Tuổi học trò hồn nhiên thơ ngây, tinh nghịch đáng yêu làm sao! Cái tuổi biết yêu biết giận hờn vu vơ, biết ngóng trông chờ đợi nhưng vẫn không mất đi ngôi thứ của mình. Thứ ba học trò – đã làm cho họ đã đáng yêu lại càng đáng yêu hơn. Và Mai Nguyễn, Uyển Nhi cũng không thoát khỏi quy luật này. Hai cô bé trẻ trung yêu đời như đôi chim sơn ca còn được tự do bay lượn trên bầu trời, chưa vướng bận hay gặp phải sóng gió cuộc đời. Nhìn hai cô bé tung tăng vui đùa bên nhau, mọi người thầm ao ước: “giá như thời gian quay trở lại để được hòa mình với tuổi hồn nhiên như hai cô bé kia…”Uyển Nhi là con gái rượu của một thương gia giàu có nổi tiếng nhất nhì ở đất Sài Gòn. Trong giới kinh doanh vàng bạc đá quý, ai mà không biết gia đình ông Lê Xuân Phát – ba của Lê Uyển Nhi. Khắp Sài Gòn, ở mỗi quận đếu có cơ sở kinh doanh thuộc quyền quản lý của ông. Nổi tiếng thành đạt, nhưng gia đình ông vẫn sống dung hòa, giản dị như bao người. Ông luôn lấy câu “Không ai giàu ba họ” ra để răn dạy các con mình. Nhờ đó mà Uyển Nhi thừa hưởng được đức tính ấy của ba mình. Không đẹp kiêu sa đài các như đóa hải đường, không rực rỡ quyến rũ như hồng nhung đỏ thắm, Uyển Nhi có nét đẹp “hoa đồng cỏ nội” của loài hoa trinh nữ dịu dàng, nhưng không kém phần gợi nhớ.Khác với bạn, Mai Nguyễn là cô học trò nghèo, gia đình phải chạy cơm ngày hai bữa. Lo cho cô học ở ngành sư phạm suốt bốn năm trời đã là vất vả khó khăn so với khả năng kinh tế gia đình. Nhưng được nhìn thấy kết quả học tập của con gái mình, mọi gian nan vất vả đều tan biến. Chồng chết, bà Phương Nga phải tần tảo sớm hôm lo cho con ăn học, bù lại Mai Nguyễn càng lớn càng giống mẹ thời còn con gái. Đó là niềm kiêu hãnh và hạnh phúc mà ông trời còn thương ban cho bà.Nhìn con gái chăm chỉ học hành, bà Phương Nga bước đến bên con, dịu dàng nói:− Nghỉ tay một chút đi con, mẹ có pha cho con ly sữa nóng nè.Đón ly sữa trên tay mẹ, Mai Nguyễn uống một ít cho vui lòng mẹ. Cô nói:− Con cám ơn mẹ. Mẹ lúc nào cũng chăm sóc con thật chu đáo, tận tình.− Bởi vì con là con của mẹ. bởi vì mẹ chỉ còn có con là người thân duy nhất trên đời. – Bà Phượng Nga trìu mến nói - Học gì thì cũng phải giữ gìn sức khỏe nghe con gái. Mẹ thấy hình như con ốm đi nhiều đấy.Maì Nguyễn cười duyên:− Tại mẹ quá lo lắng yêu thương con nên lúc nào mẹ cũng thấy con gầy. Thật ra, nhờ sự chăm sóc kỹ lưỡng của mẹ, con lên gần hai ký đấy. Mẹ xem, bộ đầm này, con mặc hơi chật so với lúc trước nhiều đấy.Như để chứng minh lời nói của mình, Mai Nguyễn đứng lên xoay vòng cho bà Phượng Nga ngắm. “Ôi dào! Nó càng lớn trông cành xinh đẹp, càng ra dáng thiếu nữ. Nó như phiên bản của mình ngày xưa. Mong rằng cuộc đời con sau này đừng bạc phận như mẹ”.− Mẹ! - Tiếng Mai Nguyễn kéo bà về thực tại - Mẹ nhìn con mà hồn mẹ để tận đâu ấy. Nãy giờ con gọi không biết bao lần mà mẹ có nghe đâu.− Ừ. Cho mẹ xin lỗi nhé. Nhìn con, mẹ lại nhớ về quá khứ - thời vàng son của người con gái mà mỗi người chúng ta chỉ có được một lần mà thôi.− Có phải con rất giống mẹ? – Mai Nguyễn nheo mắt hỏi, lòng rộn niềm hân hoan.− Phải, nếu không nói con là bản sao chính xác nhất. Nhưng con lại mang cá tính của ba - một cá tính cương trực, sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì lý tưởng, vì người thân và hơn hết là tấm lòng vị tha cao cả.− Một sự kết hợp hài hòa không chê vào đâu được, phải không mẹ? Con là “sản phẩm” tình yêu của ba mẹ, cho nên con phải hội đủ hai gen trội của mẹ lẫn ba. Bởi vì thế, ngày xưa, ba thường nói: nhìn con là thấy có mẹ trong đó. Và bây giờ mẹ cũng nói như thế mỗi khi nhớ ba.Ôm con gái vào lòng, bà Phượng Nga thì thầm:− Có con bên cạnh, nỗi nhớ về ba cũng vơi đi phần nào. Ông ấy ra đi quá đột ngột, để lại hai mẹ con ta trơ trọi trên thế gian này. Làm sao mẹ có thể quên ba con cho được khi mà khắp căn nhà này, đâu đâu cũng có bóng hình ông ấy.− Thì ra là thế. Bây giờ con mới hiểu. Mẹ chăm sóc con đặc biệt chẳng qua là mượn hình con để tưởng nhớ “người xưa” hén.Mai Nguyễn trêu mẹ khi cô biết mình đã vô tình khơi lại di vãng đau thương mà hai mẹ con cô cố chôn vùi theo lớp bụi thời gian.− Tổ cha cô! – Bà Phượng Nga mắng yêu con gái – Tôi già rồi, đâu phải như các cô còn trẻ, còn sức khỏe để mà yêu đương nồng nàn, tình tứ, hay nhớ nhung da diết ăn ngủ không yên, ngày nhớ đêm trông. Tình của tui là tình già, đâu sôi nổi, nhiệt huyết như cô đâu.− Tình cảm mẹ dành cho ba ngày xưa, bây giờ và mãi mãi về sau vẫn thế. Con biết, mẹ biết và cả ba ở dướì suối vàng cũng biết. Đã gọi là tình yêu thì thời xưa hay ngày nay đều vẫn như nhau vẫn nhớ nhung khắc khoải, vẫn yêu mến cho đến lạ thường… “người dưng khác họ” kia. Con biết, chính nhờ vào tình yêu mẹ dành cho ba, tình mẫu tử thiêng liêng mà mẹ đã vượt qua bao gian lao, cơ nhọc để nuôi con ăn học như ngày hôm nay. Con yêu và kính mẹ vô cùng, bởi nơi mẹ hội đủ những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. Con hãnh diện khi được làm con của mẹ và tự hứa với lòng mình sẽ noi theo mẹ. Mẹ là tấm gương soi sáng bước con đi.Nghe những lời con gái nói, lòng bà Phượng Nga ấm lại biết dường nào. Quả thật, không uổng công bà hy sinh cả đời vì chồng vì con.− Đờì mẹ thật diễm phúc biết bao khi gặp được ba con và có con trong cuộc đòi. Cho dù bây giờ được phép lựa chọn lại, mẹ vẫn không hối tiếc khi quyết định đi con đường này. Ba con là người chồng vẹn thủy tròn chung, hết lòng thương vợ yêu con. Mẹ lại có được con - một đứa con gái vẹn toàn không khiếm khuyết. Cho dù gia đình nghèo, mẹ vẫn thấy ngập tràn hạnh phúc, rộn vang tiếng cười.− Vâng, nhìn vào mắt mẹ, con biết mẹ là người đàn bà hạnh phúc nhất thế gian này.− Cái tính nịnh đầm giống ba cô quá đi. – Bà lại mắng yêu con gái.− “Con gái giống cha giàu ba họ” mà mẹ. – Mai Nguyễn toét miệng cười.Chợt nhớ điều gì, bà Phưong Nga quay qua hỏi con:− Mấy hôm nay, mẹ không thấy Uyển Nhi sang đây cùng học với con. Hay hai đứa giận hờn với nhau rồi?− Không có đâu mẹ, chúng con yêu thương nhau như ruột thịt, hiểu ý nhau từng cái nháy mắt, gật đầu thì làm gì có chuyện giận hờn nhau. Chắc tại nhỏ ấy bận việc gì đó mà chưa tiện ghé đấy.− Uyển Nhi là người tốt. Tuy gia đình thuộc giới thượng lưu, nhưng con bé không vì thế mà tỏ ra khinh người hay ăn xài xa hoa. – Bà Phương Nga nhận xét – Con bé lại hết lòng kính mẹ, quý bạn… Con có được người bạn thân như thế, mẹ rất yên lòng.− Lúc đầu kết bạn với nhỏ ấy, con không hề biết gia thế của nhỏ. Trông nhỏ thật giản dị, hòa đồng. Đến khi hai đứa xem nhau như tri kỷ, con mới hay người bạn thân của mình thuộc dòng dõi cao sang. Mẹ biết không? Nhỏ ấy sợ con buồn, sợ con nghĩ nhỏ coi khinh con che giấu thân thế nên nhỏ hết lời phân bày, nhưng con hiểu và cảm thông cho nhỏ. Từ ấy, cả hai xem như ruột thịt.− Uyển Nhi tuy có vẻ đẹp lộng lẫy, nhưng nhìn vào khuôn mặt ấy là thấy ngay nét duyên con gái, sự quyến rũ lôi cuốn lạ thường.− Thế còn con? Con gái mẹ như thế nào? – Mai Nguyễn tinh nghịch hỏi.Mỉm cười trước tính trẻ con của con mình, bà Phưong Nga đáp:− Con gái của mẹ thì nhất rồi, vừa đẹp lại vừa giỏi giang không chê vào đâu được. Cô giáo tương lai của mẹ hội đủ tiêu chuẩn để học trò noi theo. Hà! Ai có phước, tu được chín kiếp mới cưới con gái mẹ.− Mẹ! Mẹ nói kỳ quá. – Mai Nguyễn đỏ mặt thẹn thùng khi nghe mẹ nhắc đến chuyện tình cảm.− Cái gì mà kỳ. Con gái lớn lên phải lấy chồng, đó là lẽ đương nhiên. Huống chi con lại là hoa khôi của trường. Đừng nói với mẹ là con không có ai để ý đến hay con chưa vừa mắt một ai.− Sao mẹ lại khẳng định điều đó?− Bởi vì mẹ là mẹ của con. Những vui buồn của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, con không sao che giấu được mẹ, và cũng bởi vì những gì con đang đi, mẹ đã từng trải qua.− Mẹ thật tinh mắt và có kinh nghiệm… “đầy mình”, con xin bái phục. – Mai Nguyễn đùa – Con không thể giấu mẹ được nữa rồi.− Vậy là mẹ nói đúng? – Bà Phương Nga xác định – Con đã có người yêu? Khi nào dẫn về ra mắt mẹ đây, cô giáo?− Con và anh ấy quen nhau đã gần ba năm. Ảnh bây giờ là bác sĩ khoa ngoại nổi tiếng với danh hiệu “bàn tay vàng”. Những ca anh đứng mổ, tỉ lệ thành công chiếm rất cao. Con định đến khi nào thật tiện lợi sẽ dẫn về ra mắt mẹ.− Sao không phải là hiện tại mà phải đợi chờ ở tương lai? Dù có là tương lai gần đi nữa, con nên hiểu tâm trạng của người mẹ: lúc nào cũng lo lắng quan tâm đến các con ở bất cứ phương diện nào, nhất là tình cảm. Mẹ mong một ngày không xa, con sẽ thực hiện lời hứa với mẹ, được chứ con gái?− Vâng, con hứa.Bà Phương Nga mỉm cười hài lòng, chưa bao giờ Mai Nguyễn làm điều gì để bà buồn. Nhất nhất mọi việc, cô đều nghe lời bà, và bà Phương Nga không vì thế đem “thị uy” của mình ra buộc con gái tuân theo một cách thái quá. Hai mẹ con luôn tâm sự, trao đổi tâm tư tình cảm với nhau như những người bạn thực thụ. Chính vì thế mà Mai Nguyễn luôn bốc lộ lòng mình cũng như quan điểm sống. Họ vừa là hai mẹ con, vừa là hai người bạn tri kỷ của nhau.− Mai Nguyễn ơi! Mi có ở nhà không Mai Nguyễn? - Tiếng Uyển Nhi ngoài cửa vọng vào.− Trời đất! Mới nhắc mà đã đến rồi, linh ghê mẹ nhỉ. Mẹ để con trị tội cái con nhỏ này cho bớt “tiếng nói đi trước người”, mẹ nhé.Nói xong, không để bà Phương Nga phản ứng, cô “biến” nhanh như chú sóc.− Thưa mẹ, con mới đến. - Uyển Nhi chào bà Nga khi bước vào nhà.− Uyển Nhi đó là hả con? Ngồi đi! Sao lâu quá không qua thăm mẹ vậy?− Dạ, mấy ngày nay, gia đình con có việc riêng, nên không qua thăm mẹ và Mai Nguyễn được. Đừng giận con nghe mẹ.− Sao mẹ giận con gái ngoan của mẹ cho được, khi con đã nêu lý do chính đáng lại hết lòng hiếu thảo với mẹ.− Mai Nguyễn đi đâu không có nhà phải không mẹ?Bà Phưong Nga chưa kịp đáp thì bất ngờ, Uyển Nhi bị Mai Nguyễn đứng ở sau lưng chộp lấy hai vai làm cô bé giật mình.− Hú hồn hú vía! Mi chơi gì ác thế?− Cho nhỏ chừa cái tội nói mãi vẫn không chịu sửa. Con gái gì… chưa vô đến nhà đã nghe được tiếng. Nhỏ ở cách nhà ta trăm mét là ta đã biết nhỏ đến rồi. Người ta nói: “đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng…”− “Thì sang cả làng”, phải không mi?Uyển Nhi cướp lời bạn. Nói xong, cô cười thật tười để lộ hàm răng trắng và đều như bắp.− Hứ! Nhỏ nói ngang, ba làng nói không lại nữa. Mẹ đừng nhận nhỏ làm con nữa. Khi nào nhỏ biết lỗi và sửa thì hãy chấp nhận.− Mai Nguyễn nói đúng đó con. Không phải mẹ bênh nó mà bỏ rơi con. Uyển Nhi! Con nên nhớ, mẹ thương hai đứa như nhau, xem cả hai như là một. Mai Nguyễn nói thế cũng chỉ muốn con hoàn hảo hơn chứ không có ý gì.− Dạ, con hiểu điều đó. Cũng chỉ vì “giang sang dễ đổi, bản tính khó đời” nên con chưa sửa được. Mẹ đừng giận, con hứa tiếp thu và sửa đổi.− Hứa thì nhớ giữ lấy lời nghe nhỏ. Mẹ và ta không thích hứa cuội đâu.− Biết rồi mà. - Uyển Nhi trở lại bản tính hồn nhiên của mình - Mẹ ơi! Hôm nay con qua đây ăn “ké” cơm, mẹ nhé. Không hiểu sao ăn cơm ở nhà, con không thấy ngon chút nào cả. Chị bếp ở nhà nấu ăn thua mẹ xa. Làm như ở đây có sức thu hút, lôi cuốn ghê lắm vậy. Xa một chút là con đã nhớ rồi.− Nhỏ nịnh vừa vừa phải phải thôi, chừa chỗ cho ta nịnh với chứ. Nhỏ nhớ đây, nhớ mẹ, nhớ ta hay nhớ những món mẹ làm? – Mai Nguyễn trêu bạn.− Hi… hi… hi… chắc con nhớ tất cả quá. – Sà vào lòng bà Nga, cô tiếp – Nhưng nhớ nhất vẫn là mẹ, kế đó là món ăn mẹ nấu, rồi mới đến nhớ mi.− Đúng là nhỏ có âm mưu rõ rệt. Nhận mẹ ta làm mẹ, chẳng qua nhỏ muốn thưởng thức tài nghệ nấu ăn của mẹ chứ gì?− Thôi mà, mi không làm khó ta, mi không chịu nổi sao, Mai Nguyễn? Ta không hiểu sao anh chàng Trường Huy kia lại chịu đựng và nuông chiều nổi mi kia chứ.Chợt như nhớ ra điều gì, Uyển Nhi che mình lại, nhưng…− Bạn trai của Mai Nguyễn tên Trường Huy, phải không Uyển Nhi? – Bà Phưong Nga hỏi ánh mắt nhìn hai cô con gái dò xét.− Dạ… dạ… - Uyển Nhi ngập ngừng.− Còn gì nữa đâu mà nhỏ sợ sệt. Điều gì bí mật đều bị nhỏ bật mí cả rồi – Mai Nguyễn trách yêu bạn.− Ta nói thật hết nghe mi. - Uyển Nhi thì thầm vào tai bạn, rồi quay sang bà Phương Nga gật đầu xác nhận - Dạ, người yêu của Mai Nguyễn tên thật là Nguyện Trường Huy, là bác sĩ ra trường đã một năm, nhưng lại khá nổi tiếng nhờ vào bàn tay khéo léo trong các ca phẫu thuật. Hai người quen nhau cũng khá lâu rồi, thưa mẹ.− Vậy mà hai đứa cứ giấu mẹ hoài, định đến bao giờ mới chịu khai báo nếu như mẹ không bảo nói?− Dạ, tại Mai Nguyễn muốn con giữ kín chuyện cho đến khi được phép của nhỏ.− Con quá lắm đó nghe, Mai Nguyễn. – Bà Phương Nga mắng yêu con gái.− Mẹ mắng oan con rồi. Con chỉ sợ mẹ lo chuyện không đâu của con rồi sinh bệnh, con là người có lỗi. Hơn nữa, giữa con và anh Huy tuy có yêu nhau, nhưng nếu nói đến hai chữ “hôn nhân” thì còn quá xa. Con sợ “nói trước bước không qua”, nên…− Mẹ! - Uyển Nhi sợ bà Phương Nga giận, nên cố năn nỉ vào - Cả con cũng sợ bệnh tình mẹ tái phát, nên mới che giấu cho Mai Nguyễn. Nếu có trách, xin mẹ cứ la trách con đi, rồi bỏ qua tất cả. Mẹ đừng giận hai con, nghe mẹ.Bà Phương Nga vô cùng hạnh phúc khi bên cạnh bà luôn có sự quan tâm của hai cô con gái. Một là con ruột, còn một kia là con nuôi, nhưng cả hai đều dành cho bà tình cảm sâu nặng như nhau.− Mẹ đâu có giận chi hai con. Mẹ chỉ muốn nói với hai con rằng: mẹ không muốn hai con giấu mẹ bất cứ điều gì dù là nhỏ nhất. Nhà mình đơn chiếc, chúng ta phải cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Có như thế mới hiểu và gần nhau nhiều hơn, nỗi buồn được vơi đi và niềm vui được nhân gấp đôi. Các con hiểu ý mẹ chứ?− Dạ, cin xin nghe lời mẹ dạy.Quay sang Uyển Nhi, bà tiếp:− Thế còn con, cô gái cưng của mẹ? Con đã tìm cho mình ý trung quân nào chưa?− Mẹ ơi! Con “xí” lắm, không có ai thương con cả.− Đừng nói thế chứ con gái. Con là bông hoa lài luôn đem hương thơm đến cho mọi người. Con không xấu đâu. Nét duyên con gái của con cũng đã hớp hồn không ít chàng trai. Nhưng vì duyên nợ con chưa đến, nên con chưa tìm cho mình người trong mộng, rồi từ từ cũng sẽ có thôi. Hãy tin như thế. Hai con của mẹ, mỗi đứa một vẻ riêng, và mẹ chắc rằng, cả hai rồi cũng sẽ có được hạnh phúc của chính mình.Mai Nguyễn gật gù, tỏ vẻ hiểu biết. Còn Uyển Nhi, cô như đứa trẻ, cứ ôm lấy bà Phương Nga để được nuông chiều. Giờ đây bên cạnh bà, niềm vui được nhân lên và nỗi buồn dường như lắng dịu. Tất cả chìm đắm trong không gian tràn ngập hạnh phúc.