Bá Ấp Khảo than:- Vua cha bị cầm nơi Dũ Lý đã bảy năm, không người quen thuộc viếng thăm, đạo làm con chẳng lẽ cũng mãi nơi đây sao đành, phụ vương ta có chín mươi chín người con, nay đã khôn lớn, thế mà vô dụng không giúp ích gì được cho cha già. Thôi thì ta liều thác đem báu vật của ông bà để lại đến Triều Ca dâng cho Trụ Vương chuộc tội, may Trụ Vương ham báu vật thả phụ vương ta về nước chăng?Táng Nghi Sanh can:- Không nên đâu. Lúc ra đi Chúa công đã dặn dò mọi việc, nay Công tử vì thương cha làm trái ý, tình thương ấy đã không làm cho Chúa công vui, còn làm cho Chúa công giận nữa là khác.Bá Ấp Khảo nói:- Làm vua một nước chư hầu, triều thần đông đũ, con cái hơn trăm người, lúc bị hoạn nạn không một ai gần gũi, ta không đành để phụ vương ta như vậy. Thôi ngươi chớ can gián nữa, ta đã quyết hy sinh mình ta, may chuộc tội cho phụ vương ta.Táng Nghi Sanh không làm sao cản được, phải im lặng lui ra.Bá Ấp Khảo vào cung kể lại ý định mình với mẹ. Bà Thái Cơ hỏi:- Nếu con đi thăm cha con thì việc nước giao lại cho ai?Bá Ấp Khảo thưa:- Em con là Cơ Phát tánh tình thuần hậu, khí tiết chói ngời, có thể thay con lo việc nước rất dễ. Vả lại trong triều. việc văn đã có Táng Nghi Sanh, việc võ đã có Nam Cung Hoát, con chẳng còn phải bận tâm. Con đi chuyến nầy nếu may mắn con sẽ cứu phụ vương con khỏi vòng lao lý, còn rủi con có bề nào cũng chẳng hại gì cho giang sơn Tây Kỳ nầy cả.Bà Thái Cơ thấy Bá Ấp Khảo đã quyết lòng, không dám can ngăn liền dặn dò:- Con có đi thì mọi việc phải cẩn thận lắm mới được.Bá Ấp Khảo lạy mẹ bước ra, đến dinh Cơ Phát tự tình:- Em ơi! Nay anh định vào Triều Ca dâng báu vật chuộc tội cho phụ vương, em phải ở nhà thay mặt anh lo việc trị nước.Công việc trong anh đã xếp đặt xong, với tài trí của em, anh không còn lo lắng gì nữa.Cơ phát hỏi:- Anh định đi bao lâu thì trở về?Bá ẤpKhảo nói:- Lâu lắm là ba tháng. Nếu công việc không có gì trắc trở thì hai tháng rưỡi anh về đến. Hai anh em tâm sư một hồi, Bá Ấp Khảo từ giã Cơ Phát trở về cung, chọn ngày tốt khởi hành.Ba ngày sau, Bá Ấp Khảo lên đường, chín mươi tám người em và triều thần đều tựu đến đũ mặt, đưa đón, Bá Ấp Khảo tỏ lời cảm ơn. Nhìn quê cũ, rồi lên yên từ giã Tây Kỳ. Ðàng trước có cờ hiệu, đàng sau quân sĩ khiêng lễ vật hộ tống. Tuy là một cuộc ra đi không lấy gì quan trọng, nhưng lòng hiếu đạo của Bá Ấp Khảo làm cho dân chúng Tây Kỳ ai nấy đều cảm mến.Ðoàn người trải gió dầm sương, đi một thời gian mới đến ải Tị Thủy. Quân giữ cửa vào thưa với quan trấn ải là Hàn Vinh, Hàn Vinh lập tức hối quân mở cửa ải đón tiếp. Bá Ấp Khảo qua năm ải như vậy mới qua sông Huỳnh Hà, đến Mạnh Tân. Nơi đây Ấp Khảo ngồi thuyền vượt sóng sang sông, rồi đi một thời gian nữa mới đến Triều Ca.Bây giờ gặp lúc trời tối, Bá Ấp Khảo phải vào ở đỡ nơi trại Hoàng Hoa, mai sáng mới đến dinh Thừa Tướng tìm gặp Tỉ Can. Rủi thay, Tỉ Can đi vắng đã năm ngày , Bá Ấp Khảo lóng nhóng mãi, tuy vậy Bá Ấp Khảo vẫn không lấy thế làm buồn lòng.Ngày kia, Bá Ấp Khảo đang đứng ngoài cửa dinh chờ đợi, bỗng nghe tin Tỉ Can về, Bá Ấp Khảo vội vã quỳ xuống nghênh đón.Tỉ Can giục ngựa về đến thấy Bá Ấp Khảo liền hỏi:- Tướng quân là ai?Bá Ấp Khảo nói:- Tôi là con trai của Cơ Xương, tên Bá Ấp Khảo, từ Tây Kỳ đến đây xin ra mắt Thừa Tướng. Tỉ Can nghe nói vội xuống ngựa đỡ Bá Ấp Khảo dậy, hai người cùng đứng ngang nhau nói chuyện, Tỉ Can hỏi:- Công tử từ Tây Kỳ sang đây có việc chi?Bá Ấp Khảo nói: - Cha tôi bi Thiên tử kết tội, cầm nơi Dũ Lý nay đã bảy năm, tuổi tác đã già, không được hưởng cảnh thanh nhàn, thật đau xót. Tôi thiết tưởng trời có khi nắng khi mưa, Thiên tử sao khỏi có lúc vui 1úc buồn. Ðạo làm con lấy hiếu làm trọng, nên tôi không nài khó nhọc, không sợ oai búa rìu, đem ba báu vật từ Tây Kỳ đến đây yết kiến Thừa Tướng, nhờ Thừa Tướng tìm cách tâu với vua tha cho cha tôi được đem nắm xương tàn về xứ thì ơn của Thừa Tướng, cha con tôi suốt đời không dám phụ.Tỉ Can hỏi:- Công tử đem vật gì đến cống sứ?Bá ấp Khảo thưa:- Tôi có ba vật báu đi truyền là xe Thất Hương, nệm Tỉnh Tửu, và con vượn bạch, mặt tợ da người. Ngoài ra tôi còn chọn thêm năm cặp mỹ nữ dẫn đến đây nữa.Tỉ Can hỏi:- Gái đẹp rhì ta đã biết ở Tây Kỳ không thiếu gì, nhưng ba món bửu bối kia có gì quí?Bá Ấp Khảo nói:- Ba vật báu di lưu từ đời ông thủy tổ chúng tôi tức là ông Ðăng Phù. Như Thất Hương xa là xe của vua Huỳnh Ðế dùng để vượt Bắc Hải đánh giặc Xi Vưu, kẻ nào dùng xe ấy thì chắng cần người đẩy, hễ muốn đi đâu xe ấy tự động đi ngay. Còn Tỉnh Tửu chiên là nằm giả rượu. Lúc đang say mà nằm trên nệm ấy thì tức khắc tỉnh liền. Lại như con vượn bạch, mặc dù loài thú, nhưng thông minh đáo để, nó thuộc hơn tám trăm bản đàn, biết ba ngàn bài hát tiếng ca nó lảnh lót như tiếng chim, trong lúc yến tiệc nó vừa múa vừa hát trên bàn tay, dịu dàng như một cành liễu.Tỉ Can nthịt ấy mọc ra hai tai bốn cẳng, hóa hình con thỏ, chạy về hướng Tây biến mất. Văn Vương mửa ra hai miếng nữa, thịt cũng hóa thỏ chạy như vậy.Văn Vương lần lần tĩnh lại các quan đỡ lên xe đưa về đền tìm ngự y thang thuốc hơn mấy ngày mới mạnh.Vừa khỏi bệnh, Văn Vương đã vào lạy mẹ chúc mừng và ôm chân khóc kể:- Con bảy năm lỗi đạo thần tôi, xin mẹ tha tội.Bà Thái Khương cũng vừa khóc vừa khuyên lơn. Văn Vương lại vào nhà tông miếu làm lễ tông đường.Rồi đó, Văn Vương thuật hết mọi khó nhọc trong bảy năm bị giam cầm cho văn võ bá quan nghe, tặng thưởng bạc vàng cho Thân Kiệt và cho về quê cũ.Táng Nghi Sanh quỳ tâu:- Chúa công đức rải thiên hạ, muôn dân kính vì. Nay cọp đã về rừng, rồng thênh thang bên biển cả, đã qua cơn bỉ cực, phải tìm hồi thái lai. Xét như vua Trụ giết vợ hại con, bày Bào Lạc hại trung thần, lập Sái Bồn giết cung nữ, hành động tàn ác ấy khiến nhiều đấng chư hầu làm phản ba phương thiên hạ trở lòng Triều Ca sẽ không thể trị lâu, cơ nghiệp sẽ không tồn tại. Táng Nghi Sanh vừa nói dứt, bên võ tướng có một người hét lớn lên:- Nay Ðại-vương đã về đến đây, há chúng ta lại quên thù Công tử. Xin đem binh ròng bốn mươi vạn, tướng mạnh sáu mươi viên, kéo tới lấy một lần luôn năm ải, chém đầu Bí Trọng, mổ ruột Vưu Hồn, bằm Ðắt Kỷ thành tương, phế vua Trụ làm dân dã, tôn rgười hiền lên Thiên Tử, cứu hoạn nạn cho muôn dân. Ðược như vậy chư hầu thảy mang ơn, muôn dân sẽ mến đức. Văn Vương thấy người vừa nói là Nam Cung Hoát thì buồn bã trách:- Ta nghỉ hai khanh trung nghĩa, nên giao phó việc triêu đình, ngờ đâu nay hai khanh lại tỏ lời phản chúa xúi việc bất trung. Ví dầu chúa có lỗi thì tôi cũng chớ oán cừu,còn cha có lầm thì con cũng nên giấu giếm. Ðó là đạo trung thần. Con trách cha, tôi oá chúa sao phải. Nay ta nhờ Thiên Tử phong đến chức Văn Vương, cho về nước cầm quyền chinh phạt, đáng lẽ ngày đêm cầu khẩn cho chúa mạnh dân lành, lẽ đâu làm thói lăng loàn, sanh lòng phản nghịch. Từ rày các khanh chớ nên tỏ ý như vậy nữa mà mang tiếng xấu muôn đời. Nam Cung Hoát tâu:- Ngày trước Công tử đi cống sứ, dâng ba vật báu chuộc tội cho cha hành động hiếu đạo như vậy lại bị kẻ tàn ác phân thây ! Nếu không báo oán thì làm sao cho nguôi giận? Văn Vương nói: - Bá Ấp Khảo bị giết là tại cải lời cha, nếu không đến viếng thăm làm sao mắc họa. Nay ta phải giữ phép cho vẹn đạo chúa tôi, dầu vua độc ác thế nào cũng còn có chư hầu phán xét, lẽ nào ta đứng đầu gây loạn cho mang tiếng hay sao. Chi bằng lấy việc nuôi dân trị nước làm gốc, miễn tránh cho thiên hạ khỏi lao khổ, chúa tôi được hưởng thanh bình, tai không nghe tiếng giáo gươm, mắt không thấy cảnh giết chóc, lòng khỏi lo thắng bại, mình chẳng sợ đạn tên tướng chẳng giao tranh, dân không nguyền rủa, ấy là vui ấy là phước.Táng Nghi Sanh và Nam Cung Hoát nghe Văn Vương nói điều nhơn đức, cả hai đều quỳ lạy lui về. Văn Vương nói:- Trẫm muốn cất một cái linh đài tại hướng Nam gần thành Tây, để coi sao và xem bói nhưng sợ bày ra thì nhọc sức dân.Táng Nghi Sanh tâu:- Chúa công muốn làm đài Thiên văn, coi điềm hung kiết, giữ cho dân được thải bình thịnh trị đó là việc làm có ích lợi. Nhưng muốn cho dân chúng được vui xin chúa công treo bảng mướn nhân công, mỗi người một ngày trả hai chỉ bạc, ai muốn ăn tiền thì làm, không cần bắt ép.Văn Vương khen:- Khanh nghĩ vậy rất hay. Vậy hãy treo bảng ngoài thành cho dân biết trước.