nhiều khía cạnh khác nhau. Một nhân cách lớn trong đối nhân xử thế, một nhà báo giỏi nghề và tôn trọng nghề nghiệp, một “Điệp viên hoàn hảo” với những phân tích chiến lược sác sảo, nhạy bén về cuộc chiến tranh. Dù còn một đôi điều chưa đồng tình với tác giả, nhưng phải nhìn nhận rằng, đây thật sự là một cuốn sách có nội dung hấp dẫn, được kể bằng một giọng văn lôi cuốn và gần gũi. Một công trình tâm huyết, đáng được trân trọng từ tác giả.
    ______________________
    Nguyễn Thị Mỹ Nhung
    KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ÁNH MẮT CỦA ANH
    Nguyễn Thị Mỹ Nhung Thành viên Cụm tình báo chiến lược H.63
    Quãng đời hoạt động sát cánh cùng Phạm Xuân Ẩn đã giúp tôi trưởng thành rất nhiều về mặt nhân cách, tinh thẩn và vững vàng hơn trong nghề tình báo. Ban đầu, vì cùng sinh hoạt chung một chi bộ nên chúng tôi thường qua lại thăm nhau và trở nên thân thiết, cũng là để tạo bình phong, che giấu lâu dài các hoạt động bí mật của mình. Anh chính là người thấy tiếng Anh đầu tiên của hai chị em tôi. Nhờ số vốn liếng tiếng Anh ban đầu đó, chúng tôi học giỏi ngoại ngữ này và chẳng bao lâu sau thì đã có thể đi làm thông dịch cho cố vấn Mỹ từ đầu thập niên 1960.
    Năm 1957, chị Phương Điên, người giới thiệu tôi vào tổ chức, bị địch bắt. Rôi năm sau, anh Mười Hương cũng bị bắt. Anh Ẩn thì đang du học bên Mỹ. Chi bộ chỉ còn duy nhất mình tôi. Mãi đến năm 1960, tôi mới liên lạc được với chị Nguyên Thị Thanh, người ngồi tù chung xà lim với chị Phong Điên.Theo lời dặn của chị Phương Điên, chị Thanh đưa tôi đến gặp các đồng chí lãnh đạo công tác tình báo ngày đó là anh Cao Đăng Chiếm, anh Mười Nho (Nguyên Xuân Mạnh). Sau khi anh Ẩn từ Mỹ về, tôi đưa anh vào mật khu ở xã Phú Hòa Đông, Cù Chi, gặp anh Chiêm và anh Mạnh. Chỉ bộ của chúng tôi được tái thành lập, tôi chỉ biết có anh Ẩn và tôi, ngoài ra còn có ai nữa hay không thì tôi không được phép biết.
    Tôi nhớ mãi chuyến cóng tác đầu tiên đi với Phạm Xuân Ẩn. Lần ấy, chúng tôi phải đưa lên mật khu 24 cuộn phim Kodak mà anh sao chụp các tài liệu của địch. Lúc đó tôi hoàn toàn chưa có kinh nghiệm giao liên, cả anh và tôi đều không biết cách ngụy trang tài liệu. Chúng tôi dùng giấy báo gói sơ sài số phim này thành hai gói, bỏ vào giỏ xách rồi để mấy thứ trái cây, nhang đèn lên trên. Khi đến căn cứ, anh Xuân Mạnh mở ra, biết là phim chụp tài liệu mật, đã trách chúng tôi chủ quan, sơ suất quá. Sau đó, anh Ẩn đã phải tự kiểm điểm về chuyện này.
    Một hôm, từ rất sớm, anh Ẩn tới nhà rủ tôi đi ăn sáng. Ra đường anh mới cho biết là sẽ đưa tôi lên Củ Chi đưa gấp tài liệu cho anh Tư Cang. Đến thị trấn Củ Chi, anh dừng xe đối diện bến xe lam cho tôi băng qua bên kia đường, hỏi xe về xã Phú Hòa Đông như mọi lần. Nhưng hôm ấy, địch đang xây dựng căn cứ Đồng Dù nên con đường về Phú Hòa Đông bị cấm xe qua lại. Trở về Sài Gòn bằng xe buýt với những tài liệu mật của anh trong giỏ xách thì nguy hiểm vô cùng, vì bọn mật vụ có thể chặn xét dọc đường. Tôi ngẩn người, lúng túng. Nhưng thật may, anh Ẩn chưa quay xe về Sài Gòn mà vẫn đang ngồi yên trên xe, tay cầm điếu thuốc đang cháy, mát đăm đăm nhìn về phía tôi. Suốt đời tôi không bao giờ quên được ánh mắt của anh, với cái nhìn khi thì như thúc giục, khuyến khích, động viên tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, khi thì dịu dàng, ấm áp như sẻ chia những khó khăn mà tôi gặp phải.
    Cũng có những đợt anh Ẩn đi công cán lâu ngày, tôi phải làm việc trực tiếp với anh Tư Cang, lúc đó là Cụm trưởng Cụm tình báo H.63 của chúng tôi, với cấp hàm thiếu tá. Buổi sáng, anh Tư Cang đưa tôi đi làm bằng xe gắn máy. Lúc đó tôi làm thông dịch viên cho một viên thiếu tá tình báo hải quân Mỹ tên là James. Buóỉ chiều, sau giờ làm việc, tên James thường đưa tôi về nhà bằng xe hơi. Anh Tư Cang thường đùa: “Đời điệp báo, em là số một - sáng có thiếu tá tình báo Việt Cộng đưa đi làm, chiêu có thiếu tá tình báo Mỹ đưa về”. Nói vậy thôi, chứ thính thoảng anh Tư Cang mới phải làm tài xế cho tôi. Vì yêu cầu của công việc, anh Phạm Xuân Ẩn thường xuyên chở tôi trên chiếc xe hơi Renault-4 của mình.
    Không chỉ là đàn anh trong nghề, Phạm Xuân Ẩn còn là một người anh quý mến, với những đức tính mà tối luôn học hỏi, áp dụng vào công tác điệp báo của mình. Là phóng viên một tờ báo lớn của Mỹ nhưng có khi vừa mới tiếp xúc với các quan chức chóp bu xong, anh lập tức sẵn sàng sà vào vui chơi với trẻ con đường phố, những đứa bé bụi đời, bán báo, đánh giày, hoặc trẻ lang thang cơ nhỡ. Anh rất cần nhiều thời gian để làm việc, nhưng cũng có thể ngồi suốt đêm tâm sự về những chuyện vụn vặt đời thường. Trong công việc và trong cuộc sống, anh luôn quan tâm đến những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng vô cùng quan trọng.
    Chẳng hạn, những lần đưa chị em tôi trong vai các quý bà thượng lưu đến dự những buốỉ tiệc sang trọng, anh luôn nhắc chúng tôi khi đến nơi thì ngồi yên trong xe, đợi anh xuống mở cửa rồi mới bước xuống, lúc lên xe cũng vậy, phải đợi anh mở cửa, nghiêng mình đưa tay mời thì mới nhẹ nhàng vén áo bước lên. Hay những lần tôi đến tìm gặp anh ở văn phòng hãng tin Reuters hoặc văn phòng chi nhánh tạp chí Time, hễ thấy tôi ngồi quay lưng ra phía cửa, anh đều trừng mắt ra hiệu cho tôi tìm cách đổi thế ngồi ngược lại, tốt nhất là quay sát lưng vào tường, đề phòng kẻ xấu tấn công từ phía sau. Con người Phạm Xuân Ẩn là vậy đó - cẩn thận, cần thận đến từng chi tiết. Và giờ đây, khi nghĩ về anh, về thời gian được hoạt động sát cánh bên anh, tôi cũng nhớ, nhớ đến từng chi tiết…
    Hôm nay, đọc những trang viết cuốn sách Điệp viên hoàn hảo của Giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman, tôi như được gặp lại anh, gặp lại chính mình trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Và tôi cảm ơn tác giả đã thấu hiểu được nỗi hiểm nguy của nghề tình báo và tái hiện nó một cách sinh động, cũng như sự đồng cảm mà ông đã dành cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của người Việt Nam.
    Nguyên Thị Yên Thảo
    Nguyễn Thị Mỹ Nhung Bí danh Sáu Tuyét - Tám Thảo
    ______________________
    Nguyễn Xuân Mạnh (Mười Nho)
    BẢN LĨNH - TẦM VÓC MỘT CON NGƯỜI
    Đại tá Nguyễn Xuân Mạnh (Mười Nho) Nguyên Trưởng phòng Điệp báo Tổng cục II Bộ Quốc phòng
    Tuy thời gian hoạt động cùng nhau không được nhiều nhưng Phạm Xuân Ẩn đã để lại trong tôi một ấn tượng thật đậm sâu.
    Đó là một chiến sĩ tình báo tuyệt vời, một con người có tắm lòng yêu nước sâu sắc, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn nghĩ đến đất nước. Là đống chí, đồng đội, tôi rất tự hào về anh, đồng thời cũng tự hào về bí danh X6 mà tôi đặt cho anh.
    Ngày đang du học ở Mỹ, được tin Mười Hương bị địch bắt, Phạm Xuân Ẩn vẫn không hề nao núng. Mười Hương là người lãnh đạo trực tiếp, đã tổ chức cho anh sang Mỹ học ngành báo chí. Ẩn tin tưởng rằng Mười Hương sẽ không khai báo, vì thế, sau khi kết thúc khóa học, anh không đi ra nước ngoài mà lập tức về nước để tham gia hoạt động tình báo. Về đến Sài Gòn, Ẩn rất nóng lòng bắt liên lạc với tổ chức. Tôi yêu cầu cô Tám Thảo (tức Nguyên Thị Mỹ Nhung, người trước đây từng làm việc với anh Mười Hương) đưa lên mật khu Phú Hòa Đông ở Củ Chi gặp các anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt), Sáu Hoàng (Cao Đăng Chiếm) và tôi. Trong ba người chúng tôi, chỉ có anh Cao Đăng Chiếm từng biết Phạm Xuân Ẩn từ hối Ẩn còn hoạt động trong tồ chức Thanh niên Tiến Phong và các tổ chức học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định. Lúc báy giờ, Phạm Xuân Ẩn đang là phóng viên của Hãng tin Reuters và được đánh giá là một phóng viên xuất sác, một nhà báo có sức ánh hưởng quan trọng đến giới chính khách Sài Gòn, đồng thời có quan hệ mật thiết với các nhà báo nước ngoài cũng như với các cố vấn quân sự cấp cao người Mỹ. Xét trên tất cả các yếu tố đó, anh Sáu Dân đề xuất tạo điều kiện để xây dựng Phạm Xuân Ẩn thành một điệp viên tâm cỡ quốc tế. Sau khi bàn bạc thống nhất, cấp trên giao Phạm Xuân Ẩn về cụm Bến Cò (lúc đó cụm mang bí số 201) do tôi phụ trách, yêu cầu tôi không được để mất liên lạc với điệp viên này và tìm cách khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất những thông tin tình báo mà Phạm Xuân Ẩn lấy được. Tôi đặt cho Ẩn bí danh X6, cùng anh bàn cách làm sao để anh cùng được cả Mỹ lẫn Diệm sử dụng, đặc biệt là phải được Ngô Đình Nhu và Trần Kim Tuyến trọng dụng. Bằng trí tuệ thông minh, uyên bác, cộng với tài ngoại giao giỏi giang, khéo léo, Phạm Xuân Ẩn đã xây dựng được các mối quan hệ cần thiết và xuất sác đạt được mục tiêu đã đề ra.
    Uy tín của Phạm Xuân Ẩn trong giới báo chí nước ngoài tại Sài Gòn và miền Nam Việt Nam nhanh chóng lên cao. Nhận thãy Phạm Xuân Ẩn có quan hệ sâu rộng với các quan chức cao cấp trong chính quyền và quân đội Sài Gòn, người Mỹ rất nhanh nhạy đã đẻ nghị anh chuyển từ Reuters sang làm việc cho tờ Time, một tuần báo lớn của Mỹ. Thời gian đó, người Mỹ tập trung nghiên cứu chiến tranh Việt Nam, nhiều chuyên gia nghiên cứu chiến lược của Mỹ tìm đến Phạm Xuân Ẩn để thu thập tài liệu, lấy thông tin. Họ rất tin tưởng Phạm Xuân Ẩn, gắn bó mật thiết với anh trong lĩnh vực này. Cũng thông qua những mối quan hệ ấy, Phạm Xuân Ẩn đã lấy được rất nhiều tài liệu quý giá của Mỹ. Đặc biệt anh đã sao chụp được bộ tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về kế hoạch Chiến tranh đặc biệt, chứa đầy trong 24 cuộn phim Kodak. Đây quả là một tài liệu vô giá. Ngay trong mật khu, chúng tôi đã tự mày mò tráng phim, rọi ảnh rồi về Sài Gòn tuyển chọn những cơ sở là người giỏi tiếng Anh đưa vào mật khu để chép và dịch tài liệu này. Để giữ bí mật, sau khi họ dịch xong, chúng tôi buộc phải giữ họ lại trên khu cho đến ngày kế hoạch Chiến tranh đặc biệt của địch bị phá sản.
    Nói về Phạm Xuân Ẩn, không thể không nhắc tới những đồng đội thông minh, dũng cảm của anh trong cụm H.63. Đó là các chị Nguyễn Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Thị Ba, những điệp báo viên và giao liên tài giỏi, hay Nguyên Văn Tàu (Tư Cang), một chỉ huy gan dạ, xuất sác của cụm. Riêng tôi, tuy thời gian được hoạt động bên anh không lâu dài nhưng tôi rất mến phục tình cảm và thái độ chân tình của anh. Tôi nhớ, khi bị tôi phê bình về chuyện chuyển 24 cuộn phim chứa tài liệu tuyệt mật lên khu mà chỉ ngụy trang sơ sài bằng cách gói trong giấy báo, bỏ vào giỏ trái cây xách trên tay, anh đã nghiêm túc nhận khuyết điểm chủ quan mà không hề tỏ ra buón giận hay tự ái.
    Suốt thời gian hoạt động tình báo, Phạm Xuân Ẩn luôn cống hiến hết mình, không đán đo suy tính thiệt hơn. Anh là nhà tình báo tầm cỡ quốc tế, có tầm nhìn chiến lược rất sâu rộng, từng cảnh báo về các nguy cơ đến từ những người láng giẻng phương Bác. Với trí tuệ uyên thâm, anh rất giỏi nhìn nhận, đánh giá, phân tích tình hình chiến lược ở bình diện rộng cũng như mục tiêu chiến lược của từng thời kỳ. Không chỉ được đồng chí, đồng đội tin yêu, quý mến, anh còn được những người ở phía bên kia chiến tuyến kính trọng và nể phục.
    Sau khi cuộc chiến kéo dài hai thập niên kết thúc tháng lợi, có một quãng thời gian Phạm Xuân Ẩn cảm thấy hơi hụt hẫng vì thực tế đã diễn ra không giống như những gì anh hằng mong ước. Nhưng đó là thực tế lịch sử, chúng ta không thể nào thay đổi được…
    Con người Phạm Xuân Ẩn quà là một kho tư liệu dồi dào và quý giá để nhà sử học người Mỹ Larry Berman viết nên tác phắm Điệp viên hoàn hảo, tái hiện sinh động cuộc đời và những chiến công thầm lặng của anh. Mỗi trang sách là một trang đời - đời anh, đời của một Điệp viên hoàn hảo…
    Nguyên Xuân Mạnh
    ______________________
    Nguyễn Thị Ba
    HẠNH PHÚC LỚN NHẤT CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI
    Thiếu tá tình báo Nguyễn Thị Ba (Mật danh B.3, Giao liên của Phạm Xuân Ẩn)
    Đối với tôi, không có hạnh phúc nào lớn hơn khi được góp sức vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Khoảng thời gian làm giao liên cho nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn chính là một đóng góp nhỏ bé của tôi và tôi không bao giờ quên được những năm tháng đó.
    Năm 1961, sau khi học nghị quyết một tháng, tôi được cấp trên giao làm công tác mật, cụ thể là làm giao liên, chuyền tài liệu tình báo từ trong thành ra cứ. Trước tiên, tôi phải tìm gặp ông Ẩn. Không biết vì lý do gì, tôi đi đón ông tới ba ngày mới gặp được, trong bụng rất buồn và lo. Địa điểm giao ước ở gần nhà thờ Huyện Sỹ. Ngày đầu, tôi đi tới đi lui ba bốn lần ở chờ điểm hẹn, đi riết bó hoa trên tay tôi héo hét trơn, đi hoài không thấy nên tôi đành về. Bữa sau đi nữa cũng không gặp. Tới bữa thứ ba, nhìn thấy một người đàn ông cao lớn miệng ngậm điếu thuốc bự từ trong xe bước ra, tôi mừng quá, liền hỏi: “Cậu Bảy đi chơi hở”. Ổng cũng hỏi lại: “Chị Ba đi chợ hở”. Vậy là đúng ám hiệu, hai bên gặp nhau.
    Từ lần đầu gặp ổng cho đến suốt thời gian dài hoạt động giao liên, tôi không hề biết tên ông. Mái đến sau ngày giải phóng tôi mới biết ông ấy tên Ẩn, có bí danh Hai Trung.
    Lúc đó đi làm Cách mạng tôi đã tình nguyện một là chẽt hai là không khai. Chết thì có một lần chứ không có hai lần, “thà chết vinh còn hơn sống nhục”.
    ______________________
    Nguyễn Th| Ngọc Hải
    LÀM GÌ CHO NỖI DAY DỨT PHÚT CUỐI CỦA PHẠM XUÂN ẨN?
    Từ nhân duyên của những người cùng quan tâm đến cuộc đời đầy sức cuốn hút của Phạm Xuân Ẩn, tôi đã gặp Giáo sư sử học Larry Berman, ông đã thật sự tâm huyết với Phạm Xuân Ẩn và với cuốn sách này. Phải nói ông là một trong số ít người Mỹ đã nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng và công phu về Phạm Xuân Ẩn, và là người Mỹ được Phạm Xuân Ẩn tin cậy kề lại những bí mật hành trình cuộc đời hoạt động nhà báo tình báo của mình.
    Đã có rất nhiều bài viết về Phạm Xuân Ẩn; nhưng dù cố gắng đến đâu, Phạm Xuân Ẩn ra đi đã mang theo biết bao bí mật - và có lẽ chúng ta không bao giờ biết hết các bí mật ấy. Vì đòi hỏi của lịch sử, của các thế hệ, của di sản tinh thần dân tộc… chúng ta vẫn muốn làm gì đó để “trả lại đầy đủ, xứng đáng” cho nhân cách và tầm vóc thực sự của Phạm Xuân Ẩn.
    Và tôi tin đây là một cố gắng và nỗ lực rất lớn của Larry Berman.
    Công việc này là rất cần thiết và sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Vì tôi biết mối quan tâm tìm hiểu về Phạm Xuân Ẩn vẫn đang âm thầm diễn ra. Cậu sinh viên Thanh Vạn - một người bạn trẻ trên FB của tôi vẫn đang lặng lẽ trò chuyện với ông. Cậu ấy đọc tất cả những gì đã viết về ông, và thường hay lên nghĩa trang thắp hương, ngồi một mình trò chuyện và hỏi Phạm Xuân Ẩn. Những câu hỏi không có câu trả lời. Nhiều bạn trẻ khác thì muốn đến nhà thăm bà Nhàn, thắp hương trên bàn thờ, hoặc đơn giản là đi qua trên phố, kín đáo liếc về phía chiếc cống sắt. Lòng tôn kính ngưỡng mộ ấy của thế hệ mới, như một thôi thúc.
    Nhưng theo những gì tôi quan sát được ở ông suốt hơn 10 năm để cho ra đời một cuốn sách mỏng chỉ nói về cảm nhận trực tiếp tính cách, con người nội tâm Phạm Xuân Ẩn, thì việc trả lại đúng vị trí, công trạng… không phải là ước mong day dứt của Phạm Xuân Ẩn. Nếu có chỉ là mong ước đóng góp những gì ông chứng kiến và tham dự vào sự thật của chiến tranh. Những gì người Việt Nam đã trải qua và đóng góp.
    Trong những năm tiếp xúc với ông, biết bao câu chuyện đã trao đổi, nhưng có hai câu tôi đã hỏi, không thuộc về sự kiện dày đặc chiến công, mà về nỗi lòng sâu sắc. Trước việc dư luận cho rằng ông bị đối xử nghi ngờ, thậm chí có tác giá nước ngoài gọi là 'Tướng hồi hưu sa cơ”, có thời gian bị theo dõi và không được tự do tiếp xúc… sau khi nghe mọi chuyện thật phía sau, tôi hỏi: 'Trước những thứ đó, anh có giận không?” Trong đời viết lách, đi phỏng vấn, tôi thường gặp hai thái độ trả lời loại câu hỏi này. Một là ra sức thanh minh, hai là giận dữ phê phán lại. Ông Ẩn chỉ trả lời đơn giản: “Cái nghề nó vậy”, ông hiểu những gì người tình báo phải trải qua. Một thái độ thật khách quan.
    Câu hỏi thứ hai, tôi hỏi vào trước lúc ông mất. Thật ra là lúc ông mới nằm viện, chưa bị mở khí quản, còn đến lúc mất thì ông không nói được nữa. Hôm đó ông còn bình thường, còn nói nhiều chuyện, phần lớn là bông đùa về bệnh tật của mình. Trong khoảnh khắc trầm lắng yên tĩnh, thích hợp cho tâm tình, tôi hỏi: “Cho đến bây giờ, còn điều gì làm anh buôn nữa không?”, ông Ẩn nói rất nhỏ, không còn cao giọng như lúc nãy bông đùa: “Hoàn cành dân khó quá. Những ông trung tướng, thiếu tướng nằm đây, con cái bộn, phài thuê người châă sóc. Người giúp trông bệnh là người mẹ mới 38 tuổi đi nuôi bệnh để lo cho 5 đứa con. Khố lắm. Nằm viện là dòm cảnh đó. Buồn không, là buồn chỗ đó. Đừng có quên, đồng bào mình còn khổ. Tài giỏi, giàu có, tiến sĩ… kệ cha anh, nhưng anh không nghĩ thế không được. Nhắm mắt không yên tâm cái đó”.
    Đó là day dứt cuối cùng của ông. Hậu thế muốn làm gì cho Phạm Xuân Ẩn, đó không phải là làm cho ông. Bởi vì làm gì cho dân, cho con người khỏi khó, đó là mục đích mà ông và bao người đã dấn thân, chấp nhận hy sinh.
    Nguyễn Th| Ngọc Hải
    ______________________
    Phỏng vấn Larry Berman
    Hòa bình là ước mơ của Phạm Xuân Ẩn
    Trong quá trình dịch cuốn Điệp viên hoàn hảo, tôi đã có rất nhiều cuộc trao đổi với tác già Larry Berman về các chi tiết trong cuốn sách. Trong mỗi bức thư điện tử gửi tôi, Giáo sư Berman đều kết thúc bằng lời chào “Hoa binh”, thay cho “trân trọng” hay “thân mến”. Một lời chào giản dị nhưng hàm chứa một khát vọng lớn lao của ông và của tất cả chúng ta.
    - Thưa Giáo sư Larry Berman, sau cuộc gặp đầu tiên không hẹn trước trong một bữa ăn tối, điều gì đã khiến ông muốn gặp lại Phạm Xuân Ẩn (và còn gặp rất nhiều lần nữa)? Rồi sau đó, điều gì khiến ông có mong muốn viết về cuộc đời của nhà tình báo?
    Ông Ẩn đã giúp tôi hiểu nhiều về Việt Nam - về lịch sử và con người Việt Nam. Càng gặp ông, tôi càng muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời đầy bí ẩn của chính ông. Tôi rất quan tâm tới những trải nghiệm của ông ở Mỹ và ấn tượng mà những trải nghiệm đó in hằn lên con người ông. Tôi cũng bị mê hoặc và khâm phục bởi vai trò của ông trong cuộc chiến và những thách thức mà ông đối mặt sau khi cuộc chiến trôi qua. Là một người viết sử về cuộc chiến tranh này, tôi muốn sử dụng tiểu sử cuộc đời ông như là một cánh cửa sổ để hiểu những sự phức tạp của cuộc chiến cũng như quá trình hòa giải và bình thường hóa quan hệ, giữa các cá nhân và giữa hai nước.
    - Sau khi vỏ bọc tình báo của Phạm Xuân Ẩn được công bố, nhiều nhà báo đồng nghiệp và bạn cũ người Mỹ vẫn tiếp tục có quan hệ tốt với ông ấy thậm chí có người còn ngưỡng mộ ông ấy và giúp đưa con trai ông ấy tới học ở Mỹ. Điều đó thật kỳ lạ, nhung cũng có thể hiểu được bởi họ đã cùng ông Ẩn sống với nhau trong một giai đoạn rất đặc biệt của lịch sử. Còn với Giáo sư, ở chừng mực nào đó là người ngoài cuộc (ông và Phạm Xuân Ẩn mới biết nhau gần đây), điều gì khiến Giáo sư nhanh chóng có một sự khâm phục đối với “Điệp viên hoàn hảo”?
    Chính xác là bởi tôi không quen Phạm Xuân Ẩn từ thời chiến tranh nên ông mới muốn tôi viết về cuộc đời của ông. Ban đầu tôi đã phải vượt qua nhiều cuộc kiềm tra nghiêm túc. Ông luôn nói “KHÔNG” khi tôi đề nghị viết cuốn sách này, nhưng dần dần chúng tôi hiểu nhau hơn, và ông đã trở nên tin tưởng tôi để có thể trao cho tôi câu chuyện cuộc đời ông. Ẩn đánh giá cao cuốn sách của tôi, cuốn Không hòa bình, Không danh dự: Nixon, Kissinger và sự phàn bội ở Việt Nam. Ông là một nguồn tin trong cuốn sách ấy, và sau khi đọc xong, ông đã nói với tôi cùng những người khác rằng đấy là một tài liệu công bằng và cân bằng về các cuộc đàm phán bí mật giữa các ông Kissinger và Lê Đức Thọ. Khi sức khỏe xấu đi và cảm thấy rằng cuộc sống mình không còn nhiều thời gian, ông đã gật đầu trước đề nghị của tôi về việc viết sách về cuộc đời ông. Ẩn luôn bảo rằng ông là một nhà cách mạng gặp may. Còn tôi là một nhà sử học may mắn! Lòng kính trọng của tôi đối với Phạm Xuân Ẩn xuất phát từ cảm quan ban đầu của tôi rằng ông là một con người rất quan tâm tới người khác, quan tâm tới bạn bè và hai đất nước - Việt Nam và Mỹ. Ông là một người thiện tâm và có trái tim lớn.
    - Nhưng mà việc gọi một sĩ quan tình báo đầy công trạng của “phía bên kia” là Điệp viên hoàn hảo có phải là điều khó khăn? Làm sao để người Mỹ có thể viết về “kẻ thù” (không chỉ Phạm Xuân Ẩn mà còn nhiều trường hợp khác) với lời văn đầy trân trọng như vậy?
    Chiến tranh đã kết thúc, những lời nói dối và lừa gạt đã làm nổ ra cuộc chiến cũng không còn. Là một nhà sử học, tôi không muốn khơi lại cuộc chiến ấy một lần nữa hoặc hủy hoại danh tiếng một ai đó. Nhiều bạn đọc của tôi đã biết, cũng tương tự Phạm Xuân Ẩn, tôi yêu cả hai đất nước, Mỹ và Việt Nam. Tôi đã tìm hiểu để biết được rất nhiều điều về cuộc chiến và về nền hòa bình từ những bạn bè người Việt Nam của tôi, đến mức họ thường đùa rằng kiếp trước tôi là người Việt. Có lẽ Phạm Xuân Ẩn và tôi đã tìm thấy ở nhau những điểm tương đồng. Tôi là người Mỹ, nhưng nhân dân Việt Nam chưa bao giờ là kẻ thù của tôi; tương tự, nhân dân Mỹ chưa bao giờ là kè thù của Phạm Xuân Ẩn. Đó là cuộc chiến tranh mà lẽ ra người Mỹ chớ nên can dự vào. Tương lai Việt Nam phải do người Việt Nam quyết định.
    - Về Phạm Xuân Ẩn, ông ấy có điểm gì khác biệt so với các đồng đội trong lưới tình báo H.63? Và so với các điệp viên bậc thầy khác thì thế nào?
    Phạm Xuân Ẩn khác biệt vì trong thời gian làm nhiệm vụ, ông đã được cử tới Mỹ học. Đó là người duy nhất được cử sang Mỹ. Tôi đã gặp nhiều thành viên của lưới H.63 và họ có điểm chung với Phạm Xuân Ẩn, đó là lòng yêu nước mãnh liệt. Họ muốn có một đất nước Việt Nam thống nhất và không có sự hiện diện của quân đội nước ngoài. Khi Ẩn trở về Việt Nam để làm nhiệm vụ, cả mạng lưới đã bảo vệ ông, nhiều người chết khi làm công việc đó. Tất cả đều biết rõ tầm quan trọng của sứ mệnh mà Phạm Xuân Ẩn lãnh nhận và tất cả đều hết mình bảo vệ ông. Tôi ngưỡng mộ tất cả họ. Phạm Xuân Ẩn khác biệt các điệp viên bậc thầy khác ở hai điểm mấu chốt - thứ nhất, ông không bao giờ bị bắt và, thứ hai, ông làm tình báo không vì tiền, danh vọng hay hào quang, mà vì giấc mơ về tương lai của đất nước mà ông hằng yêu mến.
    Nhan đề cuốn sách - Điệp viên hoàn hảo - cùng với giọng văn đầy trân trọng trong cuốn sách là nguyên nhân gây ra một số tranh cãi ở Mỹ? Độc giả thuộc giới nào chỉ trích nặng nề nhất? Cựu chiến binh, người trong ngành tình báo hay những ai khác?
    - Điều thú vị là dân tình báo lại có thái độ tiếp nhận tích cực đối với cuốn sách bởi họ ngưỡng mộ Phạm Xuân Ẩn về việc ông đã bảo vệ vỏ bọc thành công một cách đáng kinh ngạc, khỉ ông sống cùng với họ rất lâu. Ông qua mặt mọi người và các sĩ quan tình báo đều ngả mũ với thái độ khâm phục của người trong nghề trước kỹ năng cho phép ông hoạt động lâu như vậy mà không hề được trang bị phương tiện hỗ trợ phức tạp. Ông, bà Ba và lưới H.63 đã hoàn thành những công việc mà tất cả các sĩ quan tình báo đều vô cùng ngưỡng mộ và tôn trọng.
    Tranh cãi ở Mỹ chủ yếu đến từ những người vẫn còn đang vật lộn với cuộc chiến và vẫn khăng khăng rằng lẽ ra họ đã thắng. Nhiều người bảo thủ tấn công tôi về việc tôi ngưỡng mộ Phạm Xuân Ẩn và việc tôi không làm rõ ràng Phạm Xuân Ẩn phải chịu trách nhiệm trước cái chết của nhiều người Mỹ cũng như việc ông đã phản bội bạn bè bằng cách sử dụng họ làm nguồn tin để viết báo cáo. Cuối cùng, nhiều người chỉ trích nói rằng Phạm Xuân Ẩn phải chịu trách nhiệm về việc có nhiều người Việt Nam chết và bị cầm tù sau năm 1975 trong khi tôi lại có vẻ như bảo vệ ông Ẩn. Tôi coi những quan điểm này là hẹp hòi và ngang ngạnh và tôi luôn bảo vệ lập trường của mình. May mắn là số người ngưỡng mộ cuốn sách của tôi lớn hơn rất nhiều so với số người chỉ trích, nhưng ở đây anh chỉ hỏi về người chỉ trích thôi.
    - Trong chương bổ sung mà Giáo sư mới viết, ông đã tiết lộ một số chi tiết mà Phạm Xuân Ẩn từng dặn đừng có đưa vào sách. Vì sao vậy?
    Ông Ẩn chỉ dặn tôi đừng công bố những điều đó khi ông còn sống và thật đáng buôn là ông qua đời ngay trước khi cuốn sách ra mắt. Lúc bấy giờ cũng đã quá trễ để tôi có thể thêm những chi tiết ấy vào, vả lại tôi cũng cân thời gian để cân nhắc xem nên thêm điều gì trước. Hiện vẫn còn nhiều điều tôi chưa công bố và chưa kể lại với bất kỳ ai. Có thể trong dịp hợp tác với First News - Trí Việt để xuất bản Điệp viên hoàn hảo lần sau, tôi sẽ kể hết, nếu điều kiện cho phép.
    - Sau rất nhiều cuộc gặp, Phạm Xuân Ẩn và ông đã trở thành bạn bè, và có vẻ như ông Ẩn đã kể cho ông hâu hết những bí ẩn về cuộc đời của ông ấy, thế nhưng dường như ông vẫn chưa hoàn toàn rõ con người thật của Phạm Xuân Ẩn. Liệu có phải, ở một chừng mực nào đó, õng vẫn còn ngờ ngợ rằng Phạm Xuân Ẩn có một mối quan hệ bí ẩn nào đấy với CIA? Và rốt cuộc, ông có cho rằng câu hỏi Phạm Xuân Ẩn là ai đã được trà lời?
    Tôi sẽ không bao giờ nói rằng tôi biết con người thật của Phạm Xuân Ẩn. Tôi cho rằng còn rất, rất nhiều điều ông ấy không bao giờ kể với tôi. Phạm Xuân Ẩn đã dành một phần rất lớn trong cuộc đời của ông để nói với người khác điều mà ông muốn họ biết. Tôi cũng không thể biết được câu trả lời cho tất cả các câu hỏi và điều bí ẩn về cuộc đời ông. Tôi không nghĩ là ông từng làm việc cho CIA bởi nếu vậy thì đã có hô sơ lưu, mà tôi, với tư cách là một nhà nghiên cứu, có thể tiếp cận các hổ sơ như thế theo Đạo luật Tự do thông tin (FOIA). Không hề có một hồ sơ như thế. Thế nhưng, những người khác lại cảm thắy rằng Ẩn không thể tồn tại lâu như vậy nếu không có ai đó bảo kê. Một ngày kia, chúng ta sẽ biết được toàn bộ câu chuyện về quan hệ giữa Ẩn với những nhân vật cấp cao người Việt tại miền Nam, chẳng hạn với bác sỉ Trần Kim Tuyến. Viết được một cuốn sách như thế sẽ rất tuyệt. Vâng, còn có rất nhiều điều chưa có câu trả lời, trong đó có các chi tiết về tất cả những đóng góp giúp ông được tặng thưởng huân chương. Mỗi lần xem đĩa phim quay chương trình về cuộc đời của Ẩn, tồi đều chú ý cảnh quay những hộc tài liệu chứa tất cả những báo cáo và hô sơ mà Ẩn viết. Hy vọng một ngày nào đó toàn bộ hổ sơ này sẽ được chuyển tới cơ quan lưu trữ của Việt Nam và đến lúc đó chúng ta sẽ hiểu đầy đủ hơn về “Điệp viên hoàn hảo”.
    - Phạm Xuân Ẩn đã qua mặt bạn bè và đồng nghiệp để sống một cuộc sóng kép thời chiến tranh, nhung đóng thời ông ấy cũng rất từ tế và nhiệt tình với bạn bè, đồng nghiệp. Sau chiến tranh, khi đối mặt với một thực tế khác xa giấc mơ của ông về một nước Việt Nam thống nhất, Phạm Xuân Ẩn vẫn làm việc cho nhà nước đến tận cuối đời. “Điệp viên hoàn hảo” là con người của nhiều mâu thuẫn nội tại?
    Như trong chương giới thiệu mới tôi đã viết, Phạm Xuân Ẩn là một người mơ mộng hơn là người có nhiều xung đột nội tại. Những điều ông đã thực hiện trong sứ mệnh của mình là nhằm hiện thực hóa giấc mơ về một nước Việt Nam thống nhất theo hình dung của ông. Phải đến năm 1985 ông mới thấy le lói niềm hy vọng rằng giấc mơ của ông có thể thành hiện thực. Phạm Xuân Ẩn làm việc cho chế độ mới đến tận những ngày cuối đời, nhưng khỉ làm việc đó, ông không hề chống lại nước Mỹ. Ông kể với tôi rằng ông có giá trị với chế độ mới không phải là nhờ những hiểu biết của ông về nước Mỹ, mà nhờ vào hiểu biết về các động cơ của Trung Quốc cũng như những vấn đề địa chính trị ở châu Á. Phạm Xuân Ẩn thanh thản nhắm mắt bởi ông đã đóng vai trò lớn trong cuộc hòa giải giữa hai kẻ cựu thù. Tôi không bao giờ nghĩ Ẩn là một “kẻ lừa dối” bởi cuộc chiến tranh Việt Nam của Mỹ đã có quá nhiều dối trá và lừa gạt. Có ai có thể buộc cho Ẩn cái tội là đã đấu tranh bảo vệ đất nước trước sự xâm nhập của một quân đội nước ngoài để tạo ra những chính phủ bù nhìn? Nếu tình thế đảo ngược, thì tôi cũng sẽ chiến đấu cho đất nước của tôi. Việc tại sao người ta không hiểu điều này chính là một bí ẩn cho tới hôm nay.
    - Phạm Xuân Ẩn đã yêu đất nước và con người Mỹ, nhưng rồi ông lại phải dấn thân vào cuộc chiến chóng quân đội Mỹ, và khi chiến tranh chấm dứt, ông lạí nó lực hết mình để thúc đây bình thường hóa. Tương tự, Việt Nam và Mỹ đã có (và bỏ lơ) cơ hội lớn để trở thành bạn bè thời Thế chiến II, khi lực lượng OSS tới Việt Bắc để chiến đấu bên cạnh Việt Minh. Và ngày nay, sau một cuộc chiến tàn khốc, hai đất nước lại đang tìm cách để xây dựng một quan hệ tốt đẹp. Vậy thì, cái cuộc chiến tàn khốc ấy có ý nghĩa gì?
    Cuộc chiến ở giữa (hai giai đoạn của mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ) đã mang tới buồn đau và bi kịch cho hai đất nước chúng ta và mang tới chiến thắng cuối cùng cho Việt Nam. Nước Mỹ đã bỏ lỡ một cơ hội lớn sau Thế chiến II khi không chịu hiểu khát vọng của người Việt Nam, nhưng điều đó là bởi Việt Nam lúc bấy giờ là con tốt trên bàn cờ chiến tranh lạnh. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ không hề quan tâm tới lịch sử và con người Việt Nam, họ chỉ quan tâm đến những khái niệm hiệu ứng domino và chính sách ngăn chặn nếu để mất Việt Nam. Chính sách (của Mỹ) đã được hoạch định bởi những con người bị bịt mắt, không nhìn thấy điều mà người Việt Nam mơ ước. Phạm Xuân Ẩn là người trong cuộc và ông đã giúp tôi hiểu rõ điều đó. Mối lần tôi đến thăm Bức tường tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam tại Washington, DC, hay rất nhiều đài tưởng niệm, nghĩa trang ở Việt Nam, tôi lại nhớ về nỗi buôn đau và tấn bi kịch ấy. Mỗi lần tôi nghe từ “chất độc da cam”, tôi lại cảm thấy tuyệt vọng về những tổn thương mà chất độc đó đã gây ra cho những người đang sống và những đứa trẻ vô tội sắp chào đời. Tôi đã kể câu chuyện này trong cuốn sách mới của tôi mà sắp tới đây First News sẽ dịch và xuất bản ở Việt Nam: ZUMWALT: Chinh chiến & Hành trình Cuộc đời của Đô đốc Hải quân Mỹ. Jr. Zumwalt là người đã ra lệnh rải chất độc cam xuống Đồng bằng sông Cửu Long để bắt đầu chiến dịch rải hóa chất này và rồi ông cũng đã hứng chịu bi kịch khi người con trai của ông chết do phơi nhiễm chất độc da cam. Về sau, ông đã làm việc không mệt mỏi, đại diện cho các cựu chiến binh và gia đình họ ở hai nước, để nêu lên yêu cầu phải giải quyết những tốn thương đã gây ra.
    - Gần bốn thập niên sau cuộc chiến, bài học nào từ câu chuyện của Điệp viên hoàn hảo mà chúng ta có thể học để hướng tới hòa giải?
    Tôi hy vọng nhiều thanh niên Việt Nam sẽ có được cơ hội như Phạm Xuân Ẩn đã từng - tới Mỹ học và hiểu được lòng tốt và sự sáng tạo của nhân dân Mỹ cũng như những giá trị của chúng tôi. Tại Mỹ, cũng như ở Việt Nam, nơi ông làm việc với các nhà báo đồng nghiệp, Ẩn đã tiếp thu được những giá trị và học được một lối tư duy vốn đã trở thành một phần của con người ông. Lời khuyên của tôi cho tất cả đó là hãy đón lấy các cơ hội để giao lưu và tìm hiểu các giá trị của chúng tôi. Chiến tranh đã qua. Việt Nam đã trở thành điểm đến của rất nhiều người Mỹ, thường là các cựu chiến binh trở lại đây để tìm kiếm câu trả lời. Tôi đã đưa nhiều cựu chiến binh trở lại Khe Sanh vì mục đích đó. Tôi đã gặp hình ảnh những người đàn ông lớn tuổi, những chiến binh của năm 1968, ôm lấy nhau, nước mắt giàn dụa, và họ nói “thời thanh niên chúng ta đã đánh nhau, giờ chúng ta phài cùng hành động để con cháu được sống trong hòa bình”. Đó là ước mơ của tôi và tôi biết đó cũng là ước mơ của Phạm Xuân Ẩn. Nhiều sinh viên của tôi hiện đã đến học tại Việt Nam và nhiều sinh viên Việt Nam đã tới học ở chỗ tôi tại Mỹ. Chúng ta đang tìm hiểu nhau và điều đó sẽ giúp chúng ta có một tương lai tốt đẹp hơn.
    - Cuối cùng, mục tiêu của ông là gì khi mang cuõn sách này đến với bạn đọc Việt Nam?
    Tôi hy vọng bản dịch mới sẽ mang tới một sự đánh giá thậm chí còn tốt hơn nữa về cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn. Hy vọng lớn nhất của tôi là một bộ phim dựa trên cuộc đời Phạm Xuân Ẩn sẽ được thực hiện. Ước mơ của tôi là được thấy Điệp viên hoàn hảo được dựng thành phim để chiếu khắp thế giới.
    Đỗ Hùng (thực hiện)
    ______________________
    Germaine Lộc Swanson:
    Phỏng vấn cựu phóng viên Reuters, Germaine Lộc Swanson:
    Phạm Xuân Ẩn - người yêu nước thực sự
    Bà Ngô Thị Bích Lộc - tên sau khi kết hôn là Germaine Lộc Swanson - là bạn thân và đồng nghiệp gần gũi của Phạm Xuân Ẩn khi hai người cùng làm việc ở hãng Reuters. Nhiều năm đã trôi qua, và cả sau khi ông Ẩn được biết đến như một tình báo viên hàng đầu của Việt Nam, bà Lộc khẳng định rằng bà vẫn rất kính trọng ông Ẩn và tình bạn giữa bà với gia đình ông là không hề thay đổi.
    - Thưa bà Germaine Lộc Swanson, bà đã gặp ông Phạm Xuân Ẩn trong hoàn cảnh nào?
    Gia đình tôi ở Hà Nội. Tới giữa thập niên 1950 thì bỏ hết tất cả để vào Nam. Ở Sài Gòn, tôi học y tá và sau đó làm nữ cứu thương trong quân đội. Một thời gian sau, tôi học nhảy dù và tham gia nhóm nữ nhảy dù biểu diễn. Lúc đó người ta sừ dụng phụ nữ nhảy dù để khích lệ tinh thần binh sĩ. Nhóm của tôi thường nhảy dù trong những dịp đón tiếp ngoại giao quan trọng, chẳng hạn như lần ông Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara tới Sài Gòn. Tới năm 1962, tôi lập gia đình (với người chồng đầu) và ông xã kêu ra khỏi quân đội. Rôi tôi đi làm thư ký tại Đại sứ quán Nhật Bản. Tôi nhớ hôm đó là một buồi họp báo của Đại sứ quán, ông trưởng văn phòng Reuters gặp tôi đã mời tôi về làm cho hãng tin này với mức lương tăng gấp đôi. Tôi tưởng ổng giỡn, nhưng sau một thời gian trao đổi thì tôi đã xin nghỉ ở Đại sứ quán Nhật Bản để chuyến sang làm cho Reuters. Sang đó tới ngày thứ hai, thứ ba gì đấy thì gặp anh Ẩn, vì anh ấy đi suốt nên tôi không gặp trong ngày ra mắt ở Reuters.
    - Bà và ông Ẩn sau đó đã có mới quan hệ như thế nào trong công việc cũng như trong đời thường?
    Tôi với ông Ẩn được xếp chung một bàn. Tôi là phóng viên địa phương. Công việc của một phóng viên địa phương thường là đi kèm mấy ông phóng viên nước ngoài, thông dịch cho họ khi họ tiếp xúc phỏng vấn người Việt, rồi mình cũng phỏng vấn thêm nếu có điều gì chưa rõ. Bài viết thì ký tên chung. Hồi ở Reuters, tôi đi tham dự nhiều sự kiện quan trọng. Có lần ra miền Trung đưa tin vụ xử tử ông Ngô Đình Cẩn; rối xuống Cân Thơ coi người ta tưởng niệm ông Ba Cụt.
    Ở Reuters, Phạm Xuân Ẩn là phóng viên. Tôi còn nhớ lúc mình mới đến, thấy anh Ẩn ngồi ở bàn cùng con chó. Anh Ẩn bảo tôi cứ dùng chiếc bàn giấy này thoải mái đi, vì anh ấy thường đi ra ngoài, chẳng mấy khi ngồi trong văn phòng. Lúc ở Reuters, chúng tôi thường xuyên trao đổi với nhau về nghiệp vụ, rồi đi họp báo và dự các sự kiện báo chí chung. Anh Ẩn thường chỉ dạy tôi nhiều về nghề, và xem qua các bài viết của tôi. Tôi cũng hay tới cà phê Givral ngồi với anh Ẩn, ông Cao Giao và ông Bùi Diễm. Ông Diễm là quan chức ngoại giao, còn ông Cao Giao cũng là ký giả nổi tiếng. Tới năm 1964, anh Ẩn rời Reuters rồi sau đó chuỵén qua tạp chí Time. Tôi cũng ra làm phóng viên tự do.
    Từ chỗ quen qua công việc, chúng tôi đã trở thành bạn thân. Anh Ẩn là một người bạn, một người anh luôn tận tình chỉ vẽ cho tôi trong nghề. Với tôi, tình cảm đối với Phạm Xuân Ẩn và với gia đình của anh ấy luôn gắn bó, không hề thay đổi. Đầu thập niên 1970, tôi chuyển sang Mỹ ở; đến sự kiện 30-4-1975, chị Nhàn vợ anh Ẩn cùng các cháu cũng sang Mỹ. Trên đất khách, chúng tôi thường qua lại với nhau, có khó khăn gì thì chia sẻ, giúp đỡ. Nhiều năm sau khi chiến tranh kẽt thúc, anh Ẩn muốn gửi con sang Mỹ du học, tôi và những người bạn cũ, cựu đồng nghiệp của anh ấy đã cùng nhau tìm cách để giúp anh hiện thực hóa được mong muốn đó.
    - Từ khi gặp nhau, rồi làm việc chung cho đến lúc bà sang Mỹ định cư, có bao giờ bà thoáng qua ý nghĩ rằng ông Ẩn làm việc cho “phía bên kia”?
    Chưa bao giờ. Hói đó, tôi và anh Ẩn rất thân. Hai gia đình cũng rất thân nhau. Chỗ chúng tôi làm rất gần nơi bà Nhàn và bà Cao Giao làm việc ở trên đường Tự Do. Nói chung, qua công việc và qua các tiếp xúc, tôi hiểu anh Ẩn là một nhà báo giỏi, làm việc rất chuyên nghiệp. Anh ấy có nhiều nguồn tin giá trị nhờ quan hệ rộng rãi. Anh ấy cũng là người có tinh thần dân tộc cao. Tôi rất quý anh ấy ở điểm đó, bên cạnh kỹ năng nghề nghiệp cũng như lòng nhiệt tình, phóng khoáng của anh. Còn nói về việc tôi từng nghĩ anh ấy làm cho bên kia hay không, thì tôi xin trả lời là tôi chưa bao giờ nghĩ như vậy.
    - Sau ngày 30-4-1975, thân phận thực của Phạm Xuân Ẩn đã bắt đầu được công khai. Càm giác của bà khi lần đầu tiên nhận được thông tin ấy là như thế nào?
    Sau sự kiện năm 1975, bà Nhàn sang Mỹ ở; một thời gian thì bên nhà anh Ẩn nhắn về. Lúc bấy giờ tôi rất lo, sợ có chuyện gì bất trắc bên nhà. Tòa soạn Time nhờ tôi nói với bà Nhàn để các con ở lại đây, còn bà về Việt Nam một mình. Khi bà Nhàn ra sân bay, tôi đã thuyết phục bà. Nhưng rồi bà quyết định cùng các con về một lúc, bà bảo để con lại thì “anh Ẩn nhớ con đến chết mất”. Rối bà nói với tôi: “Chị ơi, mong rằng một ngày gần đây mình sẽ gặp nhau trên cương vị ngoại giao”. Nhưng rất tiếc là về sau anh Ẩn không làm ngoại giao.
    Sự thực thì khi biết tin anh Ẩn làm tình báo, tôi cũng không có suy nghĩ gì đặc biệt, khống hề sốc. Anh ấy vẫn là một người anh, một người bạn thân, một cựu đồng nghiệp của tôi. Trước kia tôi trân trọng, quý trọng anh ấy thế nào thì giờ đây vẫn vậy. Trong suy nghĩ của tôi, anh Ẩn là một người yêu nước, một người có tinh thần dân tộc. Anh ấy làm việc đó vì anh ấy nghĩ sẽ giúp ích cho đất nước. Tôi yêu nước, anh ấy cũng yêu nước, nhưng hoàn cảnh xuất thân mỗi người mỗi khác nên con đường sau đó cũng khác nhau. Gia đình lớn của tôi có người theo Việt Minh, có người làm cho Pháp. Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước mình khiến không ít những người bạn thân, những thành viên trong các gia đình đứng về các phía chiến tuyến khác nhau. Đất nước khi chiến tranh là vậy, đến thời bình thì các thành viên gia đình lại về với nhau. Tình cảm giữa tôi với Phạm Xuân Ẩn và gia đình anh ấy cũng tương tự, không gì thay đổi được.
    - Sau chiến tranh, trong nhiều chuyện trở lại Việt Nam, bà có ghé thăm ông Ẩn không và hai người thường nói những chuyện gì?
    Tôi về Việt Nam đã mười mấy lần rồi, trong đó có hai, ba lần về thăm nhà, còn lại là vì việc công. Lúc thì giúp tìm hài cốt người Mỹ, lúc thì về cùng đoàn nghiên cứu ám thực Việt Nam. Riêng năm 1994 tôi về hai lần, lần thứ hai là cùng chồng đi chụp hình cho dự án sách ảnh Passage to Vietnam. Nhiều lần về Việt Nam, tôi ghé thăm anh Ẩn. Tôi nhớ lần đầu tôi tới thăm, anh hỏi tôi: “Cô còn nhớ con chó không?”. Tôi bảo: “Có, nhưng nó có còn không vậy?”. Anh Ẩn cười: “Nó chết rồi, chôn ngoài vườn”. Có lần tôi đưa con mình tới thăm anh ấy. Lần cuối cùng tôi thăm Phạm Xuân Ẩn là vài tháng trước khi anh ấy mất.
    Lúc gặp nhau, chúng tôi thường nói chuyện về gia đình, bạn bè, về những kỷ niệm quá khứ, về hiện tại và tương lai, nói chung là tất cả những gì mà những người bạn thân có thể sẻ chia với nhau. Còn cảm giác bên này, bên kia, bị phản bội hay gì đó mà người ta thường nói thì giữa tôi và anh Ẩn cùng gia đình anh ấy là không hề có.
    Chiến tranh đã trôi qua mấy chục năm rồi. Những người như anh Ẩn và tôi, vốn chứng kiến hết sự khốc liệt của chiến tranh, cảm thấy rất vui khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ. Hồi trở lại quê hương lần đầu, tôi thấy Việt Nam mình còn nghèo lắm. Rất buồn. Giờ thì cuộc sống cũng đi lên rất nhiều. Mình cũng thấy phấn khởi. Hy vọng lớp trẻ sau này sẽ có tư duy mới để tạo ra nhiều thay đổi cho đất nước.
    Đỗ Hùng (thực hiện)
    HẾT

    Xem Tiếp: ----

    Truyện Điệp Viên Hoàn Hảo X6 ---~~~cungtacgia~~~---

    2 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--

    Dánh máy: Nguyễn Học
    Nguồn: VNthuquan.net - Thu7 viện Online
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 24 tháng 2 năm 2014

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
    --!!tach_noi_dung!!--