Chương 1 (B)
B. Những trung tâm phiến động

    
au những nguyên nhân phác lược trên đây, và để soi sáng vào tiến trình biện chứng của cuộc cách mạng. cần nhắc tới những trung tâm phiến động thời đó. Thoạt đầu tiên, chỉ có hai trung tâm phiến động. Trung tâm thứ nhất là trụ sở của phái đảng quận công D’Orlèans, vá trung tâm thứ hai là trụ sở của phe đại tư bản chủ nợ của nhà vua. Phe chủ nợ của nhà vua, thực ra, chỉ sợ nhà nước vỡ nợ, nên nhiều khi đã hoạt động dể được can thiệp vào những quyết dịnh của nhà vua, tỷ dụ như quyết định giữ lại Bộ trưởng tài chánh Necker, vì họ cho rằng chí có Nccker mới có tài chèo lái tránh nổi sự vỡ nợ. Nên trên phương diện cách mạng, phe đại tư bản chủ nợ cũng không được mấy hoạt động tieh cực. Trái lại, phe đảng của quận công D’Orlèans đã tham dự nhiều trong cỏng tác cách mạng. Vốn là người hoàng tộc, lại giầu có nhất nước Pháp, giữ một tước vị cao trong hội Tam Điểm. Quận công D’Orlèans đã nẩy ra tham vọng muốn lật đổ Louis XVI để chiếm ngai vàng. Quận công đã chịu tốn nhiều công của để nuôi dưỡng một tình trạng không ổn định và gây một phe đối lập chống Louis XVI. Ông bỏ tiền tổ chức các cuộc biểu tình, cho người gây nhiều vụ hỏa hoạn trong thành Paris, gửi cộng tác viên đi khắp các xứ gây phong trào chống nhà vua. Tổ chức vơ vét thực phẩm để làm đói khổ dân chúng, ấn hành truyền đơn sách vở lưu hành khắp cõi để khích động dân chúng. Rốt cuộc, bị tràn lấn bởi cao trùo cách mạng, Louis XVI bị sụp đổ, nhưng quận công cũng không chiếm được ngai vàng! Quận công Philippe d’Orlèans đành đổi danh thành Philippe Égalité đóng vai một dân biểu trong Quốc dân Đại hội, để rốt cuộc phải lên đoạn đầu đài. Tuy nhiên, phải nhận rằng Philippe Égalité là một tay cừ khôi, không sờn lòng trước cái chết. Khi bước lên đoạn đầu đài, ông không nói một câu, chỉ giục tên đao phủ: “Anh làm nhanh lên cho xong chuyện!”.
Nhưng trong lúc khởi đầu cách mạng, phe đảng D‘Orlèans là một trung tâm phiến động bậc nhất… Được ít lâu sau, một trung tâm thứ ba xuất hiện: đó là Hội những người Bretons, sau đổi thành “Hội quán người Jacobins”. Lúc bấy giờ, các lãnh tụ Bretons là những phần tử am hiểu kỹ thuật công tác hơn cả. Công tác trong các hội nghị. cững như cỏng tác khuấy động trên hè phố, và tuyên truyền trong thôn quê. Nhiều lãnh tụ lừng danh sau này cùng gia nhập hội đó. Và từ màn đầu cho đến màn chót cách mạng. “Hội quán người Jacobins” vẫn đóng vai trò quyết định… Trung tâm phiến động thứ tư là chi nhánh của hội Tam Điểm, một hội bí mật, phôi thai từ thời Trung Cổ, có khuynh hướng chống Giáo Hội La Mã vá chủ trương cách mạng. Trong cuộc cách mạng 1789, cũng như trong cuộc càch mạng Nga sỏ, hội Tam Điểm đều có nhúng tay, Năm 1789, hội viên Tam Điểm tại Pháp thường gồm một số quý tộc và đại tư bản người Pháp hoặc người ngoại quốc. Dần dần về sau, nhiều lãnh tụ cách mạng đều là hội viên Tam Điểm: Mirabeau, La Favette, Danton, Pétion, Brissot, Sieves. Ngoài ra, hội Tam Điểm còn có nhiều hội viên đóng hạ sĩ quan trọng quân dội. Do đó, về mặt còng tác thực tiễn, hội Tam Điểm đã đỏng một vai trỏ quan trọng trong cách mạng Pháp… Cách một thời giau, một trung tâm phiến động thứ năm xuất hiện tại tòa Đô sảnh Paris. Sau khi Quốc dân Đại biểu nhóm họp, dân chúng Paris đã nổi dậy, rồi bầu những tay lãnh tụ cực tả vào hội đồng thành phố. Hội đồng đó sau được mệnh danh là Paris Công xã. Được tín nhiệm của phần lớn dân chúng Paris, Paris Công xã đã đóng một vai trỏ hết sức hệ trọng trong diễn trình cách mạng, và nhiều khi Paris Công xã đã dùng dân chúng võ trang đế uy hiếp Quốc hội. Do đó, đã xảy ra nhiều vụ xung đột giữa lực lượng dân chúng võ trang Paris cùng những đoàn đại biểu hoặc lực lượng các tỉnh. Paris Công xã sẽ trở thành lực lượng then chốt của lãnh tụ Robespierre… Sau cùng, cũng phải kể tới trung tâm phiến động thứ sáu: đó lá hai vùng ngoại châu thành Saint-Antoine và Saint-Marceau, gồm toàn dân thợ, lức nào cũng sẵn sàng mang búa và giáo mác để biểu tình võ trang trên hè phố.

C. Diễn trình cách mạng

Diễn trình biện chứng của cuộc cách mạng 1789 mở màn do một quyết định của vua Louis XVI: quyết định triệu tập Quốc dân Đại biểu vào tháng 5-1789. Từ nhiều năm trước, ngân khố nhà vua luôn luôn trống rỗng, số thu mỗi năm thường kém số chi chừng hơn 100.000.000 đồng bảng.
Nhá vua đã thay đổi nhiều lần bộ trưởng tài chánh, nhưng vẫn không ai tìm được giải pháp. Muốn dặt thêm thuế má, nhà vua thường vấp phải sự phản kháng của quý tộc, tu sĩ, nhất là vấp phải sự phản kháng của Pháp đình thành Paris. Cực chẳng đã, Louis XVI đành phải quyết định triệu tập Quốc dân Đại biểu (ĩ). Nhà vua cũng tưởng rằng việc triệu tập sẽ chỉ nhằm thay đổi thuế khóa, đầu có ngở rằng nó sẽ mở màn cho cuộc cách mạng làm sụp đổ ngai vàng Pháp!
Về phía dân chúng, những tin đồn về sự triệu nhóm Quốc dân Đại biểu đã gây nhiều giao động sôi nổi. Niềm hy vọng lớn lao đã thổi qua tâm trí những tầng lớp thứ dân. Nhất là cuối 1788. nạn đói rét ít nhiều đã khiến dân chủng mòn mỏi trông chờ sự thay đổi. Tuy nhiên, cần nhắc rằng lúc đó, không có một người dân Pháp nào có ý nghĩ muốn đạp đổ đế chế và xây dựng nền cộng hoả. Vả lại, vua Louis XVI, tuy nhu nhược và đôi khi mưu tính quanh quẩn, nhưng có bản chẩt hiền từ, nên dân chúng vẫn có lòng mến vua. Vừa hay tin triệu nhóm Quốc dân Đại biểu, toàn quốc đã sôi nổi. Trong khắp nước, lập tức thấy tung ra hàng trăm, ngàn những sách bàn luận về những dự án Quốc dân Đại biểu. Mỗi tầng lớp xă hội được đề cử một số đại biểu. Nhưng vấn đề đặt ra là mỗi tầng lớp sẽ cử bao nhiều đại biểu, và một khi nhóm họp, việc bỏ thăm sẽ làm theo đơn vị giai cấp, hay sẽ bỏ thăm theo đầu người? Nếu bỏ thăm theo giai cấp, thì tu sĩ vã quý tộc sẽ có hai thăm, và thứ dân chỉ có một lá thăm. Trong những vụ thảo luận sôi nổi này, nhiều lãnh tụ đã bẳl đầu nổi danh: Robespierre (luật sư vùng Arras), Camille Desmoulins (luậl sư và viết báo), Sieves (tu sĩ)…
Tới lúc bầu cử những đại biểu, liền thấy bộc lộ rõ rệt những mâu thuẫn trong hai tầng lớp quý tộc và tu sĩ. Tầng lớp quý tộc được bầu 270 đại biểu. Trong số này, có chừng 90 người (như La Fayette) có khuynh hướng cải lương thièn về quan điểm của lớp thứ dân. Trong tầng lớp tu sĩ, nhiều mục sư đã chua chát trách móc và đôi khi chống đối kịch liệt với các hàng Giám mục và Hồng y. Có kẻ liều lĩnh đã dám gọi các Đức Hồng y bằng ông, không kêu là tướng cỏng như xua lữa. Rốt cuộc, có 18 vị đại biểu là Giám mục và Hồng y, trong khi 218 mục sư được bầu. Tầng lớp thứ dân được bầu 700 người. Vì lớp nông dân và thợ thuyền còn ít học thức và chưa biết tranh luận, nên phần lớn đại biểu đều là những tay trí thức thành thị. Trong số 700 người, có chừng 400 làm luặt sư, thâm phán, chưởng khế, bác sĩ, thương gia… Cả đến hầu tước Mirabeau (vì quả ăn chơi trụy lạc đã bị tầng lớp quý tộc gạt bỏ) cũng ứng cử trong tầng lớp thứ dân và được bầu làm đại biểu…