Tất cả những điều tham mưu trưởng vừa báo cáo phù hợp với những gì ông đã trông thấy sáng và trưa nay trên đường di chuyển của tập đoàn quân. Nhưng không phải những sự rắc rối đó lúc này làm Bét-xô-nốp băn khoăn. Theo kinh nghiệm ông tin vào cái gọi là hơi thở thứ hai của quân đội khi phải cấp tốc di chuyển trên khoảng cách lớn. Điều ông băn khoăn nhiều hơn là tình hình rắc rối ở một trong những sư đoàn của tập đoàn quân bên cạnh, sư đoàn này đã phòng ngự quyết liệt ở phía trước trong mấy ngày đêm và cuối cùng đã bị tiêu hao vì những cuộc tiến công bằng xe tăng của bọn Đức. Ông được biết rõ tình hình ở đó không phải chỉ qua những câu trả lời “đầu Ngô mình Sở” của người lính xe tăng khiếp nhược. Sư đoàn đó đang đem hết sức mình ngăn chặn cuộc tiến công ồ ạt điên cuồng của bọn Đức, nó sẽ kiên cường trụ lại được hay sẽ bị tiêu diệt, cái thời gian cần thiết đối với Bét-xô-nốp trực tiếp lệ thuộc vào đó-cái thời gian cần thiết để ông kịp đưa quân tới và triển khai toàn bộ trên bờ sông Mư-scô-va, cái trở ngại cuối cùng trên đường đi của bọn Đức tới ứng cứu cho đạo quân bị bao vây ở vùng Xta-lin-grát. Sau khi cắt ngang báo cáo của I-a-xen-cô bằng một tiếng “rõ” ngắn ngủi, Bét-xô-nốp đưa mắt nhìn chủ nhiệm trinh sát, đại tá Đéc-ga-trép, một người còn khá trẻ có cặp lông mày hỏng trên tinh mũi khiến cho ông ta có cái vẻ tự chủ, khắc khổ, không hợp với tuổi tác. Và Bét-xô-nốp hỏi với cái giọng có ý chờ đợi những tin tức không hay: -Có được tin tức tình báo gì mới không? -Cho đến lúc chiều tối, tình hình là như sau, thưa đồng chí tư lệnh,-đại tá Đéc-ga-trép bắt đầu lên tiếng bằng cái giọng quả thực không hứa hẹn điều gì đáng phấn khởi cả.-Trên cánh phải của tập đoàn quân bên cạnh bọn Đức đã đưa vào trận đánh một sư đoàn xe tăng mới tinh trong đó có một tiểu đoàn xe tăng hạng nặng kiểu mới “Con Cọp”. Theo lời khai của tên sĩ quan tù binh bị bắt hồi chiều và theo những nguồn tin khác thì trong trận đánh phá vây này bọn Đức huy động tới trên một chục sư đoàn trong đó có hai sư đoàn xe tăng. Tập đoàn quân bên cạnh không đủ sức ngăn chặn cuộc công kích ồ ạt… -Được,-Bét-xô-nốp lại nói. -Tình hình của người hàng xóm bên phải cũng chả tốt đẹp hơn nếu như không muốn nói là tệ hơn, Pi-ốt A-lếch-xan-đrô-vích,-I-a-xen-cô thở hổn hển, nói thêm trong bầu không khí đã trở nên im lặng.-Quân đoàn kỵ binh bị tổn thất lớn và đã rút lui. Thưa đồng chí tư lệnh, người ta có cảm giác rằng bọn Đức sẽ giáng đòn chủ yếu vào cánh phải của tập đoàn quân chúng ta. Khoảng cách từ đây tới Xta-lin-grát ngắn nhất. Bét-xô-nốp kín đáo nhìn I-a-xen-cô, tập trung chú ý vào cái đầu trọc theo kiểu cũ của ông ta-(kiểu tóc này phổ biến đối với các sĩ quan hồi trước chiến tranh)-Vị tướng phục phịch, chỉnh tề này thoạt mới nhìn hoàn toàn không gây được ấn tượng về một tham mưu trưởng sáng suốt và uyên bác, điều đó có lẽ do cái vẻ bề ngoài hơi thô kệch, do cái giọng trầm, sâu kiểu quản trị trưởng của ông ta. Ngoài ra Bét-xô-nốp còn khó chịu vì mùi nước thơm găn gắt toát ra từ người I-a-xen-cô. “Đúng thế,-Bét-xô-nốp nghĩ, cố nén thái độ dè chừng đối với tham mưu trưởng.-Đúng là có nhiều khả năng chúng đánh vào cánh phải nhất”. -Đúng, từ đây Man-sten chỉ còn chừng bốn chục ki-lô-mét nữa là gặp được đạo quân Đức bị bao vây,-Bét-xô-nốp nói to lên ý nghĩ của mình và tự nhủ: “Nếu như chúng đột phá được ở đây, chọc thủng một hành lang dẫn tới chỗ đạo quân bị bao vây thì sau hai ba ngày chiến đấu, tình hình ở vùng Xta-lin-grát sẽ thay đổi có lợi cho bọn Đức. Lúc ấy chúng ta sẽ làm gì đây?” Nhưng ông không nói to ý nghĩ đó lên. Câu hỏi cuối cùng đó có lẽ lần đầu tiên ông nêu lên cho chính bản thân mình. Mọi người ngồi bên bàn ra sức đoán định hành động của Bét-xô-nốp, như lệ thường, khi có một nhân vật mới đầy quyền uy xuất hiện tại một cơ quan tham mưu lớn, nhân vật này còn chưa gắn bó với ý kiến của một ai, còn chưa ai bị ràng buộc khi đưa ra quyết định của mình. Với vẻ mệt mỏi thấm sâu, Bét-xô-nốp nhìn tấm bản đồ cắm chi chít những dấu hiệu bố trí quân đội, được mấy ngọn đèn điện chạy ắc qui soi sáng rực, tiện lợi và sau khi nghe báo cáo của tham mưu trưởng, ông im lặng, tiếp tục su y nghĩ về tương quan lực lượng có thể xảy ra trên hướng công kích giả định của kẻ thù: “Nếu như ba bốn sư đoàn xe tăng Đức chọc thủng được tuyến phòng ngự trên sông Mư-scô-va trước khi chúng ta kịp tới đó và triển khai tập đoàn quân của mình trên bờ sông bên phải thì chúng sẽ đè bẹp ngay cả chúng ta. Điều đó cũng đã rõ ràng”. Nhưng ông cũng không nói ý nghĩ đó ra bời vì thật là vô nghĩa khi nói ra điều có lẽ tất cả mọi người ngồi quanh bàn trong giây phút này đều đã hiểu rõ. Bét-xô-nốp ngẩng đầu khỏi tấm bản đồ. Căn phòng rộng rãi vẫn yên tĩnh như trước đây. Cửa kính rung lên nhè nhẹ vì những chiếc ô tô của bộ tham mưu chạy ngang qua phía dưới những cửa sổ che rèm. Gió từ thảo nguyên mênh mông rú lên lao qua mái nhà, những chiếc rèm ngụy trang ở cửa sổ khe khẽ lay động vì gió lùa. Ở một góc phòng phía trên các ghế băng tấm ảnh thánh cổ kính và ám khói lấp lấnh như một kỷ niệm đau buồn của thời trước về những lầm lạc, những cuộc chiến tranh, những tìm tòi chân lý và những đau khổ của con người. Khuôn mặt trong tấm ảnh thánh này được đặt trên những chiếc khăn trắng thêu và treo lên như cây thánh giá, buồn bã liếc nhìn ánh sáng những ngọn đèn điện. Và Bét-xô-nốp khẽ nhếch mép cười, bất chợt nghĩ: “Thế còn Ngài thì biết được điều gì, vị thánh. Chân lý ở đâu? Ở trong điều thiện ư? À, ở trong điều thiệnng do dự. -Tôi hiểu, đồng chí Bét-xô-nốp… Ý kiến của đồng chí hình như có liên quan tới số phận của một vài người chỉ huy quân sự mà chúng ta đã trừng phạt? -Đó chỉ là quan điểm của tôi, thưa đồng chí Xta-lin-Bét-xô-nốp đáp, như thể ông nhích lại gần hơn làn gió lạnh đang thổi vào mặt, vào chân ông; và sau khi trả lời như thế, sau khi hiểu rằng Xta-lin buộc ông phải nói tới điều ông không định nói, ông nói thêm với thái độ bình tĩnh khiến chính ông cũng ngạc nhiên: -Quan điểm này của tôi hình thành vì tôi phải cộng tác cùng với vài vị chỉ huy quân sự về sau đã trở thành nạn nhân của sự vu khống. Tôi tin chắc rằng, thưa đồng chí Xta-lin… Xta-lin đặt chiếc tẩu xuống và gạt nó ra xa trên mặt bàn như gạt một vật xa lạ, cản trở Người rồi Người nói một cách lãnh đạm: -Tôi biết rõ những hoài nghi kiểu đó. Đấu tranh là một việc gay go. Nhưng nhiều kẻ trong số những người hồi đó bị ta nghi ngờ đã có lòng dạ kiểu Vla-xốp. Những lệch lạc và sai lầm đã được sửa chữa từ lâu. Rô-cốt-xốp-xki và Tôn-bu-khin đã chiến đấu thắng lợi ở Xta-lin. “Thế còn những người khác?”-Bét-xô-nốp nghĩ. -… Nhưng nếu như tên Vla-xốp điên rồ đó tỉnh ra, đoạn tuyệt với bọn Đức, chúng ta cũng sẽ không bao giờ tha thứ cho hắn!… Cuộc trò chuyện này hình như gợi cho Xta-lin nhớ lại những chuyện khó chịu, bực mình và sau khi húng hắng ho, Người lại nhẹ nhàng, không một tiếng động đi đến bên bản đồ, xem xét hồi lâu những chỉ dẫn chi tiết về tình hình bố trí sáng nay của ba phương diện quân và bây giờ, do muốn chuyển hướng suy nghĩ, Người nghĩ tới thắng lợi của ba phương diện quân này ở Xta-lin-grát và Người nói sau khi xua tay: -Nhân tiện nói tới những chuyện đó thôi! Còn về con trai đồng chí, đồng chí Bét-xô-nốp, chúng ta sẽ không ghi tên anh ta vào danh sách tù binh mà sẽ coi như nó mất tích. Rồi đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn. Và rồi chúng tôi sẽ thông báo cho đồng chí biết. Con trai cả của tôi là I-a-cốp cũng mất tích vào hồi đầu chiến tranh. Như thế chúng ta đều lâm vào một cảnh ngộ như nhau, đồng chí Bét-xô-nốp ạ. Xta-lin còn toan nói thêm điều gì đó về người con trai cả của mình, nhưng Người trùng trình, xê dịch kính lúp trên bản đồ và thốt lên những điều khác hẳn: -Đồng chí hãy đưa tập đoàn quân của mình vào hoạt động không trì hoãn. Tôi chúc đồng chí, đồng chí Bét-xô-nốp, trong biên chế chung với phương diện quân của Rô-cốt-xốp-xki, bao vây thắng lợi và tiêu diệt đạo quân của Pao-luýt-xơ. Sau những hoạt động tích cực của quân đoàn đồng chí ở cửa ngõ Mát-xcơ-va, tôi tin tưởng ở đồng chí, đồng chí Bét-xô-nốp. Tôi vẫn nhớ chuyện đó. -Tôi sẽ không tiếc sức, thưa đồng chí Xta-lin. Đồng chí cho phép đi? -Chính là đồng chí phải dè xẻn sức lực. Tôi không nghĩ rằng đồng chí là một lực sĩ.-Xta-lin dang rộng hai cánh tay ngang với khổ người của Bét-xô-nốp, đồng thời Người bất chợt mỉm cười, chòm ria mép rung rinh và trong giây phút đó-Bét-xô-nốp cảm thấy điều đó-vẻ lạnh lùng cứng nhắc tan biến trong đôi mắt của Người, khuôn mặt lấm tấm rỗ hoa của Người trở nên hiền dịu, thân mật, đôn hậu như Bét-xô-nốp quen nhìn thấy trong các bức chân dung.-Đồng chí gầy quá, đồng chí Bét-xô-nốp ạ. Đó là do đồng chí có cái chính kiến của mình phải không?… Vết thương không bị loét chứ? Chắc là đồng chí kém ăn. Và rồi đồng chí sẽ nuôi quân kém. Mà không được phép làm như thế dù rằng việc tiếp tế ở Xta-lin-grát không được khá cho lắm. -Tôi vừa ở viện quân y ra, thưa đồng chí Xta-lin. Nhưng tôi vốn là tạng người gầy gò,-Bét-xô-nốp đáp, ông trông thấy nụ cười của Xta-lin-grát dường như khuyên ông quên hết tất cả những gì không liên quan đến công việc trong cuộc chuyện trò này. Ba giờ sau máy bay liên lạc cất cánh từ sân bay quân sự đưa ông tới vùng Xta-lin-grát. Nhưng ngay lúc đã ngồi trên máy bay ông cũng vẫn không thể phân tích tường tận ấn tượng phức tạp về cuộc nói chuyện bốn mươi phút với Tổng tư lệnh tối cao. Ba ngày sau khi Bét-xô-nốp đến nhiệm sở, nơi triển khai của tập đoàn quân, tình hình ở vùng Tây Nam Xta-lin-grát đã thay đổi hoàn toàn. Từ ngày 24 đến ngày 29 tháng Mười một, phương diện quân sông Đông và phương diện quân Xta-lin-grát phối hợp tổ chức tiến công liên tục vào đạo quân Đức đông đảo bị siết chặt trong vòng vây và kháng cự kịch liệt, có những lúc chuyển sang phản công trên một số khu vực nhất định. Nhưng vào những ngày đầu tháp Chạp, các khu vực do các đạo quân bao vây chiếm giữ đã thu hẹp lại một nửa, chiều dài từ Tây sang Đông không quá tám mươi-chín mươi ki-lô-mét và từ Bắc xuống Nam không quá ba mươi-bốn mươi ki-lô-mét. Tư lệnh tập đoàn quân dã chiến số 6, thượng tướng Pao-luýt-xơ đã gửi điện vô tuyến khẩn về đại bản doanh của Hít-le xin phép được đánh phá vây với điều kiện hội quân ở phía Tây Nam và tin vào sự đồng ý của Hít-le, hắn đã ra lệnh cho tập đoàn quân của mình cũng như cho tập đoàn quân xe tăng số 4 phối thuộc chuẩn bị để rút từ phía sông Vôn-ga về hướng Rô-xtốp. Trong vòng mấy ngày, hai tập đoàn quân này vội vã đốt bỏ tất cả những gì không thể sử dụng được khi đánh phá vây-trang bị dự trữ về mùa hè của sĩ quan, những xe kéo, những ô tô bị bỏ lại bì thiếu nhiên liệu-phá hủy các kho tàng chứa những tài sản làm cho quân đội thêm cồng kềnh, thiêu hủy những giấy tờ về công tác tham mưu. Thông qua những phái viên do đích thân hắn cử đi, Hít-le am hiểu cặn kẽ tình hình quân đội ở đây, hắn dao động, do dự nhưng tin vào lời hứa của Gơ-rinh là sẽ lập cầu hàng không để tiếp tế cho Xta-lin mỗi ngày tới năm trăm tấn hàng, hắn đã gửi điện vô tuyến trả lời Pao-luýt-xơ ra lệnh không được rời bỏ Xta-lin-grát, giữ vững lối phòng ngự vòng tròn, đánh cho đến tên lính cuối cùng. Tiếp đó là một mệnh lệnh gửi tới bộ tham mưu của tập đoàn quân dã chiến số 6 nói về một chiến dịch với tên gọi bí mật là “Cơn dông mùa đông”, về việc chuẩn bị đánh giải vây, nghĩa là tập đoàn quân “Sông Đông” của chuẩn thống chế Man-sten sẽ đánh giải vây từ phía Cô-ten-ni-cô-vô và Toóc-mê-xin để ứng cứu đạo quân bị bao vây của Pao-luýt-xơ. Phối thuộc với tập đoàn quân của Man-sten giờ đây còn có tất cả các đơn vị đóng từ phía Nam trung lưu sông Đông tới các thảo nguyên ở A-xtơ-ra-khan, nghĩa là tới ba chục sư đoàn kể cả một sư đoàn cơ giới và sáu sư đoàn xe tăng được ném từ Đức, Pháp, Ba Lan và các khu vực khác của mặt trận tới. Quyết định giữ cho được Xta-lin-grát bằng bất kỳ giá nào đó của Hít-le đồng thời còn nhằm một mục đích chiến lược là bảo đảm cho đạo quân Đức ở phía Bắc Cáp-ca-dơ đang bị đe dọa đánh vu hồi rút về phía Rô-xtốp. Ngày 11 tháng Chạp, sau khi bàn bạc một lần nữa về tình hình ở vùng Xta-lin-grát, Hít-le đã hạ lệnh cho Man-sten đánh giải vây. Rạng sáng ngày 12 tháng Chạp, sau khi đã tạo ra một ưu thế số lượng là ba chọi một trên một dải đất hẹp dọc tuyến đường sắt Ti-khô-rê-xcơ-Cô-ten-ni-cô-vô-Xta-lin-grát, tư lệnh đạo quân xung kích đánh giải vây, thượng tướng Gôt dùng hai sư đoàn xe tăng với sự yểm trợ dày đặc của không quân giáng một đòn vào chỗ tiếp giáp giữa hai tập đoàn quân của phương diện quân Xta-lin-grát. Xe tăng của chúng đã chọc thủng vòng vây và tới ngày 15 tháng Chạp đã tới bờ sông Ác-xai và sau khi cường tập dòng sông này, trong ba ngày tiến công liên tục chúng đã tiến được bốn mươi ki-lô-mét về hướng Xta-lin-grát. Tình báo của ta đã bắt được những bức điện vô tuyến không viết bằng mật mã của Gôt gửi cho bộ tham mưu của Pao-luýt-xơ: “Hãy giữ vững. Sắp được giải thoát rồi. Chúng tôi sẽ tới!”. Tình hình ở phía Tây Nam trở nên cực kỳ phức tạp. Bị yếu sức đi do những trận đánh phòng ngự và tiến công trước đây, quân đội ta bị thương vong, khi rút lui đã ngoan cường bám giữ ác liệt từng điểm cao. Tất cả lực lượng dự trữ đã được đưa tới hướng chính, tuy nhiên điều đó cũng không thể thay đổi được tình hình một cách cơ bản đạo quân của thượng tướng Gôt được tăng cường them sư đoàn xe tăng số 17, tiếp tục tiến nhanh về phía Xta-lin-grát, về phía tập đoàn quân số 6 của Pao-luýt-xơ bị bao vây và đang từng giờ từng phút chờ đợi hiệu lệnh đánh phá vây để tiến ra hội quân với các sư đoàn xe tăng đến giải vây cho nó. Khi tập đoàn quân vừa mới thành lập của Bét-xô-nốp vừa đổ xuống phía Tây Bắc Xta-lin-grát thì tin tức dồn dập đưa tới nói tỉ mỉ về việc quân Đức đã bắt đầu phản công trên hướng Cô-ten-ni-cô-vô, về những trận đánh đẫm máu trên bờ sông Ác-xai. Cùng với tham mưu trưởng tập đoàn quân, thiếu tướng I-a-xen-cô, Bét-xô-nốp được triệu tập khẩn cấp tới dự cuộc họp Hội đồng quân sự phương diện quân, lúc ấy đại diện của Đại bản doanh cũng có mặt ở đây. Sau những báo cáo chi tiết của tư lệnh phương diện quân và các tư lệnh tập đoàn quân, ai cũng thấy rõ rằng không thể chối cãi được là số phận của phương diện quân Xta-lin-grát đang chịu đựng đòn tập kích chủ yếu, không đủ lực lượng để chống lại sức ép của Man-sten là kẻ có ưu thế về số lượng tại khu vực đột kích giải vây. Khi nghe báo cáo. Bét-xô-nốp im lặng và nghĩ rằng lúc này mà đưa tập đoàn quân của ông vào khu vực của phương diện quân sông Đông với nhiệm vụ đánh quỵ đạo quân của Pao-luýt-xơ bị siết chặt trong vòng vây thì sẽ là một hành động thiếu tính toán, một bước phiêu lưu trong lúc có nguy cơ đe dọa ở phía Nam. Và khi đại diện Đại bản doanh đề nghị với ông về việc rút tập đoàn quân được trang bị rất tốt của ông ra khỏi phương diện quân sông Đông và tập kết tại Tây Nam để chống lại đạo quân xung kích của Man-sten, ở đây số phận của chiến dịch sẽ được quyết định, ông đã sẵn sàng tán thành đề nghị đó trong thâm tâm, trùng trình một lát rồi trả lời rằng cho đến lúc này ông thấy không có giải pháp này khác. Nhưng sau khi trả lời như vậy, Bét-xô-nốp lập tức yêu cầu tăng cường cho tập đoàn quân còn chưa được thử lửa, chưa kinh qua chiến đấu của mình một quân đoàn xe tăng hoặc cơ giới. Thiếu tướng I-a-xen-cô thận trọng nhìn ông và Bét-xô-nốp nhận xét rằng tham mưu trưởng-mà ông còn ít hiểu biết-quá ư lo lắng trước nhiệm vụ mới mà tập đoàn quân phải đảm nhiệm, cái nhiệm vụ mà vị tư lệnh mới tới đã nhận một cách dễ dàng, dường như không thắc mắc gì. “Biết làm sao được, anh ấy cũng có cái lý của anh ấy”,-Bét-xô-nốp nghĩ. Đại diện Đại bản doanh trả lời rằng ông sẽ gọi điện ngay cho Xta-lin và hy vọng rằng đề nghị của Hội đồng quân sự về việc rút tập đoàn quân của Bét-xô-nốp ra khỏi phương diện quân sông Đông và chuyển nó tới khu vực Cô-ten-ni-cô-vô đang nguy kịch nhằm chặn đứng và đánh tan đạo quân của Man-sten đang trên đường tiến về phía Xta-lin-grát, sẽ được chấp nhận. Nghe thấy tiếng “đánh tan” giục giã Bét-xô-nốp nghĩ rằng ở giai đoạn đầu, thậm chí làm được việc “chặn đứng” quân địch cũng đã có nghĩa là thắng lợi rồi. Đại bản doanh đã tán thành ngay đề nghị đó và tập đoàn quân của Bét-xô-nốp hành quân cấp tốc, không dừng, không nghỉ từ phía Bắc xuống phía Nam, tới bờ sông Mư-scô-va-cái ranh giới tự nhiên cuối cùng, bên kia sông là những thảo nguyên phẳng lì chạy dài tới tận Xta-lin-grát mở rộng trước xe tăng của bọn Đức.