hi viết lịch sử một cuộc chiến tranh, cần phải dành một phần lớn cho khía cạnh nhân bản, cho những tình cảm đam mê khích động người chiến binh, và cho cảnh trí chung quanh cuộc chiến ấy. Sự miêu tả này có thể được giảm thiếu tối đa nếu tấn thảm kịch xảy ra tại một nơi gần chỗ chúng ta và trong một quá khứ gần gũi với chúng ta. Rõ ràng là ta có thể kể lại cuộc chiến trên đất Pháp bằng cách chỉ chú trọng đến sự kiện mà thôi bởi vì các nhân vật và khung cảnh, trong đó cuộc chiến xảy ra quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng trái lại nếu cuộc chiến tranh ấy xảy ra tại một nơi xa lắc, trên một đại dương bao phủ gần hai phần ba quả địa cầu và giữa các phe đối nghịch mà cách sống, nhân dáng và phong thái đều hoặc là khác biệt hoặc là không dính líu gì đến cách sống, phong thái hay nhân sáng của chúng ta, thì một bản tường trình các sự kiện cho dù được trình bày khéo léo đến đâu chăng nữa, cũng không có ý nghĩa gì cả. Làm như thế là bắt buộc độc giả phải không ngừng cố gắng vị trí hóa trong không gian, các địa điểm mang những địa danh man dại, mà sự phân tán trên bản đồ lên đến mức có thể làm sửng sốt cả trí tưởng tượng. Làm sao độc giả có thể thích thú theo dõi được các trận đánh rải rác cách nhau hàng ngàn cây số mà không liên hệ gì với nhau và không có mục đích rõ rệt? Làm sao co thể bắt độc giả khu vị vào không gian và thời gian những cuộc điều động các lực lượng không, hải và lục quân mà thời gian kéo dài hàng tháng không nhất thiết luôn luôn phù hợp với nhau và không có vẻ gì là hữu ích cho độc giả? Cũng như nhân vật Avare của Molière, độc giả sẽ dễ dàng tự hỏi những cái nhà ông ấy nhúng tay vào việc này để làm gì nhỉ? Để tránh cho độc giả khỏi thường phải vun đắp mãi vào cái dấu hỏi này, cần phải cung cấp cho độc giả vài điểm soi sáng và vị trí hóa các biến cố trong khung cảnh lịch sử và chính trị của chúng. Vấn đề đầu tiên mà độc giả sẽ đặt ra là vấn đề sau: tại sao, trong mùa đông năm 1941 ấy, lúc chiến tranh đang tàn phá Âu châu, Nhật Bản lại từ bỏ một chủ trương trung lập vốn rất có thể đảm bảo cho xứ ấy một sự hội nhập vĩnh viễn trong mối tương quan hòa nhịp với các đại cường mà không phải đánh chác gì cả? Ta nên nhắc lại cho độc giả rõ là Quốc gia này vốn đã hoàn tất một công cuộc canh tân chưa từng có trong lịch sử trong vòng 50 năm, đã cho rằng mình là nạn nhân của một bao vây kinh tế, chính trị và quân sự, một cảm nghĩ bị mặc cảm chủng tộc làm trầm trọng thêm. Nhật Bản đã thử phá vỡ vòng vây ấy bằng một kế hoạch bành trướng tại Mãn Châu và Trung hoa, nhưng sau chiến thắng sáng chói, quân Nhật bị sa lầy năm 1939 tại ngã tư các đường giao thông. Quân đội ấy đã thiệt mấy 500.000 người và một số vật liệu khổng lồ để chiếm tài nguyên của bốn tỉnh mà cuộc chiến tranh du kích liên tục đã ngăn cảm mọi sự khai thác. Chỉ có các quần đảo Đông Nam Á châu là có thể cung cấp cho Nhật các nguyên liệu cần thiết cho 72 triệu dân đang bị ngộp thở trên một mảnh đất nghèo nàn và nhỏ thua một phần tư lãnh thổ nước Pháp. Vậy thì vũ trụ đồng thịnh vương của Đại Á Châu đặt dưới quyền giám hộ của Nhật, đối với các nhân vật chính trị và quân sự của vương quốc Mikado, có vẻ là con đường chiến thắng duy nhất của các dân tộc Viễn Đông. Vũ trụ đồng thịnh vượng này đã bắt đầu được hình thành trong thời gian giữa hai cuộc thế chiến bằng các cuộc thương thuyết theo đường lối ngoại giao tại khu vực trung ương Thái Bình Dương. Nhưng nếu việc đặt chân lên các quần đảo hoang vu kết thành chuỗi trên đại dương mênh mông là chuyện dễ dàng, thì sự bành trướng đến các quần đảo lớn về phía Nam đang bị các cường quốc Tây phương kiểm soát chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạnh. Chính vì nhắm vào viễn ảnh không thể tránh được đó mà Bộ tham mưu Hải quân Nhật đã bí mật phát triển hạm đội chiến thằng bằng cách cấp cho nó - mà không cần đếm xỉa gì đến các hiệp ước - những thiết giáp hạm hùng mạnh nhất thế giới và một hạm đội liên hợp độc nhất vô nhị, chủ yếu là gồm các hàng không mẫu hạm. Năm 1939, khi sự thất bại ở Trung Hoa bắt buộc Nhật Bản tính đến chuyện dùng vũ lực đánh chiếm thuộc đt cách bất chợt và tiến qua các vũng bùn lầy, với bộ quân phục kaki của không lực hải quân. Các phi hành đoàn tập họp trên phi trường, những người không bao giờ tưởng tượng ra ông trong hình dáng nào khác hơn là trong bộ quân phục trắng tinh tua tủa dây biểu chương, đã xúc động sâu xa khi thấy vị chỉ huy tối cao cũng chia sẻ những hiểm nguy giống như họ, chịu đựng cùng thời tiết xấu trong cùng bộ quân phục như họ. Tất cả những người ra đi chiến đấu đều cảm thấy ấm lòng. Khi cuộc oanh kích sau cùng chấm dứt, Đô đốc nghiên cứu báo cáo của các đơn vị trưởng. Kết quả dường như rất thuận lợi: 1 tuần dương, 2 khu trục và 25 hải vận hạm bị đánh chìm, 150 phi cơ bị hạ. Không phải là không nghi ngờ các sự ước lượng ấy quá lạc quan, ông giao hoàn lại các phi công về với các mẫu hạm của họ rồi bắt đầu một vòng thanh sát mới khắp các căn cứ trong vùng chiến đấu. Ông nhìn tương lại với sự yên tâm. Ông có trong tay bốn mẫu hạm nặng, hai mẫu hạm nhẹ tương trưng một tổng số 400 phi cơ, 190 phi cơ thuộc không đoàn 2 đặt căn cứ tại Kavieng (tân-Irlande) vfa tại Bum (Bougainuille) và 300 phi cơ của lục quân được phân phối trên các phi trường khác. Hải đoàn mẫu hạm thứ nhất do Phó đô đốc Ozawa, người đã từng được tôn vinh tại Mã Lai, chỉ huy, hải đoàn thứ 2 do Phó đô đốc Kusaka, một trong các phi công danh tiếng nhất của không lực hải quân. Với các thiết giáp hạm Yamato và Musachi hậu vệ và chừng mười lăm tuần dương hạm cùng bốn mươi khu trục hạm, hạm đội liên hợp vượt hẳn hạm đội của Halsey đến mức độ chiến thắng trong một cuộc đụng độ ctoàn diện là điều không thể còn nghi ngờ gì nữa. Tất cả vấn đề bây giờ là làm sao khiêu khích nó. Ngày 18 tháng 4 năm 1943, lúc 6 giờ sáng Đô đốc Yamamoto bước lên một oanh tạc cơ hai máy Mitsubishi với ba trong số các sĩ quan của ông. Đô đốc Ugaki, Tham mưu trưởng của ông, bước lên chiếc thứ hai cùng loại. Cuộc viếng thăm đầu tiên của ông sẽ dành cho tướng Hyakudaté, Tư lệnh Lộ quân 17, vừa rời khởi Rabaul để đến đặt bản doanh ở căn cứ tiền phương Buin tại Bougainville; nhưng ông đã dự liệu dừng chân trên hòn đảo nhro Ballale nơi đặt ban chỉ huy của hải đoàn mẫu hạm thứ hai. Các giới chức chỉ huy liên hệ đã báo trước bằng một công điện mã hóa ghi rõ giờ đến của các phi cơ. Sau khi cất cánh từ Rabaul và được chín khu trục cơ hộ tống, các oanh tạc cơ bay vòng miệng núi lửa bao quanh vịnh và hướng thẳng đến Bougainville. Các điều kiện phi hành đều rất tôt đẹp và các đỉnh núi xanh có sương mù bao phủ trên chóp đã bắt đầu hiện rõ. Đến 7 giờ 15 phút, các oanh tạc cơ bắt đầu giảm cao độ để tiến gần đến bờ biển và bay trên rừng rậm ở cao độ 600 thước trong khi các khu trục cơ vẫn giữ cao độ cũ. Đúng 7 giờ 30, tức là còn cách Ballade 15 phút bay, một trong các khu trục cơ hộ tống vừa trông thấy một toán phi cơ P.38 bay trên đầu, nên muốn báo hiệu cho Đô đốc càng sớm càng hay. Hành động này được các phi công oanh tạc cơ giải thích như là một sự thông báo cần hạ thấp xuống hầu đê trống xạ trường cho các khu trục cơ, và cả hai chiếc oanh tạc cơ đều chúi xuống thấp về phía rừng già. Nỗ lực điều động máy bay của họ vô ích. Nhờ có tốc độ cực lớn khi đâm bổ xuống các phi cơ P.38 bỏ xa dần các khu trục cơ Nhật và lao vào các oanh tạc cơ xả súng bắn ác liệt. Chiếc phi cơ của Đô đốc là chiếc bị trúng đạn đầu tiên và rơi tan tành xuống rừng già sau khi bốc cháy. Chiếc oanh tạc cơ thứ hai lái vòng ra biển cũng bị rượt kịp và bị bắn rơi xuống biển. Các phi cơ tuần thám bờ biển hấp tấp bay đến phía chiếc oanh tạc cơ đã chìm mất một nửa và kéo ra được Đô đốc Ugaki vốn bị thương rất nặng. Nhờ chỉ dẫn của các khu trục cơ, xác chiếc phi cơ của Yamamoto được đánh dấu và một đoàn quân thám sát vạch được một lối đi cho đến đó. Hai phần ba phi cơ bị cháy ra tro, nhưng chiếc ghế của Đô đốc bị văng ra xa khi phi cơ chạm đất. Xác ông có vẻ gần như nguyên vẹn và ông còn nắm chặt đuôi kiếm trong tay. Bốn sĩ quan tùy tùng của ông chỉ còn lại các mảnh vụn không nhận diện được. Viên bác sĩ khám nghiệm xác Đô đốc khám phá thấy các vết đạn trong đó có một viên trúng và tạo ra cái chết tức thời. Xác Yamamoto được đưa về Buin để hỏa thiêu tại đấy. Tro tàn của người anh hùng Trân Châu Cảng được để trong một bình đựng di hài đặt trên một nấm mộ nhỏ kế cạnh bộ chỉ huy. Tin tức về tai họa này không thể nào giữ bí mật được lâu. Nó tạo ra một nỗi kinh hoàng vô bờ bến tại Nhật Bản. Dân chúng vốn bị giấu kín về cuộc thảm bại tại Midway, vốn luôn luôn coi Yamamoto như một vị Tư lệnh không thể nào bị thua trận. Chắc chắn là niềm tin ấy không có gì sai lầm cả bởi vì sự thất bại này đã lệ thuộc vào một sự tình cờ có thể nói là kỳ diệu của các điều do máy Magic khám phá. Tại Hoa Kỳ, tin loan báo cái chết bị thảm của vị Tổng tư lệnh quân Nhật gây ra cả một cơn vui sướng bùng nổ thật sự. Rốt cuộc rồi Đáng to&a được nền chính trị của xứ ông trong suốt cuộc chiến tranh ấy là vì ông đã nhân cách hóa mình đúng y như người Mỹ điển hình. Ông để ra một nửa thì giờ để dò dẫm dư luận và mở các cuộc tiếp xúc liên miên tại phòng khách hình trái soan trứ danh của tòa Bạch Ốc mọi khuynh hướng chính trị và từ mọi tầng lớp xã hội. Một vài quyết định chiến lược không áp đặt trên bình diện quân sự, có lẽ đã được hình thành tiếp theo sau những cuộc tham khảo rộng rãi mà một phần không khác gì các cuộc trưng cầu dân ý. Quyết định quan trọng nhất trong số đó, “Germany First” (Đức quốc trước đã), đã không được hình thành do ảnh hưởng thuyết phục của Winston Churchill. Mặc cho sự lăng nhục tại ttc, Mỹ quốc vẫn bị ám ảnh bởi bóng ma của sự tiêu diệt các nền dân chủ Âu châu, một sự tiêu diệt mà hậu quả là đưa kẻ thù Quốc Xã ở phía Đông đến quá gần bờ biển Hiệp chủng quốc hơn là các địch thủ da vàng ở phía tây nhiều. Mỹ quốc hy vọng tránh được một cuộc chiến thắng của Đức bằng cách cung cấp cho Anh quốc và Nga Sô bất kỳ bao nhiêu chiến cụ được đòi hỏi, nhưng khi các biến cố đã đẩy Mỹ quốc vào cuộc chiến tranh, xứ này lại bằng lòng ưu tiên khu trừ mối hiểm nguy này trước hết. Roosevelt lại càng có nhiều công đức hơn nếu tuân theo áp lực chính trị này, khi mà nhiều người trong số cố vấn quân sự của ông lại có ý kiến trái ngược lại. Đặc biệt là Hải quân, một binh chủng mà sự tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương đã làm ô nhục tận cùng của linh hồn, đã đòi hỏi bằng tất cả mọi quyền hạn rằng người ta phải cho mọi phương tiện để phục thù sự mạo phạm. Vốn là người từng nắm giữ ghế Bộ trưởng Hải quân rất lâu, Roosevelt yêu thích thủy quân và chiến hạm. Tham mưu trưởng nhân viên của ông Leahy, là một Đô đốc. Chắc chắn là ông rất khổ tâm nếu biếm trích xuống hàng thứ yếu, công cuộc tái tạo hạm đội này, một hạm đội mà ông yêu mến nhất đời và sự tái lập ưu thế trên Thái Bình Dương mà cho đến lúc đó, vốn là một trong các trục chính thuộc chính sách của ông. Có lẽ chưa bao giờ ông phải lấy một quyết định đau đớn như vậy nếu không phải vì ông thấy nó đáp ứng đúng với ý nguyện sâu xa của đồng bào. Độc giả có lẽ sẽ phán đoán rằng dưới ánh sáng của các biến cố mà chúng tôi sẽ kể lại, thì quyết định này không hoàn toàn vững chắc hay ít ra nó cũng không chấp nhận một vài biện pháp tạm thời. Chúng ta hãy nhắc lại rằng vạch các lỗi lầm của một người đánh bài khi ta đứng ngoài nhìn vào thì bao giờ cũng là việc dễ dàng cả. Chúng ta đành nói rằng, dù tốt hay xấu, giải pháp “Germany First” đã tạo ra một sự vận hành đứt đoạn cho công cuộc điều khiển các cuộc hành quân trên Thái Bình Dương. Chúng ta sẽ cố gắng lưu tâm đến những biến cố phức tạp để giải thích những sự do dự và chậm trễ đánh dấu diễn tiến của cuộc chiến. Trong cuộc tiến quân của Nhật tháng 12 năm 1941, Hải quân Mỹ đã chịu những thất bại não lòng. Tại Trân Châu Cảng, hạm đội Thái Bình Dương của Đô đốc Kimmel đã mất gần như toàn diện các thiết giáp hạm của mình. Tại Phi Luật Tân, hạm đội Á châu của Đô đốc Hart đã phải chạy trốn mãi tận Úc châu. “Chỉ có đạo quân của Tướng Douglas Mac Arthur gồm có 80.000 binh sĩ Phi Luật Tân và 28.000 quân Mỹ là còn cố chống cự lại quân xâm lăng bằng cách rút lui về bán đảo Bataan, phía bắc Vịnh Manile. Ông tướng vẫn ở lại lãnh đạo binh sĩ vừa kêu ca om sòm - giống y như Paul Reynaud năm 1940 - xin quân tăng viện mà Tổng thống Mỹ không có phương tiện lẫn không muốn gửi cho ông. Mac Arthur lại càng tức tối hơn vì sự bỏ rơi này khi ông là Tổng tư lệnh của quân đội xứ Liên hiệp Phi Luật Tân từ nhiều năm qua và khi mà sự tái hội nhập vào quân đội Mỹ của ông chỉ mới được có vài tháng. Từ sự kiện này, ông được quyền tự trị rộng rãi và đã không quên sử dụng quyền hạn ấy. Điên tiết vì sự từ chối các yêu cầu giúp đỡ của ông, ông bèn liều cho đến mức khuyến khích Tổng thống Quenzon, người lãnh đạo chính quyền Phi Luật Tân, dọa Roosevelt là sẽ thương thuyết với người Nhật vốn sẵn sàng dâng hiến cho ông ta “sự tôn trọng nền trung lập của xứ sở ông”. Chắc Roosevelt không bao giờ tha thứ cho ông hành động điên rồ này và sự bất hòa này giữa hai người đã gây ra biết bao là hậu quả đáng buồn. Tuy vậy, gương anh hùng mà ông Tướng đã chứng tỏ bằng cách ở lại với binh sĩ tại Bataan đã mang lại cho ông một kết quả lớn lao tiếng tăm vang dội trong dân chúng tại Hoa Kỳ. Đó là lý do khiến cho tên ông không bị ghi bên cạnh tên Kimmel và Hart trên danh sách các con vật bị tế thần bị hy sinh để làm dịu công luận sau vụ Trân Châu Cảng. Trái lại ông thấy mình được giao cho quyền chỉ huy mặt trận tây nam Thái Bình Dương, được đặt ngay tại Úc sau khi cơ cấu quân sự Đồng minh tại Viễn Đông bị sụp đổ. Người Úc đón nhận sự chỉ định này với lòng biết ơn vì xứ sở của họ bị trực tiếp đe doạ, nhưng sự chỉ định ấy lại bị dị nghị gay gắt tại Bộ Tư lệnh tối cao Mỹ, đặc biệt là Đô đốc King. Tư lệnh các cuộc hành quân biển, đang đảm nhận trọng trách mặt trận Thái Bình Dương, Đô đốc đã cho rằng phạm vi hoạt động của ông bị định giới một cách độcđoán và tình trạng chỉ huy song hành phát sinh ra từ sự chỉ định này chỉ có thể đưa lại những bất hòa vô ích. Chúng đã xảy ra không ít. Khi mối đe dọa nhắm vào Úc châu đã qua, Mac Arthur tự ý bước ra khỏi vai trò vị cứu tinh mà ông được giao cho trên lục địa xa xôi này và toan tính áp đặt các kế hoạch về một cuộc phản công mai hậu do ông soạn thảo. Ông đã cáo biệt đạo quân Phi Luật Tân của mình bằng cách nói “Tôi sẽ trở lại!” và muốn giữ lời hứa ấy bằng mọi giá. Mục tiêu này chiếm vị trí ưu tiên trong tâm trí ông trước tất thảy mọi nhận định chiến lược khác và ông đã sử dụng mọi nguồn tài năng để bênh vực cho quan điểm của mình. Chiến trường Thái Bình Dương chủ yếu là thuộc Hải quân, chính Hải quân Mỹ phải chịu trách nhiệm chống trả hải quân Nhật và đảm bảo các điểm tựa cần thiết để chiến đấu với hạm đội địch một cách hữu hiệu. Vị Tư lệnh Hải quân thật khó mà chịu đựng nổi một chức quyền từ bên ngoài lại xía vào việc thiết lập các kế hoạch hành quân của mình. Sau này ta sẽ thấy sự xung đột quyền uy này đạt đến mức độ tệ hại nào. Tại đây chỉ cần nói rằng trong lịch sử, ít khi người ta thấy những ưa thích cá nhân của một ông Tướng lại đóng một vai trò quan trọng như thế trong diễn tiến của các cuộc hành quân. Cứ bằng vào tinh thần tôn trọng kỷ luật một cách vô điều kiện của người Nhật, chắc chắn ta sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng những mối bất hòa tương tự cũng đã xảy ra trong guồng máy chiến tranh đáng sợ của họ mặc dầu guồng máy ấy đã được cho chạy thử kỹ càng. Tất nhiên là các mối bất hòa ấy thể hiện một cách bí mật hơn, nhưng chúng đã tồn tại trong suốt thời gian cuộc chiến. Mối tương đồng này có lẽ đã phát sinh từ sự tương tự của các khu vực địa lý do các phe đối nghịch chiếm đóng, sự tương tự dẫn đến cách phân địch khu vực gần như đối xứng với nhau. Cùng nguyên nhân tất sinh cùng hậu quả. Lục quân Nhật kiểm soát các đảo lớn vùng Tây nam Thái Bình Dương nhờ quân số lớn lao của lực lượng chiếm đóng, hải quân thì phụ trách tất thảy các quần đảo nhỏ phía đông và Đông nam. Không có một Bộ Tư lệnh duy nhất và sự phối hợp được thực hiện ở cấp bậc Tổng hành dinh Hoàng gia. Dưới sự lãnh đạo theo danh nghĩa của Thiên Hoàng, Tổng hành dinh này là cơ cấu chủ yếu cả Bộ Tổng tư lệnh tối cao của lục quân. Các Tổng trưởng Chiến tranh và Bộ trưởng Hải quân được tham dự vào cơ cấu này cũng như các Tham mưu trưởng thuộc các Bộ Tổng tham mưu binh chủng. Các cơ quan tối yếu cũng có đại diện trong đó. Vậy thì kiến trúc có tính cách quân bình. Các cuộc thảo luận xảy ra giữa binh chủng được thể hiện hoàn toàn bình đẳng và nếu có tranh chấp xảy ra, Thiên Hoàng và các cố vấn của ông có mặt tại chỗ để giải quyết. Rủi thay, các biến cố chính trị, ngay từ trước khi chiến tranh với Mỹ bùng nổ, đã đưa vào chính quyền một tướng lĩnh hiếu chiến. Tướng Tojo, người mặc dầu đã trở thành Thủ tướng nhưng vẫn kiêm giữ chức Tổng trưởng Chiến tranh và Nội vụ. Cùng lúc ông là người lãnh đạo quân đội và thêm vào đó, lãnh đạo chính phủ. Do đó ông có uy quyền tuyệt đối trên các thành phần cấu tạo Tổng hành dinh. Và vì ông quyết tâm nắm quyền chỉ huy Quân lực, một quân lực vào thời đó hội nhập vào đời sống của xứ sở đến mức trở thành một chính đảng mạnh nhất, cho nên ông bắt buộc phải hy sinh tất cả cho Quân lực. Hải quân đã lên án ông “đưa xứ sở vào chỗ bị sa lầy trong vụ Trung Hoa” và hiểu biết sai lầm “tính cách hải và không quân trong cuộc chiến tranh chống Mỹ”. Những sự bất đồng quan điểm này tồn tại trong khắp các bộ phủ. Về phía Hải quân, các Đô đốc lên án vị Bộ trưởng của mình đã không chịu đương đầu với Tojo khi ông ta cắt xén ngân sách của Hải quân và từ chối không cấp nhiên liệu cho Hải quân. Bên cạnh các lời than phiền của Hải quân, còn có thêm lời than phiền của Không quân với cũng như tại Hoa Kỳ, chưa được tự trị và luôn luôn là đơn vị bị bạc đãi nhất. Tuy nhiên tại Nhật, ngay từ trước chiến tranh, nhân cách sung mãn nổi bật của Tướng Tojo đã được cân bằng bởi nhân cách kín đáo hơn, nhưng chói sáng hơn nhiều, của Đô đốc Isoroku Yamamoto, Tổng tư lệnh Hạm đội liên hợp (Danh hiệu này có từ năm 1904 trong trận chiến chống Nga và có nghĩa là vị Tư lệnh hạm đội cũng có thẩm quyền đối với các thành phần bộ chiến và không quân cần thiết cho cuộc hành quân). Kể từ thời cuộc chiến tranh Nga-Nhật, thời mà vị tiền bối xa xưa của ông, Đô đốc Togo (Đông Điều), đem về các chiến công vang dội, chức vụ Tư lệnh Hạm đội Nhật Bản luôn luôn được giao cho một nhân vật hàng đầu, vượt hẳn khung cảnh binh chủng Hải quân. Năm 1938, Thiên Hoàng chọn lựa Đô đốc Isoroku Yamamoto, một nhân vật mà trí nhớ kỳ dị và trí thông minh bén nhọn đã được hậu thuẫn bởi một cá tính sống động đặc biệt. Vốn là Tùy viên Hải quân tại Hoa Thịnh Đốn, Yamamoto hiểu quá rõ tâm trạng người Mỹ và theo đó phán đoán được hiệu năng của Hạm đội Thái Bình Dương. Ông đã chỉ huy Trường Không quân của binh chủng Hải quân và nhân dịp đó, lấy bằng phi công. Những kinh nghiệm liên tục đã khiến ông tin tưởng vào tầm quan trọng quyết định của Không quân trong các trận hải chiến và ít người xứng đáng hơn ông để mang ý tưởng này - lúc ấy có tính cách rất cách mạng - ra cải hóa một nhân vật có thế lực nhất của Hải quân và trong giới chính trị. Kiến giải có tính cách tiên tri này đã được nhiều thành quả vang lừng chứng thực, tiếng tăm trong dân chúng đã cho phép ông đương đầu với Tojo. Ông là bậc thầy thật sự của chiến lược Nhật trong năm đầu tiên của cuộc chiến, và cái chết của ông, tháng 4 năm 1943 đã ảnh hưởng trầm trọng đến sự tiếp diễn các biến cố. Nếu ông còn sống lâu hơn, tất nhiên Nhật Bản cũng không thể chiến thắng được rồi, nhưng nỗi thống khổ ê chề sẽ được thu ngắn nhiều hơn. Tất cả mọi kế hoạch tấn công của Yamamoto đều căn cứ trên định đề một chiến thắng chớp nhoáng. Ông biết rằng tài nguyên kỹ nghệ yếu kém không cho phép Nhật Bản theo đuổi một cuộc chiến tranh lâu dài. Khi các chiến thắng của Đồng minh tại Âu châu đã triệt tiêu một viễn ảnh hòa bình sắp đến, ông đã dùng ảnh hưởng của mình để bắt Tổng hành dinh Hoàng gia chấp nhận sự cần thiết phải tính đến một giải pháp điều đình. Tojo đã vùng dậy chống đối ý tưởng này với nhiệt tâm cuối cùng và cái chết của Đô đốc đã chấm dứt cuộc tranh luận. Không một người nào kế vị ông có đủ sức mạnh của cá tính và uy tín cần thiết để cân bằng uy thế toàn năng của ông Thủ tướng và chiến tranh phải tiếp diễn khốc liệt mà không một cơ may thành công nào cả. Sự phát triển kinh khủng của công cuộc sản xuất vũ khí của Hoa Kỳ quả thật đã làm gãy đổ thế quân bình tạm bợ trên Thái Bình Dương, và một thời kỳ xả hơi đột ngột đã làm lệch cán cân có lợi cho Mỹ. Bằng vào tình trạng căng thẳng giữa các lực lượng đối nghịch ngày càng diễn tiến mau lẹ, rõ ràng là hồi chung cục của cuộc chiến không còn bao xa nữa. Tuy nhiên nếu nó còn trì hoãn thêm được một năm nữa, ấy là vì quân đội và nhân dân Nhật Bản đã chứng tỏ một khả năng đề kháng tập thể vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Nhưng chúng ta khoan nói trước. Câu chuyện về các hành động uy dũng ấy sẽ đến lúc. Trước khi phân tách các yếu tố tâm lý khiến cho cuộc đề kháng dũng cảm ấy thể hiện được chúng tôi sẽ đề cập đến các dữ kiện địa dư tối yếu cho sự hiểu biết các biến cố, để soi sáng độc giả. Nếu cách sống và cách suy nghĩ đã làm cho người Nhật và người Mỹ khác nhau một trời một vực, thì xứ sở của họ lại cách nhau bởi một đại dương rộng lớn nhất hoàn cầu: 9.000 cây số trên một mặt biển tuyệt đối trống trải giữa Tokyo và San Francisco, hơn 6.000 cây số giữa Oahu, đảo căn cứ xa nhất của Hải quân Mỹ, và Nội hải, nơi tập tập trung các căn cứ hải quân chính yếu của Nhật. Trước chiến tranh, người Mỹ nắm quyền sở hữu các đảo Wake và Guam và chiếm đóng trong thực tế quần đảo Phi Luật Tân trên Thái Bình Dương, nhưng vì các điểm tựa ấy được phòng thủ rất kém cỏi cho nên chúng bị quét sạch ngay từ khi cuộc chiến mở màn như cọng rơm trong cơn bão tố. Vũ trụ đồng thịnh vượng của Đại Á chấu” đã được thiết lập vững chắc từ đầu năm 1942, đảm bảo cho Nhật Bản quyền kiểm soát một vùng mênh mông, rải rác vô số đảo nhỏ, với một bán kính trung bình 5.000 cây số chung quanh Tokyo. Để có một ý niệm về sự táo bạo của kế hoạch chinh phục của Nhật và điều kiện đồng thời thực hiện có tính cách bó buộc, từng giây phút, chúng ta cần chú ý rằng các hàng không mẫu hạm tham dự cuộc tấn công Trân Châu Cảng phải mất 11 ngày mới đến chiến trường, phải mất 8 ngày để lực lượng chính yếu của hạm đội lúc ấy đang còn ở Nhật chờ kết quả cuộc oanh tạc, để tập trung đến căn cứ tiền phương Palau (quần đảo Carolines) và 10 ngày khác để đến Java đánh vài chiến hạm của Đồng minh đang tập họp tại đó. Một khi “chu vi” được đảm bảo, công cuộc tiếp tế bằng tàu chở hàng cho các đạo binh Nhật trên các đảo xa nhất (Mã Lai, Sumatra, Java, quần đảo Bismarck) đòi hỏi tối thiểu mười hai ngày hành quân. Tình trạng các chiến hạm Mỹ được giao cho sứ mạng ngăn chặn mũi tiến quân Nhật Bản lại càng khẩn trương hơn. Khi mối đe dọa nhắm vào Nam Dương đã được xác định, người Mỹ hấp tấp gửi đến Java chiếc mẫu hạm cũ kỹ Langley chở phi công P-38 để che chở cho không phận đảo này. Chiếc chiến hạm cơ khổ ấy đã phải mất đúng bốn mươi ngày để băng qua đại dương: nó bị phi cơ trên các mẫu hạm Nhật đánh chìm trước khi đến đích. Khi đạt được tất cả các mục tiêu, người Nhật dừng lại để củng cố vòng đai chu vi, người Mỹ phải tiếp tế cho những gì còn lại của lực lượng Không, Hải, Lục quân được rút về Úc châu và Tân Calédonie. Một tàu hàng phải mất 23 ngày để đi từ San Francisco đến Sydney. Các chuyến tiếp tế đi và về kể cả thời gian ghé vào những hải cảng thiếu thốn những trang bị bốc giỡ, đòi hỏi hơn hai tháng trời. Rriêng đối với một vài chiến hạm chạy nhanh hơn còn ở trong tay người Mỹ (hàng không mẫu hạm và tuần dương hạm) thì chúng phải mất năm ngày mới đi được từ Trân Châu Cảng đến Nouméa. Mặc dầu các con số trên đây rất khô khan nhưng rất cần ghi vào trí nhớ. Chúng giúp ta hiểu một vài quái trạng bề ngoài của sự điều khiển các cuộc hành quân và sự khó khăn - nếu không phải là vô phươngtrong việc thay đổi một khi chúng đã được khởi động rồi. Vì các khoảng cách vĩ đại đó, vấn đề bảo trì chiến hạm và sửa chữa các chiếc bị hư trong trận đánh đã đặt ra cho hai bên tham chiến một cách mãnh liệt. Trước chiến tranh rất lâu, người Nhật đã tổ chức các căn cứ sửa chữa lưu động trên các đảo làm điểm tựa. Họ đã chú tâm thiết lập phía Tây và phía Đông quần đảo Carolines các căn cứ Palau và Truck. Phần người Mỹ thì chẳng có gì cả. Sự tổ chức các căn cứ bất chợt chung quanh 40.000 hải lý của vòng đai chu vi phòng thủ Nhật Bản, đối với họ là cả một công việc nặng nhọc. Đô đốc King, Tư lệnh các cuộc hành quân biển đã viết trong một phúc trình: “Trong tất cả các yếu tố của sức mạnh quân sự, chính sự thiếu hụt căn cứ là yếu điểm lớn nhất của Hoa Kỳ. Chiến tranh trên Thái Bình Dương là một trận đánh dành căn cứ”. Ông ta có thể thêm rằng đó cũng là một trận đánh dành phi trường, bởi vì các đảo nhỏ trong Thái Bình Dương, các “hàng không mẫu hạm không bao giờ bị đánh chìm” ấy đã giữ một vai trò ngang với, nếu không hơn, vai trò các hạm đội chiến đấu. Vấn đề căn cứ xuất phát của Không quân trên bộ, ngay từ đầu, đã được đặt ra một cách cấp bách vì khoảng cách và tầm hoạt động của phi cơ thời đó. Các trận chiến đấu đầu tiên tại quần đảo Salomon đã được tung ra và theo đuổi với tất cả khốc liệt là để chiếm hữu các phi đạo sơ sài được đôi bên tham chiến sửa soạn hấp tấp. Tình trạng cũng tương tự như thế trong suốt cuộc chiến và vài cuộc hành quân đổ bộ cực kỳ đắt giá về người cũng như vật liệu như tại quần đảo Marianne năm 1944 cũng không nhằm mục tiêu nào khác hơn là cung ứng các căn cứ xuất phát cho những siêu pháo đài bay của Mỹ. Cuộc chinh phục đẫm máu đảo Iwo Jima bị bắt buộc bởi sự cần thiết phải thay phiên các khu trục cơ hộ tống vốn không đủ sức chu toàn sứ mạng từ đầu đến cuối. Các oanh tạc cơ B-29 Enola-Gay cất cánh từ Tinian (quần đảo Mariannes) để ném bom nguyên tử xuống Hiroshima đã được hộ tống trên chặng đường thứ hai bởi các khu trục cơ cất cánh từ Iwo Jima. Sự phân cách ngay từ đầu giữa các căn cứ và các phi trường đã gây trở ngại lớn cho hạm đội Mỹ, nhưng loại chiến cụ bị gây khó nhiều nhất là hạm đội tàu ngầm. Trong các cuộc đổ bộ lên Phi Luật Tân, Mã Lai và thuộc địa Hà Lan tại Ấn, hạm đội xâm lăng Nhật phô bày cho các tàu ngầm Mỹ những tấm bia cực kỳ dày đặc và dễ dàng. Thế nhưng, mặc dầu tiếp theo sau một phản ứng tuyệt đối bất ngờ, Tổng thống Roosevelt đã cho phép “một cuộc chiến tranh tàu ngầm không hạn chế” (điều mà cả Hitler cũng chưa dám làm), hạm đội tàu ngầm Hoa Kỳ cũng chỉ đánh chìm được chừng 10 dương vận hạm địch. Con số không đáng kể này bên cạnh thành tích của tàu ngầm Đức đã chứng tỏ “có cái gì không ổn nơi các quả thủy lôi”. Sự xa cách với căn cứ mẹ tại Mare Island trong vịnh San Francisco đã ngăn cản việc sửa chữa “cái gì” đó. Các phúc trình của những hạm trưởng tàu ngầm chỉ nhận được các câu trả lời diên kỳ. Các nhân viên đã đổ lỗi cho những người sử dụng tàu ngầm và ngược lại. Nhiều sự bổ khuyết lẽ ra chỉ cần vài tuần lễ là xong lại phải mất hàng năm mới thực hiện nổi. Hậu quả của tình trạng rắc rối tơ vò này là Bộ Tư lệnh Tối cao Mỹ - vốn đang có những bận tâm khác trong đầu - rốt cuộc tin tưởng và không ra sức khẩn nài tổ chức một cuộc hành quân ăn khớp dưới mặt biển để chống lại một địch thủ ở trên các đảo mà tất cả hệ thống thần kinh cũng như bộ máy tuần hoàn vẫn lệ thuộc vào biển cả. Cũng có thể là Bộ Tư lệnh đã không muốn việc đó. Đã khuất phục Nhật Bản bằng cách dùng tàu ngầm phong t;p lạ... “Chuyến tốc hành Đông Kinh” cuối cùng đã cặp vào làng Visale nay tại chỗ đức cha Aubin tiếp những người Nhật đầu tiên cách sáu tháng trước. Các hạm trưởng khu trục hạm Nhật đã thành công phi thường trong việc cặp tàu vào hải cảng tí hon, đưa lên tàu gần 10.000 người và ra đi trước khi trời sáng mà không hề làm cho quân Mỹ chú ý. Các tiền thám viên đầu tiên đến Visale trông thấy các kiến trúc của phái bộ truyền giáo bị cướp phá. Dân bản xứ chạy trốn vào rừng đã trở về từng nhóm nhỏ. Nhờ đó, quân Mỹ mới biết được rằng tất cả các tu sĩ đều rút lui được vào rừng sâu do các hướng đạo viên của các Coast Watchers hướng dẫn, ngoại trừ hai linh mục và một nữ tu sĩ bị bắn bỏ. Các sử gia Hoa Kỳ kể lại rằng những binh sĩ Nhật Bản kiêu dũng vốn đã đương đầu với một chống mười trước cuộc tiến quân của Patch được tiếp đón rất tệ bạc tại Rabaul, vì bị sa thải hết tại chỗ, “để tránh cho họ mối nhục phải trở về nước trong tư thế những người bại trận”. Điều này khá đúng sự thật, vì sau những khổ đau mà họ phải chịu đựng, họ không còn có ích nữa và vì Bộ Tư lệnh Nhật muốn dấu công luận tin tức về cuộc thối lui nhục nhã này. Ta có thể tìm thấy trong các xứ khác nhiều tấm gương vô ơn bạc nghĩa cũng khó chịu như vậy. Chỉ nói đến Mỹ thôi, cũng không ai ngạc nhiên khi biết không có một vị Đô đốc nào tham dự ngay từ đầu “cuộc mạo hiểm ghê rợn” ấy lại được tưởng thưởng xứng với công lao của họ. Sau khi bị tước quyền Tư lệnh chỉ vì quá thận trọng, Fletcher chìm trong bóng tối cho đến khi hết chiến tranh, và Ghirmley thì không được giữ một chức vụ quan trọng nào khác. Khi cơn nguy hiểm vừa qua, ai cũng quên ngày những trách nhiệm ngàn cân từ rất lâu đè nặng trên vai những người phòng vệ pháo đài cuối cùng. Chính ngay cả Vandegrift cũng vậy, mặc dầu được thăng lên trung tướng và được huy chương phủ đầy ngực, cũng không được sự tôn kính long trọng như ông xứng đáng được hưởng. Có lẽ người ta đã xét đoán rằng ông ta có đôi phần lăng nhục khi thú nhận rằng, nếu không có nhiệt tâm bất khuất của một ông thiếu tướng và một nhóm nhỏ Thủy quân lục chiến, thì chiến thắng đã lọt vào tay quân địch từ lâu.