Dịch giả: Giang Hà
Chương 19

Mùa hè cứ vậy trôi đi. Tôi không nhớ rõ lắm nhưng chỉ biết đó là những ngày oi bức và báo chí chỉ nói toàn chiến thắng. Tôi rất khoẻ và hai chân hồi phục nhanh chóng cho nên ít lâu sau tôi có thể dùng gậy thay thế cho nạng, và đâu gối được uốn nắn ở Ospedale, bằng máy móc và tia tử ngoại trong một căn phòng đầy gương. Tôi đến bệnh viện mỗi tuần ba buổi chiều, và trên đường về tôi thường ghé lại quán giải khát để uống và đọc báo. Tôi không la cà trong thành phố mà chỉ ước ao trở về bệnh viện lúc ở quán ra. Tôi chỉ muốn một điều là gặp Catherine. Ngoài ra tôi tìm cách giết thì giờ. Tôi thường ngủ vào buổi sáng và b buổi trưa. Đôi khi tôi đi bộ và buổi chiều đến điều trị bằng máy. Đôi lúc tôi ghé câu lạc bộ Anh – Mỹ. Tôi ngồi vào chiếc ghế tựa lớn bọc da gần cửa sổ và đọc các tạp chí. Từ ngày tôi bỏ nạng, người ta không để Catherine đi chung với tôi nữa, vì nữ y tá đi cạnh thương binh mà bệnh trạng không cần phải có người trông nom thì khó coi. Bởi thế vào buổi chiều chúng tôi không được ở gần nhau lâu. Tuy nhiên, đôi khi chúng tôi cũng có thể cùng đi ăn nếu có cô Ferguson đi chung. Cuối cùng cô Van Campen nhận chúng tôi là bạn thân, vì Catherine giúp cô được vô số việc. Cô cho rằng Catherine xuất thân từ một gia đình tốt và điều này ảnh hưởng đến sự ưu ái của cô. Cô coi trọng vấn đề gia đình. Chính cô cũng xuất thân từ một gia đình rất nề nếp. Hơn nữa bệnh viện luôn luôn bận rộn làm cho cô không có thì giờ rảnh. Mùa hè oi bức quá. Ở Milan này tôi quen biết nhiều người nhưng tôi luôn luôn muốn trở về bệnh viện lúc chiều tàn. Ở mặt trận, chúng tôi đã tiến dọc theo Carso, chiêm được Kuk ở phía bên kia Plava và bắt đầu đánh chiếm các cao nguyên Bainsizza. Tình hình mặt trận phía Tây không được khả quan. Chiến tranh có vẻ kéo dài. Bấy giờ Mỹ vừa tham chiến nhưng tôi nghĩ phải mất cả năm mới huấn luyện đủ quân số thiện chiến. Năm tới cũng có thể tốt mà cũng có thể xấu. Ý dùng một số quân đáng kể. Tôi không thấy tình trạng này làm sao có thể tiêp tục được. Dù cho họ có chiếm được cao nguyên Bainsizza và đỉnh San-Grabrielle thì bọn Áo cũng còn bao nhiêu là dãy núi phía sau. Tôi đã có dịp thấy những dãy núi đó. Những đỉnh cao nhất đều ở phía sau. Chúng tôi đã chiếm xong Carso nhưng hãy còn nhiều đầm lầy ở cạnh bờ biển. Napoléon đã đuổi bọn Áo về phía đồng bằng và chắc chắn không tấn công chúng trên núi. Napoléon sẽ để cho chúng xuống đồng bằng rồi tấn công ở gần Vérona. Nhưng ở mặt trận phía Tây chưa có đánh nhau thật sự. Có lẽ bây giờ không thể thắng trận được nữa. Chiến tranh có thể kéo dài mãi mãi. Có thể đây là một cuộc chiến tranh trăm năm mới. Tôi để tờ báo lên quầy rồi rời khỏi câu lạc bộ. Tôi cẩn thận bước từng bước một xuống bậc thềm rồi đi dọc lên đường Manzoni. Trước khách sạn Gran Hotel, tôi gặp vợ chồng lão Meyers vừa ở trên xe ngựa bước xuống. Họ vừa đi xem đua ngựa về. Bà vợ to béo mặc toàn sa tanh đen. Riêng ông, đó là một ông già nhỏ bé râu bạc, chống gậy đi khệnh khạng.
- Xin chào, xin chào – bà bắt tay tôi.
- Chào bạn – ông Meyers nói.
- Đua ngựa thế nào?
- Tuyệt, thật tuyệt. Tôi trúng được ba con về nhất.
- Còn ông? – tôi hỏi ông Meyers.
- Cũng khá, tôi trúng được một.
- Tôi chả bao giờ biết nhà tôi đang làm gì. Ông ấy không bao giờ nói gì với tôi cả - Bà Meyers xen vào.
- Tốt, tốt lắm – ông Meyers nói. Ông trở nên thân mật – Anh phải đến đấy. – Khi ông ta nói chuyện với bạn, bạn có cảm tưởng như là ông ấy không nhìn thấy bạn hoặc giả lầm bạn với một người nào khác.
- Vâng – tôi đáp.
- Tôi sẽ đến bệnh viện thăm anh – bà Meyers nói – Tôi có một vài món quà dành cho các con. Các anh đều là con tôi cả đấy. Phải, đúng, các anh là những đứa con thân yêu của tôi.
- Họ sẽ vui mừng được bà đến thăm.
- Ỗ,các con yêu quý. Anh cũng thế, anh cũng là một trong những đứa con của tôi.
- Tôi xin kiếu từ ông bà.
- Bảo tôi có lời hỏi thăm các cậu con trai yêu quý của tôi nhé. Tôi sẽ mang đến cho họ nhiều quà. Tôi có kẹo ngon và bánh ngọt.
- Xin chào ông bà. Họ sẽ vui mừng vô hạn khi thấy bà.
- Chào anh – ông Meyers nói – Anh hãy đến tửu quán Galleria chơi. Anh biết bàn của chúng tôi chứ? Các buổi chiều chúng tôi đều có mặt tại đó.
Tôi trở ra đường cái. Tôi muốn mua một món gì ở Cova cho Catherine. Vào đến Cova, tôi mua một hộp kẹo sô cô la, trong khi cô bán hàng gói hộp kẹo, tôi vào quán rượu. Ở đó có hai người Anh và vài viên phi công. Tôi uống một ly Martini, trả tiền rồi đến quầy hàng lấy hộp kẹo xong tiếp tục đi về hướng bệnh viện. Trước quán rượu nhỏ bên đường đi Scala, có vài người tôi quen, viên phó lãnh sự, hai người học ca nhạc và Ettore Moretti, một người Ý ở San Francisco hiện đang phục vụ trong quân đội Ý. Tôi chạm ly với họ. Một trong hai ca sĩ là Ralph Simmons, mang biệt hiệu Enrico Delcrédo. Tôi không biết anh hát hay dở ra sao, nhưng anh luôn luôn có vẻ trịnh trọng, như sắp có một biến cố khủng khiếp xảy ra. Anh đã từng hát trong vở Tosca và thành công mỹ mãn.
- Có lẽ anh chưa bao giờ nghe tôi hát cả - anh bảo.
- Bao giờ anh sẽ hát ở đây?
- Mùa thu này tôi sẽ trình diễn tại Scala.
- Tôi đoán chắc họ sẽ ném ghế vào người anh – Ettore nói – Anh có nghe người ta kể chuyện hắn bị ném ghế ở Modena như thế nào chưa?
- Láo toét!
- Tôi nghe nói anh sắp được huy chương loại nào?
- Tôi không biết. Tôi cũng không biết là tôi sắp được huy chương.
- Anh sắp được rồi.
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Quyển 2 - Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Quyển 3 - Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Quyển 4 - Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Quyển 5 - Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương kết
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!8466_18.htm!!!Này các cô gái ở Cova phục anh sát đất đấy. Họ nghĩ anh đã giết hai trăm tên Áo và một mình anh chiếm được căn hầm. Tôi cam đoan với anh là tôi cũng phải hành động mới được ân thưởng.
    - Thế anh được bao nhiêu huy chương rồi Ettore? – Viên phó lãnh sự hỏi.
    - Hắn có đủ loại – Simmons nói – Chính vì hắn mà người ta gây chiến đấy.
    - Tôi đã được huy chương đồng hai lần và ba huy chương bạc – Ettore nói – Nhưng tôi chỉ được giấy chứng nhận có một cái thôi.
    - Thế còn những cái kia? – Simmons hỏi.
    - Bởi cuộc hành quân thất bại, - Ettore nói – Khi hành quân thất bại thì họ giữ lại tất cả các huy chương.
    - Thế anh đã bị thương bao nhiêu lần rồi, Ettore?
    - Ba lần bị thương nặng. Tôi bị ba vết thương. Đây thấy không? – hắn kéo tay áo lên. Nhưng vết thương là những cấp hiệu bằng bạc nằm song song với nhau trên nền đen, may đính vào vải ở tay áo dưới vai độ hai tấc.
    - Anh cũng có một rồi – Ettore bảo tôi – Trông oai lắm, tôi thích đeo cấp hiệu hơn huy chương. Anh cứ tin tôi đi, ông bạn già ạ, ba cái cũng đủ nói lên điều gì đấy. Người ta chỉ cho mình thêm một cái vì một vết thương khiến mình nằm bệnh viện mất ba tháng.
    - Anh bị thương ở đâu hả Ettore? – Viên phó lãnh sự hỏi.
    Ettore lật tay áo lên.
    - Đây này (hắn chỉ một vết sẹo đỏ nâu và bóng). Ở chân tôi đây, tôi không thể chỉ có các anh được vì tôi đang mang bít tất và ở bàn chân nũa.
    - Thế anh bị trúng gì? – Simmons hỏi.
    - Loại lựu đạn cầm tay. Ông biết thứ lựu đạn ấy chứ? – hắn quay sang hỏi tôi.
    - Biết.
    - Tôi biết bọn chó Áo ném – Ettore nói – Nó quật tôi ngã ra và tôi tưởng rằng mình đã chết ngay lúc đó, nhưng không việc gì. Tôi bắn tên chó đó một phát chết ngay tức khắc. Tôi luôn luôn mang súng trường để họ không biết tôi là sĩ quan.
    - Khi anh bắn, trông thằng ấy như thế nào? – Simmons hỏi.
    - Tôi chẳng biết, - Ettore đáp – Tôi bắn vào bụng nó, vì sợ nếu bắn vào đầu thì trật mất.
    - Anh ở cấp sĩ quan đã lâu chưa? – Tôi hỏi.
    - Hai năm. Tôi sắp lên đại uý. Còn anh ở cấp trung uý đã bao lâu rồi?
    - Độ ba năm.
    - Anh không lên đại uý được vì anh không biết tiếng Ý rành rọt – Ettore nói – Anh nói được nhưng đọc và viết không rành. Anh cần phải học tiếng Ý để có thể lên đại uý. Thế sao anh không gia nhập quân đội Mỹ?
    - Để xem.
    - Cầu trời tôi được lên đại uý. Này, Marc, lương đại uý được bao nhiêu thế?
    - Không biết chắc. Vào khoảng hai trăm rưởi đô la.
    - Chúa ơi, với hai trăm rưởi đô la đó tôi giải quyết được biết bao là việc. Này Fred, anh cần phải gia nhập quân đội Mỹ mới được, rồi anh tìm cách đưa tôi vào nhé?
    - Được rồi.
    - Tôi có thể chỉ huy một đại đội bằng tiếng Ý. Tôi cũng có thể chỉ huy bằng tiếng Anh dễ dàng.
    - Rồi anh sẽ được thăng đại tướng – Simmons nói.
    - Không, tôi không đủ tài sức để làm đại tướng. Một đại tướng cần phải biết nhiều chuyện. Các anh là những kẻ hay chế nhạo người khác. Các anh tưởng rằng chuyện chiến tranh là chơi sao. Đầu óc các anh không được làm đến chức cai hạng bét nữa.
    - Cám ơn Chúa, tôi không làm chức cai – Simmons nói.
    - Có thể một ngày kia các anh cũng phải làm nếu họ phạt tất cả các dân làm biếng như anh. Này, tôi muốn hai anh gia nhập vào trung đội của tôi. Marc nữa nhé, tôi sẽ cho anh làm lính hậu cần của tôi.
    Marc nói:
    - Này Ettore, anh có lòng tốt lắm, nhưng tôi e rằng anh là một tay quân phiệt.
    - Tôi muốn lên đến chức đại tá trước khi chiến tranh chấm dứt – Ettore bảo.
    - Nghĩa là nếu anh không chết trước.
    - Tôi không bị chết đâu – Hắn đưa tay sờ mấy ngôi sao đính ở cổ áo – Thấy tôi làm gì đây không? Chúng tôi thường sờ những ngôi sao này nếu có ai nói đến chết chóc.
    - Ta đi thôi Sim – Saunders vừa nói vừa đứng lên.
    - Ừ thì đi.
    - Chào các anh – Tôi bảo – Tôi cũng phải đi đây. Sáu giờ kém mười lăm rồi. Chào Ettore.
    - Chào Fred – Ettore nói – Anh nhận được huy chương bạc thì tuyệt lắm.
    - Vẫn chưa tiến hành.
    - Được mà Fred, tôi nghe bảo anh sẽ nhận được chẳng khó khăn gì.
    - Thôi chào anh – tôi bảo – Hãy giữ mình cẩn thận Ettore nhé.
    - Ô đừng lo cho tôi. Tôi không uống rượu và cũng không chạy quanh quẩn. Tôi không thích rượu cũng không thích gái. Tôi chọn cái gì tôi thích.
    - Chào anh – tôi bảo – Tôi rất vui khi anh lên đại uý.
    - Không phải tôi ngồi không để được lên chức. Tôi sẽ lập chiến công để xứng đáng được lên chức đại uý. Anh biết không, ba sao cùng với hai lưỡi gươm chéo nhau và hình vương miện chính là của tôi đó.
    - Chúc anh may mắn
    - Chúc anh cũng vậy. Bao giờ anh trở lại mặt trận?
    - Sắp rồi.
    - Thế thì mình sẽ gặp nhau ở đấy.
    - Chào anh.
    - Chào anh. Nên tránh những việc không may nhé.
    Tôi theo phố nhỏ dẫn ra một lối tắt về bệnh viện. Ettore hai mươi ba tuổi. Thưở bé anh ta được một người cậu ở San Francisco nuôi dưỡng. Khi chiến tranh bùng nổ thì anh ta đang thăm cha mẹ mình ở Torino. Anh có một người em gái cũng được gởi sang Mỹ sống chung với cậu anh. Năm nay cô ấy sắp tốt nghiệp trường sư phạm.
    Ettore thuộc loại người hùng và đánh gục bất cứ ai khi anh ta tiếp xúc. Catherine không chịu nổi hắn ta.
    - Chúng ta cũng biết nhiều tay anh hùng – nàng bảo – Nhưng thường thường họ điềm đạm hơn, anh nhỉ.
    - Anh không để ý đến hắn ta.
    - Em cũng chẳng cần để ý đến hắn ta làm gì, nếu hắn ta không quá tự phụ và không hiếu thắng. Ô, hiếu thắng đến một mức nào thôi.
    - Hắn ta cũng quấy rầy anh vậy.
    - Anh nói thế nghe đáng yêu lắm. Nhưng chuyện đó xá kể gì. Anh có thể hình dung hắn lúc ở mặt trận, nơi mà hắn có ích, nhưng đối với em, hắn tiêu biểu cho một hạng người mà em ghét nhất.
    - Anh hiểu.
    - Anh hiểu thê? Thật đáng yêu. Em đã cố hết sức để có chút tình cảm với hắn, nhưng đúng là một anh chàng đáng ghét, đáng ghét thật sự.
    - Hồi chiều này hắn bảo với bọn anh hắn sẽ lên chức đại uý.
    - Thế à? – Catherine bảo – Được vậy chắc hắn ta khoái lắm.
    - Thế em có thích anh được lên chức cao hơn không?
    - Không, anh yêu à. Em chỉ muốn anh có được một chức vừa đủ để được vào ăn ở những chỗ sang trọng mà thôi.
    - Thì đúng là cấp bậc của anh đó.
    - Câp bậc của anh như thế là tuyệt rồi. Em không cần anh phải lên chức cao. Điều đó có thể làm cho anh bốc lên. Này anh yêu, em vô cùng hài lòng vì anh không tự phụ. Cho dù anh có tự phụ, em cũng lấy anh, nhưng có một người chồng không tự phụ bao giờ cũng dễ thở hơn.
    Chúng tôi thì thầm cạnh nhau bên ngoài bao lơn. Trăng đáng lẽ đã lên rồi nhưng sương mù bao trùm thành phố nên không thấy được trăng. Chúng tôi đi vào trong nhà. Bên ngoài sương mù đã chuyển sang mưa. Mưa bắt đầu rơi nặng hạt trên mái nhà. Tôi trổi dậy xem cửa sổ thấp có bị mưa tạt vào không. Nhưng mưa không hắt vào nên tôi vẫn để cửa sổ mở.
    - Thế ban chiều anh còn gặp những ai nữa?
    - Ông bà Meyers.
    - Toàn những người kỳ lạ.
    - Đúng ra thì ông ta đang phải ngồi tù tại quê nhà ông ấy. Nhưng người ta lại thả ông ta ra để cho ông chết ở ngoài.
    - Và từ đó ông ta sống sung sướng tại Milan.
    - Sung sướng à? Anh không hiểu đến mức nào.
    - Nhưng em nghĩ phải sung sướng hơn trong tù chứ.
    - Bà Meyers sắp mang quà đến đây.
    - Bà ta thường mang đến những món quà rất đẹp. Thế bà ta có gọi anh là con yêu của bà không?
    - Một trong những người con yêu của bà.
    - Các anh là những người con yêu của bà. Bà ta rất thích những cậu con yêu đó. Lắng nghe mưa rơi kìa.
    - Mưa nặng hạt quá.
    - Và anh sẽ yêu em mãi mãi phải không anh?
    - Phải, đúng thế.
    - Và mưa rơi nặng hạt cũng không đáng ngại gì phải không?
    - Phải, đúng thế.
    - Vậy thì tốt lắm, bởi vì em sợ mưa.
    - Tại sao?
    Tôi buồn ngủ. Bên ngoài trời mưa to.
    - Em cũng không biết nữa, anh yêu ạ. Khi nào em cũng sợ trời mưa.
    - Còn anh thì thích mưa.
    - Em thích đi dạo dưới cơn mưa. Nhưng mưa có hại cho tình yêu.
    - Nhưng anh mãi mãi yêu em mà.
    - Còn em, em yêu anh, dù mưa, dù tuyết, dù bão, dù gì gì đi nữa.
    - Vậy à? Anh buồn ngủ quá.
    - Ngủ đi, anh yêu. Dù thế nào đi nữa, em vẫn yêu anh.
    - Thế thật tình em không sợ mưa chứ?
    - Không, nếu có anh bên em.
    - Sao em lại sợ mưa?
    - Em không biết nữa.
    - Nói cho anh nghe đi nào.
    - Đừng bắt em phải nói.
    - Nói cho anh nghe đi mà.
    - Không, đừng gặng hỏi em.
    - Nói cho anh nghe đi.
    - Thôi được, vì anh thích. Em sợ trời mưa vì đôi khi em thấy em chết trong mưa.
    - Không có đâu.
    - Và đôi khi em thấy chính anh cũng chết trong mưa.
    - Như thế họa may đúng hơn.
    - Không, không đúng, anh yêu. Anh không bao giờ chết cả, vì em biết em có thể che chở cho anh được yên ổn. Em biết là em có khả năng. Nhưng không có ai tự che chở cho mình được.
    - Thôi xin em, như thế đủ rồi. Anh không muốn nghe em nói chuyện huyễn hoặc và như một người điên đêm nay đâu. Chúng ta sẽ chẳng còn gần nhau được bao nhiêu lâu nữa.
    - Đúng thế, em huyễn hoặc và điên rồ thật. Mà thôi, em không nói chuyện dại dột nữa đâu.
    - Ừ, đúng là chuyện dại dột.
    - Chỉ toàn là chuyện vô lý nhảm nhí. Thôi, em không sợ mưa nữa đâu. Nhất định không sợ nữa. Trời ơi, ước ao sao đừng sợ mưa nữa.
    Nàng khóc nức nở. Tôi dỗ mãi nàng mới nín, nhưng bên ngoài trời vẫn mưa rả rích.


    Truyện Giã từ vũ khí ---~~~cungtacgia~~~---

    8 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy : Tumbleweed
    Nguồn: Tumbleweed
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 11 tháng 11 năm 2006

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--