Dịch giả: Ngô Văn Phú & Lê Bầu
HỒI THỨ NHẤT
Vườn thượng uyển theo vua dạo chơi
Hồ Thái Dịch, tiến sĩ hùng biện

Truyền thuyết về Lưu Dung và Hòa Thân, mỗi người một kiểu, tuy chưa đến nỗi thâm thù, nhưng người này đối với người kia chẳng thú vị gì. Chẳng hề chơi với nhau, nhưng lại có mối ràng buộc, để sau này, mười năm cùng làm quan trong triều, người này đấu lại người kia; lúc giữa ban ngày, lúc trong âm thầm lặng lẽ; một đằng ''giữ thần, giúp dân, yêu đất nước'', một đằng ''lòng tham, tay nhuốm bẩn, thâm hiểm đầy'', cũng là do ''mỗi người một vẻ'' mà ra, càng ngày càng rõ.
Kỳ thi tiến sĩ vừa rồi, bởi Lưu Dung, tên có chữ Dung là bức thành đất(1) nên Đức Vua đánh xuống đứng thứ hai đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân. Vua Càn Long mở khoa thi xong, triều chính vô sự, nhân lúc xuân về hoa nở, đãi yến các ông nghè mới đỗ, liền hạ chỉ đến mồng 10 tháng 4, mở tiệc đãi các tiến sĩ tân khoa ở vườn Thượng Uyển
Đúng mồng 10 tháng tư, khi lui chầu, Càn Long đến vườn Thượng Uyển. Trong vườn, bá quan văn võ, các tiến sĩ tân khoa đang chầu chực, thấy Vua đến, đều nhất tề quỳ xuống, ba lần hô ''Vạn tuế''. Vua bước ra khỏi hiệu rồng, nhìn một lượt, chỉ thấy trước kiệu một đám đen ngòm những người là người, liền nghĩ lại rằng: ''Ta mới hé ra nửa lời, mà họ đã kéo đến đông thế. Ta chỉ muốn ban ân sủng đến đám tiến sĩ mới thôi, đám kia té nước theo mưa, chẳng qua một lũ ''ăn theo, uống theo'' thôi! Cái đám này có đến già một nửa! Nhưng chiếu vua đã ra, thu lại làm sao được, liền truyền rằng: ''Các tân khoa tiến sĩ hãy theo Trẫm đến vườn hoa, các người khác hãy dùng ở sân vườn nghỉ ngơi''. Mọi người tạ ân, mấy vị tiến sĩ mới theo vua tiến vào trong vườn.
Thực ra nhà vua là người rất thích chỗ ồn ào, náo nhiệt, sao hôm nay lại không thích tụ tập đông người? Vốn là người rất thích thơ phú, từ khúc, văn chương, muốn trong đám bề tôi mới toanh kia, hiện rõ tài hoa. Bữa nay lại là buổi đầu tiên gặp mặt các tân tiến sĩ, trước hết muốn lấy ân sủng để rõ tài đức, thứ hai là xem cái đức học của đám quan nghè trẻ này so với các bậc cựu thần, trời vực là bao? Với lại cái đám bề tôi cũ kla, vốn đã quen ăn chơi, cho dự chung làm gì, lúc nào cũng lăm le, cơ hội là bám theo vua, họ mà ùa theo đông như kiến, ban thưởng làm sao cho xuể, họ nào có chú ý đến chuyện đã già yếu, có học hoặc không có học, có tài hoặc không có tài! Nghe vua bảo dừng lại, họ đâu đã hết hào hứng, nhưng không dám đi theo, chỉ đưa mắt tìm xem chỗ nào có thể ngồi nghỉ.
Lại nói mấy vị tân khoa tiến sĩ, nghe nói đức vua muốn ban yến, mấy bữa nay vui mừng, ngủ không được, ăn không biết ngon. Bụng nghĩ: Hoàng thượng ban yến, hẳn là rôm rả, còn bây giờ trọ ở quán tồi, ăn cơm xoàng mãi, bao giờ mới thôi đây? Lần lần lữa lữa, lúc nào cũng nhắc đến ngày mồng 10 tháng 4! Bữa nay, trong vườn hoa, lại nghe đức vua chỉ cho đám tiến sĩ mới theo hầu, cao hứng thầm nghĩ: Đúng là, ''ơn trời vằng vặc, ân sủng càng thêm" vậy.
Mấy ông nghè này đều lần đầu mới đến kinh đô, đã bao giờ thấy vườn vua đâu. Bữa nay đuợc thăm, quả là, hoa thơm cỏ lạ khắp nơi, đình, gác, lầu, đài tranh sáng, nước hồ xanh trong, bờ liễu phơ phất; chim quý đua hót hay, cung nữ người nào cũng đẹp, khiến mấy ông tân khoa cứ ngây người, trố mắt. Thấy họ như thế nhà vua bất giác mỉm cười, chưa thử tài vội, dể họ dạo chơi. Thật là:
"Mấy chú trước nào biết vườn vua, nay hiện lù lù trước mắt!''
Nhà vua vừa đi, vừa cười nói, còn đám tiến sĩ tân khoa nín như gà ăn thóc. Nghe vua nói cười, họ rất hân hoan. Vua chợt nhìn thấy Lưu Dung, lung gù, đầu nhỏ,
liền nhân lấy Dung để đùa vui, liền hỏi: "Khanh..., vị quan này là....?" Lưu Dung xưa nay, diện mạo chẳng được như ai, nên không dám đi trước, giờ thấy nhà vua hỏi đến, liền vội chạy lên trước thưa: Tâu hoàng thượng, thần là Tân khoa nhị giáp tiến sĩ Lưu Dung!
Càn Long nghe, vui vẻ nói: Khanh là Lưu Dung?
“Chính là vi thần đây ạ!" - Lưu Dung vội trả lời.
- Hầy! Triều đình ta mở khoa thi lấy người giỏi, hướng về chọn nhân tài, thế mà lại chọn được một vị "tầm thường, vụng về" (2) liệu có là người vẩy bút, chữ đẹp như cắt hiện ra không?
Mọi người nghe đều cười ầm lên. Lưu Dung lòng dạ nhói đau, chẳng vui gì, nhưng đâu dám bộc lộ, miệng chỉ tâu: “Đó là ân điển của Hoàng thượng!".
Vua nhân đó liền bảo: - Lưu Dung, thế thì hãy nhân đó làm đầu đề, vịnh một bài thơ xem nào!
- Thần đâu dám
- Đùng nói đâu dám!
- Thần lĩnh chỉ!
Mọi người đều phụ họa: "Anh hãy làm đi, bất tất quá khiêm tốn!".
Lưu Dung vốn đang chẳng cao hứng gì, lại nghe vua bảo làm thơ, biết rằng vua lấy mình ra đùa thôi. Lại nghĩ: mình nào muốn khoe khoang, chẳng qua là họ hùa nhau trêu mình, thế thì không thể không làm. Liền cất tiếng ngâm:
Lưng gù cõng Trời, Đất,
Bụng chứa đầy kinh luân,
Mắt nhìn rõ trung, ninh,
Một bước đến thềm rồng.
Hết lòng vì Xã Tắc.
Nguyện đền đáp ơn vua,
Xấu xí mà tài lớn,
Hiền đức vốn dư thừa!
Nghe Lưu Dung ngâm xong, các ông nghè thảy đều kinh ngạc, cúi đầu đưa mắt nhìn vua. Nhà vua nghe rồi lòng rất ưng, lại nghĩ: "Ta chưa nói người là lưng gù, người đã tự nói ra rồi. Lại cho ta là nhìn mặt lấy tài. Thế thì ta gọi người là "Thằng gù”, xem ngươi ăn nói ra sao?" Nghĩ thế, vua cười, liền bảo:
- Thơ hay đấy! Nhưng Lưng Gù thì giảng như thế nào?
Lưu Dung đáp lại:
- Tâu "Lưng gù” là gù lưng ạ!
Càn Long lại hỏi:
- Thế gù lưng giảng ra sao?
- Xin Đúc vua tha tội, thần không biết ạ!
Càn Long nghe đoạn, cười lớn bảo: "Ái khanh, đó chính là Chàng Gù. Chẳng lẻ khanh không xúng đáng với mấy chữ ấy ư?”, nói rồi, vua cứ liên hồi bảo. "Lưu lưng gù? Lưu lưng gù!"
Mọi người nghe thấy đều cười vang.
Lưu Dung nghe hết, liền tiến lên một bước, khấu đầu ba cái, miệng thưa luôn: Tạ ơn Đức Vua, kẻ bầy tôi nhỏ mọn này quả là đáng với ba chữ ấy!
Đám người theo dõi cử chỉ của Lưu Dung hết sức ngạc nhiên. Càn Long thấy thế nói luôn:
- Khanh tạ ơn gì vậy?
- Lưu Dung này tạ ơn được phong là Chàng Gù!
Vua nói:
- Phong là Chàng Gù thì được cái việc gì?
- Được chứ ạ. Mỗi năm thần sẽ được hưởng lộc đến hơn vài vạn lạng bạc.
Chuyện gì thế này? Số là đời nhà Thanh đã định rõ, khi Đức vua, tuyên phong bằng miệng cho ai thì cứ mỗi chữ, mỗi năm được hưởng lộc một vạn lạng bạc. Vì thế mà Lưu Dung vội lên tạ ơn ngay. Khoảng niên hiệu Quang Tự, Tây Thái hậu sau này là người hưởng lộc cao nhất hàng năm, nghe nói riêng tiền son phấn của Tây Thái hậu đã tới mười sáu vạn lạng. Số tiền ấy, muốn rút cũng không nổi. Đó là vì nhà Thanh đã qui thành chế độ. Thái hậu đã được tuyên phong đến mười sáu chữ, đó là. "Từ Hi. Đoàn Hứa. Khang Hi. Chiêu Dự. Trang Thành. Thọ Cung. Khâm Hiến. Sùng Hi”. Mỗi chữ là một vạn lạng, mười sáu chữ là mười sáu vạn lạng.
Lưu Dung đã hai chữ "Chàng Gù” hẳn là mỗi năm phải được hai vạn lạng. Nhà vua thấy sự thể như thế, liền nghĩ. "Ta có tiền thì cũng đâu thưởng cho như thế!”
Liền cùng với Lưu tranh luận: "Lưu Dung, ta phong cho ngươi là chàng Gù, là chuyện khác, là nói đùa thôi!".
Lưu Dung nói:
- Muôn tâu, Vua đâu có nói giỡn, Bệ hạ bảo câu này không tính nếu câu này không được tính, thì những lời sau của Đức vua ai còn tin!
Vua nói:
- Tính!
Hoàng thượng đã nói "không tính trước rồi, sao làm ngược được!” “Tính" là tính đấy! Đến nhà vua mỗi năm bổng lộc cũng chỉ được vài vạn lạng, thế là từ đó bụng dạ vua không yên. Vua nghĩ, ta tưởng đùa gã, nào ngờ gã lại tính luôn thành tiền. Gã này cũng láu thật. Quả là không nên nhìn người qua vẻ bề ngoài!
Đám ngươi đi lên, rồi dùng từ một tòa nhà nhỏ nhìn thấy hồ Thái Dịch nước trong xanh, nhà vua quay lại nhìn Lưu Dung, nghĩ đến chuyện hai vạn lạng bạc, bụng nghĩ thế nào ta cũng tìm mọi cách xóa cái chuyện phong hai chữ Chàng Gù mới được. Giả dụ, mỗi năm hai vạn, mười năm hai mươi vạn, hắn sống đến một trăm, tám mươi tuổi, ta lấy tiền đâu mà trả. Trước mặt các quan rồi, biết làm sao! Nghĩ vậy Vua liền quay đầu lại gọi:
- Lưu Dung?
- Có thần!
- Vua bảo bầy tôi chết, bề tôi không chết thì sao?
Lưu Dung nói:
- Dạ, là bất trung ạ!
- Cha bảo con chết, con không chết thì sao?
- Thế là bất hiếu ạ!
- Đúng như vậy. Ta là vua, ngươi là bề tôi, ta bảo ngươi chết, người chết chứ?
Mọi người nghe, sợ thay cho Lưu Dung, trong lòng nghĩ đang lúc nhà vua cao hứng, đáng lý nên nhân đấy làm cho vua vui thêm, đằng này lại chẳng chịu nghe ra, mượn lời vua, với cái lợi vào mình, khiến đức vua nổi bực, nghĩ ra mẹo mới. Làm thế nào bây giờ. Nếu như vua cứ ban lời, thì anh chàng ắt là phải chết.
Lưu Dung nghe vua nói, nghĩ rằng: Hỏng rồi, xem ra hoàng thượng nói đùa mà làm thật. Chà, làm sao bây giờ! Không làm theo lời hoàng thượng ư! Cũng chết. Làm thì chết thật ư! Nhưng xem việc gì rồi cũng có sơ hở. Ta sẽ liệu cách.
Làm thế nào đây? Bảo ngươi chết, ngươi không chết thế là kháng chỉ không tuân, tội đáng chết. Nếu ngươi tuân chỉ thì sống sao nổi? Thế là dành cho Lưu Dung chỉ là hai chữ thôi. Lưu Dung đưa mắt thưa "Thần, hầu chỉ!".
Vua hỏi:
- Ngươi hầu chỉ, theo chỉ nào? Ta bảo ngươi chết thì đi mà chết đi!
Lưu Dung hỏi:
- Tâu, Bệ hạ bảo Dung chết, nhưng chưa nói chết như thế nào, xin ban chủ ý.
vua nghĩ: Dĩ nhiên là bảo người chết rồi, ban chủ ý thì ban, bèn bảo:
- Trước mặt là hồ Thái Dịch, sâu tới hơn một trượng, nhảy xuống mà chết. Ngươi nhảy đi!
- Thần lỉnh chỉ!
Nói đoạn, Lưu Dung săm săm tiến tới hồ.
Càn Long thật ra trong lòng không muốn bắt Lưu Dung chết, chỉ muốn dọa hắn một chút, để xóa chuyện hai vạn lạng bạc.
Lưu Dung đâu biết được ý đồ của vua, cứ tiến lên, đúng đến chỗ không bước thêm nổi nữa, đám tiến sĩ thấy Lưu Dung hăm hở, ai nấy đều sợ thay cho Lưu Dung đến chớm bên bờ hồ, thì lại không nhảy, chỉ nghiêng mình xuống hồ ba lần rồi quay lại, đến trước mặt Càn Long nói:
- Thần xin được dâng lại chiếu chỉ!
Nhà vua chun mũi lại bảo:
- Nhà ngươi giao chiếu chỉ nào vậy?
- Tâu, thần vừa định nhảy, dưới nước có một người ngăn lại, bảo cho hỏi vài câu, hỏi xong thì hãy nhảy!
Vua lấy làm lạ hỏi:
- Dưới nước có người ư! Ai vậy?
Dạ, là Khuất Nguyên ạ?
- Khuất Nguyên nói với ngươi điều gì? ông ấy nói với thần thế này: "Ta gặp hôn quân nên mới chết, ngươi gặp vua sáng suất nên quay lại!". Khuất Nguyên thấy vua mê tối, vô đạo, khiến ông phải nhảy  xuống nước mà chết, còn thần, Lưu Dung gặp được Người là minh chủ, thì chết làm gì! Do thế Dung này quay lại. Chủ thần là đức Càn Long, thần không chết, không chết đượcl
Hoàng thượng nói:
- Vậy là ngươi đừng chết! Ta bảo ngươi chết, hóa ra ta là vua mê tối ư! Thôi được, ta cho ngươi được sống.
Vua nghĩ: Hầy, xóa được chuyện phong hai chữ “Thằng gù”, đỡ tốn vài vạn lạng bạc, ta lại mang tiếng hôn quân ưl Nhất định phải nghĩ cách khác để xí xóa hai vạn lạng này!
Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm.
Vì thế, đám tiến sĩ, vừa mới thăm vườn hào hứng đôi chút, giờ không dám hí hửng thêm, chỉ cung cúc theo vua, đến Ngũ Long Đình, xem khu Tiểu Tây Thiên, rồi đến Lầu Vạn Phật. Vừa đến cửa, thấy hai chậu Mã lan, nhà vua chợt nghĩ ra điều gì, có thể nhằm chỗ yếu của Lưu Dung, lấy tay chỉ vào hỏi:
- Lưu ái khanh, hai chậu này là cây gì vậy?
Lưu Dung thuận miệng đáp luôn đó là Mã Lan. Hoàng thượng lại vặn hỏi thêm: Thế nào gọi là Mã Lan?
Đối với các quan, trả lời thô dụng là bị phạt bổng, nhân đó là xí xóa hai chữ phong "Chàng Gù”, hai vạn lạng coi như không có! Lưu Dung nhanh trí, lấy tay chỉ luôn một chậu Mã Lan nói:
- Tâu như chậu này là Vạn niên thanh, mùa nào cũng đẹp cả!
- Lưu Khanh, sao lại gọi là chậu vạn niên Thanh?
Lưu Dung nói:
- Tâu, thần nghĩ đó là Đại Thanh giang sơn nhất thống, do đó gọi là "nhất thống" (một chậu) vạn niên Thanh (3).
Nhà vua nghe quả là thích thú, liền tỏ lời vỗ về, khen là khá.
Càn Long có một chiếc vuốt đeo ở đầu ngón tay cái, là một đồ tiến cống của phương tây, vô giá. Vua liền nói:
- Chuyện nhất thống vạn niên thanh giỏi đấy! Lưu Dung Trẫm thưởng cho ngươi chiếc vuốt này?
Vua nói xong, liền rút trao cho Lưu Dung. Thực ra, vua nào có thực tâm thương đâu, nếu vua trao cho Lưu Dung cầm lấy đeo vào, là mắc tội khi quân. Ta là vua, ngươi là bề tôi, dù là cái của ta rút ra trao, ngươi dám đeo ư! Tội khi quân đấy. Dẫu không bị giết thì chuyện phong hai chữ "Chàng gù” coi như xí xóa. Lưu Dung biết thừa, chỉ nói: "Thần xin cảm tạ ơn vua!".
- Chỉ tạ ơn thôi ư! Ngươi đeo vào đi!
Lưu Dung nói:
- Dạ thần đâu dám.
Vua nói:
- Không đeo, hay là ngươi chê! Nếu ngươi nói không thích, tức là kháng chỉ, không có hai vạn lạng bạc nữa đâu!
Lưu Dung chỉ nói:
- Đức Vạn Tuế thưởng cho thần, thần đâu dám không nhận.
- Nhận, sao ngươi không đeo.
- Tâu, nếu đeo vào thì mắc tội khi quân, không đeo tức là kháng chỉ, không kính vua!
Vua nghĩ, hắn bảo ta nói ỡm ờ đây, liền bảo:
- Thế bây giờ ngươi định thế nào?
- Bệ hạ tặng thần chiếc vuốt này, thần không dám đeo, thần xin được đưa cho người hầu theo thần, xin được đem về quê tại huyện Gia Thành, phủ Thanh Châu, tỉnh Son Đông, dâng lên thờ tổ tiên thần.
- Được!
Chuyện chiếc vuốt thế là qua. Chả còn cách gì. Vua tôi lại cùng dạo bước, tiến tới điện Phật. Đám người đi theo chẳng ai nói năng gì. Lưu Dung thì mồ hôi dầm trán, bụng nghĩ: Không biết vua còn thử chuyện gì nữa đây. Vào đại điện, chỉ thấy một pho tượng lớn, một vị A di đà bụng rất to. Vua hất đầu chỉ tay nói:
- Lưu ái khanh, pho tượng này là vị phật nào?
Lưu Dung xuýt nữa thì buộc miệng thưa là Phật A Di Đà bụng to, sợ vua lại vặn hỏi. Phật là Phật, sao dám bảo là A di đà to bụng. Làm quan to mà ăn nói thô lỗ, ắt bị phạt giáng cấp. Hai chữ phong “Chàng gù" coi như xí xóa: hai vạn lạng bạc mất toi và chiếc vuốt quý cũng phải trả lại.
Biết vậy, Lưu Dung chạy lên thưa: "Đức vua hỏi đến, thần xin tâu đây là vị Phật Vui ạ!".
Câu trả lời thật đúng, vị Phật kia chẳng toét miệng đang cười là gì? Vua tuy thấy Lưu Dung trả lời rất giỏi xong lại hỏi thêm một câu: "Sao ông ấy lại cười, cười trẫm ư?".
“Sao? Phật thấy Phật cười ư?” Vua nói đoạn liền đi đến bên, kéo Lưu Dung đối mặt với Phật, rồi nói: Lưu ái khanh, Phật thấy người cũng cười đấy!
Trả lời được câu này quả rắc rối, nếu như Lưu Dung thuận miệng nói theo: Vâng Phật thấy, Phật cười, thì ông cũng giống như vua ư! Lại tội khi quân. Mọi thứ thu hồi tất, đẩy ra chém ở trước cửa Ngọ Môn, chuyện phong hai chữ "Chàng gù” cũng xí xóa. Người chết ngoẻo rồi, tiền cấp cho ai. Lưu Dung đảo mắt, vội thưa: Tâu, Phật cười thần không chịu sửa đạo, còn Phật nhìn thấy bệ hạ mà cười tức là Phật thấy “Phật" mà vui, để nghênh giá. Phật thấy thần cười là muốn bảo rằng người bên là Hoàng thượng, đứng bên để làm gì? Ngốc thế? Sao không biết lễ? Thế là Phật cười thần không chịu sửa đạo thần tử, ông ấy cười là nhạo thần đấy ạ!
Vua nghe nói thế rất vui, liền bảo: “Lưu ái Khanh, một quãng đường quả là bao khó khăn cho Khanh đấy nhỉ! Nếu như Ngươi tài trí hơn người, ta phải xem việc người đỗ nhị giáp tiến sĩ có uẩn khúc gì không?” Mọi người thấy vua vui vẻ, lòng cũng nhẹ nhõm.
Cuộc dạo chơi vườn Thượng Uyển của Lưu Dung chấn động cả kinh thành.
Chú Thích:
 Ý nói khiêm tốn lại gần dân dã, nên vua Càn Long đánh tụt hạng.
(2) Chỗ này Càn xong chơi chữ bởi chữ Dung (bức thành đất) đồng âm với Dung là tầm thường, vụng về.
(3) chỗ này chơi chữ Đại Thanh nhất thống, ca ngợi nhà Thanh nhất thống (thâu tóm) cả thiên hạ, nhưng chữ nhất thống còn có ý nghĩa là một chậu.