Thời gian lùi lại mười hai năm về trước. Năm ấy Hạ Lỗi chưa đầy mười tuổị Sống giữa rừng núi nguyên thủy của miền Đông Bắc, Hạ Lỗi cũng đã có một thời thơ ấu vô tư lự cùng cha là Hạ Mục Vân. Chàng sống giữa tuyết và núi, một cuộc sống hoàn toàn cách biệt hẳn với thế giới văn minh. Tuy ở đấy là nơi hoang dã, nhưng cuộc sống cũng không đến nỗi khô khan lắm. Thạch có cả một khung cảnh núi rừng ngút ngàn. Có cả những sân tuyết vô tận, có rừng cây âm u, có núi cao lởm chởm, có những dược thảo quý giá như nhân sâm... Nhưng cái quan trọng hơn cả, là trong cuộc đời nó còn có cả một người chạ Một người cha rất hiền lành, yêu nó, nhưng lại sống một cách cô độc. Người cha đã từng dạy chàng thổi sáo, dạy chàng săn bắn, dạy chàng những kỹ năng để thích ứng và sinh tồn. Người cũng dạy chàng học chữ. Trên bãi tuyết bằng phẳng, với một cây que nó bắt đầu tập viết: Hạ Lỗị Cái tên của nó được ê a đánh vần. Cả những câu thơ Đường "Phiên diêu khoảng trời đất, chim Âu bay đầy trời", hoặc là " Đêm tuyết rơi đầy núi, một mình xuân tha hương", Hạ Lỗi cũng học. Về chuyện riêng của cha thì Hạ Lỗi, không rõ lắm. Chàng chỉ biết một điều là mộ của mẹ chàng được chôn giữa rừng câỵ Cha cũng thường đưa nó đến đó quỳ trước mộ thắp hương khấn váị Và mỗi lần khấn vái xong, cha cũng thường nhìn nó với ánh mắt long lanh: - Con của cha, con thấy đấy, cuộc sống là như vậỵ Có sống phải sống hết mình, để khi có chết cũng không ân hận. Mẹ của con đã theo cha để tha phương vì tình yêu, và người đã chết đi không một chút nuối tiếc. Cha lại ngẩng mắt lên nhìn trời với một chút mơ màng, tiếp: - Bao giờ cha có đi thì cha cũng sẽ xem cái chết tợ như lông hồng, nhưng mà chắc lúc đó, cha không thể không nuối tiếc được. Bởi vì... Ông lại cúi xuống nhìn Hạ Lỗị - Hạ Lỗi, cha không yên tâm lắm về con. Lúc đó Hạ Lỗi chỉ loáng thoáng hiểu, nhưng điều bận tâm nhất của nó, lúc bấy giờ là cha càng lúc càng yếu đị Tấm thân gầy gò bệnh hoạn, không còn sức như xưạ Cha không thể vượt rừng núi săn đuổi thú rừng như ngày nào nữạ Có điều, giữa cha với con đã có những thông cảm chia xẻ mà không cần nói ra, chỉ một ánh mắt, họ cũng có thể đọc được ý nghĩa của nhaụ Năm đó vào đầu một mùa hè. Sáng nào, Hạ Lỗi cũng leo lên núi tìm nhân sâm, đi bắt thú rừng rồi mang về nhà - Cái ngôi nhà gỗ nhỏ của hai cha con. Thạch nấu nướng, chế thuốc từng chén, từng chén đưa đến tận giường cho chạ Vậy mà không hiểu sao, cha chàng càng lúc càng trở nên tiều tụỵ Đêm nào cũng vậy, Hạ Lỗi đều giật mình tỉnh giấc bởi những cơn ho sù sụ và tiếng thở khò khè của chạ Có xoa bóp thế nào, cha vẫn như sắp đứt hơi, và cái ý niệm chết chóc theo thời gian, càng lúc càng tiến đến gần. Người tinh thông về thuốc như cha còn phải bó tay, thì trẻ con như Hạ Lỗi biết xử lý thế nàỏ Ngay lúc đó, sự xuất hiện của ông Khang Bỉnh Khiêm hoàn toàn đảo lộn cuộc sống của Thạch. Hôm ấy tiếng súng nổ ầm ĩ làm kinh động hai cha con Hạ Lỗị Họ cùng nhìn nhaụ Rồi cùng tiến về phía có tiếng súng nổ. Thời buổi bấy giờ, trên miền đất hoang dã Đông Bắc, ngoài băng tuyết và thú dữ ra còn là chốn lộng hành của bọn thổ phỉ. Hai cha con nhanh nhẹn tiến đến nơi, qua kẽ lá và vách núi, họ vừa kịp lúc trông thấy bọn cướp đang kéo đi một chiếc xe tứ mã xinh đẹp. Đợi bọn cướp đi khuất, Hạ Lỗi và cha mới bước rạ Trên khoảng đất trống có ba người nằm máu me đầy ngườị Ông Hạ Mục Vân ra lệnh: - Hạ Lỗi, con hãy mau cứu ngườị Hạ Lỗi chạy vội về phía ba người nằm dưới đất đưa tay sờ lấy mũị Hai người đã không còn thở. Chỉ còn một người mặc áo da, đầu đội nón lông thú là con thở thoi thóp. Thế là hai cha con vội vã chặt lấy cành cây, cởi áo khoác ngoài, làm thành cái cáng đưa người bị thương rời khỏi hiện trường. Phải thật khó khăn mới mang họ về được đến nhà. Người đó chính là Khang bỉnh Khiêm quan Bái Lễ Bộ, Đại Lang của triều đình. Sau đấy qua bao nhiêu tháng ngày trôi qua, Hạ Lỗi mỗi lần nghĩ lại, đều cảm thấy sự xuất hiện kịp lúc của ông Khang Bỉnh Khiêm giống như vật của Thượng đế đã ban cho cha chàng. Có lẽ vì những lời khẩn cầu của cha trước mộ mẹ đã linh thiêng. Và định mệnh đã sắp xếp mọi thứ. o0o Hai tháng sau Khang Bỉnh Khiêm gần như bình phục. Cảm kích nghĩa cử cha con Hạ Mục Vâin, ông đã trích huyết ăn thề, kết nghĩa huynh đệ với cha con Hạ Lỗị Buổi kết nghĩa đó đã ghi sâu một dấu ấn trong đầu của Hạ Lỗị Thạch còn nhớ rất rõ, hôm ấy bầu trời xanh đặc biệt. Tuyết lại trắng xóa, những cây tùng lá kim xanh ngát. Khói hương tỏa ra và bay caọ Trên bàn hương án có những trái táo đỏ. Ông Khang Bỉnh Khiêm vẻ mặt thật nghiêm túc và cha chàng cũng thế, một không khí trang trọng đặc biệt lạ lùng với Hạ Lỗị Ông Khang Bỉnh Khiêm đã nói thật to: - Trên có trời, dưới có đất. Ông Hạ Mục Vân tiếp lời: - Thiên địa nhật nguyệt chứng giám. - Tôi:Khang Bỉnh Khiêm. - Tôi Hạ Mục Vân. - Xin kết nghĩa kim lan tại đâỵ - Chúng tôi sẽ là anh em. - Từ đây uống máu ăn thề. - Đối xử trung liệt với nhaụ - Có chết cũng không thay đổị Rồi hai người đứng đối diện nhau qua hương án. Một lạy, hai lạy, ba lạy... Hạ Lỗi ngẩn ra nhìn. Cái lễ kết nghĩa anh em và những lời nói của hai người, nó mãi ghi nhớ không bao giờ quên trong những năm tháng về saụ Sau buổi lễ đó cha đã đẩy Hạ Lỗi đến trước mặt ông Khang Bỉnh Khiêm: - Mau quỳ xuống gọi chú đi con. Hạ Lỗi quỳ xuống chưa kịp gọi thì ông Khang Bỉnh Khiêm đã nghiêm giọng nói: - Đừng gọi là chú, con hãy gọi ta là cha nuôị Cha của Hạ Lỗi đã nhìn Khang Bỉnh Khiêm nhưng ông Khiêm đã khẩn thiết nói: - Giữa anh và em con có gì để đắn đo suy nghĩ nữạ Anh hãy trao lại núm ruột đó cho em. Nhà họ Khang của em thư hương thế phiệt, nhà cửa ruộng đất đầy rẫỵ Ở Bắc Kinh, em lại chỉ có một đứa con trai và một đứa con gái, có nuôi thêm một đứa nữa cũng đâu có nhằm nhò gì! Từ đây về sau em hứa với anh, em sẽ coi con anh như con em. Em sẽ chăm sóc nó hơn cả con của em nữạ Anh hãy tin em đị Hạ Lỗi trông thấy mắt của cha đỏ hoe, hình như người đã khóc. Người đã quay lại nghẹn ngào hạ lệnh cho Hạ Lỗị - Hãy quỳ xuống lạy nghĩa phụ con đi và từ đây hãy gọi là chạ Hạ Lỗi cảm thấy như có cái gì không phải, hình như nó linh cảm một điều: khi nó cúi đầu lạy người khác nhận làm cha nó sẽ biến mất. Nó đau khổ đứng bật dậy, hét lớn: - Không! Và nó bỏ chạy một mạch vào tận trong rừng. Chiều tối hôm ấy, cha nó đã tìm thấy nó ở ven sườn núi cheo leọ - Hạ Lỗi, cha đã quyết định rồị Ngày mai con phải theo cha nuôi về Bắc Kinh. Hạ Lỗi lắc đầu: - Không! - Nhất định con phải đị Con phải đến đó để thấy kinh đô to lớn thế nàọ Con phải làm người có học. Mấy năm gần đây, cha đã ích kỷ quá mới để con trở thành một thứ người rừng. Không được, con phải đi học. Con cần phải học nhiều thứ để tạo dựng một tương lai sau này cho con. - Không! - Con bắt buộc phải đị Con không có quyền nói tiếng không ở đâỵ Cha đã quyết định và con phải làm theọ - Không! - Sao lại nói không nữả Người cha đã giận dữ. - Con ở lại xứ núi rừng này làm gì? Đâu có tương laị Nếu cha đi rồi ai sẽ chăm sóc con chứ? Nếu cha đi rồi ai sẽ chăm sóc con? Câu nói của cha như một nhát dao đâm vào tim Hạ Lỗị Hạ Lỗi đỏ mặt: - Nhưng con thích ở lại với núi rừng. Cha đã sinh con ở đây, thì hãy để con ở lại nơi đâỵ Chuyện cha chọn đường rừng núi này là lúc cha vừa hai mươi lăm tuồị Vậy thì, nếu con muốn chọn. Con hãy đợi đến lúc con ở vào cái tuổi đó rồi hãy quyết định. Còn bây giờ là quyền ở chạ Con phải đến Bắc Kinh. - Không! - Con không nghe lời cha à? - Không! - Vậy thì cha chết mất. Cha của Hạ Lỗi vừa run rẩy vừa ho, vừa hổn hển thở. - Được rồi! Được rồi! Con muốn cha chết thì cha sẽ chết ngay bây giờ thôị - Cha! Hạ Lỗi đã hét lớn, nó vừa sợ hãi vừa đau khổ. - Nhưng con đi rồi thì ai sẽ hái thuốc cho chạ Ai sẽ săn thú rừng mang thịt về cho chả Người cha nhìn Thạch thật lâu yên lặng không nóị Tối hôm ấy, cha Thạch đã treo cổ trên thân cây to trước mộ mẹ nó. Và trên chiếc gối của Thạch có một mảnh giấy của cha để lạị "Hạ Lỗi, Cha đi đây để con không còn bận tâm về cha nữa, cũng như để con không phải lưu luyến với vùng đất núi rừng nàỵ Bắt đầu từ bây giờ con phải đặt hết tâm trí của mình vào việc xây dựng một cuộc đời mớị Và để cho con cắt đứt mọi lưu luyến bịn rịn trong đầu, cha phải bỏ đi trước. Con phải nhớ một điều, từ đây về sau, con phải là một đứa con ngoan của cha nuôi con, không được quyền cãi lại lời dạy bảọ Vì những lời dạy bảo của ông ấy đều là kỳ vọng của cha". Hạ Lỗi nhìn thân xác của cha, tay nắm chặt mảnh giấỵ Nó không dám tin rằng đây là sự thật. Cha chết rồi! Chết rồi! Chết thật rồi saỏ Sao lại có chuyện khủng khiếp như vậỷ Hạ Lỗi như muốn phát điên lên. Nỗi đau khổ vô bờ như những con sóng nhận chìm lấy nó. Nó chạy xông vào rừng, nó khóc lớn, nó đấm mạnh vào thân cây đến độ tay rỉ cả máụ - Cha ơi! Cha! Con không muốn cha chết! Con không muốn. Cha hãy sống lại, hãy sống lại đi chạ Trời ơi! Cha ơi! Mẹ ơi! Hạ Lỗi khóc vật vã trong rừng, khóc đến độ kiệt sức. Tiếng khóc của nó làm cho cả chim rừng sợ hãi bay mất. Ông Khang Bỉnh Khiêm đào một chiếc hố bên cạnh một của mẹ Thạch và chôn lấy thân xác của Hạ Mục Vân. - Anh Mục Vân! Bây giờ anh hãy yên tâm mà nhắm mắt, không còn vướng bận những phiền nhiễu của cuộc đờị Bệnh tật đau khổ cũng không dày vò được anh. Và từ đây về sau, con anh sẽ là con tôị Nó sẽ được em chăm sóc. Anh cứ yên tâm mà an nghỉ nơi suối vàng. Ông Bỉnh Khiêm cũng bước tới, ôm lấy Hạ Lỗi trong khi Hạ Lỗi vật vã trước mộ cha mẹ. Nó hét lớn: - Cha ơi! Mẹ ơi! Tại sao người không đoái hoài đến con? Tại sao người lại bỏ con đỉ Hỡi chả Hỡi mẹ? Nó hét đến lạc cả giọng. Hét khàn cả cổ. Nó ấm ức khóc, khóc mãi cho đến khi hơi sức không còn nữa.